Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

10 tấm bản đồ Mặt Trăng và những đột phá công nghệ qua các thời kỳ

11.

Galilei là người đầu tiên dùng kính thiên văn để quan sát bầu trời. Lúc bấy giờ, ông đã rất ngạc nhiên khi nhìn thấy nhiều hiện tượng thú vị qua chiếc kính, tuy hãy còn đơn sơ. Mặt trăng không có vẻ mịn màng chút nào, nhưng lại hiện ra lỗ chỗ nhiều thung lũng. 400 năm kể từ ngày đó, ngành thiên văn học đã phát triển hơn rất rất nhiều. Mỗi thời điểm tương ứng với sự đột phát trong công nghệ, các nhà khoa học ngày nay sử dụng các thiết bị tân tiến nhất để quan sát, và họ đã vẽ hay chụp lại hình ảnh Mặt Trăng.

Những bức ảnh vô giá mà họ lưu giữ qua các thời kỳ kể từ khi có kính thiên văn là bằng chứng rõ ràng nhất cho sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Dưới đây là 10 bản đồ Mặt Trăng đẹp nhất từ trước đến nay mà CNN đã thu thập được từ các nhà thiên văn học. Mời các bạn cùng xem, cùng vượt qua những cột mốc huy hoàng nhất trong lịch sử ngành thiên văn.

1. Galileo Galilei, 1610

1.

Galileo Galilei, người được cho là "cha đẻ của nền khoa học hiện đại", là người đầu tiên công bố bản vẽ của Mặt Trăng khi nhìn qua kính viễn vọng. Các bản vẽ được chụp lại, xuất bản trong chuyên luận Sidereus Nuncius, cho thấy bề mặt của Mặt Trăng trong các giai đoạn khác nhau của nó. Vào thời điểm đó, ông mô tả bề mặt của Mặt Trăng nhấp nhô như có nhiều núi, thách thức lý thuyết tin rằng Mặt Trăng - và tất cả các thiên thể khác hoàn toàn trơn tru và có hình cầu.

2. Giovanni Battista Riccioli, 1651

2.

Giovanni Battista Riccioli cùng với cộng sự của mình là Francesco Maria Grimaldi đã vẽ một bản đồ Mặt Trăng và đặt tên cho nhiều hố va chạm, những tên này vẫn được giữ đến ngày nay. Ngoài ra ông còn là người đầu tiên đề cập đến áp suất sâu trên bề mặt Mặt Trăng.

3. John Russell, 1797

3.

John Russell đã quan sát Mặt Trăng trong vòng 30 năm, sau đó ông tạo ra Selenographia vào năm 1797, trên đó thể hiện những chi tiết của Mặt Trăng một cách đầy tinh tế và nghệ thuật.

4. Wilhelm Beer và Johann Heinrich von Mädler, 1834-1836

4.

Bản đồ chi tiết đặc biệt này được sản xuất bởi nhà thiên văn học người Đức Wilhelm Beer và Johann Heinrich von Mädler, và chỉ phát hành một góc phần tư vào giữa năm 1834 và 1836.

5. Walter Goodacre, 1910

5.

Walter Goodacre, người đã vẽ bản đồ chi tiết Mặt Trăng. Ban ngày ông là một doanh nhân nhưng khi màn đêm và các vì sao buông xuống, ông lại là một nhà thiên văn nghiệp dư. Dựa trên những quan sát của mình như nhìn qua một kính thiên văn ở nhà, đồng thời tham chiếu hình ảnh hiện tại của Mặt Trăng và quan sát của những người khác, ông đã làm cho bản đồ của mình chính xác nhất có thể.

Ông là chủ tịch bộ phận nghiên cứu Mặt Trăng của Hiệp hội Thiên văn Anh trong vòng 42 năm, và sẽ tiếp tục xuất bản một cuốn sách bản đồ cũng như mô tả các tính năng của Mặt Trăng.

6. Viện Khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS), 1979

6.

Trong những năm 1960, Viện Khảo sát địa chất Hoa Kỳ bắt đầu một dự án để giúp đỡ với những nỗ lực thăm dò không gian của NASA. Một trong số những dự án này chính là việc xuất bản một bản đồ “ảo giác” về địa chất của Mặt Trăng.

7. NASA, 1996

7.

Hình ảnh Mặt Trăng do NASA tạo ra bằng cách kết hợp 15 hình ảnh của Mặt Trăng chụp bởi Galileo Orbiter vào năm 1992. Các bộ lọc màu khác nhau cho thấy thành phần của đất trên Mặt Trăng. Khu vực màu đỏ thường tương ứng với vùng cao nguyên, màu xanh và màu da cam chỉ ra dòng chảy dung nham núi lửa cổ xưa hoặc biển. Khu vực xanh đậm chứa nhiều titan hơn các vùng da cam.

8. NASA, 1999

8.

Bản đồ Mặt Trăng được tạo ra bởi NASA năm 1999 chỉ ra sự khác biệt lực hấp dẫn ở từng khu vực trên bề mặt Mặt Trăng.

9. NASA, 2010

9.

Các nhà nghiên cứu đến từ NASA , Đại học Brown và MIT đã tạo ra bản đồ đầu tiên của bề mặt Mặt Trăng bao gồm tất cả 5.185 miệng núi lửa lớn nhỏ vào năm 2010. Nó được tạo ra bằng cách sử dụng hơn 3 tỉ phép đo từ Reconnaissance Orbiter của NASA.

10. NAOJ, GSI và JAXA, 2013

10.

Tấm bản đồ Mặt Trăng được thực hiện năm 2013 là kết quả của sự hợp tác giữa Đài thiên văn quốc gia Nhật Bản, các thông tin không gian địa lý quan của Nhật Bản và Cơ quan hàng không vũ trụ thám hiểm Nhật Bản. Bản đồ này cung cấp cho chúng ta một ý tưởng tốt hơn về sự chính xác ở các miệng núi lửa sâu có tác động như thế nào đối với Mặt Trăng.

Nguồn: CNN

AMD chính thức ra mắt loạt APU mới gồm: A10-7800, A8-7600 và A6-7400K, giá 155/105/77 USD

tinhte.vn-apu.

AMD hôm nay chính thức công bố giá bán của 3 con chip APU mới bao gồm A10-7800 giá 155 USD, A8-7600 giá 105 USD và thấp nhất là A6-7400K giá 77 USD. APU là loại chip xử lý tiên tiến bao gồm cả CPU và GPU trên cùng một đế giúp tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng và giải phóng bớt không gian của card đồ họa rời.

Xem thêm: AMD nói rõ hơn về Kaveri: APU thế hệ 4, tích hợp đồ họa GCN, bán ra 14/1.

A10-7800 là con chip mạnh nhất nhất trong 3 con APU nói trên, nó bao gồm 4 nhân CPU và 8 nhân đồ họa GPU Radeon R7 ở bên trong, xung nhịp tối đa 3.5 GHz kèm theo công nghệ Heterogeneous System Architecture (HSA) giúp kết hợp sức mạnh của CPU và GPU hoạt động cùng lúc nhằm nâng cao tốc độ và hiệu quả xử lý của hệ thống.

Ngoài ra, cả 3 APU mới đều hỗ trợ các công nghệ AMD Quick Stream, AMD Steady Video và AMD TrueAudio giúp tăng cường chất lượng hình ảnh và âm thanh của máy tính một cách chân thực hơn, hỗ trợ video 4K và bộ mã Mantle API giúp tăng tốc độ chơi game đối với những tựa game có hỗ trợ công nghệ này.

tinhte.vn-amd-apu.

[Camera Tinh Tế Hà Nội] mời tham gia NHIẾP ẢNH ĐƯỜNG PHỐ tối nay 1/8/14

10514240_839487646061958_7922893238962384611_o.
Thời gian: 19h30 -23h00 ngày 01/8/2014
Địa điểm tập trung: Đài phun nước Hồ Hoàn Kiếm
Nội dung: Chụp ảnh dọc tuyến phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân, Hàng Buồm - Tạ Hiện. Nội dung như chủ đề, ảnh đẹp sẽ được lên báo (bí mật).
Thân mời các bạn tham gia.
P/s: không cao su quá 10 phút.
LH: 01675406700 Mr. Long

Trên tay Nokia Lumia 530

Nokia Lumia 530 tuy có tên định danh sản phẩm cao hơn 520 và 525 nhưng nó không phải là bản nâng cấp của bất cứ máy nào trong 2 thiết bị này. Trái lại, 530 giống một bản giá rẻ hơn nên được bắt đầu bằng số 3 hoặc số 4 hơn là số 5 hiện tại. Dự kiến Lumia 530 sẽ được bán ra sớm với giá đề xuất 2.349 triệu đồng, mức giá rẻ nhất cho một chiếc điện thoại Windows Phone từng được ra mắt. Bản bán ở Việt Nam là bản 2 SIM.

Lý do mình nói 530 không phải là nâng cấp của 520 hay 525 vì nó có quá nhiều khác biệt trong triết lý thiết kế sản phẩm. Lumua 520 được bán ra ban đầu với giá khoảng gần 4 triệu đồng, Nokia phải chăm chút cho nó nhiều hơn, dùng các linh kiện cao cấp hơn (màn hình IPS, camera AF…) còn 530 tạo ra nhằm tiếp cận sâu hơn nữa người dùng đang sử dụng điện thoại phổ thông, do vậy mà nó sẽ bị cắt bỏ một số tính năng để giảm giá thành.

Lumia 530 dày hơn khá nhiều so với 520 nhưng cảm giác cầm vẫn dễ chịu và hợp lý vi Nokia/Microsoft Mobile đã bo máy rất tròn. Giá rẻ nhưng vỏ nhựa 530 vẫn cứng cáp và không cho cảm giác dỏm chút nào. Ngoài độ dày thì kích cỡ máy tương đồng với 520 về 2 cạnh còn lại.

Lumia 530 dùng màn hình TFT LCD 4” (không có IPS) 480x854, 54 điểm ảnh thừa ra này sẽ hiển thị các phím back, Windows và tìm kiếm chứ không tách rời xuống phía dưới như 520 nữa. Do không còn tấm nền IPS, màn hình 530 nhạt màu và góc nhìn kém hơn hẳn 520.

Nâng cấp lớn nhất (hay duy nhất?) mà Nokia thực hiện trên 530 là chip xử lý SnapDragon 200 4 nhân 1.2GHz còn 520 chỉ là S4 2 nhân 1GHz mà thôi. Thật tiếc là Nokia vẫn chỉ trang bị 512MB RAM trên 530, nếu không nó đã trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Bộ nhớ trong cũng bị thu gọn lại còn 4GB từ 8GB trước đó nhưng Windows Phone 8.1 cho phép chuyển hầu hết các dữ liệu như nhạc, hình, ứng dụng… sang thẻ nhớ nên bạn cũng không cần lo lắng quá.

Đáng tiếc nhất là Lumia 530 đã không còn lấy nét tự động được nữa mà dùng tiêu cự cố định. Camera này có thể quay phim tối đa 480p còn 520 là 720p.

Có thể một số bạn sẽ cho rằng mua 520 thì hợp lý hơn nhưng 530 sẽ được hỗ trợ lâu hơn, có thể được nâng cấp lên hệ điều hành mới hơn nhờ vào con chip 4 nhân. Mặt khác thì 520 cũng sẽ kết thúc vòng đời của nó trong một tương lai gần để nhường vị trí cho 530. Để trả lời nên mua máy nào, bạn vẫn cần ra cửa hàng tự mình cảm nhận và trải nghiệm.​
Thông số kỹ thuật:​
  • Mạng: GSM 4 băng tần, HSDPA​
  • Màn hình: LCD 4" độ phân giải 480 x 854 pixel​
  • Camera chính: 5 MP, tiêu cự cố định, quay 480p​
  • Camera phụ: không​
  • Nền tảng: Qualcomm Snapdragon 200, bộ xử lý lõi tứ 1,2 GHz, RAM 512MB​
  • Bộ nhớ trong: 4GB, thẻ nhớ mở rộng microSD​
  • Kết nối: Wi-Fi chuẩn b/g/n, Bluetooth 4.0, GPS, (không có NFC)​
  • Hệ điều hành: Windows Phone 8.1​
  • Pin: 1.430 mAh​
  • Hỗ trợ 2 khe cắm SIM​
Nokia_Lumia_530-2.Nokia_Lumia_530.Lumia 530 có kích cỡ gần như tương đồng 520 Nokia_Lumia_530-3. Nhưng máy bầu và dày lên Nokia_Lumia_530-4. Cạnh trái khá trống Nokia_Lumia_530-5. Jack tai nghe 3.5mm trên đỉnh Nokia_Lumia_530-6.Nokia_Lumia_530-10. Phím tăng giảm âm lượng và phím nguồn
Nokia_Lumia_530-11. Các phím này không nông, bấm dễ chịu Nokia_Lumia_530-7. Camera 5MP không lấy nét tự động Nokia_Lumia_530-8.Nokia_Lumia_530-9. Loa ngoài

Bên trong Oculus Rift bản DK2: có cả một màn hình AMOLED lấy từ Galaxy Note 3

1.

Trang iFixit mới đây đã tiến hành mở chiếc kính thực tế ảo Oculus Rift để cho chúng ta xem linh kiện bên trong nó. Điều thú vị đầu tiên đó là bên trong kính có cả một màn hình AMOLED 5,7" Full-HD lấy từ chiếc Galaxy Note 3, ngay cả logo Samsung, lỗ đặt nút home và các cảm biến cũng còn nguyên đó chứ không bị bỏ đi. Thực chất thì Rift chỉ mới ra mắt đến phiên bản Development Kit 2, tức chủ yếu dành cho các lập trình viên chứ không phải người tiêu dùng bình thường, nên có thể Oculus không dành nhiều thời gian trong việc "tút" lại linh kiện sản phẩm. Giờ thì mời các bạn xem phần thực hiện của các anh kĩ sư bên iFixit nhé.

2.
Trọn bộ Development Kit 2 của Rift có những thứ này đây

3.
Bộ cáp để kết nối giữa Rift với máy tính

4.
So sánh DK2 với DK1

5.
Mặt sau của chúng, và cái màu đỏ là thiết bị thực tế ảo của Virtual Boy

6.
Cái camera này dùng để theo dõi chuyển động của đầu bằng cách theo dõi các đèn hồng ngoại trên Rift

7.
Đây là các đèn hồng ngoại để theo dõi chuyển động. Khi hoạt động thì chúng không sáng lên như thế này bởi vì hồng ngoại là ánh sáng nằm ngoài khoảng nhìn thấy của mắt người. HÌnh ảnh đây chụp bằng một chiếc camera riêng.

8.
Bắt đầu mở ra nào, nãy giờ đi vòng vòng bên ngoài rồi

9.
Tháo ra sẽ tới được hai thấu kính lớn bên trong

10.

11.

12.

13.
Đây là hai lỗ cắm dây trên Rift

14.
Nhưng mà chúng ta bỏ qua, đi tiếp vào bên trong xem sao

15.
Bắt đầu tiếp cận với bo mạch và phần trung tâm của Rift, nhiều dây dẫn nhưng bo mạch và cổng cắm thì thực chất đơn giản thôi

16.

17.
Bo mạch chủ của thiết bị, hai cổng USB và HDMI cũng nằm trên này

18.
Màu đỏ là chip HDMI của Toshiba, màu cam là bộ điều khiển LED, màu vàng là vi xử lý 32-bit Value Line ARM Cortex-M3 MCU, nó có 128 Kbytes Flash, xung nhịp chỉ 32MHz, màu xanh lá là bộ điều khiển USB

19.
Mặt dưới không có gì phức tạp

20.
Giờ sẽ bóc màn hình của thiết bị ra xem sao

21.
Ố là là, cái gì đây, nguyên chữ Samsung luôn

22.
Đây chính là màn hình AMOLED 5,7" của chiếc Galaxy Note 3. Điều đáng nói là các lỗ đặt nút, cảm biến, logo Samsung vẫn còn được để nguyên. Có vẻ như mấy anh bên Oculus đã mua Note 3 về, gỡ màn hình ra và lắp cho kính Rift của họ.

23.

24.
Giờ thì phẫu thuật đến camera theo dõi chuyển động đi kèm theo Rift

25.
Camera này thì đơn giản hơn, chỉ có một bo mạch duy nhất

26.
Gỡ phần ống kính ra thì sẽ thấy cảm biến quang học nằm bên dưới. Cảm biến CMOS này do Microchip Technology sản xuất

27.
Toàn cảnh thiết bị

28.
iFixit chấm Oculus Rift DK2 9 trên 10 điểm nói về mức độ dễ sửa chữa, tức là rất dễ tháo lắp và thay thế linh kiện. Lưu ý rằng đây chỉ mới là phiên bản dành cho lập trình viên, còn phiên bản dành cho người tiêu dùng thì chưa biết.

Nguồn: iFixit

Sony ra mắt máy quay hành trình Action Cam AS20: SteadyShot, ống kính ZEISS, giá 200 USD

sony action cam as20.

Sony vừa bổ sung một sản phẩm mới vào dòng camera hành trình của họ đó là AS20 Action Cam (bên cạnh hai mẫu cũ là AS100AS30). Camera của AS20 có độ phân giải 16,8 MP, sử dụng ống kính ZEISS Tessar cao cấp, cảm biến Exmor R có thể được quay phim 1080p@60fps kèm công nghệ chống rung điện tử SteadyShot của Sony. AS20 Action Cam sẽ được bán ra từ tháng 8 năm nay với giá 200 USD.

Kiểu dáng của AS20 không khác AS100 và AS30 với ngoại hình dẹt và khá nhỏ gọn, mặt bên có một màn hình nhỏ dùng để hiển thị và điều khiển các thông số bằng nút bấm. Nó không có khả năng chống tia nước bắn như AS100 nhưng bạn có thể mua thêm vỏ bảo vệ riêng dành cho máy. Và cũng giống như những chiếc Action Cam khác, bạn có thể dùng kết nối Wi-Fi trên AS20 để chuyển hình và và video quay được sang điện thoại và tablet chạy Android/iOS dễ dàng thông qua ứng dụng PlayMemories Home miễn phí, hoặc là dùng màn hình của điện thoại để làm LiveView cho camera. Ngoài ra, nếu bạn muốn có một cái gì đó cao cấp và tiện dụng hơn thì Sony cũng có loại remote điều khiển đeo tay tích hợp luôn màn hình LCD (tên mã RM-LVR1, giá 150 USD), có thể vừa dùng làm LiveView vừa điều khiển được tới 5 Action Cam khác nhau.

Nói về cấu hình, chiếc AS20 có ống kính 16.8 MP, quay phim góc rộng tối đa lên tới 170 độ, chất lượng phim đạt mức 28 Mbps, quay được ở các độ phân giải 1080/60fps, 1080/30fps và 720/30fps. Pin của máy sau khi sạc đầy có thể quay liên tục được 130 phút nếu bật Wi-Fi hoặc 150 phút nếu tắt Wi-Fi.

RM-LVR1.
Remote đeo tay RM-LVR1

Theo Engadget, Sony