Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Chiếc Ferrari 340/375 MM Berlinetta 1953 được bán với giá 12.800.000 USD ở Villa d’Este 2013

Ferrari_340_375MM_Berlinetta_1953_top

Theo những thông tin ban đầu thì một chiếc Ferrari 340/375 MM Berlinetta 1953 vừa được bán với giá 9.856.000 Euro, tương đương khoảng 12.800.000 USD. Đây là mức giá được đưa ra tại phiên đấu giá ở sàn RM Auctions duy nhất trong khuôn khổ sự kiện Consorco d’Eleganza Villa d’Este 2013, diễn ra trên khu vực hồ Como, Italy. Mức giá này thấp hơn mong đợi dành cho một chiếc xe đặc biệt như vậy cho dù RM Auctions không công bố giá ước tính.

Chiếc Ferrari 340/375 MM Berlinetta 1953 là một sản phẩm thiết kế của Pinifarina. Nó là một trong 3 chiếc 375 MM tranh tài ở giải 24 Hours of Le Mans năm 1953 và trở thành một phần trong chiến thắng của Ferrari năm đó. Nó thực sự là một chiếc xe mang đầy những dấu tích lịch sử, qua các lần tham gia những cuộc đua như 24 Hours of Spa, Carrera Panamericana và chiến thắng ở giải 12 Hours of Pescara. Đây cũng là chiếc xe đua duy nhất được chạy ở giải World Sport Car Championship bởi 3 nhà vô địch thế giới: Hawthorn, Ascari và Farina. Ngoài ra, nó cũng từng đạt được những giải thưởng “Concours d’Elegance” danh giá khác, bao gồm Pebble Beach, Louis Vuitton Classic, và Goodwood Revival.

Ferrari 340/375 MM Berlinetta 1953 được trang bị động cơ V12 bố trí trục cam trên đỉnh, cho ra một công suất ấn tượng 340 mã lực. Nó có 3 bộ chế hoà khí Weber 40 IF/4C và một hộp số sàn 4 cấp.

Các thông tin ban đầu cũng cho biết một chiếc Ferrari 400 Superamerica SWB Coupe 1962 cũng được bán với giá 1,95 triệu Euro (khoảng 2,5 triệu USD) thấp hơn giá ước đoán, một chiếc Ferrari 275 GTB 1965 bán với giá tròn 1 triệu Euro (1,3 triệu USD) và một chiếc Ferrari 599XX cũng có giá bán thấp hơn dự kiến với 820.000 Euro (hơn 1 triệu USD một tí). Trong khi đó, 2 chiếc Bugatti là Type 44 1929 và Type 37 1927 thậm chí không thể bán được vì giá đấu đưa ra thấp hơn giá trị của xe.




Gigabyte ra mắt BRIX, máy tính nhỏ gọn có khả năng tùy biến cấu hình tương tự Intel NUC

gigabyte-brix

Gigabyte mới đây đã công bố BRIX, một chiếc máy tính nhỏ gọn có khả năng tùy biến cao tương tự như chiếc Intel Next Unit of Computing (NUC). Thiết bị này có kích thước dài x rộng x cao là 107.6 x 114.4 x 29.9 mm và nó có thể nằm gọn trong lòng bàn tay của chúng ta, còn riêng phần bo mạch chủ thì có kích thước 100 x 105 mm. Người dùng có thể tùy chọn sử dụng CPU Intel Core i3, i5 hoặc i7 dòng Ivy Bridge, RAM tối đa 16GB, ổ SSD chuẩn mSATA. BRIX có cổng USB 3.0, HDMI, Mini DisplayPort, Ethernet và card Wi-Fi 802.11n thông qua khe cắm mini-PCIe. Gigabyte cho biết sản phẩm của họ tươn thích ngàm VESA và có thể gắn lên tường hoặc gắn vào phía sau lưng màn hình. Chưa thấy hãng sản xuất công bố giá cho các mẫu BRIX này.

Cấu hình cơ bản của Gigabyte BRIX:
  • Bo mạch chủ 100 x 105 mm
  • CPU
    • Intel Core i7-3537U 2GHz / 3.1GHz
    • Intel Core i3-3227U 1.9GHz
    • Intel Core i5-3337U 1.8GHz / 2.7GHz
  • GPU: Intel HD 4000
  • Chipset Intel HM77
  • RAM: hai khe SO-DIMM DDR3, tốc độ 1333 / 1600 MHz, tối đa 16GB
  • SSD: 1 khe cắm mSATA, dung lượng tùy người dùng
  • Kết nối: USB 3.0, HDMI, Mini DisplayPort, Ethernet, cổng nguồn, khóa Kensington, Wi-Fi n
  • Nguồn: 19V, 3.42A
  • Kích thước: 29.9 x 107.6 x 114.4 mm


Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

[Video] So sánh tốc độ Optimus G Pro, HTC One (Snapdragon 600) với HTC Butterfly (S4 Pro)

optimus-g-pro-htc-one

Tất cả chúng ta đều biết chip Snapdragon 600 mới của Qualcomm mạnh hơn chip Snapdragon S4 Pro cũ, kết quả benchmark nói lên rất rõ điều đó. Tuy nhiên cái chúng ta muốn là một kết quả trực quan hơn nên hôm nay mình có làm một cái video nho nhỏ so sánh tốc độ trực tiếp giữa 2 chiếc Snapdragon 600 bao gồm Optimus G Pro, HTC One và một chiếc dùng chip S4 Pro cũ đó là HTC butterfly. Cả hai đều có 2GB bộ nhớ RAM.

Về thiết kế, mình chỉ so sánh hai máy có Snapdragon 600 đó là Optimus G Pro và HTC One. Hai máy có thiết kế hoàn toàn khác biệt, trong khi chiếc Optimus G Pro có vỏ bằng nhựa, cong ở các mép ở mặt sau, cho cảm giác cầm khá mềm tay thì HTC One có mặt sau làm bằng kim loại sang trọng hơn, nhìn máy rất cứng cáp và nam tính, đổi lại cầm máy hơi cấn chứ không dễ chịu như Optimus G Pro.

Trong phần đo tốc độ, hai máy Snapdragon 600 tỏ rõ ưu thế của mình trong các tác vụ như lướt web, thời gian tải trang web nhanh hơn nhiều so với chip S4 Pro cũ. Ở phần thi đồ họa (game Dead Trigger với đồ họa 3D), hai máy trên cũng mạnh hơn chiếc điện thoại bươm bướm, thể hiện rõ ở tốc độ mở game và thời gian Loading.


Còn dưới đây là kết quả Benchmark bằng phần mềm của ba máy:

Antutu Bench

Geekbench

quadrant

Bảng so sánh cấu hình của ba máy:

g-pro-htc-one-butterfly



Cám ơn cửa hàng XTMobile và anh @khanh999 đã cho mình mượn máy.

Samsung hé lộ Premiere 2013 với Galaxy và ATIV mới

samsungpremiere2013
Samsung Anh vừa hé lộ một số thông tin về sự kiện Premiere 2013 của họ vào ngày 20/6/2013 tại London với dòng chữ Galaxy & ATIV. Galaxy là thương hiệu điện thoại của Samsung trong khi ATIV dành cho máy tính. Với sự kết hợp này, nhiều khả năng chúng ta sẽ thấy một chiếc tablet 7" nào đó sử dụng Windows 8 hay có thể là một chiếc máy tính bảng 11" lật xoay hay trượt theo kiểu Sony VAIO Duo 11. Tất nhiên, một chiếc máy ảnh thông minh Galaxy S4 Zoom kế thừa Galaxy Camera cũng không phải là không có khả năng!

Thân gửi Canon/Nikon/Panasonic, việc cài firmware tùy chỉnh có làm mất bảo hành hay không?

Canon_Nikon_Panasonic_customer_firmware_tuy_chinh
Trang DIYPhotographer.net mới đây đã gửi thư đến ba hãng Canon, NikonPanasonic để hỏi xem liệu việc cài đặt firmware tùy chỉnh (customer firmware) vào những máy ảnh của các hãng này có làm mất bảo hành hay không. Ba thiết bị được DIYPhotographer.net hỏi thăm là Canon EOS 5D Mark II, Nikon D7000 và Panasonic GH2. Nói ngắn gọn, câu trả lời từ bộ phận hỗ trợ của ba công ty như sau: Canon là không, Nikon và Panasonic là có mất bảo hành. Phần nội dung chi tiết hơn mời các bạn cùng đọc xem bên dưới.

Canon

Hiện nay có một bản firmware tùy chỉnh thường được người chơi máy Canon sử dụng đó là Magic Lantern vì có nhiều tính năng nâng cao phục vụ cho việc quay phim, đồng thời cung cấp các tùy chọn hiển thị để việc sử dụng máy được dễ dàng hơn firmware mặc định từ hãng. Ngoài ra còn có firmware CHDK và nó áp dụng được cả cho một số máy compact lẫn DSLR. Câu trả lời của Canon về việc cài những bộ phần mềm này như sau:

Email phản hồi đầu tiên từ Canon:
Thực chất thì email này vẫn chưa rõ ràng lắm, thế nên DIYPhotographer.net gửi thêm một email nữa:
Và Canon trả lời như sau:
Nói tóm lại, Canon sẽ bảo hành cho bạn dù cho máy của bạn có cài firmware tùy chỉnh hay không miễn là lỗi đó do chính nhà sản xuất, không phải do việc sử dụng firmware gây ra.

Nikon

Nikon thì có firmware tùy biến được nhiều người biết đến với tên gọi StarWars. Câu trả lời của Nikon thì đơn giản hơn Canon, hãng không nói gì nhiều và chỉ gửi email phúc đáp như sau:
Panasonic

Các máy Panasonic Lumix có một cộng đồng chỉnh sửa và hack firmware tại địa chỉ http://www.personal-view.com, ngoài ra còn có công cụ PTool. Khi hỏi về vấn đề bảo hành, DIYPhotographer.net cho biết họ phải đợi tới ba ngày và ba email khác nhau mới nhận được một câu trả lời chính xác từ Panasonic. Nội dung của bức thư đó như sau:
Phân tích

Như vậy, với Canon, chúng ta có thể an tâm rằng nếu lỗi đúng là của nhà sản xuất thì họ sẽ sửa cho bạn dù cho bạn đang chạy firmware nào đi chăng nữa, còn những lỗi do firmware tùy chỉnh gây ra thì hãng vẫn sẽ sửa nhưng có tính phí. Với Nikon và Panasonic thì mọi chuyện không dễ dàng như thế. Theo những email phản hồi trên thì nếu camera của bạn gặp lỗi do nhà sản xuất nhưng bạn đang cài firmware không chính chủ thì bạn sẽ ngay lập tức mất bảo hành.

Vậy động thái của Nikon và Panasonic có lý hay không? Câu trả lời thật sự không cố định và mỗi người sẽ có cách nhìn khác nhau. Ví dụ, Nikon và Panasonic làm sao biết được bạn đã cài thứ gì vào máy của họ, và liệu thứ đó có an toàn hay không? Hãy thử tưởng tượng nếu như một tính năng của firmware cho phép nó toàn quyền kiểm soát màn trập, và một thao tác sai lầm khiến màn trập hỏng thì rõ ràng đây không phải là do lỗi của nhà sản xuất. Chính vì vậy không thể bắt họ bảo hành cho bạn. Mặc dù khả năng xuất hiện các tính năng như trên là không cao, và cũng chả ai bỏ vào firmware tùy chỉnh làm gì nhưng nó cũng là ví dụ tốt cho thấy vì sao các hãng thường từ chối nếu bạn cài firmware ngoài vào máy. Thực trạng này không phải chỉ có ở lĩnh vực máy ảnh mà bên điện thoại di động hay thậm chí máy tính cũng tương tự như vậy (các hãng từ chối bảo hành nếu root máy Android, Apple từ chối bảo hành nếu jailbreak...)

Mặt khác, nếu như bạn bị một lỗi phần cứng khi dùng firmware tùy chỉnh và đã quay trở về firmware gốc nhưng vẫn chưa khắc phục được thì đây dường như là lỗi của hãng. Nếu hãng từ chối bảo hành, 100% bạn là người chịu thiệt vì phải bỏ tiền tui ra sửa chữa. Bạn cũng khó có thể buộc tội những người làm firmware bởi vì thông thường, họ đã cảnh báo bạn tự chịu trách nhiệm về hành động của mình rồi.

Lưu ý: những thông tin trên đây mang tính chất tham khảo vì nó được hỏi và đáp ở nước ngoài. Mình sẽ cố gắng liên hệ với bên hỗ trợ của ba hãng này ở Việt Nam xem họ hồi đáp như thế nào.