Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Cải thiện thị lực cho người bị thoái hóa điểm vàng bằng kính viễn vọng áp tròng

kính_áp_tròng_AMD_01
Một người bị thoái hóa điểm vàng sẽ nhìn như thế này.

Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (Age-related macular degeneration - AMD) là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mù lòa đối với người cao tuổi tại các nước phương Tây. Điểm vàng là một bộ phận nằm ở vùng trung tâm của võng mạc, giúp chúng ta nhận biết sự sắc nét và màu sắc hình ảnh. Các tế bào điểm vàng bị thoái hóa khiến mắt mất dần khả năng nhìn chi tiết ở vùng trung tâm thị giác. Các liệu pháp điều trị quang học truyền thống không mấy hiệu quả đối với một võng mạc đã bị suy yếu. Vì vậy, nhóm các nhà nghiên cứu đa ngành dẫn đầu gới giáo sư Joseph Ford tại đại học California, San Diego (UCSD) đã tạo ra một loại kính áp tròng viễn vọng có thể chuyển đổi giữa các chế độ nhìn bình thường và phóng đại nhằm cải thiện thị lực cho bệnh nhân AMD.

Với các liệu pháp điều trị quang học thông thường, ánh sáng hướng tới mắt được phóng đại và phân tán tới các thành phần không bị tổn thương của võng mạc giúp bệnh nhân có thể nhìn được. Bệnh nhân có thể thực hiện công việc thường nhật như đọc sách báo, nhận biết khuôn mặt và chăm sóc bản thân dễ dàng hơn.

Giải pháp thường dùng đối với bệnh nhân AMD là một loại kính viễn vọng nhỏ, dày khoảng 4,4 mm. Tuy nhiên, kích thước kềnh càng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, trường quan sát bị hạn chế và các vấn đề liên quan đến tiền đình (mất thăng bằng, chóng mặt) do mắt phải điều tiết để ổn định hình ảnh khiến giải pháp này chưa được đón nhận rộng rãi. Giải pháp hiện đại hơn là kính viễn vọng cấy ghép, thế nhưng để sử dụng loại kính này thì bệnh nhân phải phẫu thuật cấy ghép và loại bỏ tròng mắt tự nhiên. Lượng ánh sáng đến mắt để phóng đại cũng bị hạn chế và chi phí phẫu thuật đắt đỏ, thường trên 25.000 USD/mắt.

Đồng tác giả nghiên cứu - Eric Tremblay đến từ Trường đại học bách khoa liên bang Lausanne (EPFL) (Thụy Sĩ) cho biết: "Để một phương pháp điều trị quang học được chấp nhận thì nó cần phải tiện lợi và kín đáo". Vì vậy, kính áp tròng viễn vọng là một phương pháp có thể thỏa mãn giữa loại kính viễn vọng đeo mắt và kính viễn vọng micro cấy ghép.

kính_áp_tròng_AMD_02

Kính áp tròng viễn vọng do nhóm nghiên cứu của Ford chế tạo chỉ dày 1,17 mm (hình trên). Kính có 2 phần: phần trung tâm có đường kính 2,2 mm mang lại tầm nhìn không phóng đại (1X). Trong khi đó, phần thấu kính hình khuyên sẽ phản xạ ánh sáng tới 4 lần trước khi được chuyển tiếp vào mắt, qua đó mang lại hình ảnh phóng đại 2,8X. Độ phức tạp và tạo hình chính xác của kính được thực hiện bằng quy trình tiện kim cương.

kính_áp_tròng_AMD_03

Để chuyển đổi giữa 2 chế độ nhìn, bệnh nhân sẽ phải đeo thêm một cặp mắt kính tinh thể lỏng có lớp phân cực tuyến tính. Yếu tố quang học tinh thể lỏng sẽ thay đổi độ phân cực của ánh sáng khi đưa vào một điện áp.

Ánh sáng phân cực sau khi đi qua lớp tinh thể lỏng sẽ thẳng hàng với tâm khẩu độ của mắt và chỉ ánh sáng này mới đi vào kính áp tròng, mang lại hình ảnh bình thường, không phóng đại. Nếu điện áp trên lớp tinh thể lỏng được thay đổi, ánh sáng sẽ bị phân cực 90 độ và đi vào phần thấu kính hình khuyên trên kính áp tròng, mang lại hình ảnh phóng đại 2,8 lần. Hoạt động chuyển đổi diễn ra rất nhanh và bình thường bệnh nhân không thể thấy được.

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm thiết kế kính áp tròng mới với cả mô hình máy tính và thấu kính nhân tạo. Họ cũng tạo ra một mô hình mắt người với kích thước thật để ghi lại hình ảnh thông qua hệ thống kính áp tròng-kính đeo tinh thể lỏng. Trong quá trình chế tạo kính, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một loại vật liệu cứng có tên polymethyl methacrylate (PMMA). Sở dĩ phải sử dụng loại vật liệu này bởi họ cần phải đặt các đường rãnh nhỏ vào thấu kính để hiệu chỉnh hiện tượng biến màu gây ra bởi hình dạng của thấu kính.

Các thử nghiệm cho thấy chất lượng hình ảnh phóng đại qua kính áp tròng rõ ràng và mang lại trường quan sát rộng hơn so với các phương pháp truyền thống. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu phải điều chỉnh thêm trước khi hệ thống được thương mại hóa. Theo đó, hiện tượng giảm chất lượng và độ tương phản hình ảnh vẫn xảy ra và vật liệu PMMA chưa thật lý tưởng để chế tạo kính áp tròng bởi nó không thấm khí.

Nhóm nghiên cứu hiện đang tìm cách giữ nguyên thiết kế nhưng sử dụng các vật liệu thấm khí và có thể hiệu chỉnh độ lệch màu mà không cần dùng đến các rãnh nhỏ để uốn cong ánh sáng. Họ hy vọng thiết kế kính áp tròng viễn vọng này sẽ mang lại hiệu năng cải thiện và tầm nhìn tốt hơn cho người bị thoái hóa điểm vàng, ít nhất là trước khi một liệu pháp lâu dài hơn xuất hiện.


Bên trong trung tâm dữ liệu mới nhất của Facebook tại Lulea, Thụy Điển

Facebook_Data_Center_artic_500px

Ngày 12/6 vừa qua Facebook đã chính thức đưa vào hoạt động trung tâm dữ liệu mới nhất với diện tích 2,7 hecta tại Lulea, Thụy Điển. Đây là data center đầu tiên của hãng ở bên ngoài nước Mỹ và nó sẽ mang trọng trách đảm được hầu hết lương lượng Facebook trên toàn thế giới. Facebook cho biết đây là một trong số các trung tâm dữ liệu có hiệu quả tiêu thụ năng lượng cao nhất và tất cả các máy móc bên trong đều chạy bằng thủy điện. Đây là nguồn năng lượng sạch có khả năng tái tạo 100% và nó đã giúp giảm số máy phát điện dự phòng đi 70% so với bình thường. Bên cạnh đó, Facebook còn tận dụng khí hậu mát mẻ của vùng Lulea để làm máy cho hàng nghìn server vốn được dùng để chứa hình ảnh, video, comment và thông tin về các lượt nhất like của hơn 1,1 tỉ người dùng trên toàn cầu. Lượng nhiệt thừa sẽ được dùng để làm ấm văn phòng tại đây.

Facebook_Data_Center_artic_11
Đây là cảnh quang bên ngoài trung tâm dữ liệu đầu tiên của Facebook ở bên ngoài nước Mỹ

Facebook_Data_Center_artic_15
Joel Kjellgren, quản lí trưởng của data center

Facebook_Data_Center_artic_13
Đi sâu vào bên trong, chúng ta có hàng nghìn server được thiết kế dựa trên Dự án Điện toán Mở (Open Compute Project). Những server này có hiệu suất sử dụng năng lượng cao hơn 38% và chi phí hoạt động rẻ hơn 24% so với server truyền thống thường dùng trong data center.

Facebook_Data_Center_artic_1
Rất nhiều rack máy chủ xếp thành hàng dài típ tắp

Facebook_Data_Center_artic_11

Facebook_Data_Center_artic_2

Facebook_Data_Center_artic_4
Cận cảnh hàng loạt những bo mạch trên một giá

Facebook_Data_Center_artic_5
Niall McEntegart, quản lí data center của Facebook ở các vùng Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi

Facebook_Data_Center_artic_3
Những cái quạt như thế này có tác dụng tận dụng không khí mát mẻ của đất nước Thụy Điển để làm máy cho các máy chủ của công ty

Facebook_Data_Center_artic_12
Ngó vào mặt bên trong nhà của những các quạt to này

Facebook_Data_Center_artic_12

Facebook_Data_Center_artic_14

Facebook_Data_Center_artic_9
Thêm một mớ quạt nữa

Facebook_Data_Center_artic_6
"Bạn sẽ làm gì nếu bạn không sợ hãi"?

Facebook_Data_Center_artic_10
Quang cảnh một phòng nghỉ mang phong cách thiết kế đơn giản của Thụy Điển

Facebook_Data_Center_artic_14
Khu vực làm việc của các nhân viên

Facebook_Data_Center_artic_7
Một "trung tâm ăn chơi" đầy màu sắc, thứ không thể thiếu ở các trụ sở của những hãng công nghệ lớn và mang tính sáng tạo cao như Facebook, Google


Tập tin trích xuất từ máy ảo Windows Phone xác nhận hỗ trợ độ phân giải 1080p

Windows_Phone_1080p_01

Một điểm hạn chế của Windows Phone 8 hiện tại là chưa hỗ trợ độ phân giải Full HD (1080p) mà chỉ dừng lại ở 720p (1280 x 720 hoặc 1280 x 768). Tuy nhiên, hôm nay lập trình viên làm việc cho Microsoft và Nokia - Justin Angle đã tiết lộ một số tập tin liên quan đến việc hỗ trợ độ phân giải 1080p, dự kiến sẽ có trong bản cập nhật GDR3 vào cuối năm nay. Những tập tin này được trích xuất từ bộ công cụ lập trình Visual Studio 2013 vừa được Microsoft phát hành phiên bản Preview tại hội nghị BUILD tuần trước.

Windows_Phone_1080p

Theo Justin thì những tập tin trên dùng để chạy máy ảo Windows Phone trên máy tính. Các máy ảo sẽ hỗ trợ nhiều độ phân giải, giúp lập trình viên kiểm tra khả năng hiển thị của ứng dụng và trò chơi tương tự như với thiết bị thực tế. Vì vậy, sự có mặt của 1080p skin đồng nghĩa với việc lập trình viên có thể thiết kế ứng dụng/game với độ phân giải cao hơn nhằm đáp ứng cho những thiết bị dùng màn hình 1080p.

Phát hiện của Justin cũng chính là lời xác nhận sớm rằng các nhà sản xuất thiết bị sẽ có thể phát triển điện thoại Windows Phone mới với màn hình Full HD vào cuối năm nay và lập trình viên sẽ có các công cụ để cập nhật ứng dụng của mình.


HTC cập nhật Android 4.2.2 qua OTA cho One Đài Loan

[IMG]

Cuối cùng thì HTC đã bắt đầu phân phối Android 4.2.2 Jelly Bean cho người dùng HTC One thông qua giao thức OTA, cập nhật trực tiếp trên máy. Bản cập nhật mới này có dung lượng 465MB và hiện tại thì người dùng tại Đài Loan đã bắt đầu nhận được thông báo cập nhật, các thị trường khác trong đó có Việt Nam thì cần đợi thêm một thời gian nữa. Android 4.2.2 đem đến cho HTC One nhiều tính năng mới hơn, bạn có thể tìm hiểu chi tiết trong bài viết trước đây về bản rom này: Dùng thử bản rom leak Android 4.2.2 của HTC One. Về cơ bản, máy sẽ nhanh và mượt hơn, đặc biệt là chạy khá mát và pin lâu, nút Home đã có thêm chức năng của nút Menu.

Tham khảo thêm về Android 4.2.2 Jelly Bean trên HTC One tại đây.




HTC cập nhật Android 4.2.2 qua OTA cho One

[IMG]

Cuối cùng thì HTC đã bắt đầu phân phối Android 4.2.2 Jelly Bean cho người dùng HTC One thông qua giao thức OTA, cập nhật trực tiếp trên máy. Bản cập nhật mới này có dung lượng 465MB và hiện tại thì người dùng tại Đài Loan đã bắt đầu nhận được thông báo cập nhật, các thị trường khác trong đó có Việt Nam thì cần đợi thêm một thời gian nữa. Android 4.2.2 đem đến cho HTC One nhiều tính năng mới hơn, bạn có thể tìm hiểu chi tiết trong bài viết trước đây về bản rom này: Dùng thử bản rom leak Android 4.2.2 của HTC One. Về cơ bản, máy sẽ nhanh và mượt hơn, đặc biệt là chạy khá mát và pin lâu, nút Home đã có thêm chức năng của nút Menu.

Tham khảo thêm về Android 4.2.2 Jelly Bean trên HTC One tại đây.

Tinhte_htc one_android 42201Tinhte_htc one_android 42202Tinhte_htc one_android 42203Tinhte_htc one_android 42204Tinhte_htc one_android 42205


Mang phần mềm camera của Xperia Honami lên Xperia Z, ZL hay Tablet Z

Tinhte_honami camera_00

Chiếc điện thoại mới sẽ là Honami hay một cái tên nào đó thì không biết nhưng có một điều chắc chắn là Sony sẽ có phần mềm chụp ảnh mới, và giờ thì người dùng Xperia Z, ZL hay Tablet Z đã có thể dùng thử. Phần mềm chụp ảnh mới này được người ta trích ra từ Honami với các hiệu ứng với, các tính năng mới như AR effects, Bokeh, Info-eye, Manual (chỉnh tay), Socialcast, Timeshift và Info-Eye. Điểm đặc biệt là tốc độ lấy nét của nó rất nhanh, khả năng ổn định hình ảnh và thuật toán xử lý hình ảnh mới trên Honami. Bạn cần phải root máy và có recovery mode thì mới up phần mềm camera mới này được.

Do là bản port từ Honami qua, vẫn đang trong giai đoạn chỉnh sửa vì thế phần mềm camera này chạy trên Xperia Z, ZL và Tablet Z chưa ổn định. Một vài trường hợp không chạy được camera mới, chính vì thế bạn cần tham khảo kĩ trước khi thực hiện. Tham khảo và tải về tại link gốc: [PORT] Xperia Honami Camera app with new Image processing.


Canon ra mắt máy ảnh EOS 70D: cảm biến 20.2 MP, lấy nét Dual pixel CMOS, có Wi-Fi, giá 1.200 USD

tinhte_Canon_EOS_70D_

Mẫu máy ảnh DSLR bán chuyên mới nhất của Canon mang tên gọi EOS 70D vừa được giới thiệu sau gần 3 năm Canon đưa ra phiên bản EOS 60D. Là một phiên bản ở tầm cao hơn chiếc EOS 700D, EOS 70D gây ấn tượng với cảm biến 20.2 MP tích hợp hệ thống lấy nét Dual pixel AF thế hệ mới gồm 19 điểm tuỳ chỉnh. Hoà mình cùng xu hướng kết nối di động, EOS 70D hỗ trợ kết nối Wi-Fi để truyền tải hình ảnh hoặc sử dụng điều khiển từ xa từ smartphone cũng như máy tính bảng. Máy hỗ trợ dải ISO từ 100 - 12.800, có thể mở rộng 25.600 cùng tốc độ chụp liên đến 7 fps. Máy có giá bán khởi điểm cho thân máy là 1.200 USD.

EOS 70D được dựa trên thiết kế của EOS 60D nên không có nhiều thay đổi tỏng hệ thống điều khiển. Sự thay đổi dễ nhận thấy là phím kích hoạt chế độ Live View với vòng điều chỉnh chụp và quay giống với EOS 6D. Máy sở hữu bộ cảm biến CMOS 20.2 MP kích thước APS-C với bộ xử lý hình ảnh DIGIC 5+ (chưa phải là DIGIC 6), hỗ trợ dải ISO từ 100 - 12.800 và mở rộng 25.600. Trong đó ISO tối đa khi quay phim là 6.400. Máy sở hữu màn hình 3.2" ClearView II lật và xoay đa chiều giúp mang lại những góc chụp sáng tạo và dễ dàng cho người dùng.

Để tạo dấu ấn cho dòng sản phẩm mới, Canon giới thiệu hệ thống lấy nét gọi là Dual pixel CMOS tích hợp ngay trong cảm biến ảnh. Có thể xem đây là công nghệ lấy nét lai (hybrid AF) thế hệ mới của Canon. Mỗi một điểm ảnh đơn (là yếu tố nhỏ nhất để xuất tín hiệu hình ảnh) trên cảm biến CMOS kết hợp với hai photodiodes độc lập (thành phần chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu tín hiệu điện tử) để hỗ trợ khả năng lấy nét cùng với hệ thống Phase Detection. Dual pixel AF có thể phát hiện nhanh vị trí chủ thể cũng như chuyển đổi mượt mà giữa các bước nét mà không cần phải xoay chuyển hết một vòng chu kỳ lấy nét như công nghệ contrast AF. Một ưu điểm của công nghệ lấy nét này là nó có khả năng tương thích đến 1.035 mẫu ống kính EF của Canon và các hãng đối tác, trong khi hệ thống lấy nét lai trước đó trên EOS 650D, 700D chỉ có thể đạt hiệu quả tốt nhất với các ống kính có motor lấy nét bước STM.

EOS 70D có hệ thống lấy nét 19 điểm với tất cả các điểm là cross-type nhằm đem lại một khả năng lấy nét nhanh chóng và dễ lựa chọn cho người dùng. Hệ thống đo sáng 63 vùng với hai lớp giúp nhận biết chính xác màu sắc và vùng sáng của khung cảnh. Máy cũng có khả năng quay video độ phân giải Full HD 1920 x 1080 pixel, khả năng chụp ảnh HDR, tích hợp việc chuyển đổi ảnh RAW sang JPG trực tiếp từ máy. EOS 70D hỗ trợ kết nối Wi-Fi để truyền tải hình ảnh hoặc sử dụng điều khiển từ xa từ smartphone cũng như máy tính bảng.

Canon EOS 70D đã bắt đầu cho đặt hàng với giá bán 1.200 USD dành cho thân máy. Người dùng có thể lựa chọn bộ kit EOS 70D kèm ống kính EF-S 18-55mm f/3.5-5.6 STM với giá 1.350 USD hoặc EF-S 18-135mm f/3.5-5.6 STM với giá 1.600 USD.



Thông số kỹ thuật cơ bản EOS 70D
  • Phân khúc: DSLR bán chuyên (semi-pro)
  • Cảm biến: CMOS 20.2 MP kích thước APS-C
  • Ngàm ống kính: EF/EF-S
  • Bộ xử lý hình ảnh: DIGIC 5+
  • Màn hình: LCD ClearView II 3.2" độ phân giải 1,1 triệu điểm ảnh
  • Kính ngắm quang học: 0.95x, độ phủ 98% khung hình
  • ISO: 100 - 12.800 (mở rộng 25.600), quay phim tối đa 6.400
  • Hệ thống lấy nét: Dual pixel AF
  • Điểm lấy nét: 19 điểm với toàn bộ là cross-type
  • Tốc độ chụp: 7 fps
  • Đo sáng: dual layer 63 vùng
  • Quay phim: Full HD 1920 x 1080 pixel, định dạng MOV H.264, âm thanh PCM
  • Kết nối Wi-Fi
  • Kích thước: 139.0 x 104.3 x 78.5 mm
  • Trọng lượng: 675 g (chỉ thân máy



Một nhà thần kinh học nghĩ rằng việc phẫu thuật cấy ghép đầu người cuối cùng đã có thể thực hiện

monkey_surgery
Hình ảnh mô tả quá trình cấy ghép đầu khỉ của GS Robert J. White.

Một nhà thần kinh học ở Italy tin rằng ông ta đã phát thảo ra được cách để cấy ghép đầu người một cách đầy đủ. Hoặc là cấy ghép cơ thể, phụ thuộc vào vấn đề tương lai của bạn. Trong một bài viết mới đây, giáo sư Sergio Canavero đến từ Đại học Turin đã giải thích làm thế nào để quá trình cấy ghép có thể xảy ra một cách hoàn hảo, ông cũng mô tả về một "nhát cắt sạch” với "lưỡi dao siêu bén“ để có thể đảm bảo 2 phần xương sống bị cắt rời đủ điều kiện nối liền lại với nhau.

Giáo sư Canavero đã tiếp tục nghiên cứu dựa trên những kết quả mà giáo sư người Mỹ Robert J. White từng thực hiện thành công việc cấy ghép đầu của một con khỉ lên thân thể của một con khỉ khác ở thập niên 1970. Theo mô tả từ bài viết đăng trên tạp chí Surgical Neurology International, thì ban đầu GS Canavero sẽ cho làm mát phần đầu và xương sống của đối tượng cần cấy ghép ở nhiêt độ 18 độ C, sau đó sử dụng “những vết cắt sạch” để cắt đôi cột sống, việc giữ lạnh là để tránh gây các tổn thương cho não, cũng như các bộ phận khác. Máu trong phần đầu được cấp ghép sẽ được rút hết ra trước khi kết hợp với phần thân cấy ghép bằng một loại keo polymer vô cơ. Ông cũng cho biết các thử nghiệm trên chó và chuột lang cho thấy việc cấy ghép đầu là hoàn toàn có thể.

GS Canavero cũng chỉ ra điểm khó nhất trong việc cấy ghép đầu chính là công đoạn cắt phần tuỷ sống của người cho và người nhận rồi nối chúng lại với nhau thật chính xác để chúng có thể tiếp tục hoạt động sau này. Nếu việc cấy ghép thành công, bệnh nhân sẽ tiếp tục trải qua giai đoạn hồi phục và điều trị đặc biệt để đảm bảo chỗ cấy ghép không bị tổn hại. Ngoài ra, người được cấy ghép cũng sẽ cần các liệu pháp về tâm lý và vật lý trị liệu để có thể đón nhận cơ thể mới một cách tốt nhất.

Theo GS Canavero thì ông cần khoảng thời gian 2 năm để có thể huy động đủ một đội ngũ chuyên gia tốt nhất (khoảng 100 người) nhằm phục vụ cho việc cấy ghép và để tìm được cả người nhận lẫn người cho. Theo một vài thông tin thì giá cho một cuộc phẫu thuật cấy ghép đầu người là 13 triệu USD.

Tuy đây là một đột phá lớn về mặt y học, nhưng công bố của giáo sư Canavero cũng dấy lên những câu hỏi về tính đạo đức và pháp lý vì có thể nhiều bác sĩ dởm cũng như các kẻ xấu sẽ lợi dụng công nghệ này mà làm điều không tốt. Theo các bạn thì phương pháp cấy ghép đầu có nên được cho phép thực hiện rộng rãi, và dưới góc độ đạo đức thì các bạn nhìn nhận nó như thế nào?


Nữ sinh Canada chế tạo đèn pin Hollow Flashlight hoạt động bằng thân nhiệt

body_heat_flashlight

Ở tuổi 15, cô nữ sinh trung học Canada Ann Makosinski đã thiết kế và tạo ra được một chiếc đèn pin đặc biệt, chạy bằng thân nhiệt của chính người cầm đèn. Đèn pin Hollow Flashlight đã đảm bảo chắn chắn cho Ann một suất lọt vào chung kết nhóm tuổi 15-16 của sự kiện Google Science Fair, vượt qua hàng ngàn đối thủ khác đến từ hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới.

Chiếc đèn pin LED hoạt động dựa trên tác động của nhiệt điện với các tấm tạo ra điện từ sự khác biệt về nhiệt độ. Các tấm này được gắn bên ngoài một ống rỗng để khi cầm trên tay, một mặt của các tấm tạo ra điện được làm nóng bởi nhiệt từ bàn tay, trong khi không khí sẽ đi qua ống rỗng để đảm bảo mặt kia vẫn mát mẻ. Nguồn điện năng được tạo ra từ sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mặt của tấm tạo ra điện năng sẽ làm đèn LED phát sáng.

Makosinski đã tạo ra 2 phiên bản đèn pin khác nhau. Cái đầu tiên sử dụng ống làm từ nhôm, giúp hấp thụ nhiệt nhanh nhờ tính dẫn nhiệt cao, trong khi cái thứ hai thì được làm từ ống nhựa PVC. Cả 2 mẫu đều làm việc tốt hơn khi sự chênh lệch giữa nhiệt độ xung quanh và nhiệt độ cơ thể, nghĩa là trời càng lạnh thì hiệu suất của đèn sẽ càng cao. Đèn pin sẽ làm việc tốt trong nhiệt độ không khí khoảng 10 độ C, nhưng chúng sẽ phát ra ánh sáng mạnh hơn nếu nhiệt độ ở mức 5 độ C. Tuy nhiên, Ann Makosinski cho biết cả 2 chiếc đèn pin vẫn có thể phát sáng ổn định trong vòng 20 phút, ngay cả trong nhiệt độ ấm hơn.

Chi phí cuối cùng để tạo ra một chiếc đèn pin Hollow Flashlight vào khoảng 25 USD, nhưng nếu được sản xuất với số lượng lớn thì giá cả sẽ xuống thấp hơn.

Makosinski cùng với 14 “nhà phát minh trẻ” lọt vào vòng chung kết của sự kiện Google Science Fair sẽ đến hội trại do Google tổ chức ở trụ sở tại Mountain View, California vào tháng 9, nơi những người chiến thắng sẽ được công bố cho mỗi ba nhóm tuổi. Một học bổng trị giá 50.000 USD của Google sẽ được trao cho người giành giải thưởng lớn, cùng với đó là chuyến du lịch đến quần đảo Galapagos.

Dưới đây là video Makosinski nói về thiết kế của đèn pin Hollow Flashlight và mô tả cách thức nó hoạt động: