Hôm ngày 05/08/2013, NASA đã kỷ niệm một năm ngày con tàu tự hành khám phá sao Hoả Curiosity của họ hạ cánh an toàn xuống hành tinh đỏ. Kể từ khi bắt đầu hoạt động trên sao Hoả, Curiosity đã có những khám phá quan trọng cho thấy sự tồn tại của các điều kiện thuận lợi cho sự sống của vi khuẩn cách hàng tỉ năm về trước, bao gồm cả dấu tích của một lòng suối cổ đại. Curiosity cũng thực hiện các đo đạc quan trọng về mức độ phóng xạ nguy hiểm, giúp các kỹ sư thiết kế chuẩn bị cho những sứ mệnh đưa con người lên sao Hoả. Về các con số: Curiosity đã gửi về Trái đất hơn 190 Gb dữ liệu, hơn 72.000 tấm ảnh, và phóng hơn 75.000 tia laser để thẩm tra các đối tượng mục tiêu. Hiện tại thì Curiosity đang trên đường xuống chân núi Mount Sharp, nơi nó sẽ nghiên cứu lớp thấp hơn của ngọn núi cao hơn 5000m so với đáy miệng núi lửa Gale.
Một bức ảnh chân dung tự chụp của tàu tự hành Curiosity, ghép từ hàng chục bức ảnh có độ phơi sáng khác nhau do thiết bị Mars Hand Lens Imager (MAHLI) của Curiosity chụp, vào ngày thứ 177 trên sao Hoả, 03/02/2013. Lúc này tàu tự hành đang ở một mảnh đất của khu đất nhô lên bằng phẳng gọi là "John Klein", vốn được chọn là nơi để thực hiện mũi khoan đầu tiên của Curiosity.
Chuẩn bị cho một đợt thử nghiệm của tàu tự hành khám phá sao Hoả Mars Science Laboratory, Curiosity. Đợt thử nghiệm này diễn ra trong tháng 03/2011 ở trong căn phòng mô phỏng môi trường không gian đường kính 7,6m được thiết kế để cho tàu Curiosity vận hành trong điều kiện môi trường giống như mà nơi nó sẽ làm việc trên bề mặt sao Hoả. Trong ảnh, một kỹ thuật viên đang cầm một cây gậy để lập bản đồ cường độ ánh sáng mặt trời mô phỏng tại các vị trí khác nhau bên trong căn phòng, ngay trước khi bắt đầu cuộc thử nghiệm. Căn phòng mô phỏng môi trường không gian này được đặt ở Phòng thí nghiệp động cơ đẩy phản lực (JPL) của NASA, Pasadena, California.
Một tên lửa United Launch Alliance Atlas V mang tàu tự hành khám phá sao Hoả Curiosity rời khỏi bệ phóng Launch Complex 41 ở Căn cứ không quân Cape Canaveral, Florida, 26/11/2011.
Một tàu thăm dò quỹ đạo được NASA gửi lên sao Hoả trước đó, Mars Reconnaissance Orbiter (MRO), nhìn xuống và bắt được khoảnh khắc thành viên mới nhất của độ robot tự hành khám phá sao Hoả của NASA khi nó đang bung dù xuống bề mặt sao Hoả, 05/08/2012. Ở góc trái bên trên, bán có thể thấy 2 đốm trắng, một cái là cái dù, cái còn lại là tàu vũ trị và phần vỏ bảo vệ của nó.
Người chỉ huy chuyến bay của tàu tự hành Curiosity, Bobak Ferdowsi, người để một kiểu tóc khác nhau cho mỗi sứ mệnh, làm việc bên trong Bộ phận điều hành các chuyến bay không gian (Spaceflight Operations Facility) để giám sát tàu tự hành khám phá sao Hoả của NASA Curiosity ở JPL, Pasadena, California, 05/08/2012.
Ảnh chụp độ phân giải cao cho thấy tấm chắn nhiệt của tàu tự hành Curiosity trong lúc nó đang hạ cánh xuống bề mặt sao Hoả, 05/08/2012. Tấm ảnh này được chụp bởi thiết bị chụp ảnh hạ cánh xuống sao Hoả (Mars Descent Imager), hay còn được gọi là MARDI và cho thấy tấm chắn nhiệt có đường kính 4,5m khi nó đang rơi xuống cách 16m so với tàu vũ trụ. Các miếng màu trắng là mục tiêu để MARDI xác định và chụp ảnh.
Một bức ảnh được NASA công bố 06/08/2012, chụp bởi tàu Curiosity cho thấy ngọn núi Mount Sharp, mục tiêu khoa học chính của nó. Phía tiền cảnh là cái bóng của Curiosity, còn dải mờ xa xa là các đụn cát. Trồi lên ở giữa là ngọn núi Mount Sharp, cao 5,44km. Bức ảnh này đã được chỉnh sửa để loại bỏ hình dạng cong do chụp bằng ống kính mắt cá.
Vị trí hạ cánh của tàu tự hành mới nhất của NASA, chụp ngày 17/08/2012. Vị trí va chạm lúc hạ cánh (trái), vỏ bảo vệ và dù (dưới) và tàu Curiosity (phải). Tấm ảnh này được chụp bởi thiết bị HiRISE trên tàu thăm dò sao Hoả Mars Reconnaissance Orbiter.
Trên sao Hoả, tàu Curiosity tự chụp ảnh của chính nó - bức ảnh này cho thấy thiết bị Alpha Particle X-Ray Spectrometer (APXS) cùng với khung cảnh sao Hoả ở phía sau. Ảnh này được chụp bởi hệ thống Mast Camera của Curiosity vào ngày thứ 32 trên sao Hoả, 07/09/2012. APXS có thể được nhìn thấy ở giữa bức ảnh. Bức ảnh này cho các nhà nghiên cứu biết được rằng thiết bị APXS không bị đóng bụi khi Curiosity hạ cánh xuống sao Hoả.
Ảnh ghép từ hệ thống Mast Camera (Mastcam) trên tàu tự hành khám phá sao Hoả Curiosity của NASA cho thấy ngọn núi Mount Sharp trong một bức ảnh đã chỉnh cân bằng trắng để bầu trời trông có màu xanh và bề mặt đất trong như dưới điều kiện giống Trái đất. Cân bằng trắng giúp cho các nhà khoa học nhận biết chất liệu đá dựa trên kinh nghiệm của họ khi quan sát đá trên Trái đất. Mount Sharp, hay còn gọi là Aeolis Mons, là một ngọn núi nằm giữa miệng núi lửa Gale của sao Hoả, cao hơn 5.400m so với đáy miệng núi lửa, nơi Curiosity đã làm việc từ khi nó hạ cánh xuống sao Hoả và tháng 08/2012.
Cánh tay của Curiosity đang làm việc, ảnh chụp bởi hệ thống Hazcam ở phía trước bên trái của Curiosity, vào ngày thứ 322 trên sao Hoả, 03/07/2013.
Một bức ảnh động được chụp trước và sau khi Curiosity thực hiện một mũi khoan nhỏ thử nghiệm trên một tảng đá sao Hoả. Bức ảnh nào được chụp bởi hệ thống Mast Camera của Curiosity. Đường kính của lỗ khoan là khoảng 1,6cm. Bức ảnh trước khi khoan được chụp vào ngày thứ 178 trên sao Hoả của sứ mệnh Curiosity, 04/02/2013.
Một vài người nhìn vào màn hình "Mars Window", một màn chiếu các hình ảnh chụp bởi tàu tự hành khám phá sao Hoả của NASA tại buổi triển lãm Visions of the Universe ở Bảo tàng hải dương học quốc gia, Greenwich, London, 05/06/2013.
Bức ảnh động ghép từ 7 tấm ảnh do hệ thống máy ảnh HiRISE trên tàu thăm dò Mars Reconnaissance Orbiter cho thấy sự tác động của gió khiến cho chiếc dù hạ cánh cảu tàu vũ trụ nghiên cứu sao Hoả khi nó nằm trên bề mặt của hành tinh đỏ hàng tháng trời sau khi được dùng để hạ cánh tàu Curiosity. Phần cánh dù là đốm trắng nằm ở phía dưới tấm ảnh, các dây nối với còn dính liền với vỏ bảo vệ của tàu vũ trụ, là đốm trắng nằm phía trên tấm ảnh. Độ dài của dù, bao gồm cả dây, là khoảng 50m.
Tấm ảnh đôi cho thấy dấu xúc khi tàu Curiosity lấy một ít mẫu đất sao Hoả (trái) và cái gàu xúc đang chứa đất. Mẫu đất đầu tiên được lấy từ khu vực "Rocknest" gồm bụi và cát, vào ngày thứ 61 trên sao Hoả, 07/10/2012.
Hệ thống Chemistry and Camera (ChemCam) trên tàu Curiosity sử dụng tia laser để kiểm tra các điểm từ mặt này sang mặt kia trên một mẫu đất, để lại những dấu vết trong bức ảnh đôi so sánh trước và sau. Hai bức ảnh này được chụp bởi máy ảnh ChemCam Remote Micro-Imager từ khoảng cách chừng 3,5m. Đường kính của vòng tròn mà chúng ta thấy được là khoảng 7,9cm. Các nhà nghiên cứu dùng ChemCam để kiểm tra mẫu đất, được đặt tên là "Beechey", vào ngày thứ 19 trên sao Hoả của tàu Curiosity, 25/08/2012.
Một phần của bức ảnh panorama chụp bởi hệ thống Mast Camera trên tàu tự hành Curiosity khi nó đang làm việc ở khu vực gọi là Rocknest vào tháng 10 và 11/2012.
Curiosity chụp bức ảnh vào ban đêm khi nó thực hiện mũi khoan ở Cumberland, nó chiếu sáng khu vực khoan bằng đèn LED. Ảnh này được chụp bởi hệ thống MastCam, vào ngày thứ 292 trên sao Hoả, 06/06/2013.
Ảnh chụp cận cảnh của một viên đá bởi máy ảnh ChemCam Remote Micro Imager vào ngày thứ 323 trên sao Hoả, 04/07/2013.
Bức ảnh từ máy ảnh Mars Hand Lens Imager trên tàu Curiosity cho thấy một vật thể màu sáng trên nền đất bên cạnh tàu ở khu Rocknest. Nó dài khoảng 1,3cm. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là rác từ các tàu vũ trụ, có thể đã bay vào bề mặt sao Hoả. Ảnh này được chụp vào ngày thứ 65 trong sứ mệnh khám phá sao Hoả của Curiosity, 11/10/2012.
Ảnh quốc kỳ Mỹ in trên thân tàu Curiosity chụp bởi máy ảnh Mars Hand Lens Imager (MAHLI), 19/09/2012. Lá cờ này là một trong 4 "logo di động" nằm trên cánh tay cân bằng di động của Curiosity.
Nhìn vào bầu trời của sao Hoả, Curiosity chụp một tấm ảnh cho thấy hai mặt trăng nhỏ của hành tinh này là Phobos (trái) và Deimos, vào ngày thứ 351 trên sao Hoả, 01/08/2013.
Trong bức ảnh này, tàu tự hành khám phá sao Hoả Curiosity của NASA là đốm nhỏ màu xanh nhạt ở góc phải. Ảnh được chụp bởi hệ thống máy ảnh HiRISE trên tàu thăm dò Mars Reconnaissance Orbiter. Đường đi của Curiosity có thể được nhìn thấy từ vị trí hạ cánh, "Bradbury Landing", ở góc trái bên trên tấm ảnh. HiRISE chụp tấm ảnh này vào ngày 27/06/2013, khi Curiosity đang ở tại một khu vực gọi là "Shaler" ở vùng Glenelg, thuộc miệng núi lửa Gale. Sau đó Curiosity sẽ rời khỏi Glenelg và đi về phía Tây Nam.
Phần sườn núi thấp của ngọn núi Mount Sharp xuất hiện ở bên trên tấm ảnh chụp bởi hệ thống Navigation Camera (Navcam) trên Curiosity, tại khúc cuối của chặng hành trình dài 41m vào ngày thứ 329 trên sao Hoả, 09/07/2013.
Sử dụng một quy trình lấy nét tích hợp sẵn, hệ thống Mars Hand Lens Imager (MAHLI) trên Curiosity tạo ra được bức ảnh cận cảnh bề mặt đá sao Hoả bằng cách ghép từ 2 đến 8 tấm ảnh được chụp trước đó, 04/07/2013.
Vào ngày thứ 349 trên sao Hoả, 30/07/2013, Curiosity nhìn về phía sau, chụp lại con đường mà nó đã đi qua trên bề mặt của sao Hoả.
Xem thêm:
5 câu trả lời thú vị của NASA về sứ mạng Curiosity và sao Hỏa
Các bài viết khác về Curiosity
Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013
[The Big Picture] Một năm trên sao Hoả của tàu tự hành Curiosity
Vì sao Google cần đến các thiết bị Nexus?
Android là một hệ điều hành nguồn mở, nhưng dù cho Google đã có nhiều nỗ lực nhưng hệ điều hành này vẫn còn bị phân mảnh nặng nề, cả ở mức phần cứng lẫn phần mềm. Chương trình Nexus của Google có thể xem là một giải pháp cho vấn đề phân mảnh này, bởi chúng luôn đi kèm theo phiên bản Android mới nhất, được cập nhật nhanh nhất (thường là ngay trong đêm giới thiệu), và nhận được sự quan tâm nồng nhiệt của cộng đồng lập trình viên. Thế nhưng liệu với Nexus, Google có thể thật sự giải quyết được vấn đề phân mảnh hay không? Và mục đích thật sự của dòng Nexus là gì?
Vẫn chưa có sự thay đổi về cách cập nhật thiết bị với Android 4.3
Mới đây Google đã cập nhật Android lên phiên bản 4.3. Đây vừa là tin tốt, vừa là tin xấu. Tin xấu đó là chúng ta vẫn chưa thấy được sự thay đổi nào trong vòng xoay cập nhật cho các thiết bị Android khi có phiên bản mới xuất hiện. Vòng xoay đó là: Google ra mắt bản Android mới, các máy Nexus nhận được bản update (vài ngày sau tới lượt những máy Google Edition), kế tiếp là các hãng sản xuất lần lượt đưa lời hứa chung chung về thời điểm nâng cấp máy cho khách hàng của mình, có thể là vài tháng sau, thậm chí là cả năm sau. Và chính sự "chung chung" này đã khiến nhiều người cảm thấy thất vọng và mệt mỏi vì chờ đợi.
Còn tin tốt ở Android 4.3 đó là nó không mang trình mình nhiều thay đổi lớn. Giao diện và phần mềm hầu như không có gì thay đổi, những điểm mới được Google mang vào hệ điều hành này chủ yếu là để nâng cao hiệu năng, hỗ trợ giao tiếp Bluetooth Smart, tăng cường khả năng sử dụng nhiều người và trải nghiệm chơi game. Điều đó có nghĩa là các hãng sẽ mất ít thời gian hơn để đưa Android 4.3 lên thiết bị của mình. Cõ lẽ bản Android 5.0 sắp tới mới thật sự mang tính đột phá.
Google đã mô-đun hóa Android
Để giải quyết vấn đề chậm cập nhật, Google đã tìm ra một cách phù hợp. Phương thức này khá đơn giản: Google đã "mô-đun hóa" (tách thành từng phần riêng biệt) nền tảng Android để giúp cập nhật những thành phần quan trọng của hệ thống - chính là các ứng dụng - theo lịch trình của mình. Trưởng bộ phận kĩ thuật của Android, ông Dave Burke, nói rằng "không giống những công ty khác, chúng tôi không bị ràng buộc vào nền tảng (Android) trong việc ra mắt những app mới". Bằng chứng là Google đã tách riêng và thường xuyên cập nhật các app như Hangouts, Keep, Google Music, Chrome, Drive, Gmail, YouTube, Maps cho nhiều người dùng chạy nhiều bản Android khác nhau. Thời điểm mà các app này được nâng cấp sẽ dao động trong khoảng 6 tới 8 tuần, thế nên người dùng vẫn có thể tận hưởng những điểm tốt nhất từ các dịch vụ của Google mà không phải chờ đợi mòn mỏi cho một đợt nâng cấp lớn như những gì Apple áp dụng với iOS.
Chiến lược này có hai mặt lợi và hại. Android giờ đây trở thành một nền tảng và chỉ cần cập nhật để bổ sung những tính năng, thao tác cơ bản, không phải kéo theo hàng loạt app tích hợp. Lập trình viên vẫn gặp khó khăn trong việc quyết định xem ứng dụng của mình sẽ tương thích với những phiên bản nào, nhưng ít ra với người dùng thì mọi chuyện dễ dàng và nhanh chóng hơn một chút. Còn với những ai không chấp nhận chờ đợi, các thiết bị Nexus cũng như những máy "Google Play Edition" chính là giải pháp tốt nhất.
Mục đích thật sự của Nexus
Đúng là như thế. Ở những buổi đầu khi Nexus mới ra đời, người ta tưởng rằng các thiết bị này sẽ khiến thị trường Android bị chi phối mạnh bởi người ta sẽ đổ xô đi mua máy của Google và không đoái hoài tới những nhà sản xuất khác. Nhưng thực tế đã chứng minh rằng máy Nexus quả thực có bán chạy nhưng nó vẫn chưa "hot" và bán nhiều như máy Android của hãng khác.
Vậy tại sao Nexus lại xuất hiện nếu lượng người dùng không quá lớn? Google nói rằng Nexus chính là những "hào quang" có tác dụng "giáo dục" cho cả hệ sinh thái. Burke nói: "Cơ bản là chương trình Nexus cho phép chúng tôi đặt ra những tiêu chuẩn cho Android... Chúng tôi có thể trình diễn Android chạy như thế nào và hi vọng rằng nó sẽ ảnh hưởng đến các nhà sản xuất thiết bị khác". Google muốn các công ty như Samsung, LG, HTC,... nhìn vào các máy Nexus để biết được Google có thể làm những gì, và họ cần phải làm gì để sản phẩm của mình trở nên tốt hơn.
Lời giải thích của Google chưa hợp lý lắm. Mặc dù những chiếc Nexus khá độc đáo, tuy nhiên cấu hình và thông số kĩ thuật của chúng thường đi sau thời đại. Camera của Galaxy Nexus thì quá tệ, Nexus 4 thì không hỗ trợ 4G LTE, một kết nối quan trọng cho các thị trường như Mỹ, trong khi các máy khác đã có từ lâu. Giờ đây Google lại bán thêm HTC One và Samsung Galaxy S4 "Google Edition" với giao diện Android gốc, thế nên chương trình Nexus lại càng không liên quan đến việc "giáo dục" nói trên.
Điều đó dẫn đến một nguyên nhân khác để dòng Nexus còn tồn tại, và nguyên nhân này còn quan trọng hơn mục đích giáo dục các OEM: Google cần một thiết bị nào đó để hãng có thể phát triển Android. Burke nói: "là một nhóm kĩ sư tạo ra nền tảng di động - chúng tôi không thể làm ra nền tảng đó một cách trừu tượng. Chúng tôi cần phải thử nghiệm trên một thiết bị thực tế mà chúng tôi có thể mang theo bên mình". Chính vì thế, ngoài việc tạo ra những thiết bị tốt cho các kĩ sư, Google quyết định làm ra thêm vài trăm nghìn chiếc nữa rồi bán cho người dùng. Một công đôi việc mà thôi.
Nhưng với Nexus, liệu Google thật sự muốn nhảy vào thị trường nơi mà hãng chỉ có thể bán cho một số lượng khách hàng nhỏ, và thường là người dùng chuyên sâu? Không hẳn là như thế. Năm ngoái, hãng đã ra mắt Nexus 7 và tính đến thời điểm hiện tại thì thị phần của mẫu tablet này đang chiếm 10% tổng số máy tính bảng Android trên toàn cầu. Nó cũng nằm trong top 20 thiết bị Android được ưa thích. Đây là thiết bị Nexus đầu tiên thành công khi áp dụng phương thức giá rẻ. Sau đó, Nexus 4 ra đời cũng với mức giá rất hấp dẫn, và cũng nhanh chóng cháy hàng, thế nhưng nó vẫn chưa bán được nhiều như Nexus 7.
Hugo Barra, quản lí sản phẩm Android của Google, cho biết rằng Nexus 7 có được thành công như vậy là rất đáng ghi nhận trong bối cảnh nó phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ những đối thủ Android khác cũng như iPad. Nó cũng giúp Google đạt được mục đích sử dụng một chiếc máy Nexus nhằm cải thiện chính bản thân Android. Barre nói "chúng tôi đã học được rất nhiều thứ từ nó", và Android 4.3 cũng được thiết kế để thu hút thêm người dùng máy tính bảng. "Nó thật sự đã giúp chúng tôi nghĩ về những thứ gì cần phải được thêm vào một chiếc tablet thế hệ mới".
Motorola cũng chỉ là một nhà sản xuất như bao hãng khác
Về phần Motorola, sau nhiều tin đồn, cuối cùng chiếc Moto X cũng đã được chính thức tiết lộ. Đây là chiếc điện thoại đầu tiên thể hiện sự ảnh hưởng của Google đối với sản phẩm của Motorola, thế nhưng nó vẫn là một chiếc smartphone Motorola, không phải một chiếc điện thoại của Google. Moto X không được cài sẵn phiên bản Android mới nhất, máy được bán ra theo hợp đồng với nhà mạng và nó không sở hữu mức giá rẻ cực kì hấp dẫn như các thiết bị Nexus.
Như vậy, với Moto X là bằng chứng, Motorola cũng chỉ là một hãng sản xuất điện thoại Android bình thường như bao công ty khác. Giờ đây, khi các chi tiết về Moto X đã xuất hiện rõ ràng, chúng ta có thể nói rằng trách nhiệm thúc đẩy cả hệ sinh thái Android vẫn tiếp tục nằm trong tay nhóm Android cũng như bộ phận Nexus của Google chứ không phải là Motorola.
Không có cách chữa khỏi "bệnh" phân mảnh của Android, nhưng Google có cách để quản lí các "triệu chứng"
Chúng ta không thể chối bỏ rằng sự phân mảnh các nền tảng Android là có thật, và nó cũng là một vần đề thật với Google. Nếu bạn xem sự phân mảng này là một căn bệnh thì trong vòng 5 năm qua, mặc dù đã rất cố gắng, Google vẫn tìm ra cách chửa. May mắn, bệnh này không dẫn đến cái chết, và trong thời gian qua, việc mô-đun hóa các ứng dụng cũng như thiết bị Nexus đã giúp Google "quản lí" cũng như giảm thiểu những "triệu chứng" mà người dùng phải chịu đựng. Google, và cả người dùng Android, dường như đã quen với chuyện đó.Tham khảo: The Verge
Rò rỉ ảnh tiết lộ về Sony Xperia Honami, sẽ ra mắt ngày 4 tháng 9 tại Berlin?
Trang CNBeta mới đây đã cho đăng tải một bức ảnh tiết lộ về chiếc smartphone Sony i1 "Honami" sắp ra mắt. Trong ảnh, chúng ta thấy được một chiếc điện thoại có thiết kế tương tự như Xperia Z với nút nguồn tròn đặc trưng cho series Xperia 2013, tuy nhiên cạnh bên của máy có vẻ bo tròn nhiều hơn Z. Bên dưới còn có dòng chữ nói về thời điểm thiết bị này chính thức trình làng, đó là 4 tháng 9 tại Berlin, tức sau khi triển lãm công nghệ IFA 2013 diễn ra. Tin đồn trước đây nói rằng Honami sẽ được trang bị màn hình 5" Full-HD Triluminos với engine hình ảnh X-Reality, SoC Snapdragon 800 xung nhịp 2,2GHz, RAM 2GB. Điểm nhấn của máy nằm ở camera 20,7 megapixel với ống kính G và bộ xử lí ảnh BIONZ.
Ngoài ra, tin đồn còn nói rằng Honami sẽ có thẻ microSD bên cạnh bộ nhớ trong 16GB, có khả năng chống nước theo chuẩn IP57 (chống bụi, chịu nước ở độ sâu 1m trong 30 phút). Các kết nối thông dụng như Bluetooth 4.0, NFC, Wi-Fi, 3G, 4G đều có mặt trên mẫu smartphone này. Chúng ta hãy đợi đến ngày 4 tháng 9 để biết thêm chi tiết về Sony Xperia Honami.
Một số tin có liên quan:Ảnh bên dưới có kích thước chiều ngang lên đến 4000 pixel, bạn có thể nhấn vào hoặc lưu về máy rồi phóng to để xem gần hơn về chiếc Honami trong ảnh
- Lộ diện nhiều thông tin về camera và phần mềm của Xperia i1 Honami
- Tiếp tục rò rỉ hình ảnh và giao diện ứng dụng camera của Sony Xperia i1 Honami
- Mang phần mềm camera của Xperia Honami lên Xperia Z, ZL hay Tablet Z
- Rò rỉ thêm nhiều ảnh báo chí và thực tế của Xperia i1 Honami, có phím chụp ảnh riêng
Nguồn: CNBeta
Quy trình làm phim hoạt hình 3D qua bộ phim “Chuyện trẻ con”
Xin giới thiệu đến các bạn một bộ phim hoạt hình 3D “Chuyện trẻ con”, cực kỳ nhẹ nhàng và ý nghĩa. Ngoài nội dung sâu sắc, nó còn gây ngạc nhiên bởi đây là thành quả của một nhóm sinh viên FPT Arena với kỹ thuật dàn dựng 3D từ A đến Z, từ khâu vẽ, dựng animation cho tới làm nhạc…
Có lẽ nhiều bạn xem phim hoạt hình 3D vẫn chưa thấy hết được quy trình làm một bộ phim 3D phức tạp và gian nan như thế nào để tạo ra những thước phim. Một bộ phim hoạt hình 3D cần qua một quá trình rất nhiều bước, đa số các bước cũng tương tự như làm một bộ phim hoạt hình bình thường. Chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược các bước cần phải làm cho một bộ phim 3D như thế qua “Chuyện trẻ con” nhé.
Chuẩn bị kịch bản phim
Để có một bộ phim dĩ nhiên cần có một kịch bản, tức là câu chuyện viết thành văn trên giấy. Tất cả những ý tưởng, tình tiết trong phim sẽ được viết cặn kẽ trong kịch bản này.
Vẽ model sheet
Trong mỗi bộ phim đều có các nhân vật, nhân vật chính và nhân vật phụ. Các nhân vật này hoạt động trong nhiều cảnh trí khác nhau. Trước khi tạo phim, người ta cần phác thảo kỹ lưỡng hình dáng của các nhân vật trong phim trên giấy. Ví dụ, hãng phim hoạt hình Walt Disney cần làm phim hoạt hình về chuột Mickey, trước hết người ta sẽ phác thảo trên giấy xem hình dáng của chuột Mickey phải như thế nào. Hình dáng này phải được cân nhắc, chỉnh sửa thật kỹ và có những nét đặc trưng cho bộ phim. Công việc này gọi là vẽ model sheet. Ngoài các nhân vật, người ta cũng cần phác thảo trước các vật thể xuất hiện trong phim như thế nào.
Vẽ storyboard
Sau khi đã có kịch bản và hình dáng các nhân vật trong phim, bước tiếp theo là vẽ storyboard, hay có thể gọi là tạo kịch bản hình ảnh. Công việc này giống như là vẽ truyện tranh trên giấy. Từ những khung ảnh dùng để kể lại câu chuyện trên giấy sẽ cho thấy rõ từng cảnh trong phim sẽ thể hiện như thế nào và cũng từ đó cho thấy rõ sự phân cảnh trong phim. Một phân cảnh trong phim được gọi là một scene.
Vẽ background
Đây là bước tạo cảnh nền cho phim. Dựa trên storyboard, người ta cũng sẽ thấy có bao nhiêu bối cảnh sẽ xuất hiện trong phim. Để cho các bối cảnh này hợp lý và đẹp mắt, các cảnh đó cũng sẽ được vẽ ra trước trên giấy hay hiện nay, người ta cũng có thể dùng một phần mềm đồ họa 2D nào đó để vẽ ra trước. Ví dụ, trong phim có cảnh trong một khu rừng, thì cần phác thảo trước khu rừng đó sẽ có những cây cối như thế nào,… Công việc này cũng giống như để quay một bộ phim, đạo diễn phải đi chọn một cảnh thích hợp để quay vậy. Để làm một bộ phim 3D, khung cảnh này sau khi phác họa cũng phải được tạo lại thành không gian 3 chiều trên máy tính vì khi các nhân vật diễn trong bối cảnh đó có thể quay ở bất cứ góc quay nào.
Modelling
Sau khi đã phác thảo nhân vật trên giấy, để cho nhân vật cử động được trong phim, người ta phải dựa vào bản phác thảo để tạo lại nhân vật đó trong không gian 3 chiều trên máy tính. Công việc này gọi modelling. Người họa sĩ làm modelling cần phải nhìn bản phác thảo và tưởng tượng ra được nhân vật đó ở trong thực tế phải như thế nào để có thể tạo khối một cách chính xác. Bạn lưu ý rằng nhân vật trên giấy chỉ là 2 chiều và chỉ thấy được vài hướng của nó, còn thể hiện trong không gian 3 chiều thì phải thấy được nhân vật ở tất cả các hướng giống như người thật vậy. Hơn nữa, người làm modelling cũng phải tạo đủ tất cả các diễn cảm có thể có trên khuôn mặt của nhân vật.
Texturing
Sau khi modelling xong, cần phải tạo màu sắc cho nhân vật, tức phải xác định nhân vật có da màu gì, mắt màu gì, rồi mũi miệng, quần áo ra sao,… Một nhân vật không phải đơn giản chỉ quy định các màu sắc xanh đỏ tím vàng… mà thường phải tạo gần giống như những chất liệu thật. Ví dụ da có thể có những nếp nhăn, giày có thể là giày da, bóng, quần áo có thể bằng vải lụa, vải bố và có các hoa văn,… Công việc tạo ra các dạng màu sắc, hoa văn, nếp nhăn, độ bóng,… gọi là tạo chất liệu và tạo texture cho nhân vật. Các vật thể trong phim cũng cần tạo như vậy.
Tạo xương
Để các nhân vật có thể cử động và diễn xuất như người, cần có thêm một công đoạn là tạo xương cho nhân vật. Người họa sĩ làm công việc này cần có những hiểu biết nhất định về giải phẩu học (anatomy). Các phần mềm làm 3D đều có công cụ để tạo ra các bộ xương này. Dựa vào những hiểu biết về giải phẩu học và nhân vật 3D đã modelling xong, người họa sĩ sẽ tạo ra một bộ xương có những khớp tương ứng. Ví dụ có những xương cổ, xương cánh tay, khuỷu tay, ngón tay, xương cẳng chân, xương bàn chân, ngón chân,… Các khớp xương này sau đó được quy định gắn vào những vị trí thích hợp trong mẫu modelling đồng thời quy định nó sẽ hoạt động như thế nào. Trong quá trình này có rất nhiều tính toán để sau này có thể diễn được nhân vật và giảm thiểu tối đa những sai sót về mặt vật lý.
Và đây là tác phẩm hoàn chỉnh:
Và bộ phim của chúng ta:
Bài viết tham khảo từ ADSangtao/ dohoavn
Kỹ thuật mới giúp tạo ảnh 3D chỉ với máy ảnh một ống kính
Một nhóm các nhà nghiên cứu ở trường Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng Harvard (SEAS) đã tìm ra phương pháp mới đầy hứa hẹn trong việc tạo ra ảnh 3D từ một máy ảnh hay kính hiển vi thông thường chỉ có một ống kính. Thay vì dùng phần cứng đắt tiền, kỹ thuật này dùng các thuật toán để tạo ra ảnh 3D có độ sâu và có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như là y học hay là điện ảnh.
Hiện tại, để có thể chụp ảnh 3D thì cần có máy ảnh đặc biệt, chẳng hạn như chiếc máy có 2 ống kính là Fujifilm W3 hay là chụp ảnh bằng máy Lytro rồi về chỉnh sửa để có ảnh 3D. Kỹ thuật được phát triển bởi Kenneth Crozier và Anthony Orth tại SEAS có thể tạo ra kết quả tương tự nhưng chỉ cần dùng phần mềm. Các thuật toán của hai anh chàng này có thể tạo ra được ảnh 3D động bằng cách sử dụng 2 bức ảnh được chụp từ máy ảnh tĩnh ở độ sâu khác nhau.
Mắt của chúng ta nhận biết độ sâu thông qua thị sai của hai mắt (sử dụng mắt để nhìn một vật thể từ hai góc khác nhau) hoặc là thông qua thị sai chuyển động (thay đổi góc nhìn lên vật thể bằng cách di chuyển). Nỗ lực tạo ra ảnh 3D từ một máy ảnh tĩnh, có một ống kính là một thử thách thực sự, vì sẽ không có các hiệu ứng thị sai hai mắt và cả thị sai chuyển động để thể hiện độ sâu. Nó sẽ giống như việc bạn điều tiết khoảng nét với chỉ một mắt, và không di chuyển đầu.
Các nhà nghiên cứu đã phát triển một thuật toán để tính toán xem ở góc nào thì ánh sáng tác động lên từng điểm ảnh. Họ làm việc này bằng cách so sánh sự khác biệt nhỏ giữa hai bức ảnh được chụp cùng góc máy nhưng lấy nét ở độ sâu khác nhau. Hai bức ảnh sau đó được ghép với nhau trong một ảnh động và có thể tạo ra hiệu ứng ảnh nổi.
Kỹ thuật này được các nhà nhiên cứu gọi là "nhiếp ảnh thời trường sáng", cho phép các máy ảnh một ống kính có thể tạo ra ảnh 3D, tuy nhiên không phải tất cả các camera đều làm được điều này. Yếu tố quyết định ở đây là độ mở ống kính của máy ảnh phải đủ lớn để ánh sáng có thể lọt vào cảm biến từ nhiều góc độ khác nhau. Trong khi đó máy ảnh trên smartphone quá nhỏ, các nhà nghiên cứu cho biết ống kính chuẩn 50mm gắn trên máy ảnh DSLR có thể làm tốt việc này.
Rõ ràng là kỹ thuật này sẽ khó phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc chụp ảnh các đối tượng nhỏ và mờ như là các tế bào sống được chụp qua kính hiển vi. Kỹ thuật này sẽ giúp các nhà sinh vật học nghiên cứu hoạt động của tế bào dưới kính hiển vi hiệu quả hơn.
Bên cạnh ứng dụng vào sinh học, công nghệ này còn có thể được ứng dụng để tạo ra hiệu ứng thị sai chuyển động trong các rạp chiếu phim để khi người xem di chuyển đầu là có thể thấy được một góc khác của chủ thể, từ đó tạo hiệu ứng 3D ấn tượng.
Bạn có thể xem video dưới đây để rõ hơn về kỹ thuật này:
Intel bắt đầu tung ra CPU Celeron kiến trúc Haswell
Đúng như lời hứa sẽ tiếp tục hỗ trợ Celeron và Pentium được nâng cấp lên kiến trúc Haswell khi giới thiệu Core i thế hệ 4, sắp tới đây vào quí 4 Intel sẽ bắt đầu tung ra những mẫu CPU giá rẻ đầu tiên thuộc họ Celeron Haswell, với model đầu tiên là 2980U. Cụ thể, Celeron 2980U là mẫu CPU Haswell dành cho laptop và ultrabook giá rẻ, con chip này có 2 nhân xung nhịp 1,6GHz, không hỗ trợ siêu phân luồng và Turbo Boost, bộ đệm cache L3 có dung lượng 2MB.
Dĩ nhiên Celeron 2980U cũng được tích hợp chip đồ họa, tuy nhiên chưa rõ model Intel Graphics nào sẽ có mặt trên CPU này, có thể là GT1 hoặc GT2. Song song đó, Intel cũng sẽ giới thiệu một model Core i5 ULV mới cho các máy tính xách tay, số hiệu Core i5-4300U, con chip có 2 nhân 1,9GHz, cache L3 3MB và hỗ trợ Turbo Boost lên tới 2,9GHz. Ngoài ra 4300U cũng được trang bị siêu phân luồng để giả lập thành 4 luồng xử lý nhằm tăng hiệu suất cho máy tính. GPU tích hợp của Core i5-4300U sẽ là Intel HD 4400, xung nhịp 200MHz.
Cả 2 CPU Celeron 2980U và Core i5-4300U đều thuộc dòng tiết kiệm điện năng ULV, TDP 15W và sẽ được bán ra trong quí 4 cuối năm nay.
Hyundai ra mắt i10 mới với thiết kế và kích thước thay đổi
Phiên bản mới nhất của chiếc xe hatchback i10 vừa được Hyundai châu Âu giới thiệu với nhiều thay đổi về thiết kế cũng như kích thước tổng thể chiếc xe. Đây là phiên bản i10 mới nhất được Hyundai giới thiệu, thuộc phân khúc A (xe cỡ nhỏ) và là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Fiat Panda, Renault Twingo hay Volkswagen Up! tại châu Âu trong năm tới. i10 mới có mặt trước hiện đại hơn, dải đèn LED trên đèn sương mù, xe đã rộng hơn, dài hơn trong khi chiều cao được giảm xuống nhằm mang tới trải nghiệm lái xe tốt hơn trước.
Hyundai lần đầu tiên giới thiệu i10 vào năm 2007 và phiên bản nâng cấp nhẹ (facelift) của xe được giới thiệu năm 2011, trước khi i10 hoàn toàn mới xuất hiện vào năm nay. Mặt trước của xe có lưới tải nhiện dưới rộng và hình dáng hiện đại, tương tự như các dòng xe khác của Hyundai gần đây. Bốn tấm nhựa ốp màu đen chạy dọc hai bên cửa đã được nhà sản xuất thêm vào nhằm tạo điểm nhấn và giúp xe trông phong cách hơn.
Về kích thước, i10 mới dài hơn 80mm, rộng hơn 65mm so với i10 phiên bản trước đó. Dù dài hơn và rộng hơn nhưng xe mới thấp hơn 50mm. Kết quả là không gian để chân cũng như khoang để hành lý phía sau được nới rộng. Vì được phát triển trên hệ thống khung gầm hoàn toàn mới nên i10 có trục cơ sở dài hơn 5mm so với bản cũ. Đáng tiếc Hyundai châu Âu chưa công bố chi tiết về động cơ mà i10 mới sử dụng. Có thể đó sẽ là động cơ 3 hoặc 4 xy-lanh với tùy chọn xăng và diesel. Hyundai sẽ bắt đầu sản xuất i10 mới vào tháng 9 tới và những hình ảnh cũng như thông tin chi tiết về xe sẽ xuất hiện tại triển lãm Frankfurt tới đây.Nguồn: Autoblog
AMD tổ chức sự kiện cuối tháng 9, sẽ ra mắt GPU HD 9970 mới?
Nguồn tin từ Semiaccurate cho biết AMD sẽ tổ chức một sự kiện lớn ở đảo Hawaii, Mỹ vào ngày 23/9 năm nay và truyền hình trực tiếp vào ngày 25/9 để giới thiệu một dòng card đồ họa mới của mình, có tên mã là Hawaii. Đại diện của AMD đã lên tiếng xác nhận sẽ có một sự kiện cuối tháng 9 diễn ra ở Hawaii, tuy nhiên họ nói đó chỉ là những ngày hội công nghệ đơn thuần dành cho báo chí mà thôi chứ không phải là ra mắt sản phẩm mới, nhưng cũng không phải là không có lý do khi AMD chọn nơi này để ra mắt card đồ họa cũng có tên mã là Hawaii mà một số trang công nghệ cho là Radeon HD 9970.
Một số nguồn tin nói rằng GPU AMD Hawaii sẽ dùng công nghệ 28nm bởi TSMC, hãng gia công trực tiếp cho AMD vẫn chưa sẵn sàng cho hoạt động dây chuyền 20nm. Tuy nhiên, cũng có tin đồn khác cho rằng GPU Hawaii, được dự đoán là HD 9970 sẽ dùng GPU 20nm, với số nhân xử lý lên tới 4096 tức gấp đôi thế hệ Tahiti cũ. Ngoài ra Hawaii cũng được trang bị RAM 4GB GDDR5 512 bit tốc độ cao. Mặc dù Radeon HD 8000 mới được AMD tung ra đầu năm nay, tuy nhiên sự ra mắt Radeon HD 9000 có thể sẽ là bước cạnh tranh trực tiếp của AMD với nVIDIA, điển hình là card đồ họa GeForce GTX Titan. Chúng ta hãy cùng chờ xem AMD sẽ tổ chức gì vào ngày 23/9 tới đây.
[Thông báo] Kết quả cuộc thi "Trổ tài làm Infographic 2013"
Sau 3 ngày bình chọn, chúng ta đã có những kết quả sau cùng của cuộc thi "Trổ tài làm Infographic 2013". Mời các bạn trúng giải vui lòng email cho mình (trongtai@vimobi.com) thông tin họ tên đầy đủ, số điện thoại di động và địa chỉ để ban tổ chức tiến hành trao giải cho các bạn.Các giải thường phụ:
- Giải nhất (Lumia 920): Đồng tính, song tính, chuyển giới ở Việt Nam (Topic)
- Giải nhì (Lumia 720): Anh hùng bàn phím (Topic)
- Giải ba (Lumia 620): Nhà Thờ Đức Bà Sài Gòn (Topic)
Giải Infographic về Nokia/Lumia đẹp nhất (loa sạc không dây PowerUp của JBL):
10 giải khuyến khích (mỗi giải 1 cục pin di động 2.000mAh của Nokia):Giải thưởng bốc thăm cho topic bình chọn (1 cục pin di động 2.000mAh của Nokia): YuuNimashi
- XX, XY ai bẩn hơn ai
- Nước sạch tại Việt Nam
- Rừng quốc gia Cát Tiên
- Sự thật thú vị về giấc ngủ
- Bạn đã hiểu hết về chất độc DIOXIN ở Việt Nam???
- "MỌC SỪNG" nỗi đau ♥
- 10 điều thú vị về động vật
- Graphene - Siêu vật liệu của tương lai
- Bạn biết gì về nụ cười?
- 3 yếu tố làm nên nét độc đáo cho nghệ thuật múa rối nước Việt Nam
Video bốc thăm:
PSD chính thức phân phối các dòng máy ảnh của Olympus
Ngày 7/8/2013, công ty cổ phần dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu Khí (PSD) đã chính thức công bố việc hợp tác với bộ phận kinh doanh máy ảnh số của Olympus tại Thái Lan để phân phối các dòng máy ảnh Olympus tại Việt Nam. Mặc dù đã xuất hiện tại Việt Nam từ khá lâu, người dùng Olympus lại chưa có cơ hội được sử dụng các dòng máy ảnh Olympus chính hãng, đặc biệt là dòng mirrorless PEN sử dụng cảm biến Micro Four-thirds. Các dòng máy chủ đạo được hãng phân phối lần này bao gồm OM-D, PEN E-PL5 và PEN E-PM2. Riêng với dòng máy ảnh compact thì PSD hiện phân phối duy nhất dòng compact siêu bền Tough TG-2 iHS, dòng máy ảnh compact đầu bảng của hãng.
Olympus OM-D là mẫu máy ảnh đánh dấu bước chuyển mình mới của hãng. Đây là dòng sản phẩm có thiết kế với khả năng chịu nước và bụi (weather-seal), cảm biến Live MOS 16 MP với hệ thống chống rung 5 chiều, hệ thống điều khiển chuyên nghiệp, lấy nét nhanh. Tuỳ chọn của dòng máy này là ống kính Olympus 12-50mm f/3.5-6.3 ED M.Zuiko có tính năng zoom điện tử, sử dụng được dưới mưa.
Trong đó E-PM2 là sản phẩm có giá cả phù hợp nhất với thân máy nhỏ gọn, cảm biến ảnh Live MOS 16 MP, hỗ trợ màn hình cảm ứng tiện lợi hệ thống lấy nét nhanh Fast AF. Tiếp đến là PEN E-PL5, dòng máy có nhiều tính năng hơn nổi bật với thân máy bằng kim loại, màn hình cảm ứng hỗ trợ xoay và gập, có khả năng chụp tự sướng dễ dàng.
Mẫu máy ảnh compact duy nhất được giới thiệu là Tough TG-2, mẫu máy ảnh cao cấp nhất đúc kết được những kinh nghiệm của Olympus trong dòng máy ảnh siêu bền. Máy có khả năng chống thấm nước ở độ sâu 15m, chống sốc ở độ cao 2,1m, chống đóng băng ở nhiệt độ -10 độ C, và chống rơi vỡ với trọng lượng 100kg. TG-2 có cảm biến BSI-CMOS 12 MP, có khả năng quay phim full HD, ống kính khẩu độ f/2.0, zoom quang học 4X. Chiếc máy ảnh này hỗ trợ cả ống kính mở rộng fish-eye và tele.
Ngoài ra, PSD cũng sẽ phân phối cả dòng ống kính M.Zuiko của Olympus, tại buổi giới thiệu có hai mẫu được trưng bày gồmM. Zuiko Digital ED 45mm f/1.8 và M.ZUIKO Digital 17mm f/1.8.
Dự kiến các sản phẩm Olympus sẽ bắt đầu có hàng từ giữa tháng 8/2013 tại các đại lý máy ảnh. Mức giá của sản phẩm chưa được công bố trong buổi giới thiệu.
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)