Làng chiếu Quê tôi
Thiết bị chụp: iPhone 4s
Sông nước miền Tây chằng chịt xen lẫn vườn cây ăn trái trĩu quả, những cánh đồng lúa bạt ngàn mơn man.Ở đây không chỉ đẹp bởi phong cảnh hữu tình mà còn đẹp bởi những làng nghề truyền thống mà bà con vẫn gìn giữ và phát triển.
Định yên có vựa chiếu to
Lấy chồng xứ Định khỏi lo chiếu nằm
Hai câu thơ mộc mạc ấy đã thấm nhuần trong lòng biết bao thế hệ của người dân làng chiếu. Nhắc đến chiếu ta không thể nhắc đến làng nghề nổi tiếng của xã Định yên, huyện Lấp vò, tỉnh Đồng tháp được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Từ lâu chiếu luôn gắn liền với đời sống của chúng ta, nó là vật dụng không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Dưới ánh nắng của buổi trưa hè nóng bức, tôi đạp rong ruổi trên những con đường làng, nơi tôi sinh ra và lớn lên, cảm giác thật yên bình.Không có xe cộ hối hả, không có tiếng còi âm ỉ nơi phố xá đông đúc, mà là khung cảnh yên bình của một làng quê thật thanh bình, đúng với tên gọi " Định yên", ổn định và bình yên. Tôi nghe tiếng cọc cạch của khung dệt, các cô, các chị, các mẹ đang ngồi dệt chiếu, họ trò chuyện rom rả, nét mặt vui tươi, trong khoảnh khắc ấy, tôi thấy họ thật đẹp. Dừng xe và bước lại trò chuyện cùng họ, họ rất cởi mở và thân thiện, nhiệt tình hướng dẫn tôi về cách dệt chiếu. Các bạn biết không, để làm ra tấm chiếu, bà con đã bỏ không ít công sức, mồ hôi, trãi qua rất nhiều công đoạn để cho ra một chiếc chiếu đẹp như thế. Nào là chắp trân, nhượm lát, xỏ trân, dệt, bẽ bìa, và phơi nắng... Đôi tay của người thợ dệt luôn nhuốm màu xanh đỏ tím vàng. Cực khổ là thế nhưng bà con ta vẫn yêu thích, gìn giữ và phát triển nó. Tôi yêu biết bao cái làng chiếu ấy, yêu những con người đã làm nên mảnh chiếu góp ích cho đời..
Một vài hình ảnh được chụp bằng chiếc điện thoại Iphone 4s để cảm nhận sự cuộc sống mộc mạc của nghề dệt làng chiếu Định yên quê tôi vào những ngày cuối tháng 4/2014.
Những ghe lác được các cơ sở mua về. Lác là nguyên liệu dùng để dệt chiếu
Sau khi mua đem về nhà những cọng lác xấu sẽ được nhuộm màu để dệt các chiếu bông..Những cọng lác đẹp dùng làm mặt hoặc dệt chiếu bông cờ
Lác được nhuộm xong sẽ đem phơi...đường vào làng chiếu lan tỏa mùi lác mới thơm nồng hai bên đường những bó lác đang phơi nắng được nhuộm nhiều màu sắc sặc sở...
Những chị phụ nữ ngồi bên chiếc máy dệt chiếu chạy cọc cạch dập lác liên hồi nghe như hối hả. Chiếu được dệt bằng máy có giá khoảng 150 ngàn 1 cặp...nếu dệt công thì một chiếc được 7 ngàn,một ngày có thể dệt được ít nhất 10 chiếc..
Hay nét chậm rải trên khung dệt tay của bà cụ..Chiếu dệt tay một ngày dệt 2 đôi (tức 4 chiếc) nhưng giá bán thì rẻ hơn dệt máy vì dập bằng tay nên chiếu mỏng hơn chiếu máy dập.
Sau việc đồng ruộng lúc rảnh rỗi những người đàn ông cũng giúp các dệt chiếu kiếm thêm thu nhập.
Sau khi dệt ra các chiếc chiếu thô sẽ được đem đi phơi nắng
Và được thương lái thu mua các chiếc chiếu thô tại nhà...Người dân chỉ cần ở nhà dệt và khi nào đủ số lượng lơn thì gọi điện thoại sẽ có người lại tới nhà thu mua sản phẩm.
Sau khi mua chiếc thô về với giá 3-4 chục ngàn 1 chiếc tùy loại thì công đoạn tiếp theo là may bìa cho chiếu...một ngày may siêng suốt khoảng 100 chiếc...Đa số họ là những điểm thu gom may xong họ bỏ lại cho những thương lái lớn đem đi các nơi để bán ra thị trường
.
Công đoạn cuối cùng là kiểm tra sản phẩm và cắt bỏ các chỉ, lác dư.
Chiếu thành phẩm chất đống chờ xuất kho nơi lý tưởng cho trẻ con chơi đùa
Vận chuyển đến các nơi khác bằng đường thủy hoặc đường bộ...thường thì ngta chở chiếu đi các tỉnh thành khác bằng xe tải...mình hên hôm đó có người chở bằng ghe..Nhìn hình nhớ lại bài hát Tình anh bán chiếu.
Xin chia sẻ thêm một số điều với chụp ảnh bằng chiếc điện thoại. Thật sự với chiếc iphone 4s mình chụp ảnh đôi khi găp phải hạn chế như: Chụp trong điều kiện thiếu sáng: Vì đa số mình chụp cảnh dệt chiếu mà các máy dệt chiếu điều đặt trong nhà vì vậy thiếu sáng là điều ko tránh khỏi..không như các điện thoại sau này có thể chỉnh iso, tốc độ. còn chiếc Iphone 4s chỉ có chụp và chụp ko có chỉnh.
Bố cục góc chụp bị hạn chế bởi không gian hơi hẹp.
Do chụp trên điện thoại nên độ chi tiếc rất ít nếu như về chỉnh sữa trên các phần mềm máy tính thì hầu như ảnh bị mất hết chi tiết. Nên mình chụp ảnh trên phần mềm Camera 360 và chỉnh sữa thêm trong đó.
Xin hết..Cám ơn mọi người xem qua.!