"Nó là một hình thức giấy đủ tân tiến mà người ta có thể xem như là ma thuật", Matias Duarte, phó chủ tịch mảng thiết kế của Google, đã nói như thế về Material Design. Ngôn ngữ thiết kế mới này đã được công ty ra mắt cùng lúc với phiên bản thử nghiệm của thế hệ Android tiếp theo với tên mã bắt đầu bằng chữ L. Material Design mang trong mình một bộ các quy tắc về cách mà phần mềm di động sẽ trông như thế nào và sẽ hoạt động ra sao. Nó cũng mang một chút lạ lùng trong mình, một cái chất rất Google.
Thực chất thì mọi chuyện bắt đầu từ việc nhóm thiết kế của Google cảm thấy rằng họ phải tìm ra một thứ gì đó thống nhất để có thể áp dụng cho tất cả mọi sản phẩm của mình, từ Android cho đến Chrome OS và thậm là cả nền web. Thay vì bắt đầu bằng việc đưa ra một bảng màu sắc và hàng tá những quy định, họ lại bắt đầu bằng một câu hỏi.
Phần mềm được làm bằng cái gì?
Chất liệu và hình thái
Câu trả lời đến từ một khám phá về mặt thiết kế khi Jon Wiley, thiết kế trưởng của bộ phận tìm kiếm, cùng đồng nghiệp của mình là Nicholas Jitkoff đang nhìn vào những chiếc thẻ đặc trưng mà Google xài cho dịch vụ Google Now. Họ nhìn vào những thẻ đó và thắc mắc: khi bạn trượt một cái ra khỏi màn hình, điều gì sẽ xuất hiện bên dưới?
"Nó nghe như một câu hỏi hết sức ngây thơ", Duarte nói, "nhưng nó cũng là một ánh lửa lóe lên một cách mạnh mẽ". Nó đã dẫn dắt cho nhóm theo một hướng suy nghĩ hoàn toàn mới về cách tạo ra các thành phần trong giao diện phần mềm mà chúng ta vẫn hằng ngày sử dụng và chạm đến.Thay vì chỉ nói về các pixel trên màn hình cũng như những lớp đồ họa trừu tượng, nhóm đã tưởng tượng đến những chiếc thẻ và các bề mặt hữu hình mà chúng trượt trên đó.
Nếu những thẻ này là những vật liệu thật sự và có những đặc tính vật lý riêng, điều đó có nghĩa là sẽ phải có quy luật về cách mà chúng hành xử và di chuyển xung quanh màn hình. Bạn không thể mọi thứ bạn muốn với chúng, cũng như việc bạn không thể làm mọi thứ bạn muốn với một đối tượng vật lý ngoài đời.
Thế là nhóm bắt đầu áp dụng triết lý này để tạo ra Material Design, và theo một góc nhìn nào đó thì ngôn ngữ thiết kế này cũng giống như là những tờ giấy ma thuật. Nó có dạng phẳng, nó trôi nổi trên bề mặt nền và có xu hướng mang nhiều màu trắng. Ngoài ra còn có những chỗ đổ bóng đồng nhất, và một nguồn sáng cố định chiếu sáng các vật thể trên màn hình. Khi bạn di chuyển các đối tượng, chúng không chỉ đơn biến mất đi mà trượt đi từ chỗ này sang chỗ khác một cách tự nhiên. Chúng cũng không tự mình di chuyển mà chỉ có người dùng mới có thể can thiệp.
Những yếu tố trên, kết hợp với quyết định sử dụng những màu sắc sáng hơn, đậm hơn và font chữ lớn hơn, Material Design cùng với vẻ ngoài của mình đã được gieo mầm. Bạn sẽ thấy được việc triển khai ngôn ngữ thiết kế này xuất hiện lần đầu tiên trên Android L: nó có nhiều màu và bảng màu trượt xung quanh màn hình nhưng vẫn mang lại cho chúng ta cảm giác về vị trí và sự đồng nhất.
Wiley và Jitkoff cho biết kiểu thẩm mĩ này thực chất là một cuộc cách mạng trong triết lý thiết kế của Google chứ không chỉ là một giao diện mới đơn thuần. Trong năm 2012 và 2013, Google đã khởi động một dự án tên là Project Kennedy nhằm thống nhất dần dần thiết kế của mọi sản phẩm mà công ty đang có. Giờ đây, với Material Design, dự định này đã tiến một bước xa hơn. "Như một thể thống nhất, nền tảng (Android) đang truyền tải cảm giác đa sắc", Jitkoff nói. "Nó có rất nhiều màu vui vẻ giống như một logo, và nó đơn giản như cách mà một trang bìa được thiết kế đơn giản".
Sự sáng tạo và giới hạn
Theo lời Duarte thì Material Design đã "thống nhất chúng tôi về mặt suy nghĩ", đồng thời thừa nhận rằng "chắc chắn nó sẽ có giới hạn của riêng mình". Những giới hạn này thực chất lại giúp cho việc đưa ra các quyết định liên quan đến thiết kế được dễ dàng và đồng nhất hơn. Ví dụ, trong đời sống, bạn có thể dễ dàng lật một lá bài để xem mặt sau của nó. Còn trong thế giới của Material Design, điều này không thể diễn ra. Phần mềm này giống như là một thực thể nằm bên trong thiết bị mà bạn cầm trên tay, thế nên bạn sẽ không có đủ không gian để lật một lá bài. Google không cho phép chính mình làm điều đó.
Duarte chia sẻ thêm là chúng ta thường tiếp nhận thông tin về các vật thể vật lý một cách tự nhiên, trong khi phần mềm thì thường hoạt động theo hướng phá vỡ những mô hình và kỳ vọng đó. Wiley nghĩ về chúng giống như khi một bộ phim khoa học viễn tưởng diễn biến không theo logic thông thường. Duarte thì thực tế hơn: "Chúng tôi không đẩy bạn bay xuyên qua không gian ở tốc độ cao. Chúng tôi không ép bàn tay của bạn bằng một bề mặt vô hình".
Duarte chốt lại: "Thiết kế thực chất chính là việc tìm ra những giải pháp với các giới hạn riêng. Nếu không có giới hạn, sẽ không có thiết kế - khi đó, nó là nghệ thuật".
Những nhà thiết kế của Google cũng không đặt ra một cái tên riêng nào cho phong cách thiết mà họ vừa nghĩ ra. Điều này vô tình mang đến cho Google nhiều sự linh hoạt hơn và cũng thêm vào một cái gì đó rất bí ẩn cho Material Design. Vậy tại sao chuyện đó lại quan trọng? Material Design tuân theo những quy tắc rất thông thường và có đầy ngoài đời, tuy nhiên nó lại không đi theo thiết kế mô phỏng trước đây. Như lời Duarte thì đây không phải là một phép sao chép những tờ giấy vật lý, thay vào đó, nó là một ma thuật.
Material Design có thể làm được những thứ mà giấy không thể làm, ví dụ như các hiệu ứng thu nhỏ hoặc phóng to. Những hiệu ứng chuyển động này là một phần không thể thiết của Google bởi chúng giúp người dùng hiểu được họ đang ở đâu trong app. "Nhiều phần mềm nhảy từ chỗ này sang chỗ khác giống như các đoạn phim hoặc chương trình truyền hình bị cắt ghép", Wiley nói, từ đó khiến người dùng bị mất phương hướng về không gian và thời gian. Đối với ứng dụng, bạn muốn có một thứ giống như là sân khấu. "Nó sẽ đi từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác. Các cảnh sẽ thay đổi, và những thứ diễn ra trên sàn phải theo một thứ tứ nhất định, và chúng cũng có ý nghĩa nhất định".
Vật chất hóa
Một thứ khác rất quan trọng mà Material Design có thể làm đó là chỉ xuất hiện khi bạn cần. Google đã bắt đầu làm việc với hàng tá những thuật toán trong nhiều năm trời, và chúng đã trở thành một thành phần cơ bản trong truyết lý thiết kế mới này. Thay vì yêu cầu người dùng phải tự quản lý dữ liệu của mình, Material Design yêu cầu người dùng tin vào Google và để Google quyết định sẽ cho họ xem chỉ những thông tin cần thiết vào những lúc cần thiết.
Đó cũng là lý do vì sao thiết kế của Android Wear không mang lại nhiều chức năng ngoại trừ việc hiển thị và phản hồi lại các thông báo hệ thống. Alex Faaborg, nhà thiết kế của phiên bản Android dành riêng cho thiết bị đeo được, nói: "Với đồng hồ đeo tay, bạn sẽ không muốn dành quá nhiều thời gian tương tác với nó. Bạn chỉ muốn ngó xuống một chút, xem thông tin về ra lệnh nhanh chóng bằng giọng nói. Nó có cùng phong cách với hàng tá thứ mà chúng tôi đã làm cho Google Now, chỉ khác là bây giờ nó trở thành cả một nền tảng".
Quả thật, chúng ta đang phải đặt khá nhiều niềm tin vào Google và ngôn ngữ thiết kế thần kỳ của hãng, nhưng Duarte nói rằng chuyện đó hoàn toàn có lý do. "Chúng tôi làm ra nó nhằm tạo nền một giải pháp đơn giản nhất. Một trong những phương thức thiết kế mà chúng tôi thích theo đuổi đó là cố gắng thiết kế nên những thứ đơn giản nhất có thể cho những người mới sử dụng lần đầu. Bạn phải chứng minh được bạn cần thêm sự phức tạp trước khi thực sự bổ sung nó vào sản phẩm của bạn".
Parc 3.0
Vẫn còn khá nhiều tham vọng mà Google ấp ủ phía sau Material Design chứ không chỉ là một trải nghiệm thống nhất xuyên suốt các phần mềm và trang web của Google. Điều đó lớn hơn Android L, lớn hơn cả Android Wear. Nó là mối quan hệ giữa các phép ẩn dụ mà chúng ta thường sử dụng để nghĩ về máy tính cũng như các công nghệ khi chúng ta tương tác với chúng.
Duarte nhắc đến "công việc tuyệt vời mà Xerox Parc đã làm với những cửa sổ ứng dụng có khả năng chồng lên nhau và con chuột để trò và nhấn, chúng là những thứ đầy sáng tạo". Tuy nhiên, chúng không sáng tạo bởi vì chúng là một phiên bản số hóa của một bàn làm việc thật sự mà chính nhờ mối quan hệ giữa các đối tượng trên màn hình. Điều đó có nghĩa là người ta có thể tạo ra một mô hình về cách mà máy tính hoạt động và làm cho nó có ý nghĩa. Apple cũng đã làm được chuyện tương tự với màn hình cảm ứng, giúp chúng ta đi từ kỷ nguyên chỉ sử dụng con trỏ lên thời đại mà chúng ta có thể trực tiếp chạm và quét ngón tay vào các đối tượng trên màn hình.
Giờ đây Google tin rằng hãng đang có trong tay một mô hình thiết kế có thể khiến chúng ta tiến về phía trước. Wiley nói đến sự phong phú của những hình thức nhập liệu mà chúng ta hiện có: màn hình cảm ứng, cử chỉ, giọng nói, và thậm chí là cả những thuật toán thông minh của Google. Chúng cần phải phối hợp với nhau để giúp bộ não của chúng ta hiểu rõ hơn về mô hình hoạt động mà các phần mềm đang sử dụng, một mô hình chạy trên nhiều thiết bị khác nhau có thể giúp chúng ta tương tác với bất kì thứ gì chúng ta gặp phải.
Material Design chính là thứ mà Google tin rằng có thể tạo ra mô hình đó. Có lẽ hơi quá khi nói rằng nó giống như mô hình desktop của Xerox hay màn hình cảm ứng trên iPhone. Tuy nhiên, nó đã đem đến sự kết hợp cần thiết giữa tính đơn giản và tính linh hoạt, từ đó giúp con người hiểu rõ hơn về các công nghệ mới mà chúng ta dùng hằng ngày. Và nếu Google có thể thực sự làm tốt việc triển khai ngôn ngữ thiết kế này trên cả web, Chrome OS lẫn Android, nó sẽ giúp người dùng rất nhiều về mặt trải nghiệm.
Giờ đây, Material Design vẫn còn ở giai đoạn ý tưởng và thử nghiệm cho đến khi nào Google quyết định sẽ phát hành thêm nhiều phần mềm sử dụng ngôn ngữ thiết kế này. "Chúng ta đang ở giai đoạn khởi đầu", Wiley nói. Và Google cũng đang khá bận bịu chuẩn bị cho những gì sắp diễn ra trong tương lai. "Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể thiết kế cho những vật liệu của tương lai thay vì các vật liệu của hiện tại?", Duarte hỏi. "Đó chính là tương lai rất gần đấy".Nguồn: The Verge
Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014
Thế giới của vật liệu: Google đã khám phá và phát triển Material Design như thế nào?
10 công cụ mạnh mẽ trong Windows có thể bạn chưa biết
Có một sự thật đó là một phần khá lớn sức mạnh của Windows nằm ở những công cụ... ẩn. Microsoft không bao giờ thông báo rộng rãi về những tính năng dạng này mà phải qua quá trình mày mỏ, thử nghiệm, vọc phá thì chúng ta mới biết đến chúng. Trong bài viết hôm nay mình xin chia sẻ với anh em những công cụ mạnh mẽ đó để lỡ khi nào cần thì có thể dùng ngay, khỏi phải mất công đi mò mẫm.
1. GodMode - chế độ của Chúa
Nghe cái tên của tính năng này thì rất ngầu - chế độ của Chúa - và thật sự là như thế: GodMode cho phép bạn tinh chỉnh rất nhiều thành phần của hệ thống chỉ trong một phần mềm duy nhất, nó còn mạnh hơn cả Control Panel. Tất cả những gì bạn cần làm để kích hoạt chế độ này đó là nhấp phím phải chuột vào Desktop, tạo một thư mục mới rồi đặt tên nó như sau:
GodMode.{ED7BA470-8E54-465E-825C-99712043E01C}
Thực chất thì bạn có thể đổi chữ GodMode thành bất kì thứ gì bạn muốn, nhưng đoạn số loằn ngoằn phía sau thì phải giữ nguyên. Sau khi nhấn Enter, biểu tượng thư mục bình thường sẽ ngay lập tức chuyển thành một icon của Control Panel, vậy là bạn đã có thể bắt đầu sử dụng công cụ này rồi đó.
Lưu ý: Nếu bạn vẫn còn đang xài Windows Vista thì KHÔNG NÊN kích hoạt GodMode bởi nó sẽ làm cho hệ thống mất ổn định
2. Problem Steps Recorder - ghi lại tất cả các bước thao tác
Công cụ ít người biết này sẽ tạo ra một file HTML để trình chiếu những hành động mà bạn đã làm trên máy, từng bước từng bước một. Bằng cách xài Problem Steps Recorder, bạn có thể cho người khác (ví dụ như ông sửa máy tính hay người quản trị hệ thống của công ty) biết chính xác bạn gặp rắc rối như thế nào, từ đó việc giúp đỡ bạn khắc phục vấn đề sẽ dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể xài nó để chỉ cho bạn gái, người yêu của mình cách xài một phần mềm nào đó, rất đơn giản, không tốn nhiều công sức và cũng dễ truyền đạt nữa.
Để chạy Problem Steps Recorder, trong Start Menu của Windows 7 hoặc màn hình Start của Windows 8, bạn gõ chữ psr. Công cụ này sẽ hiện ra và bạn chỉ việc chạy nó lên để sử dụng mà thôi. Để bắt đầu ghi nhận các bước, nhấn Start Record, lúc dừng thì nhấn Stop Record, sau đó lưu file zip vào một nơi do bạn chỉ định. Trong file zip này sẽ có một file nữa định dạng *.mht, mở nó bằng IE thì bạn sẽ thấy hết các thao tác của mình cùng mô tả chi tiết.
3. Windows Reliability Monitor - báo cáo về độ ổn định của máy
Chiếc PC của bạn có thể đang chạy không bình thường, mặc dù điều đó không thường xuyên xảy ra. Để biết được tình trạng thật sự của thiết bị, bạn có thể dùng Windows Reliability Monitor. Phần mềm này sẽ cho bạn xem tất cả những lỗi mà Windows gặp phải theo một biểu đồ thời gian. Bạn có thể sắp xếp lại thông tin trong biểu đồ để xem theo từng ngày hoặc từng trường hợp khác nhau. Công cụ này cực kì hữu ích khi bạn muốn tìm hiểu xem có phải một ứng dụng nào đó làm cho hệ thống bị lỗi hau không.
Để chạy Windows Reliability Monitor, bạn mở Control Panel, sau đó vào System and Security > Review your computer's status and resolve issues > Maintenance > View reliability history (tìm dưới mục "Check for solutions to problem reports").
4. Xem báo cáo về mức độ tiêu thụ năng lượng
Windows có thể cho bạn xem một báo cáo chi tiết về hiệu quả sử dụng điện của laptop, nếu vì một lý do nào đó mà bạn cần xem. Đầu tiên bạn vào Start Menu của Windows 7 hoặc Start Screen trên Windows 8, gõ "Command Prompt" để tìm kiếm, khi ứng dụng xuất hiện thì nhấn phím phải chuột vào đó và chọn "Run as administrator". Sau đó, trong cửa sổ dòng lệnh, nhập lệnh sau:
powercfg -energy -output FolderEnergy_Report.html
Lưu ý thay chữ "Folder" bằng đường dẫn đến chỗ bạn muốn lưu báo cáo, ví dụ như mình muốn lưu vào địa chỉ C:\report\Energy_Report.html thì câu lệnh của mình sẽ là:
powercfg -energy -output C:\report\Energy_Report.html
Windows sẽ tiến hành phân tích những thứ cần thiết, sau đó xuất báo ra vị trí mà bạn đã chỉ định. Thời gian có lâu hoặc mau tùy vào hệ thống của bạn ra sao.
5. Cầm và lắc
Hả? Cầm và lắc cái máy tính hả? Không phải nhé, làm vậy là hư máy đó. Thứ mà bạn cần lắc chính là thanh tiêu đề của cửa sổ đang mở trên màn hình. Hãy thử dùng chuột nắm lấy một cửa sổ bất kì và lắc nó tới trước và ra sau, nhiều lần như thế. Kết quả: toàn bộ những cửa sổ khác đang mở sẽ tự động thu nhỏ xuống thanh tác vụ, nhờ đó bạn thấy được màn hình desktop của mình một cách nhanh chóng. Bạn cũng có thể xài phím Windows + Home để làm chuyện tương tự, nhưng như vậy thì không có vui.
6. Cân chỉnh màn hình
Các công cụ cân chỉnh màu sắc, độ tương phản từ bên thứ ba thì không thiếu, nhưng bạn có biết là Windows cũng có sẵn cho bạn một phần mềm tương tự không? Công cụ tích hợp này không quá phức tạp, vừa đủ cho nhu cầu sử dụng của hầu hết người dùng phổ thông. Bạn có thể tìm thấy nó bằng cách vào Control Panel > Display. Trong bảng bên tay trái, chon "Calibrate color". Ứng dụng sẽ hiển thị từng bước từng bước một cho bạn làm, và ở một số bước nhất định bạn sẽ phải dùng đến các menu trên màn hình của mình (tức là trên phần cứng, không phải trên Windows).
7. Làm cho Windows trông đẹp hơn trên các màn hình độ phân giải cao
Hiện nay chúng ta đã có khá nhiều máy tính xách tay hỗ trợ độ phân giải cao vượt mức Full-HD, ví dụ như chiếc Asus Zenbook UX301, HP Spectre Ultrabook, Dell XPS 15 đời mới, Lenovo Yoga 2 Pro, MacBook Pro Retina... Những máy đó có màn hình độ phân giải lên đến 2560 x 1440, 2560 x 1600, 2880 x 1800, thậm chí là 3200 x 1800 pixel. Chính vì có mật độ điểm ảnh rất cao nên người ta gọi chung những màn hình như thế này là High Dots Per Inch (HDPI hoặc HiDPI). Đáng tiếc rằng mặc định Windows vẫn chưa hỗ trợ tốt cho các máy HDPI, thế nên hình ảnh mà chúng ta thấy được chỉ là những thứ nhỏ xíu.
Để giải quyết chuyện đó, bạn phải tinh chỉnh một thứ gọi là Global Scaling. Chế độ này sẽ phóng lớn hầu như tất cả mọi thành phần đồ họa được render ra màn hình, ví dụ như nút nhấn, menu, tiêu đề cửa sổ, thanh cuộn và cả chữ nữa.
Bạn có thể điều chỉnh Global Scaling bằng cách vào Control Panel > Appearance and Personalisation > Display. Tùy theo nhu cầu và ý thích mà bạn có thể chỉnh mức zoom cho phù hợp, từ 100% là chế độ gốc tăng dần lên đến 150% (nếu bạn cập nhật lên Windows 8.1 thì có thêm mức 200%).
Xem thêm: Những tinh chỉnh giúp hình ảnh đẹp hơn khi dùng laptop Windows 8/8.1 màn hình độ phân giải cao
8. Quản lý ứng dụng startup ngay trong System Configuration
Trên Windows, chúng ta có một thẻ trong công cụ cấu hình hệ thống (System Configuration) để giúp quản lý các ứng dụng chạy lên cùng lúc với việc khởi động của hệ điều hành - hay còn gọi là ứng dụng startup. Trước đây chúng ta thường phải đào sâu vào cấu trúc thư mục hệ thống thì mới thêm bớt được những app dạng này, còn bây giờ bạn chỉ cần vài thao tác đơn giản là đã làm được.
Để gọi System Configuration lên, bạn nhấn Windows + R, gõ lệnh msconfig. Tại đây bạn có thể bỏ bớt những app không cần thiết khỏi thẻ Startup bằng cách bỏ chọn chúng đi, như vậy tốc độ khởi động máy của chúng ta sẽ nhanh hơn, máy cũng bớt chậm đi vì không phải tốn tài nguyên cho những tiến trình không cần thiết.
9. Buộc Windows hiển thị các ổ đĩa trống
Mặc định, Windows sẽ không hiển thị các ổ đĩa trống hoàn toàn, chính vì thế khi bạn nhét thẻ SD hay ổ USB mới vào thiết bị của mình thì nhiều khả năng bạn sẽ không thấy chúng xuất hiện. Để thay đổi thiết lập này, trên Windows 7, bạn chạy File Explorer lên. Nhấn menu Tools > Folder Options > View. Trong nút Advanced Settings, bạn bỏ chọn ô "Hide empty drives in the Computer folder", sau đó nhấn OK.
Còn với Windows 8, bạn cũng chạy File Explorer, sau đó chọn thẻ View > Options > Change folder and search option. Sau đó, bạn cũng vào Advanced Settings và bỏ chọn ô "Hide empty drives in the Computer folder" tương tự như trên. Đừng quên nhấn OK sau khi đã chỉnh xong nhé.
10. Tắt User Account Control
Hệ thống kiểm soát này được tích hợp sẵn trong Windows 7, Windows 8 và cả Windows Vista. Mỗi khi bạn thực hiện một thao tác nào đó, hoặc chạy một ứng dụng lên, hộp thoại User Account Control sẽ xuất hiện để yêu cầu chúng ta cấp quyền cho phần mềm được tiếp tục chạy. Tính năng này được phát triển để giúp bảo vệ người dùng khỏi các nguy cơ bảo mật, thế nhưng thường thì nó gây phiền toái hơn là giúp ích. Nếu muốn tắt hoàn toàn User Account Control đi, bạn có thể vào Control Panel > User Accounts and Family Safety > User Accounts > Change User Account Control Settings. Tại đây, bạn có thể gạt con chạy lên mức "Never notify" để tắt hoàn toàn, hoặc kéo lên các mức khác để hiển thị ít thông báo hơn tùy ý bạn.
Tham khảo: PCWorld
Yamaha Việt Nam giới thiệu Blue Core: động cơ Fi, 125cc, 4 thì, sử dụng riêng cho xe tay ga
Khi thị trường xe máy Việt Nam đang bão hòa như hiện nay, thì việc nghiên cứu đưa ra các công nghệ mới đang là lá bài chiến lược của các hãng. Mới đây, Yamaha Việt Nam (YVN) đã chính thức công bố ra thị trường động cơ Blue Core, kết quả của 3 năm nghiên cứu, kể từ 12/2009. Blue Core là thế hệ động cơ Fi 125cc, sẽ được sử dụng cho các xe tay ga của Yamaha bán ở thị trường Đông Nam Á trong năm 2014, 2015. Riêng ở VN, mẫu xe đầu tiên có động cơ Blue Core sẽ ra mắt ngay trong tháng 7tới đây.
Thông số kĩ thuật cơ bản của động cơ Blue Core:
- Động cơ xăng 125cc, Fi, 4 thì, xi-lanh đơn, SOHC, 2 van, làm mát bằng không khí, truyền động biến thiên vô cấp CVT
- Đường kính, hành trình piston: 54,2 x 57,9 mm
- Tỉ số nén: 11:1
- Pison và xi-lanh nhôm đúc DiASil
- Quạt tản nhiệt động cơ hiệu suất cao, 7 lá quạt, mỏng hơn, làm mát tối ưu
- Trọng lượng động cơ 32,1kg đã bao gồm cần khởi động
Tháng 12/2009, Yamaha Motor công bố chương trình nghiên cứu một thế hệ động cơ toàn cầu, thân thiện với môi trường, với mục tiêu đạt được cải thiện hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu 50% vào năm 2015, khi so với các xe hiện nay của Yamaha. Đến 12/2012, động cơ Blue Core ra đời và sắp tới đây, nó sẽ được lắp ráp ngay trong nước để áp dụng cho các xe máy ở thị trường Việt Nam.
Tricity 2015 mà hãng này giới thiệu hồi cuối tháng 3 vừa qua cũng là mẫu xe sử dụng động cơ Blue Core.
Theo YVN, động cơ Blue Core được tạo ra để sử dụng trên xe tay ga, do đó nó có tính tùy biến cao để áp dụng trên nhiều mẫu xe, tùy theo định vị thị trường của hãng. Vì vậy mà động cơ này có thể tùy chỉnh để cho ra công suất tối đa khác nhau, theo từng mẫu xe riêng biệt, ví dụ ở Tricity 2015 là 10,8 mã lực ở tua máy 9000 vòng/phút.
Các tính năng nổi bật của động cơ Blue Core của Yamaha:
- Có khả năng cải thiện mức tiêu hao nhiên liệu lên tới 50% so với động cơ thế hệ cũ.
- Hoạt động nhẹ nhàng, êm ái trong mọi điều kiện nhờ những tinh chỉnh trong cấu tạo bộ truyền động.
- Tăng cường hiệu suất đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu, làm mát tối ưu
- Tỉ số nén của động cơ cao, 11:1
- Cải thiện hệ thống phun xăng điện tử cho phù hợp với thời điểm đánh lửa tối ưu
- Vòng tua máy khi không tải là 1200 vòng/phút, thấp hơn 400 rpm so với thế hệ động cơ cũ, từ đó giúp xe bớt rung lắc hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn. Động cơ có thể đạt mô men xoắn tối đa ở 1500 vòng/phút, cho khả năng tăng tốc tối ưu.
- Động cơ được làm nhẹ hơn 2kg so với thế hệ cũ.
- Khoảng 60%-70% nhiệt lượng từ quá trình đốt nhiên liệu tập trung vào phần đầu xi-lanh. Nhờ công nghệ đúc chính xác cao, các tấm tản nhiệt động cơ được làm mỏng từ 3mm xuống còn 2mm, với 7 tấm tản nhiệt trên diện tích 20mm, tạo vùng tản nhiệt rộng hơn.
- Khi hút gió, tốc độ tối đa của luồng khí làm mát khi đi vào động cơ là 20 m/giây, tức 70 km/giờ, cùng cấp độ với một cơn bão.
Làng chiếu Quê tôi
Thiết bị chụp: iPhone 4s
Sông nước miền Tây chằng chịt xen lẫn vườn cây ăn trái trĩu quả, những cánh đồng lúa bạt ngàn mơn man.Ở đây không chỉ đẹp bởi phong cảnh hữu tình mà còn đẹp bởi những làng nghề truyền thống mà bà con vẫn gìn giữ và phát triển.
Định yên có vựa chiếu to
Lấy chồng xứ Định khỏi lo chiếu nằm
Hai câu thơ mộc mạc ấy đã thấm nhuần trong lòng biết bao thế hệ của người dân làng chiếu. Nhắc đến chiếu ta không thể nhắc đến làng nghề nổi tiếng của xã Định yên, huyện Lấp vò, tỉnh Đồng tháp được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Từ lâu chiếu luôn gắn liền với đời sống của chúng ta, nó là vật dụng không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Dưới ánh nắng của buổi trưa hè nóng bức, tôi đạp rong ruổi trên những con đường làng, nơi tôi sinh ra và lớn lên, cảm giác thật yên bình.Không có xe cộ hối hả, không có tiếng còi âm ỉ nơi phố xá đông đúc, mà là khung cảnh yên bình của một làng quê thật thanh bình, đúng với tên gọi " Định yên", ổn định và bình yên. Tôi nghe tiếng cọc cạch của khung dệt, các cô, các chị, các mẹ đang ngồi dệt chiếu, họ trò chuyện rom rả, nét mặt vui tươi, trong khoảnh khắc ấy, tôi thấy họ thật đẹp. Dừng xe và bước lại trò chuyện cùng họ, họ rất cởi mở và thân thiện, nhiệt tình hướng dẫn tôi về cách dệt chiếu. Các bạn biết không, để làm ra tấm chiếu, bà con đã bỏ không ít công sức, mồ hôi, trãi qua rất nhiều công đoạn để cho ra một chiếc chiếu đẹp như thế. Nào là chắp trân, nhượm lát, xỏ trân, dệt, bẽ bìa, và phơi nắng... Đôi tay của người thợ dệt luôn nhuốm màu xanh đỏ tím vàng. Cực khổ là thế nhưng bà con ta vẫn yêu thích, gìn giữ và phát triển nó. Tôi yêu biết bao cái làng chiếu ấy, yêu những con người đã làm nên mảnh chiếu góp ích cho đời..
Một vài hình ảnh được chụp bằng chiếc điện thoại Iphone 4s để cảm nhận sự cuộc sống mộc mạc của nghề dệt làng chiếu Định yên quê tôi vào những ngày cuối tháng 4/2014.
Những ghe lác được các cơ sở mua về. Lác là nguyên liệu dùng để dệt chiếu
Sau khi mua đem về nhà những cọng lác xấu sẽ được nhuộm màu để dệt các chiếu bông..Những cọng lác đẹp dùng làm mặt hoặc dệt chiếu bông cờ
Lác được nhuộm xong sẽ đem phơi...đường vào làng chiếu lan tỏa mùi lác mới thơm nồng hai bên đường những bó lác đang phơi nắng được nhuộm nhiều màu sắc sặc sở...
Những chị phụ nữ ngồi bên chiếc máy dệt chiếu chạy cọc cạch dập lác liên hồi nghe như hối hả. Chiếu được dệt bằng máy có giá khoảng 150 ngàn 1 cặp...nếu dệt công thì một chiếc được 7 ngàn,một ngày có thể dệt được ít nhất 10 chiếc..
Hay nét chậm rải trên khung dệt tay của bà cụ..Chiếu dệt tay một ngày dệt 2 đôi (tức 4 chiếc) nhưng giá bán thì rẻ hơn dệt máy vì dập bằng tay nên chiếu mỏng hơn chiếu máy dập.
Sau việc đồng ruộng lúc rảnh rỗi những người đàn ông cũng giúp các dệt chiếu kiếm thêm thu nhập.
Sau khi dệt ra các chiếc chiếu thô sẽ được đem đi phơi nắng
Và được thương lái thu mua các chiếc chiếu thô tại nhà...Người dân chỉ cần ở nhà dệt và khi nào đủ số lượng lơn thì gọi điện thoại sẽ có người lại tới nhà thu mua sản phẩm.
Sau khi mua chiếc thô về với giá 3-4 chục ngàn 1 chiếc tùy loại thì công đoạn tiếp theo là may bìa cho chiếu...một ngày may siêng suốt khoảng 100 chiếc...Đa số họ là những điểm thu gom may xong họ bỏ lại cho những thương lái lớn đem đi các nơi để bán ra thị trường
.
Công đoạn cuối cùng là kiểm tra sản phẩm và cắt bỏ các chỉ, lác dư.
Chiếu thành phẩm chất đống chờ xuất kho nơi lý tưởng cho trẻ con chơi đùa
Vận chuyển đến các nơi khác bằng đường thủy hoặc đường bộ...thường thì ngta chở chiếu đi các tỉnh thành khác bằng xe tải...mình hên hôm đó có người chở bằng ghe..Nhìn hình nhớ lại bài hát Tình anh bán chiếu.
Xin chia sẻ thêm một số điều với chụp ảnh bằng chiếc điện thoại. Thật sự với chiếc iphone 4s mình chụp ảnh đôi khi găp phải hạn chế như: Chụp trong điều kiện thiếu sáng: Vì đa số mình chụp cảnh dệt chiếu mà các máy dệt chiếu điều đặt trong nhà vì vậy thiếu sáng là điều ko tránh khỏi..không như các điện thoại sau này có thể chỉnh iso, tốc độ. còn chiếc Iphone 4s chỉ có chụp và chụp ko có chỉnh.
Bố cục góc chụp bị hạn chế bởi không gian hơi hẹp.
Do chụp trên điện thoại nên độ chi tiếc rất ít nếu như về chỉnh sữa trên các phần mềm máy tính thì hầu như ảnh bị mất hết chi tiết. Nên mình chụp ảnh trên phần mềm Camera 360 và chỉnh sữa thêm trong đó.
Xin hết..Cám ơn mọi người xem qua.!
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)