Hiển thị các bài đăng có nhãn APU. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn APU. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Động cơ điện dùng khi máy bay chạy taxi sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm việc trì hoãn

Dong_co_dien_may_bay_EGST_500px
Chiếc máy bay thử nghiệm được gắn động cơ điện EGST

Tại triển lãm hàng không Paris Air Show mới diễn ra, hãng Honeywell và Safran đã trình diễn một hệ thống động cơ điện giúp máy bay taxi - thuật ngữ dùng để chỉ việc di chuyển từ bãi đáp ra đường băng hoặc ngược lại - mà không cần phải dùng đến động cơ chính. Với tên gọi Electric Green Taxiing System (EGTS), hệ thống này bao gồm một cặp mô-tơ 50 kVA (khoảng 67 mã lực) nặng 300 kg được gắn giữa hai bánh xe của mỗi càng đáp chính. Điện cho hệ thống được cấp từ một bộ nguồn phụ (APU) vốn đã được sử dụng trên các máy bay để phát điện khi đậu ở cổng. Trong quá trình taxi, mức độ tiêu thụ nhiên liệu của APU chỉ bằng 1/6 so với động cơ chính.

Nhà sản xuất nói rằng EGTS có khả năng giảm 150 gallon (567 lít) nhiên liệu tiêu thụ mỗi ngày đối với các máy bay dân dụng như Airbus A320 hay Boeing 737, tức mỗi năm sẽ tiết kiệm được 4% nhiên liệu so với việc sử dụng động cơ chính để taxi. EGTS được thiết kế cho các máy bay chặng ngắn cần phải cất cánh và hạ cánh nhiều lần mỗi ngày chứ nó không nhắm đến các phi cơ đường dài vốn chỉ lên xuống một hai lần trong cả hành trình.

Lợi ích của EGST không chỉ dừng lại ở việc tiết kiệm nhiên liệu, nó còn giúp giảm việc trì hoãn ở sân bay. Olivier Savin, đại diện cho hãng Safran, cho biết rằng với các phi cơ sử dụng EGTS, việc sử dụng một chiếc xe kéo (Taxibot) để trợ giúp máy bay vào đúng vị trí đỗ hoặc để rời đi là không cần thiết. Savin nói chính những xe kéo này là nguyên nhân dẫn đến việc chuyến bay bị hoãn. Còn với EGTS, phi công có thể lùi, quẹo và đẩy máy bay tiến tới phía trước mà không cần đến bất kì sự giúp đỡ nào từ bên ngoài. "Đây là một sự cải tiến lớn về tốc độ và độ linh hoạt của phi cơ khi chúng ở các cổng bay".

Hệ thống EGST được kiểm nghiệm lần đầu tiên vào tháng 4 vừa qua. Kể từ lúc đó, nó đã giúp chiếc A320 thử nghiệm chạy taxi được khoảng 160km. Bài kiểm tra kế tiếp sẽ nhằm mục đích tăng tốc độ taxi lên 37 km/h, máy bay cũng sẽ được tăng trọng tải lên mức tối đa cho phép. Hai hãng phát triển nên EGTS đang trong quá trình thảo luận với các nhà sản xuất máy bay cũng như các hãng hàng không để tích hợp EGTS vào đội bay của họ.


Dong_co_dien_may_bay_EGST
Cận cảnh động cơ EGST


Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

[Computex 2013] AMD giới thiệu dòng APU A-series Elite 2013, dùng Spashtop để stream game di động

remote_amd

Tại triển lãm Computex 2013, hãng AMD đã chính thức công bố dòng APU A-series Elite 2013 của mình dành cho máy tính để bàn, có tên mã là Richland với hiệu năng xử lý vượt trội nhờ 4 nhân xử lý bên trong kèm theo nhân đồ họa tích hợp HD Radeon 8600M/8500M mạnh mẽ. "APU A-series mới của AMD rất lý tưởng cho giới đam mê máy tính cũng như game thủ nhờ có tốc độ xử lý mạnh mẽ và có giá bán cạnh tranh, phiên bản cao cấp nhất là A10-6800K chỉ có giá 142$". AMD sẽ còn tiếp tục cho ra dòng chip dành cho di động," ông Bernd Lienhard, phó chủ tịch và tổng giám đốc mảng sản phẩm cho người dùng cuối của AMD, cho biết. "Với sự Kết hợp được giữa tốc độ cao và giá thành hợp lý, APU thế hệ thứ 3 dành cho máy tính để bàn cùng với APU di động, điện năng tiêu thụ thấp hiện thời của AMD đã giúp cho AMD có được một dải sản phẩm hoàn chỉnh, mạnh mẽ nhất từ trước đến nay cho khách hàng và các đối tác công nghệ."

Khái niệm APU (bộ xử lý kết hợp giữa CPU và GPU theo công nghệ Fusion) bắt đầu được AMD đưa ra từ năm 2011, từ đó đến nay nó nhanh chóng trở thành dòng vi xử lý chủ lực của hãng. Gần đây nhất thì họ cũng đã giành được hợp đồng thiết kế chip xử lý APU trên Microsoft Xbox One và Sony PlayStation 4, cho đến các thế hệ thiết bị mới như máy tính xách tay, máy tính bảng, máy tính để bàn, máy chủ điện năng thấp và các thiết bị nhúng. AMD tiếp tục tung ra dòng sản phẩm mới là APU A-series Elite 2013 cao cấp dành cho máy tính để bàn. APU A-series Elite được thiết kế dựa trên vi kiến trúc Piledriver của AMD và tíc hợp chip đồ hoạ Radeon HD 8000M mạnh mẽ, nhưng vẫn sử dụng bo mạch chủ FM2, do đó người dùng không phải tốn nhiều tiền khi nâng cấp vì vẫn sử dụng được mainboard FM2 cũ. Khả năng hỗ trợ nền tảng A85X, A75 và A55 cũng như tương thích với các bo mạch chủ FM2+ sẽ giúp cho người dùng linh động hơn khi nâng cấp nền tảng mới. Trong đợt giới thiệu này, AMD cho ra đời 4 APU gồm A10-6800K, A10-6700, A8-6600K và A8-6500, cả 4 APU đều có 4 nhân xử lý, riêng 2 chip A10 sẽ được tích hợp iGPU HD 8670D còn chip 2 chip A8 sẽ có iGPU HD 8570D. Cả 4 APU cũng được trang bị công nghệ AMD Turbo để tự động ép xung nhằm tăng xung nhịp khi cần thiết.

gia_ban
Thông số và giá bán dự kiến của 4 APU Elite 2013 được giới thiệu lần này

Nhân đồ hoạ AMD Radeon HD 8670D của chip A10 Elite 2013 có đến 384 nhân xử lý song song, giúp cải thiện tốc độ đến 15% so với bộ xử lý cũ (là AMD APU thế hệ thứ 2, tên mã Trinity), nếu sử dụng kết hợp với RAM DDR3 chạy ở bus 2133MHz cho cho hiệu năng cải thiện đến 13% so với bộ nhớ DDR3-1866MHz, phía AMD cho biết. Ngoài ra, AMD cũng cho biết họ đã kết hợp với Splashtop, công ty phát triển ứng dụng truy cập máy tính từ xa, để đưa khả năng stream game từ máy tính dùng chip A-series Elite 2013 lên các thiết bị di động như laptop dùng chip Kabini, tablet dùng chip Temash... với chất lượng Full HD 60Hz có kèm âm thanh chuẩn AAC 48kHz 16 bit mượt mà, độ trễ thấp.

AMD Việt Nam cũng sẽ bán ra những APU A-series Elite 2013 này trong thời gian sớm nhất cho thị trường trong nước.


Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

AMD giới thiệu chi tiết về APU Temash, Kabini và Richland

[IMG]

AMD mới đây đã đưa ra một số thông tin cơ bản về các APU di động sử dụng vi kiến trúc Jaguar, người kế nhiệm cho nhân Bobcat được hãng ra mắt hai năm trước. Jaguar cũng chính là kiến trúc được sử dụng để làm lõi CPU của hai chiếc console mới là XBOX One và PlayStation 4. Còn khi xuất hiện trên các PC di động thì nó sẽ nằm trong hai dòng APU với tên mã TemashKabini. Trong đó Temash thuộc phân khúc siêu tiết kiệm điện, thích hợp dùng cho các laptop giá rẻ hoặc máy tính bảng. Kabini mạnh hơn một chút và được xếp vào loại phổ thông. Hãng cũng có giới thiệu thêm dòng APU Richland với kiến trúc Piledrive (cùng loại với dòng APU Trinity hiện nay) và chúng sẽ được tích hợp trong các hệ thống yêu cầu hiệu năng hoạt động cao.

AMD dự tính sẽ mang những con chip Temash vào tablet và laptop giá rẻ chạy Windows 8 để cung cấp hiệu năng cũng như thời gian dùng pin tốt. Hãng cho biết SoC Temash sẽ có ba model, trong đó một chip hai nhân sở hữu TDP chỉ 3,9W, hai chip hai và bốn nhân còn lại là 8W. Về mặt hiệu năng, AMD nói Temash sẽ nằm vào khoảng giữa những CPU Intel Core i3 với Intel Atom. Nó tiết kiệm pin hơn 45% so với CPU i3 và mạnh mẽ hơn so với Atom. AMD chia sẻ rằng hiệu năng đồ họa của Temash mạnh hơn 100% so với thế hệ trước và các laptop chạy Kabini hoàn toàn có thể đạt được thời lượng pin là 9 giờ khi dùng lướt web hoặc 6 giờ khi xem phim HD 720p.

Ngoài ra, Temash còn được tích hợp Turbo Dock, một công nghệ tinh chỉnh năng lượng và hiệu năng dùng cho các máy tính lai. Khi một máy tính bảng gắn vào đế bàn phím, hoặc khi người dùng chạy các tác vụ nặng như dựng hình/phim, Turbo Dock sẽ tự động điều chỉnh lại APU để có hiệu năng cao hơn khoảng 40% so với bình thường. Còn nếu hệ thống nhận thấy thiết bị đang không kết nối với đế mà chỉ dùng ở dạng tablet truyền thống, Turbo Dock sẽ giảm mức độ tiêu thụ năng lượng của APU xuống để có thời lượng dùng pin dài hơn.

Chi tiết các model APU Temash
AMD_Temash

Về phần Kabini, APU xác định đây sẽ là dòng APU phổ thông của mình chứ không còn dành cho các máy giá rẻ như Temash. Kabini sẽ là SoC x86 đầu tiên trên thị trường có bốn nhân và hãng hứa hẹn nó sẽ giúp mang lại "chỉ số giá/hiệu năng cao chưa từng thấy" đối với một CPU lõi tứ. So với các APU đời trước, Kibini có mức độ tiêu thụ điện ít hơn 25% và nó giúp kéo dài thời gian sử dụng máy thêm 1,7 giờ khi xem phim HD 720p. Những chip Kabini E-Series hai nhân sẽ cạnh tranh với Intel Celeron, dòng A4 lõi tứ sẽ là đối thủ của chip Pentium và dòng A6 bốn nhân sẽ đương đầu với CPU Core i3.

Chi tiết các dòng APU Kabini
AMD_Kabini

Cũng trong dịp này, AMD đã giới thiệu những APU Richland và đây là dòng chip di động cao cấp. Richland nhắm đến việc cạnh tranh trực tiếp với những CPU Intel Core i3/i5 và sẽ được tách làm hai loại: APU thông thường và APU tiết kiệm điện (dùng cho các hệ thống mỏng-nhẹ), có đủ cả hai lẫn bốn nhân. Hãng cho biết Richland có thể đạt hiệu năng đồ họa tốt hơn 71% so với Core i5, hiệu năng chung cao hơn 12% so với thế hệ Trinity đi trước trước, đồng thời giúp cho laptop phục hồi từ trạng thái ngủ nhanh như tablet nhờ công nghệ AMD Start Now. Về thời lượng pin, các máy chạy trên Richland có thể đạt 7,5 giờ khi lướt web hoặc trên 10 giờ nếu dùng với các tác vụ nhẹ.

Những APU Richland A6, A8 và A10 sẽ được trang bị công nghệ AMD Screen Mirror cho phép chia sẻ nội dung và truyền hình ảnh không dây từ máy tính sang màn hình ngoài. AMD hứa hẹn công nghệ này có độ phản hồi cao hơn 3,9 lần so với Intel Wireless Display. Độ trễ của nó ở mức thấp nhất là 41ms, so với Intel WiDi là 201ms. AMD nói Screen Mirror là giải pháp không dây duy nhất có thể thật sự giúp truyền hình ảnh khi chơi game ra bên ngoài. Nó hỗ trợ phát lại phim HD 1080p 60Hz và tất nhiên là đi kèm cả âm thanh.

Ngoài ra, APU Richland còn hỗ trợ hàng loạt công nghệ khác như AMD Steady Video (giảm rung khi xem video), AMD Gesture Control (điều khiển máy tính bằng cử chỉ), AMD Face Login (đăng nhập bằng khuôn mặt). Với những con chip A10 được thiết kế để mang lại hiệu năng chơi game tốt nhất, nó sẽ được bán kèm với một số game tùy vùng miền. Bạn có thể xem thêm chi tiết về các công nghệ dùng trong APU Richland.


Chi tiết về APU Richland
AMD_Richland

Một số slide thuyết trình khác