Hiển thị các bài đăng có nhãn AMD. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn AMD. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Cải thiện thị lực cho người bị thoái hóa điểm vàng bằng kính viễn vọng áp tròng

kính_áp_tròng_AMD_01
Một người bị thoái hóa điểm vàng sẽ nhìn như thế này.

Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (Age-related macular degeneration - AMD) là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mù lòa đối với người cao tuổi tại các nước phương Tây. Điểm vàng là một bộ phận nằm ở vùng trung tâm của võng mạc, giúp chúng ta nhận biết sự sắc nét và màu sắc hình ảnh. Các tế bào điểm vàng bị thoái hóa khiến mắt mất dần khả năng nhìn chi tiết ở vùng trung tâm thị giác. Các liệu pháp điều trị quang học truyền thống không mấy hiệu quả đối với một võng mạc đã bị suy yếu. Vì vậy, nhóm các nhà nghiên cứu đa ngành dẫn đầu gới giáo sư Joseph Ford tại đại học California, San Diego (UCSD) đã tạo ra một loại kính áp tròng viễn vọng có thể chuyển đổi giữa các chế độ nhìn bình thường và phóng đại nhằm cải thiện thị lực cho bệnh nhân AMD.

Với các liệu pháp điều trị quang học thông thường, ánh sáng hướng tới mắt được phóng đại và phân tán tới các thành phần không bị tổn thương của võng mạc giúp bệnh nhân có thể nhìn được. Bệnh nhân có thể thực hiện công việc thường nhật như đọc sách báo, nhận biết khuôn mặt và chăm sóc bản thân dễ dàng hơn.

Giải pháp thường dùng đối với bệnh nhân AMD là một loại kính viễn vọng nhỏ, dày khoảng 4,4 mm. Tuy nhiên, kích thước kềnh càng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, trường quan sát bị hạn chế và các vấn đề liên quan đến tiền đình (mất thăng bằng, chóng mặt) do mắt phải điều tiết để ổn định hình ảnh khiến giải pháp này chưa được đón nhận rộng rãi. Giải pháp hiện đại hơn là kính viễn vọng cấy ghép, thế nhưng để sử dụng loại kính này thì bệnh nhân phải phẫu thuật cấy ghép và loại bỏ tròng mắt tự nhiên. Lượng ánh sáng đến mắt để phóng đại cũng bị hạn chế và chi phí phẫu thuật đắt đỏ, thường trên 25.000 USD/mắt.

Đồng tác giả nghiên cứu - Eric Tremblay đến từ Trường đại học bách khoa liên bang Lausanne (EPFL) (Thụy Sĩ) cho biết: "Để một phương pháp điều trị quang học được chấp nhận thì nó cần phải tiện lợi và kín đáo". Vì vậy, kính áp tròng viễn vọng là một phương pháp có thể thỏa mãn giữa loại kính viễn vọng đeo mắt và kính viễn vọng micro cấy ghép.

kính_áp_tròng_AMD_02

Kính áp tròng viễn vọng do nhóm nghiên cứu của Ford chế tạo chỉ dày 1,17 mm (hình trên). Kính có 2 phần: phần trung tâm có đường kính 2,2 mm mang lại tầm nhìn không phóng đại (1X). Trong khi đó, phần thấu kính hình khuyên sẽ phản xạ ánh sáng tới 4 lần trước khi được chuyển tiếp vào mắt, qua đó mang lại hình ảnh phóng đại 2,8X. Độ phức tạp và tạo hình chính xác của kính được thực hiện bằng quy trình tiện kim cương.

kính_áp_tròng_AMD_03

Để chuyển đổi giữa 2 chế độ nhìn, bệnh nhân sẽ phải đeo thêm một cặp mắt kính tinh thể lỏng có lớp phân cực tuyến tính. Yếu tố quang học tinh thể lỏng sẽ thay đổi độ phân cực của ánh sáng khi đưa vào một điện áp.

Ánh sáng phân cực sau khi đi qua lớp tinh thể lỏng sẽ thẳng hàng với tâm khẩu độ của mắt và chỉ ánh sáng này mới đi vào kính áp tròng, mang lại hình ảnh bình thường, không phóng đại. Nếu điện áp trên lớp tinh thể lỏng được thay đổi, ánh sáng sẽ bị phân cực 90 độ và đi vào phần thấu kính hình khuyên trên kính áp tròng, mang lại hình ảnh phóng đại 2,8 lần. Hoạt động chuyển đổi diễn ra rất nhanh và bình thường bệnh nhân không thể thấy được.

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm thiết kế kính áp tròng mới với cả mô hình máy tính và thấu kính nhân tạo. Họ cũng tạo ra một mô hình mắt người với kích thước thật để ghi lại hình ảnh thông qua hệ thống kính áp tròng-kính đeo tinh thể lỏng. Trong quá trình chế tạo kính, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một loại vật liệu cứng có tên polymethyl methacrylate (PMMA). Sở dĩ phải sử dụng loại vật liệu này bởi họ cần phải đặt các đường rãnh nhỏ vào thấu kính để hiệu chỉnh hiện tượng biến màu gây ra bởi hình dạng của thấu kính.

Các thử nghiệm cho thấy chất lượng hình ảnh phóng đại qua kính áp tròng rõ ràng và mang lại trường quan sát rộng hơn so với các phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu phải điều chỉnh thêm trước khi hệ thống được thương mại hóa. Theo đó, hiện tượng giảm chất lượng và độ tương phản hình ảnh vẫn xảy ra và vật liệu PMMA chưa thật lý tưởng để chế tạo kính áp tròng bởi nó không thấm khí.

Nhóm nghiên cứu hiện đang tìm cách giữ nguyên thiết kế nhưng sử dụng các vật liệu thấm khí và có thể hiệu chỉnh độ lệch màu mà không cần dùng đến các rãnh nhỏ để uốn cong ánh sáng. Họ hy vọng thiết kế kính áp tròng viễn vọng này sẽ mang lại hiệu năng cải thiện và tầm nhìn tốt hơn cho người bị thoái hóa điểm vàng, ít nhất là trước khi một liệu pháp lâu dài hơn xuất hiện.


Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

[Trên tay] APU AMD Richland A10-6800K Black Edition và benchmark

cover
APU Richland A6-6600 dòng Black Edition

Tại triển lãm Computex 2013 diễn ra hồi đầu tháng 6 này, AMD đã chính thức giới thiệu ra thị trường dòng vi xử lý Richland Elite 2013 dành cho máy tính để bàn, với 5 APU A-series gồm có A6, A8 và A10. Cả 3 series đều có phiên bản K - được mở khóa hệ số nhân để việc ép xung được thuận tiện và dễ dàng hơn nhằm thỏa mãn đam mê với những người thích thử thách giới hạn của CPU. Richland không phải là một thế hệ có thay đổi đáng kể của AMD trong năm 2013, APU này vẫn sản xuất trên tiến trình 32nm và dùng nhân Piledriver giống Trinity năm 2012, do đó Richland chỉ là dòng APU được làm mới và làm tốt hơn những gì mà AMD đã làm được với Trinity ở năm 2012.

APU mà mình dùng thử nghiệm ở đây là Richland A10-6800K, con chip này có 4 nhân xử lý, chạy ở xung nhịp gốc là 4,1GHz và tự ép xung lên tối đa 4,4GHz ở chế độ Turbo. 6800K có 4MB cache L2, hỗ trợ RAM DDR3 với bus lên đến 2133GHz và được mở khóa hệ số nhân, với mức hỗ trợ từ 10 đến 80, tương ứng với mức underclock xuống còn 1GHz hoặc overclock lên cao nhất là 8GHz bằng cách chỉnh hệ số nhân. Ngoài ra, 6800K cũng được tích hợp nhân đồ họa Radeon HD 8670D, con chip iGPU này có 384 nhân Radeon, chạy ở xung nhịp 844MHz và hiệu năng sẽ tăng tỉ lệ thuận (dĩ nhiên là có giới hạn) với xung nhịp, chất lượng của RAM hệ thống. Cuối cùng, vì vẫn cùng kiến trúc với Trinity nên Richland cũng sử dụng socket FM2 nên chúng ta không cần tốn tiền đổi bo mạch mới khi nâng cấp.


Cấu hình thử nghiệm:
  • Bộ xử lý: AMD APU A10-6800K Richland
  • Bo mạch chủ: Asus F2A85-M Pro
  • Bộ nhớ: RAM Hyper X Beast 8GB x2, bus 1866MHz
  • Lưu trữ: SSD Hyper X 3000
  • Nguồn điện: Zalman ZM400LE, 400W
  • Thùng máy: không để ý
  • Quạt tản nhiệt CPU: Deep Cool, quạt gió
  • Màn hình: tivi LCD LG 65 inch, Full HD, 3D support
Đầu tiên là những phép benchmark quen thuộc với A10-6800K, ở xung nhịp mặc định. Với phần mềm 3DMark 13 mới nhất, 6800K ghi được điểm số khá tốt, 933 điểm cho phép thử Fire Strike. Với 3DMark 11, hệ thống ghi được 1263 điểm Performance và tương tự là 5840 điểm ở 3DMark Vantage.

Với ứng dụng PCMark 7 đo hiệu năng toàn bộ hệ thống, bộ máy ghi được 2066 điểm, tương tự là 866 điểm với PCMark 8.

Để thử hiệu năng xử lý game, mình sử dụng benchmark có sẵn trong 3 game là Devil May Cry 4, Resident Evil 5 và Tomb Raider 2013. Chip đồ họa tích hợp HD 8670D trong 6800K không gặp nhiều khó khăn trong những game ra đời đã vài năm và có đồ họa không nặng RE5, DmC4... Ở thiết lập đồ họa cao nhất và độ phân giải Full HD thì con chip vẫn xử lý trơn tru, với RE5 là trên dưới 30FPS và DmC4 là từ 36-60FPS.

Đặc biệt, với game Tomb Raider 2013 ra mắt hồi đầu năm nay, bộ độ A10-6800K và HD 8670D vẫn có thể chơi được game ở độ phân giải Full HD, thiết lập LOW ở mức khung hình trung bình 24FPS.

Về nhiệt độ, quạt Deep Cool làm việc rất tốt nên nhiệt độ của APU chỉ loanh quanh 40-50 độ C, với nhiệt độ các nhân dưới 10 độ C khi idle và không quá 40 độ khi benchmark và stress. Ở điều kiện nhiệt độ phòng máy lạnh khoảng 26 độ C.


Như đã nói ở trên, A10-6800K được mở khóa hệ số nhân dành cho việc ép xung. Qua thử nghiệm của mình, 6800K có thể nâng lên mức 4,8GHz bằng cách thay đổi hệ số nhân mặc định từ 44 lên 48 và các tùy chỉnh OC khác đều để ở auto, tức là không cần quan tâm đến điện thế CPU, điện thế RAM, chipset... Hệ thống lúc này vẫn chạy hoàn toàn ổn định và vượt qua mọi phép thử benchmark cũng như stress bằng phần mềm AIDA64 để thử độ ổn định (stability test).

Sau khi "chích" thêm tí điện thế, mình có thể đẩy 6800K lên và chạy ổn định ở mức 5GHz cũng vởi tản nhiệt khí Deep Cool kể trên. Nhiệt độ lúc này của nhân CPU cao nhất là 60 độ C khi chạy benchmark. Song song với việc OC lên 5GHz, mình cũng đẩy xung RAM lên 2133MHz và thử benchmark lại, điểm số của bộ đôi 6800K và HD 8670D cũng được cải thiện khá đáng kể. Lúc này chúng ta có thể chơi game Tomb Raider ở mức LOW với khung hình trung bình là 27FPS, khi cao nhất có thể đạt 31FPS.


Kết luận:

Tuy Richland có cùng tiến trình 32nm và kiến trúc Piledriver giống với Trinity, nhưng chiếc "bình cũ - rượu mới" này đã được làm mới hơn với khả năng tản nhiệt tốt, chạy ổn định và dễ dàng OC hơn thế hệ cũ. Ngoài ra, Richland cũng được tích hợp thế hệ iGPU Radeon HD 8000 series mạnh mẽ, hỗ trợ thiết lập song song với card đồ họa rời nên hứa hẹn sẽ là lựa chọn cho những game thủ đam mê hiệu năng nhưng không dư dả về tiền bạc.

A10-6800K có giá 142$ ở thị trường Mỹ, tuy chưa có giá chính thức ở Việt Nam nhưng hiện tại Trinity A10-5800K đang được bán với giá 2,8 triệu đồng, như vậy có thể trong thời gian tới thì A10-6800K, model cao cấp nhất của Richland cũng chỉ có giá trên dưới 3,5 triệu đồng mà thôi.

Ưu điểm:
  • Mát mẻ, chạy ổn định
  • Xung nhịp cao, xung gốc 4,1GHz và 4,4GHz khi Turbo Core
  • GPU tích hợp mạnh, có thể chơi các game mới ở mức LOW, Full HD
  • Giá cả phù hợp so với hiệu năng đem lại
Cám ơn Kingston Việt Nam cho mượn RAM và SSD Hyper X cho bài viết này.

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

AMD tiết lộ về SoC đầu tiên của hãng dùng kiến trúc ARM: 8 hoặc 16 nhân Cortex-A57, dùng cho máy chủ

ARM_AMD_SoC_Seattle_may_chu_server

AMD mới đây đã tiết lộ một số bộ xử lí mới dành cho máy chủ dự kiến ra mắt vào năm sau, trong đó đáng chú ý có SoC với tên mã "Seattle". Đây là con chip đầu tiên của AMD được xây dựng dựa trên kiến trúc ARM 64-bit chứ không dùng x86 như từ trước đến nay. Seattle có hai cấu hình: 8 hoặc 16 nhân Cortex-A57 và có thể hoạt động ở xung nhịp từ 2GHz trở lên. SoC này được kì vọng là sẽ có hiệu năng cao hơn 2 đến 4 lần so với dòng chip AMD Opteron X-Series mới ra mắt gần đây với mức độ tiêu thụ điện tốt hơn đáng kể. Seattle sẽ hỗ trợ đến 128GB RAM, tương thích các chuẩn mã hóa dành cho server và tích hợp nhiều kết nối mạng.

Thực chất AMD đã từng có những chip lai giữa x86 và ARM dành cho thiết bị nhúng, còn Seattle là sản phẩm đầu tiên dùng hoàn toàn nhân ARM. Trong khi đó, đối thủ lớn của AMD là Intel thì vẫn quyết tâm theo đuổi nền tảng x86 cho bổ xử lí dùng trong server lẫn trong máy tính cá nhân. AMD nói thêm rằng Seattle sẽ là bộ xử lí đầu tiên của hãng sử dụng công nghệ Freedom Fabric để đặt cả hệ thống điện toán dày đặt lên một con chip có kích thước nhỏ với dây chuyền 28nm. Theo kế hoạch, công ty sẽ bắt đầu giao mẫu Seattle vào quý đầu của năm 2014 và bán ra trong nửa sau của năm.

Tuy nhiên, Seattle không phải là chip duy nhất của AMD dành cho máy chủ trong năm sau, hãng vẫn còn hai sản phẩm x86 khác là Berlin và Warsaw. Berlin sẽ có xuất hiện dưới dạng CPU (không có bộ xử lí đồ họa tích hợp) và APU (có GPU tích hợp). Nó bao gồm bốn nhân được thiết kế bằng vi kiến trúc "Steamroller" và sẽ đem lại hiệu năng gigaflops trên mỗi watt điện cao hơn chip Opteron 6386SE hiện nay. Đây là APU dành cho máy chủ đầu tiên sử dụng Heterogeneous System Architecture (HSA - kiến trúc hệ thống hỗn tạp) cho phép thống nhất việc truy cập CPU và GPU. Berling hứa hẹn mang lại hiệu suất sử dụng năng lượng ấn tượng và sẽ ra mắt trong nửa đầu năm 2014.

Trong khi đó, Warsaw thì nhắm đến việc giảm thiểu chi phí sở hữu máy chủ trong doanh nghiệp. CPU này sở hữu 12 hoặc 16 nhân "Piledrive", có hiệu năng trên mỗi watt điện được cải tiến so với dòng AMD Opteron 6300 Series, đồng thời tương thích các socket cũng như phần mềm hiện tại nên đảm bảo chi phí sẽ ở mức thấp. Warsaw được kì vọng sẽ xuất hiện trong quý 1 năm sau.

Lo_tring_AMD_server_2014


Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

AMD Việt Nam nói về APU Richland Elite 2013, sẽ bán ra trong tháng 6 năm nay

amd_richland

Hôm qua 14/6, đại diện AMD Việt Nam đã có buổi chia sẻ ngắn với Tinh Tế về dòng vi xử lý APU Richland Elite 2013 dành cho máy tính để bàn sẽ được họ bán ra trong thời gian tới. Theo đó, kể từ khi đưa ra khái niệm APU (Accelerated Processing Unit), bộ xử lý có thiết kế GPU vào chung đế với CPU theo kiến trúc Fusion thì Richland là thế hệ thứ 3, sau thế hệ thứ 1 là Llano và thế hệ 2 là Trinity. APU Richland được sản xuất trên tiến trình 32nm, thiết kế theo kiến trúc Piledriver do AMD phát triển, là thế hệ tiếp theo của Bulldozer, những sản phẩm dành cho máy để bàn sẽ gồm có 3 series chính là A4, A6 và A10, trong đó A10-6800K sẽ là APU mạnh nhất mà AMD dành cho người dùng cuối. Richland vừa được AMD giới thiệu tại triển lãm Computex 2013 vừa qua ở Đài Loan.

AMD cho biết, theo phân khúc thị trường thì họ sẽ định vị Richland A10 ngang với phân khúc của Core i5 Haswell của đối thủ Intel, APU A6 sẽ ngang với Core i3 tầm trung và A4 sẽ ngang với Core i3 tầm thấp. Vì vậy mà giá bán tương ứng của những APU Richland cũng rẻ hơn Haswell của Intel rất nhiều, ví dụ con chip cao cấp nhất dòng A10 series là 6800K có giá 149$ trong khi chip Haswell Core i5 rẻ nhất là 4430/4430S có giá 187$. Dĩ nhiên 149$ cho A10-6800K là giá đề xuất ở thị trường Mỹ, khi được bán ở Việt Nam sẽ cần cộng thêm khoảng 11-15% thuế nhập khẩu và chi phí liên quan, hiện tại APU Richland dành cho máy tính để bàn đã được nhập hàng và sẵn sàng được các cửa hàng tin học bán ra trong tháng 6 này, AMD VN cho biết.

Một điểm mới nổi bật trong Richland Elite 2013 là dòng APU này được trang bị chip đồ họa tích hợp Radeon HD 8000 với sức mạnh xử lý tương đương một card đồ họa rời tầm trung, vì vậy sẽ giúp người dùng tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn ráp được những bộ máy cân bằng giữa giá cá-hiệu năng-giải trí. Theo thử nghiệm của AMD thì chip Radeon HD 8670D trên A10-6800K đủ cho người dùng chơi những tựa game mới nhất năm 2013 ở độ phân giải từ 720p đến 1080p ở mức thiết lập Low và Medium, tùy theo mức đồ họa của mỗi game.


Một số slide thuyết trình về APU Richland Elite 2013 dành cho máy tính để bàn.