Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

So sánh kích thước viền của những máy viền siêu mỏng

tinhte.vn-so-vien-man-hinh-500.

Moto X có lẽ là chiếc smartphoneviền màn hình mỏng nhất hiện nay, đáng tiếc là hiện tại mình không có máy này nên chỉ có thể so sánh giữa các máy iPhone 5, LG G2, Galaxy S IV, LG Optimus G Pro, Galaxy Note 3, HTC One và Lumia 1020. Kích thước được mình tính bắt đầu từ cạnh ngoài của màn hình cho đến vùng bắt đầu có điểm ảnh. Trong những máy trên, dày nhất là Lumia 1020 với 4 mm còn mỏng nhất là LG G2 với độ dày viền chỉ có khoảng 2,2 mm.

Một số máy có phần cạnh hơi cong hoặc nhô ra ngoài nên lên hình bạn sẽ thấy viền ngoài hơi to, để cho chính xác thì mình chỉ bắt đầu đo từ viền ngoài của màn hình ở lớp trên cùng mà thôi, chứ không phải đo từ phía cạnh của thân máy.

Viền mỏng có nhiều lợi thế như:

Thứ nhất: nó giúp cho các hãng có thể làm máy với màn hình to hơn nhưng kích thước tổng thể lại không tăng lên quá nhiều. Ví dụ như chiếc Galaxy Nexus màn hình 4,7" có kích thước 135 x 68 mm còn G2 màn hình 5,2" kích thước chỉ có 138 x 70mm.

Thứ hai: Nhìn máy đẹp hơn, gọn gàng hơn.

Thứ ba: Cảm giác xem ảnh và video trên một máy có viền màn hình mỏng luôn luôn đã hơn những máy có viền dày, đặc biệt là những thước phim có sự chuyển động nhanh. Trong tất cả những máy trên thì mình ấn tượng với G2 nhất vì hình ảnh rất nổi, cộng với viền mỏng 2,2 mm làm cho mọi thứ như muốn tràn ra ngoài màn hình, xem rất thích.

Dưới đây là bảng kết quả:
tinhte.vn-so-sanh-vien-man-hinh.


[Hình ảnh] LG G-Pad 8.3: máy đẹp, hoàn thiện tốt, cấu hình cao

LG G Pad 8.3 là một thiết bị đẹp, có chất lượng hoàn thiện tốt và vật liệu cao cấp so với mức giá của nó. Nếu bạn từng ngại ngần với các thiết bị 7-8" do chúng thường là bản rút gọn, cắt giảm cấu hình của các máy 10" thì hãy yên tâm vì G Pad 8.3 có sức mạnh không hề thua kém một chiếc điện thoại cao cấp như HTC One với chip SnapDragon 600, 2GB RAM và màn hình FullHD. Nhược điểm của G Pad 8.3 có lẽ đến từ việc máy chưa chạy Android 4.3 mới nhất. Vẫn chưa biết thời điểm chiếc máy này được bán ra ở Việt Nam.

Thiết kế:
Khi cầm trên tay thì mình thấy G Pad hơi lớn, viền màn hình ở đỉnh và đáy máy được làm lớn hơn để chúng ta cầm xem phim chứ không phải rộng về chiều ngang như một vài tablet trước đó. Đây là xu hướng hiện tại khi mà các tablet như iPad mini hay Samsung Note 8.0 cũng có thiết kế tương tự. Tuy nhiên, G Pad sẽ cho cảm giác dài, một phần là do màn hình của máy có tỷ lệ 16:9, phần là do viền hai bên màn hình mỏng. Được biết LG đã dựa theo kích cỡ áo vest của người Hàn Quốc để quyết định kích cỡ của G Pad, theo họ thì 8.3" là kích thước tối đa mà chúng ta có thể bỏ vào túi áo vest và cầm bằng một tay. Nếu bạn quen với nhứng máy màn hình nhỏ như Nexus 7 thì sẽ mất một thời gian để làm quen với G Pad 8.3.

Không liền lạc như mặt trước, mặt sau G Pad được chia làm 3 phần với đỉnh và đáy máy làm từ nhựa và nhôm. Được làm từ 2 vật liệu khác nhau, mặt lưng G Pad không được liền mạch như iPad mini, bạn có thể thấy rõ đường kết nối ở khu vực giao giữa các vật liệu. Tuy nhiên, kết cấu tổng thể của G Pad là rất chắc chắn, máy không hề ọp ẹp hay lỏng lẻo, mình có lắc thử phần nhựa nhưng nó không xê dịch. Cũng ở mặt sau này thì LG đã di chuyển 2 loa lên phía trên mà theo họ sẽ giúp loa to hơn khi chúng ta xem phim, hãy nhìn kỹ vào các đường cắt của loa, những lỗ khoét để có kết luận chi tiết hơn về mức độ hoàn thiện của máy.

Màn hình:
G Pad 8.3 sở hữu màn hình 8.3" FullHD với công nghệ IPS. Trong 2 năm gần đây, mình không thấy màn hình điện thoại trung cấp nào của LG xấu và G Pad không phải là ngoại lệ. Màu hơi no nhẹ nhưng không gây khó chịu cho mắt, rất thoải mái, trong và góc nhìn rộng. Điểm yếu của G Pad là màn hình hơi loá dưới ánh sáng mặt trời, chỉ khi bạn để độ sáng tối đa mới có thể dùng tối khi ra nắng. Thực chất thì cũng hiếm ai trong chúng ta mang tablet ra ngoài trời để dùng vì sợ bị giật!

Sức mạnh:
Có giá tầm trung nhưng cấu hình G Pad cũng thuộc hàng cao cấp. Mình không có điều khiện benchmark nhưng bạn không nên lo lắng về G Pad, máy chạy khá mượt. Do là máy thử nghiệm nên mình chưa quay được video để thao tác kỹ hơn cho các bạn xem. Phần mềm cũng chưa hoàn thiện nên chúng ta chưa thử được những thứ hay ho như QPair...

Cấu hình tiêu chuẩn LG G Pad 8.3:

  • Màn hình 8" 3 Full-HD, 273ppi
  • Android 4.2.2
  • Snapdragon 600 1.7GHz, bốn nhân
  • RAM 2GB
  • Bộ nhớ trong 16GB
  • Camera 5MP, trước 1.3MP
  • Pin 4600mAh
  • Trọng lượng 338g
Giá G Pad chính hãng vẫn chưa được LG công bố nhưng hứa hẹn sẽ rất tốt so với các sản phẩm khác.

LG_G_Pad_8.3-15.LG_G_Pad_8.3-14.LG_G_Pad_8.3-13.LG_G_Pad_8.3-16.LG_G_Pad_8.3-2.LG_G_Pad_8.3-3.LG_G_Pad_8.3-4.LG_G_Pad_8.3-5.LG_G_Pad_8.3-6.LG_G_Pad_8.3-7.LG_G_Pad_8.3-8.LG_G_Pad_8.3-9.LG_G_Pad_8.3-10.LG_G_Pad_8.3-11.LG_G_Pad_8.3-12.LG_G_Pad_8.3.

Vui lòng bấm vào đây trong trường hợp Galleria bị lỗi:
LG_G_Pad_8.3-2. LG_G_Pad_8.3-3. LG_G_Pad_8.3-4. LG_G_Pad_8.3-5. LG_G_Pad_8.3-6. LG_G_Pad_8.3-7. LG_G_Pad_8.3-8. LG_G_Pad_8.3-9. LG_G_Pad_8.3-10. LG_G_Pad_8.3-11. LG_G_Pad_8.3-12. LG_G_Pad_8.3-13. LG_G_Pad_8.3-14. LG_G_Pad_8.3-15. LG_G_Pad_8.3-16. LG_G_Pad_8.3.

Cài Windows trên máy tính Apple bằng Parallels Desktop 9

Tinhte_parallels 9_00.

Parallels Desktop là một trong những lựa chọn để cài đặt Windows trên máy tính Apple, ngoài ra còn có các cách khác mà bạn có thể tham khảo thêm tại đây. Vừa qua phiên bản thứ 9 của phần mềm này đã được chính thức phát hành với việc hỗ trợ OS X 10.9 Mavericks, và dưới đây là hướng dẫn cơ bản để sử dụng phần mềm này. Chủ đề này sẽ được chia làm 2 phần, ở phần đầu tiên này mình sẽ đề cập đến những bước đầu tiên để cài đặt Windows thông qua Parallels Desktop 9, phần thứ 2 sẽ nói về các thiết lập cơ bản để có thể sử dụng phần mềm được tốt hơn. Ngoài Parallels Desktop thì VMware Fusion cũng là một lựa chọn tốt, tham khảo thêm tại đây.

Giờ thì chúng ta sẽ bắt đầu làm việc với Parallels Desktop 9, những thứ bạn cần chuẩn bị đó là:
  • Parallels Desktop 9: Mình tải về bản dùng thử 14 ngày của phần mềm này tại trang chủ parallels.com, nếu muốn dùng lâu dài thì bạn phải mua với giá 80$.
  • Bộ cài Windows:
    • Để cài windows thì cần có disk cd cài windows hoặc tiện lợi hơn là sử dụng file iso. Nếu bạn chọn Windows 8.1 Preview thì Parallels sẽ tự tải về và cài đặt, mã số đăng kí dùng thử cũng tự động được cập nhật. Ở đây thì mình chọn Windows 7 vì mình cần làm việc trên phiên bản này.
    • Với windows 7 thì mình sẽ có sẵn 1 file iso để cài. file iso này bạn có thể tìm trên mạng, ví dụ như mình tải tại đây.
Để cho rõ ràng hơn thì bạn có thể xem video ở dưới đây:

Bắt đầu thôi:

Tin mừng là càng nâng cấp thì Parallels càng dễ sử dụng hơn, với bản 9 này thì mình thấy việc cài Windows trên máy ảo rất là đơn giản. Nếu bạn đã xem video ở trên thì có thể hình dung ra phần nào rồi, dưới đây là các lưu ý mình ghi thêm các lưu ý chi tiết ra thôi:

1 - Bước đầu tiên chạy Parallels Desktop thì phần mềm yêu cầu bạn điền email và pass. Lưu ý nhé, tài khoản của Parallels chứ không phải là tài khoản email của bạn. Nếu bạn chưa có tài khoản thì có thể nhấn vào “Create new account” để tạo mới.
Tinhte_parallels 9_01.

2 - Sau khi đã đăng nhập rồi thì bước tiếp theo là nhập số đăng kí của Parallels, nếu bạn không có thì chọn vào “Get trial” giống như mình. Lựa chọn này giúp bạn có thể dùng thử Parallels Desktop 9 trong vòng 14 ngày.
Tinhte_parallels 9_02.

Sau khi đã kích hoạt đăng kí Parallels xong thì đã hoàn tất phần chuẩn bị rồi. Và giờ là tiến hành cài Windows lên máy ảo. Như trong hình dưới đây thì bạn có thể thấy có khá nhiều lựa chọn, không những Windows mà còn có cả Windows 8.1, Android, Chrome OS, Ubuntu và ngay cả OS X cũng có nữa.

3 - Mình đang muốn thiết lập 1 máy ảo mới với Windows 7, vì thế mình sẽ lựa vào lựa chọn đầu tiên: “Install Windows or another OS from a DVD or image file”.
Tinhte_parallels 9_03.

4 - Như đã nói ở phần đầu của bài viết, mình đã tải sẵn 1 file iso bộ cài Windows 7. Vì thế ở bước tiếp theo sẽ chọn vào Image File và kéo cái file đó và khung nhập. Trước đây Parallels vẫn đọc được file iso nhưng không hiểu sao lần này nó báo lỗi, tuy nhiên không có vấn đề gì cả, bạn vẫn có thể cài Windows được.
Tinhte_parallels 9_04.

5 - Bảng lựa chọn Integration để cho bạn chọn kiểu hiển thị của máy ảo: Like a Mac nghĩa là các cửa sổ phần mềm của Windows sẽ hoà trộn với phần mềm của Mac OS – Like a PC nghĩa là máy ảo sẽ hiển thị trong 1 cửa sổ riêng biệt, các phần mềm sẽ gom gọn trong cửa sổ này.
Tinhte_parallels 9_05.

6 - Bước cuối cùng nhấn vào Continue để tiến hành cài Windows vào máy ảo. Quá trình cài tùy thuộc vào cấu hình máy của bạn. Thông thường vào khoảng dưới 30 phút.
Tinhte_parallels 9_06.

Xong! Giờ thì bạn đã có thể sử dụng Windows được rồi, ở bài viết tiếp theo mình sẽ nói thêm về việc tuỳ chỉnh cho Parallels và cấu hình cho máy ảo.

[Rò rỉ] Hình ảnh bản cập nhật GDR3 và Bittersweet Shimmer cho WP8 tại Việt Nam

GDR3_01.

Theo một thông tin mình được biết từ @tùng hà thì có một người dùng tại Việt Nam đã bất ngờ phát hiện ra chiếc Lumia 920 của mình được cập nhật lên phiên bản Windows Phone mới với nhiều tính năng từng rò rỉ trước đây được cho là GDR3Bittersweet Shimmer.

Từ hình ảnh đầu tiên, bạn có thể thấy màn hình Start của chiếc Lumia 920 này có nhiều ô Live Tile hơn so với bình thường, cụ thể là có thêm 1 cột nữa thay vì chỉ 2 cột như hiện nay. Có vẻ như khoảng trống dư thừa trên màn hình đã được tận dụng tối đa để mở rộng số lượng Live Tile. Nếu điều này chính xác thì các thiết bị màn hình HD như Lumia 920 (1280 x 720 hay 1280 x 768) cũng có thể hiển thị 3 cột Live Tile, không chỉ riêng màn hình Full HD như trên chiếc Lumia 1520 (codename Bandit) rò rỉ gần đây. Thêm vào đó, bạn có thể để ý kích thước Live Tile của Photo Hub (hình ảnh con đường bên dưới) to hơn gấp 3 lần so với kích thước chữ nhật tiêu chuẩn hiện nay. Vì vậy, ngoài hình vuông, hình chữ nhật và 1/4 hình vuông thì nay chúng ta có thêm kích thước Live Tile mới, tương tự như những thay đổi về Live Tile trên Windows 8.1.

Ngoài ra, bạn có thể để ý trên thanh trạng thái, bên cạnh biểu tượng báo pin có thêm con số % in còn lại và một dấu mũi tên hướng xuống. Chủ nhân của chiếc máy này cho biết mũi tên cho phép vuốt xuống để trả lời nhanh khi có tin nhắn đến.

GDR3_04.

GDR3_02. GDR3_03. GDR3_05. GDR3_06.

Và cuối cùng, bản cập nhật này đã bổ sung nút "X" thần tánh trong giao diện đa nhiệm của Windows Phone.