Có thể nói đợt nâng cấp tháng 10/2013 vừa rồi chứng kiến những thay đổi lớn nhất của iPad kể từ khi nó được ra mắt. Không chỉ iPad Air có thiết kế gọn gàng, mảnh mai hơn mà iPad mini cũng được tăng gấp 5 lần sức mạnh cùng màn hình tốt hơn rất nhiều. Chưa nói đến những tablet rất hấp dẫn khác trên thị trường, ngay cả việc chọn lựa iPad Air và iPad mini Retina cũng làm chúng ta đau đầu rất nhiều. Bài viết này sẽ phân tích một số điểm chính yếu của 2 sản phẩm để các bạn có được cái nhìn tổng quan và dễ dàng hơn trong việc chọn ra sản phẩm phù hợp với bản thân nhất.
Thiết kế:iPad Air là bản phóng lớn của iPad mini. Nói một cách vui vẻ, nếu bạn mở hình iPad mini bằng Photoshop và nhấn shift để kéo hình thì chúng ta sẽ ra iPad Air có cùng tỷ lệ như vậy. Ngoại trừ kích cỡ, không có bất cứ khác biệt nào giữa 2 sản phẩm này, kể cả vị trí lỗ microphone thứ 2 ở mặt sau của máy.
Kích cỡ:
Kích cỡ là điểm làm chúng ta phân vân nhất khi chọn mua iPad mini Retina hay iPad Air. Khi đánh giá iPad mini năm ngoái, mình rất thích một tấm hình rất vì nó thể hiện rõ tính di động của máy:
Ở Việt Nam, sẽ rất khó để bạn có thể cầm iPad ra đường mà không sợ bị giựt nhưng đối với các thị trường nước ngoài thì kích cỡ nhỏ là một lợi thế rất lớn, người ta có thể mang nó theo trong túi áo măng-tô hay các loại áo khoác khác mà không cần dùng đến túi đựng.
Về iPad Air, tuy đã nhỏ hơn nhưng rõ ràng Air vẫn hơi lớn với bàn tay người Châu Á chúng ta. Như đã nói trong bài đánh giá iPad Air, mình vẫn yêu thích một chiếc máy với màn hình không viền hơn.
Rõ ràng, về kích cỡ thì iPad mini Retina thắng điểm tuyệt đối, tiện hơn, di động hơn rất nhiều.
Nếu bạn muốn con số thì 240x170x7,5mm và 469g lần lượt là kích cỡ & trọng lượng iPad Air. Đối với iPad mini Retina, con số tương ứng sẽ là 200x135x7,5mm & 331g.Trải nghiệm:
Hơn hẳn về kích cỡ nhưng mini Retina lại làm chúng ta phân vân về trải nghiệm sử dụng. Không thể phủ nhận các ứng dụng cho iPad được thiết kế cho màn hình 9,7" ngay từ đầu chứ không phải là 7,9" sau này. Chính vì lý do đó mà một vài ứng dụng sẽ không hoạt động tốt nhất trên mini Retina, chẳng hạn như các ứng dụng cần tương tác với nhưng chi tiết rất nhỏ trên màn hình. Với Air và diện tích sử dụng rộng hơn của nó, bạn chỉ cần chạm và điều khiển còn mini Retina đòi hỏi chúng ta phải phóng to trước khi điều khiển. Thành thật mà nói, các ứng dụng/games đòi hỏi điều đó rất hiếm và cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng bình thường của chúng ta.
Rõ ràng Apple cần nâng cấp, thay đổi iOS trên iPad với cách tương tác khác so với iPhone nhưng họ vẫn chưa làm điều đó một cách nghiêm túc. Đã có những tin đồn về iPad Pro và mình nghĩ ở phiên bản đó thì giao diện iPad sẽ rất khác so với hiện tại.
Màn hình 7,9" và 9,7" cũng phù hợp với những nội dung khác nhau. Nếu bạn là người hay xem phim, hình thì rõ ràng màn hình 9,7" lợi thế hơn hẳn. Nếu chúng ta muốn đọc sách, báo thì 7,9" lại phù hợp hơn. Tuy nhiên, không có gì là tuyệt đối khi bạn chơi game. Các game chiến thuật như Clash of Clans hay Fieldrunner sẽ phù hợp với iPad Air trong khi mini Retina lại tốt hơn với những game mà chúng ta cần di chuyển thiết bị liên tục như Asphalt hay Sky Gamblers...
Màn hình:
iPad mini Retina thua ở mảng này. Cho dù màn hình sắc nét hơn về mặt lý thuyết do có cùng độ phân giải nhưng kích cỡ nhỏ hơn nhưng rất khó để chúng ta phân biệt được sự khác biệt giữa mini Retina và Air ở khoảng cách sử dụng thực tế. Vấn đề của mini Retina là màu sắc của nó không tốt như iPad Air. Nguồn gốc của việc này là việc Apple sử dụng panel giá rẻ hơn, có dải màu (color gamut) không rộng bằng Air. Mình đã nói rõ trong bài đánh giá iPad mini Retina, các bạn có thể xem kỹ hơn.
Trên thực tế, việc dải màu không rộng bằng Air đã làm cho màu sắc của mini Retina không tươi bằng, màu hơi đục dù ở bản Mỹ hay Châu Á. Dù vậy, trải nghiệm hình ảnh của mini Retina vẫn khá tốt, người dùng bình thường cũng khó lòng phân biệt được nếu không đặt 2 máy sát nhau.
Sức mạnh:
Nếu như năm ngoái, iPad mini thua kém rất nhiều iPad 4 ở mảng này thì mini Retina đã xóa nhòa khoảng cách với Air. Sự khác biệt về tốc độ giữa 2 máy gần như không nhiều, cả 2 đều mạnh gấp đôi iPad 4 của năm ngoái.
Phụ kiện:
Nếu bạn cần mở rộng để làm được nhiều việc hơn với iPad thì rõ ràng Air có lợi thế hơn hẳn. Những bàn phím kiêm vỏ bảo vệ cho Air tốt hơn hẳn mini Retina khi mà chúng có phím lớn hơn, dễ tương tác hơn rất nhiều so với những phím quá nhỏ để xài trên mini Retina. Tuy vậy, ở thời điểm này thì các phụ kiện mini đều dùng được với mini Retina (rất hiếm phụ kiện không dùng được dù mini Retina dày hơn mini) trong khi phụ kiện cho iPad Air không nhiều như thế. Do sự khác biệt về chiều ngang mà toàn bộ vỏ bảo vệ hay vỏ bàn phím cho iPad cũ không còn đựng vừa Air nữa.
Giá:
iPad Air có giá cao hơn 100$ cho cùng phiên bản so với iPad mini Retina. Ở thời điểm bạn đọc bài viết này thì giá máy ở Việt Nam cũng đã dần trở về với giá mà Apple công bố. Sự chênh lệch giữa 2 máy đã gần về 2 triệu so với mức hơn 1 triệu đồng ở tuần trước.
Tham khảo thêm:
Đánh giá iPad Air:
Đánh giá iPad mini Retina
Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013
So sánh iPad mini Retina và iPad Air
[The Big Picture] Núi lửa Sinabung ở Indonesia phun trào
Tại tỉnh Bắc Sumatra, Indonesia, ngọn núi lửa Sinabung, cao 2.600m, vừa mới có đợt phun trào, thổi những đám tro bụi lớn và khí nóng lên bầu trời và phun ra những dòng dung nham chảy xuống sườn núi. Sinabung đã liên tục có những đợt phun trào kể từ tháng 09, theo sau một đợt chấn động vào năm 2010, sau hơn 400 năm ngủ yên. Hàng ngàn người dân sống gần khu vực núi lửa đã phải đi sơ tán. Còn nhớ vào năm 1991, núi lửa Pinatubo ở Philippines đã phun trào và tro bụi bay sang cả Việt Nam, lúc đó mình được 7 tuổi. Trong trí nhớ của mình thì bầu trời xám xịt, tro bụi bám lên mọi thứ, nhìn lên nóc nhà sẽ thấy một màu trắng xám. Kể từ đó đến nay thì chúng ta không bị ảnh hưởng của một đợt phun trào nào khác. Dưới đây là một số hình ảnh về đợt phun trào của núi lửa Sinabung, xem qua để biết núi lửa nguy hiểm như thế nào.
Một phụ nữ đứng nhìn về phía ngọn núi lửa Sinabung đang phun tro bụi lên trời, nhìn từ làng Sibintun, quận Karo, tỉnh Bắc Sumatra, 18/11/2013. Núi Sinabung tiếp tục phun những cột khói bụi cao đến 8.000m lên bầu trời khiến hàng ngàn người phải trú ấn trong những khu lều tạm vì lo sợ có thêm nhiều đợt phun trào khác.
Nông dân Indonesia tranh thủ thu hoạch mùa màn ở quận Karo khi tro bụi núi lửa tiếp tục giăng kín bầu trời sau một đợt phun trào mới của núi lửa Sinabung, 17/09/2013.
Cây cối và hoa màu bị phủ một lớp tro bụi núi lửa ở quận Karo, thuộc đảo Sumatra, Indonesia, 05/11/2013, sau đợt phun trào của núi lửa Sinabung.
Chú mèo ngồi trên mái của một ngôi nhà bị phủ trắng tro bụi núi lửa ở Mardingding, Bắc Sumatra, 06/11/2013.
Bức ảnh này được chụp với tốc độ chậm cho thấy núi lửa Sinabung phun trọ bụi lên bầu trời, nhìn từ Tiga Pancur, Bắc Sumatra, 05/11/2013.
Ảnh chụp cận cảnh một đợt phun trào của núi lửa Sinabung ở Karo, Bắc Sumatra, 06/11/2013.
Một bàn tay in trên nắp ca-pô xe ô tô bị phủ đầy tro bụi núi lửa ở làng Tiga Nderket, Bắc Sumatra, 04/11/2013.
Người dân nằm ngủ trong một nhà thờ được biến thành trung tâm sơ tán tạm thời ở quận Karo, 15/11/2013. Khoảng 4.300 người dân đã phải sơ tán khỏi 5 ngôi làng ở Bắc Sumatra do núi lửa Sinabung phun trào.
Dung nham chảy xuống theo sườn núi lửa Sinabung, nhìn từ Beras Tiga Pancur, Bắc Sumatra, 11/11/2013.
Người dân làng đội bì nilon lên đầu và đeo khẩu trang khi chạy xe máy trên một con đường phủ đầy tro bụi núi lửa ở Kuta Mbaru, Bắc Sumatra, 18/11/2013.
Các em học sinh đeo khẩu trang khu chơi lắc vòng tại một trường tiểu học ở Sukandebi, Bắc Sumatra, 07/11/2013.
Các em học sinh đi qua những cánh đồng phủ đầy tro bụi núi lửa khi trên đường trở về nhà ở làng Kuta Rakyat, quận Karo, 08/11/2013.
Một bông hoa vàng trên cánh đồng hoa màu bị phủ đầy tro bụi phun ra từ núi lửa Sinabung, ở Mardingding, Bắc Sumatra, 06/11/2013.
Một người đàn ông sử dụng điện thoại di động khi ngọn núi lửa Sinabung tiếp tục phun trào với những cột khí nóng khổng lồ, ở quận Karo, 18/11/2013.
Tro bụi từ núi lửa Sinabung bao phủ các căn nhà và cây cối ở làng Mardingding, quận Karo, 05/11/2013.
Một chú chó nhỏ ở ngôi làng Mardingding bị bỏ hoang vì người dân đã đi sơ tán hơn, nằm cách ngọn núi lửa Sinabung chưa đến 3km, ở quận Karo, Sumatra, 15/11/2013.
Cột tro bụi phun lên từ núi lửa Sinabung, ảnh chụp từ làng Berastagi, quận Karo, 14/11/2013.
Cận cảnh cột tro bụi và khí nóng khổng lồ phun lên bầu trời, nhìn từ làng Tiga Pancur, quận Karo, 14/11/2013.
Những tia sét đánh xuống ngọn núi lửa Sinabung đang phun trào tro bụi và nham thạch nóng chảy ở làng Simpang Empat, quận Karo, 18/09/2013.
nVIDIA sẽ hỗ trợ WebGL và WebCL cho phần cứng của mình
Trong khuôn khổ SIGGRAPH Asia 2013 ở Hong Kong, nVIDIA đã chia sẻ về 2 dự án mà họ đang lên kế hoạch hỗ trợ cho phần cứng của mình là WebGL và WebCL. WebGL không phải là một khái niệm mới, vì nó đã xuất hiện từ vài năm trước và đã có mặt trong cuộc sống của chúng ta, thông qua những trình duyệt web. Với WebGL, đây là một thư hiện đồ họa 3D dành cho web, tương thích với nhiều trình duyệt máy tính hiện nay như Chrome, Safari, IE 11, Firefox, chuẩn này được nói tới từ năm 2009 và chính thức công bố vào năm 2010, do Khronos phát triển. WebGL có lợi thế là nó kết nối với driver của GPU để từ đó tận dụng được gần như toàn bộ sức mạnh của bộ xử lý đồ họa, nhằm tăng tốc độ cho trình duyệt, cả khi duyệt web lẫn chạy những ứng dụng nhúng.
Thư viện đồ họa này là sự kết hợp chân vạc giữa OpenGL ES 2.0, HTML5 và JavaScript, do đó chỉ cần trình duyệt hỗ trợ HTML5 và JavaScript thì chúng ta mặc định đã được hỗ trợ WebGL. Ngoài ra, nó còn có khả năng truy cập trực tiếp tới GPU thông qua OpenGL, do đó trình duyệt web trên lý thuyết sẽ tận dụng được toàn bộ sức mạnh của chip đồ họa, tức là chúng ta có thể chơi những game như Need For Speed, Crysis, CoD ngay trên trình duyệt web, nếu như studio đó có phát triển nó theo dạng này. Đó là việc của tương lại, còn hiện tại thì trên thị trường chỉ mới phổ biến những web game 2D mà thôi.
Tiếp theo WebGL là WebCL, một JavaScript kết hợp với OpenCL hỗ trợ các tác vụ xử lý song song trên trình duyệt web nền WebKit, cũng là một API tận dụng phần cứng để khai thác sức mạnh xử lý cho các thiết bị điện toán. WebCL là sự kế thừa của OpenCL dành cho web, và song song với WebGL thì 2 ngôn ngữ này sẽ giúp người dùng tận dụng sức mạnh phần cứng của chiếc máy tính tốt hơn, thông qua việc khai thác kiến trúc đa nhân của CPU và GPU.
Hiện tại WebCL (Web Computing Language, cũng được phát triển bởi Khronos) vẫn còn ở dạng dự thảo (Draft) và chưa biết khi nào chính thức trình làng. Hãng này cho biết hiện tại những bộ xử lý di động như Tegra đã hỗ trợ WebGL, do nó có hỗ trợ OpenGL, còn WebCL đến khi nào chính thức hoàn thiện thì sẽ được sự hậu thuẫn từ các công ty phát triển phần cứng, ví dụ nVIDIA.Một video ngắn về WebGL và WebCLLộ trình phát triển chip di động Tegra
Nhóm nghiên cứu tại Singapore thử nghiệm thiết bị mô phỏng lại vị của thức ăn trên màn hình
Trong tương lai, chúng ta sẽ không phải thèm đến mức "liếm màn hình máy tính" như hình nữa
Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Singapore, được dẫn đầu bởi Tiến sỹ Nimesha Ranasinghe thuộc trường Đaị học quốc gia Singapore (NUS), cho biết họ đang thử nghiệm và phát triển một thiết bị có khả năng mô phỏng lại vị của thức ăn trên màn hình máy tính. Về cơ bản thì thiết bị này sẽ thay đổi dòng điện, nhiệt độ một cách nhanh chóng để đánh lừa vị giác của đầu lưỡi. Qua đó, khi chạm đầu lưỡi của chúng ta vào thiết bị này, ta sẽ cảm nhận được 4 vị chính là ngọt, mặn, đắng và chua.
Bên cạnh đó, nhóm này cũng đang nghiên cứu một chiếc "kẹo mút điện tử" - sẽ mô phỏng lại vị ngọt của cây kẹo thật. Họ cũng thử nghiệm một công nghệ được gọi là TOIP - Taste Over Internet Protocol - cho phép người dùng có thể gởi một "hương vị" đến người khác, và người nhận chỉ có nhiệm vụ dùng thiết bị giả lập như trên để cảm nhận vị đó.
Rõ ràng đây là một ý tưởng rất độc đáo và sáng tạo của nhóm nghiên cứu Singapore. Mặc dù vẫn trong giai đoạn sơ khai, nhưng với công nghệ này, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được món ăn trên các trang quảng cáo có đúng là ngon như hình hay không, bạn cũng có thể biết món đó có quá ngọt hay quá mặn, phù hợp với ta hay không.
Kết quả đấu giá từ thiện bộ sưu tập của Jony Ive và Marc Newson, tổng thu: 12.883.000 USD
Phiên đấu giá từ thiện các sản phẩm trong bộ sưu tập của Jony Ive và Marc Newson do nhà đấu giá Sotheby đã kết thúc thành công với tổng số tiền thu được lên đến 12.883.000 USD, vượt xa con số dự kiến trước đó là chỉ 2 triệu USD. Đáng chú ý trong số các món đấu giá là chiếc máy tính Apple Mac Pro được bán với giá lên đến 977.000 USD, trong khi mức dự kiến chỉ là 40.000 đến 60.000 USD. Còn chiếc máy ảnh Leica Rangefinder có giá bán tới 1.805.000 USD, hơn gấp đôi so với giá dự kiến ban đầu. Sau đây là kết quả đấu giá của một số sản phẩm đáng chú ý trong bộ sưu tập của Jony Ive và Marc Newson.
1. Tai nghe Earpod - giá dự kiến: 25.000 đến 35.000 USD - giá bán: 461.000 USD
2. Bàn (RED) Desk - giá dự kiến: 300.000 đến 500.000 USD - giá bán: 1.685.000 USD
3. Máy ảnh Leica Rangefinder - giá dự kiến 500.000 đến 750.000 USD - giá bán: 1.805.000 USD
4. Mũ quân đội Stormtrooper - giá dự kiến 10.000 đến 15.000 USD - giá bán: 245.000 USD
5. Bộ bàn ghế Harry Bertoia và Richard Schultz - giá dự kiến 20.000 - 30.000 USD - giá bán 75.000 USD
6. Máy tính Apple Mac Pro đỏ - giá dự kiến: 40.000 đến 60.000 USD - giá bán: 977.000 USD
7. Bộ đồ phi hành gia Zvezda - giá dự kiến: 50.000 đến 75.000 USD - giá bán: 305.000 USD
8. Máy đánh chữ Olivetti Valentine - giá dự kiến: 15.000 đến 20.000 USD - giá bán: 60.000 USD
9. Hệ thống HiFi của hãng Braun - giá dự kiến: 10.000 đến 15.000 USD - giá bán: 100.000 USD
10. Xe Fiat 600 Jolly 1959 - giá dự kiến: 100.000 đến 150.000 USD - giá bán: 485.000 USD
11. Cửa sổ chịu nhiệt của tàu con thoi - giá dự kiến: 100.000 đến 150.000 USD - giá bán: 845.000 USD
12. Đàn piano STEINWAY & SONS - giá dự kiến: 150.000 đến 200.000 USD - giá bán: 1.925.000 USD
13. Cây đèn Snoopy - giá dự kiến: 10.000 đến 15.000 USD - giá bán: 137.000 USD
14. Đồng hồ Atmos 561 - giá dự kiến: 20.000 đến 30.000 USD - giá bán: 425.000 USD
15. Đèn Arco - giá dự kiến: 15.000 đến 20.000 USD - giá bán: 68.750 USD
16. Ghế “620 CHAIR” - giá dự kiến: 20.000 đến 30.000 USD - giá bán 68.750 USDCác bạn có thể xem đầy đủ danh sách 43 món hàng đấu giá ở liên kết nguồn bài viết nhé. Xem thêm một số thông tin về các sản phẩm đấu giá ở đây!
AFP và Getty phải trả 1,2 triệu USD vì dùng ảnh từ Twitter khi chưa được phép
Hồi đầu năm nay, một phiên toà ở Mỹ đã cáo buộc một vài hãng thông tấn vi phạm bản quyền đối với nhiếp ảnh gia Daniel Morel vì họ sử dụng những hình ảnh từ tài khoản Twitter của Morel khi chưa được phép - và giờ là lúc các hãng thông tấn phải bồi thường cho việc đó. Theo phán quyết của toà án, cả Agence France-Press (AFP) và Getty Images sẽ phải trả cho Morel số tiền tổng cộng là 1,2 triệu USD sau những vi phạm của họ.
Câu chuyện bắt đầu khi một biên tập viên của AFP tìm thấy một vài bức ảnh chụp trận động đất ở Haiti vào năm 2010 trên Twitter, vốn là ảnh của Daniel Morel chụp, sau đó gửi đến cho Getty Images. Từ đó, các tấm ảnh của Morel được sử dụng rộng rãi bởi nhiều hãng thông tấn khác nhau. Theo thông tin có được thì nhiều hãng thông tấn đã phải thoả thuận với Daniel Morel và trả cho anh một khoản tiền đền bù bí mật.
Kết quả của phiên toà này sẽ là một tiền lệ tốt cho việc hình ảnh hay các nội dung khác từ mạng xã hội có thể được dùng bởi cơ quan báo chí. Ngoài ra đây cũng là một chiến thắng lớn cho những người nghệ sĩ, những nhiếp ảnh gia hay những người nắm giữ bản quyền.
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)