Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

[Video] Ý tưởng các robot khám phá mặt trăng của ESA

ESA.PNG

Robot đã trở thành một yếu tố chính trong các sứ mạng khám phá không gian và chúng đang dần chứng minh giá trị của mình qua nhiều sứ mạng quan trọng. Hôm nay, Cơ quan hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) đã đăng tải một đoạn video trình diễn các thiết kế robot cho chương trình khám phá mặt trăng và các hành tinh. Ý tưởng bao gồm những con robot đa năng, được chế tạo dành cho cả sứ mạng khám phá không gian tự động hóa lẫn hỗ trợ các phi hành gia khi họ làm việc tại một hành tinh khác.

ESA đã không ngừng theo đuổi công nghệ robot trong vòng nhiều thập kỷ qua và năm 2018 sẽ là thời điểm ESA khởi động chương trình khám phá sao Hoả ExoMars bằng phương tiện tự hành. Qua video, ESA đem đến cho chúng ta một số ý tưởng cũng như hình dung về thiết kế của những chú robot khám phá trong tương lai gần.

ESA_01.PNG

Trước tiên là một ý tưởng về xe tự hành hoạt động trên mặt trăng. Nó sử dụng một tia laser để quét địa hình phía trước. Trong trường hợp này, tia laser đỏ cho thấy nó đã phát hiện ra một địa hình dốc, gồ ghề và sẽ khá là khó khăn để định hướng. Các bánh xe của phương tiện trông rất phức tạp trong khi thiết kế tổng thể của robot lại rất đơn giản. Tại sao vậy?

ESA_02.PNG

Thay vì lăn bánh lên dốc, phương tiện sẽ mở các bánh xe tạo thành các "chân" và bò lên đồi như một con bọ.

ESA_03.PNG

Trên Trái Đất, bộ phận kiểm soát sứ mạng sẽ theo dõi hoạt động của phương tiện tự hành cũng như mẫu vật thu được qua màn hình ảo.

ESA_04.PNG

Những chiếc bánh xe biến hình của phương tiện tự hành không chỉ dùng để di chuyển trên các địa hình gồ ghề mà nó còn đóng vai trò như các cánh tay. Như hình trên, bánh xe có thể lắp ráp với một mô-đun trên xe và dùng nó để thu thập mẫu vật.

ESA_05.PNG

Ngoài ra, ESA còn trình diễn một giải pháp với các robot tháo dỡ được thiết kế để đưa các kiện hàng và những mô-đun thăm dò khác xuống bề mặt mặt trăng.

ESA_06.PNG

Kiện hàng đã nằm gọn trong robot tháo dỡ để chuyển đi.

ESA_07.PNG

Một khi đã đến vị trí, robot tháo dỡ sẽ thay đổi vị trí của mô-đun để kết nối với một mô-đun khác đã bố trí sẵn. Trong hình trên, khả năng mô-đun này là một khoang dưỡng khí dành cho các phi hành gia.

Vấn đề ráp nối các mô-đun luôn được bàn tán sôi nổi kể từ khi trạm không gian vũ trụ quốc tế ISS được xây dựng. Tuy nhiên, không chỉ mô-đun, có hàng tá thứ khác cần phải nối vào nhau như hệ thống dây điện, ống dẫn khí, nước, cáp dữ liệu v.v… Công việc này đã không hề đơn giản khi thực hiện trên Trái Đất, trên mặt trăng, mọi thứ còn khó khăn hơn. Vì vậy, giải pháp tự động hóa đã được ESA đề xuất ngay từ đầu.

ESA_08.PNG

Trong hình trên, chúng ta có thể thấy một ý tưởng robot vận hành từ xa đang kết nối một sợi cáp dưới sự quan sát của phi hành gia. Tùy thuộc vào độ phức tạp của hệ thống, robot có thể thực hiện tự động hoặc dưới sự hướng dẫn của một phi hành gia bên trong mô-đun.

ESA_09.PNG

Một thứ khác không bao gồm trong quá trình xây dựng trạm không gian là dọn dẹp bề mặt. Với các mô-đun đã gắn kết vào nhau, một nhà phi hành gia sẽ sử dụng robot dịch vụ để xới đất mặt trăng, tạo nền móng cho mô-đun. Hoạt động này rất quan trọng để xây dựng các căn cứ trên mặt trăng bởi chúng cần được chôn sâu dưới lớp đất mặt để chống chọi bức xạ vũ trụ.

ESA_10.PNG

ESA cũng dùng đến các robot hạng nặng để hỗ trợ phi hành gia tải hàng hoặc cài đặt các gói pin trên một phương tiện tự hành.