Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

[CeBit 2014] MSI giới thiệu GS60 Ghost Pro: ultrabook 15.6" cho game thủ, nặng 2kg+

gs60-ghost-pro.

Tại CeBIT 2014 vừa khai mạc sáng nay ở Hannover (Đức), hãng máy tính MSI đã giới thiệu dòng laptop chơi game 15.6 inch với kiểu thiết kế ultrabook mỏng nhẹ, nhưng mang trong mình cấu hình mạnh mẽ. Hãng này chưa công bố chi tiết cấu hình của máy, chúng ta chỉ biết là nó có CPU Intel Core i7 Haswell, chip đồ họa Maxwell của nVIDIA và đặc biệt là màn hình độ phân giải 3K, 2880 x 1620 pixel. Dòng máy này có tên chính thức là GS60 Ghost Pro, có kích thước màn hinh 15.6 inch, tức nhỏ hơn GS70 Stealth màn hình 17 inch mà hãng này từng giới thiệu hồi năm ngoái. MSI cho biết GS60 có độ dày chỉ 19,5mm và nặng 1,99kg, bắt đầu được bán ra từ tháng 4 năm nay với giá khởi điểm 2200 USD. Máy cũng được trang bị 2 SSD chạy Super RAID, WiFi chuẩn ac.




Sony và Panasonic công bổ chuẩn đĩa quang mới Archival Disc, dung lượng 300GB-1TB

img02.

Với mục đích tạo ra một giải pháp lưu trữ dài hạn dưới dạng đĩa, SonyPanasonic đã công bố định dạng Archival Disc cho phép lưu dữ liệu từ 300GB đến 1TB trên mỗi đĩa. Dự kiến 2 công ty này sẽ cho ra mắt thế hệ đĩa Archival Disc đầu tiên có dung lượng 300GB vào mùa Hè năm 2015. Sau đó họ sẽ tiếp tục nâng mức dung lượng lưu trữ cho mỗi đĩa lên 500GB và 1TB. Ảnh trên là logo của định dạng đĩa Archival Disc do Sony và Panasonic phát triển.

Archival Disc thế hệ đầu tiên, dung lượng lưu trữ 300GB là loại đĩa quang 2 mặt (3 lớp/mặt), độ dày rãnh ghi: 0,225 micromet, độ dài rảnh dữ liệu: 79,5 nanomet. Bên dưới là thông số chi tiết của định dạng đĩa Archival Disc.

ArchivalDisc.

Đĩa quang có những đặc tính tốt để tồn tại trong nhiều loại điều kiện môi trường, như chống bụi và chống nước, cũng như không bị biến dạng vì nhiệt độ và độ ẩm khi lưu giữ. Chúng cũng sẽ có khả năng tương thích qua nhiều thế hệ với các định dạng khác, đảm bảo dữ liệu có thể được truy xuất ngay cả khi định dạng mới phát triển.

Với nhu cầu lưu trữ ngày càng cao, đặc biệt là khi các chuẩn hình ảnh đang dần phát triển lên mức cao hơn, ví dụ là chuẩn 4K, thì các thiết bị lưu trữ bắt buộc phải được cải thiện cả về dung lượng lẫn độ bền để giữ được lâu hơn.

Roadmap.


[HCM] Mời tham dự ngày hội Intel Technology & Innovation Day: 9h30 thứ Sáu 14/3

intel-edison.

Thứ 6 tuần này 14/3, Intel Việt Nam sẽ tổ chức ngày hội Technology & Innovation Day vào lúc 9:30 sáng ở Khách sạn New World (số 76 Lê Lai, Quận 1, TP HCM). Trong ngày này thì Intel sẽ đem về hơn 30 thiết bị công nghệ mới nhất mà họ từng triển lãm ở CES 2014 để người dùng Việt Nam có thể tự tay mình trải nghiệm, đồng thời khách tham gia cũng có thể đặt câu hỏi với các chuyên gia kĩ thuật của Intel Mỹ và nhận quà tặng vui vẻ từ chương trình. Technology & Innovation Day bắt đầu từ 9:30 và kết thúc lúc 12 giờ trưa, có tiệc trà và nước uống miễn phí cho các bạn tham dự.

Diễn đàn Tinh Tế của chúng ta có 20 vé mời tham dự sự kiện này, nếu bạn có ý muốn tham dự thì xin mời đăng kí theo mẫu tự động (nút THAM GIA ở trên) để chúng ta bốc thăm chọn ra danh sách cuối cùng. Mỗi người chỉ đăng kí 1 suất thôi nhé. Chúc các bạn may mắn.

intel.

[Infographic] Chia sẻ cách sử dụng các công cụ truyền thông để ứng tuyển việc làm

header.
Có được một công việc mà mình yêu thích chưa bao giờ là dễ dàng, và càng khó khăn hơn trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Sự ra đời và phổ biến của Internet đã giúp đưa tin tức tuyển dụng phổ biến rộng rãi hơn. Bạn có thể tìm kiếm thông tin về công việc cũng như nộp hồ sơ trực tuyến chỉ sau vài cú click chuột. Nhưng nó cũng đem lại sự cạnh tranh khủng khiếp khi có quá nhiều ứng viên cho cùng một vị trí tuyển dụng. Vì vậy, những người đi tìm việc càng phải cố gắng và sáng tạo hơn để trở nên nổi bật và dành lấy những gì mình mong muốn.

Trong những năm gần đây, mạng xã hội Facebook, Instagram, LinkedIn, ….đã dần trở nên phổ biến, nhưng việc sử dụng những phương tiện truyền thông này để tìm kiếm công việc dường như vẫn còn khá mới lạ.Nhiều khảo sát và kiểm nghiệm đã chứng minh sự hiệu quả của phương tiện truyền thông để tìm việc. Infographic dưới đây sẽ đưa ra những số liệu cụ thể thể hiện sức mạnh của công nghệ truyền thông và những chỉ dẫn để sử dụng những trang mạng xã hội hiệu quả để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Su dung cong nghe truyen thong de ung tuyen thanh cong.

Nguồn: entrepreneur

Nhà thiết kế Apple: Steve Jobs ghét ý tưởng về chuột máy tính có nhiều nút

Apple_Magic_Mouse_500px.

Từ thiết kế không cần nút cho đến khả năng điều khiển cảm ứng đa điểm, từ công nghệ không dây cho đến hệ thống laser, những chú chuột máy tính của Apple đã liên tục được thay đổi trong mấy chục năm qua. Kéo theo đó cũng là sự thay đổi trong cách mà chúng ta tương tác với máy Mac. Mới đây trang Cult of Mac đã có dịp nói chuyện với Abraham Farag, cựu kĩ sư trưởng nhóm thiết kế sản phẩm tại Apple, để cho chúng ta biết thêm thông tin về những thay đổi đã diễn ra với các dòng chuột của Apple kể từ năm 2000 đến nay.

Kể từ khi gia nhập Apple vào tháng 3/1999, Farag cho biết rằng anh đã làm việc với nhiều dự án chuột khác nhau trong suốt những năm 2000. Một trong những dự án đầu tiên mà anh tham gia là nhằm thiết kế nên một sản phẩm có thể thay thế cho chú chuột hình tròn (gọi là "hockey puck mouse" vì nó giống với quả bóng dùng trong môn khúc côn cầu) được bán kèm theo chiếc iMac đời đầu.
Hockey_Puck.
"Mọi chuyện bắt đầu với một model mà chúng tôi không có thời gian để hoàn thành", anh nói. "Chúng tôi đã làm ra 6 mẫu khác nhau để trình lên Steve Jobs. Tất cả đều được hoàn thiện một cách trọn vẹn với tất cả những được cắt để lắp nút vào, ngoài ra còn có nhiều thành phần bằng nhựa và màu sắc thì rất ổn." Thế nhưng vào phút chót, nhóm thiết kế quyết định tạo ra một model trông giống với con chuột Topolino (có thể xem là thế hệ trước của hockey puck mouse). Vấn đề đó là model này không được hoàn thiện và nhóm không có thời gian để vẽ ra các nút trên chuột. "Nó nhìn như một giọt nước màu xám. Chúng tôi còn đặt nó vào trong một cái hộp để không ai thấy nó nữa".

Thế nhưng phản ứng của Steve Jobs lại hoàn toàn bất ngờ. Farag nhớ lại: "Steve nhìn vào một hàng các mẫu mã và đi thẳng đến model chưa được hoàn thiện này. Steve nói 'Các anh là thiên tài. Chúng ta không cần có một nút nào cả'. Thế là mọi người nó 'Đúng đấy Steve. Không một nút nào hết'". Buổi meeting chỉ ngắn gọn như thế và dường như đã kết thúc. Sau đó, Farag cùng các cộng sự Bart Andre, Brian Huppi bước ra ngoài và nói với nhau "Làm cách nào chúng ta làm được như thế?". Và bởi vì mẫu mã chưa hoàn chỉnh đó mà nhóm thiết kế sản phẩm của Apple phải sáng tạo ra cách làm một con chuột không có nút.

Nhưng cuối cùng thì nhóm cũng đã làm được, và con chuột không có nút đầu tiên với tên gọi Apple Pro Mouse đã bắt đầu được bán vào năm 2000. Đây không chỉ là con chuột đầu tiên không được trang bị nút vật lý mà nó còn là con chuột đầu tiên của Apple dùng đèn LED thay cho viên bi định vị. Farag nói: "như những gì tôi được biết thì chúng tôi là công ty điện tử tiêu dùng đầu tiên làm điều này. Cũng đã có nhiều dự án nghiên cứu về nó (chuột không nút dùng đèn LED) nhưng chúng tôi là công ty đầu tiên cho ra một sản phẩm thực thụ".
Apple_Pro_Mouse.

Chú chuột Apple Pro Mouse đã làm tốt nhiệm vụ của mình và nhận được lời khen từ khách hàng, nhưng nhóm thiết kế vẫn chưa hài lòng và muốn đẩy ý tưởng này đi xa hơn. Cụ thể hơn, họ muốn chạy một bước từ chuột không nút lên thành chuột có nhiều nút. Việc làm cho một sản phẩm như thế trông đẹp và hấp dẫn thật sự là một vấn đề khó. Nhưng việc thuyết phục Steve Jobs chấp nhận ý tưởng này thậm chí còn khó hơn. Steve hỏi: "Làm thế quái nào các bạn làm việc với dự án này?". Farag nói Steve Jobs tin chắc rằng "nếu bạn làm giao diện người dùng đủ tốt, bạn có thể làm mọi thứ chỉ với một nút duy nhất trên con chuột. Những năm 2000 cũng có một ít người ở Apple đồng ý với ý tưởng chuột nhiều nút. Nhưng thuyết phục Steve Jobs đi theo hướng này giống như là một cuộc chiến vậy. Nó không chỉ là việc đưa cho ông ấy những nguyên mẫu mà ông thích, mà còn phải thuyết phục rằng giao diện của phần mềm như thế nào thì sẽ giúp chuột nhiều nút trở nên hữu ích".

Dự án này thật chất đã làm "thảm họa" ngay từ những buổi đầu. Farag nhớ có lần ông đã có một cuộc họp với Jony Ive, trưởng bộ phận thiết kế của toàn bộ Apple. Ở cuộc họp đó nhóm của Farag không mời Steve Jobs, "không phải vì ông ấy không được phép - ông có thể đi đến bất kì chỗ nào trong công ty - chỉ là vì chúng tôi chưa muốn tìm đến ông. Chúng tôi đang xem xét những nguyên mẫu để xem ý tưởng về chuột nhiều nút sẽ được triển khai như thế nào. Chúng tôi đã đi được một chặng đường khá dài vào thời điểm đó - nhóm có những phần cứng hoạt động được, thậm chí đã thử nghiệm với người dùng - và tất cả mọi thứ được bày trên bàn".

Thế rồi bỗng nhiên Steve Jobs đi ngang qua (lúc đó ông mới vừa dự một cuộc họp khác xong). Và khi thấy những nguyên mẫu được bày ra, ông bước vào cùng dự họp luôn. Ông nói ngay "Vì sao các anh lại muốn làm việc với dự án này?", Farag kể. "Rồi một khoảng im lặng bao trùm cả phòng. Không ai dám đứng lên để trả lời cả. Cuối cùng tôi mới nói 'À, ý tưởng này là do bên marketing đòi hỏi. Đó là con chuột có nhiều nút. Nó đã được chấp thuận thông qua các quy trình của Apple, thế nên chúng tôi bắt đầu làm việc với nó'".

Ngay lúc ấy, Jobs nhìn chằm chằm vào Farag. "Tôi là marketing. Đây là nhóm marketing có một người. Và chúng ta sẽ không làm tiếp sản phẩm đó". Chỉ như thế rồi ông bỏ đi. "Dự án bị chấm dứt ngay tại đó, một cách bất ngờ. Bạn không thể rời khỏi phòng và tiếp tục làm nó với hi vọng rằng bạn sẽ được giữ lại làm việc". Trong cả năm sau đó, không còn ai nói về chuột nhiều phím nữa. Nhưng rồi mọi người cũng lại bàn về điều này, và bắt đầu cố gắng thuyết phục Jobs một lần nữa.

"Với danh tiếng của Steve - và cũng là danh tiếng của Apple - từ tận đáy lòng ông không muốn bước ra sân khâu với một sản phẩm 'tôi-cũng-như-thế', mà đó phải là một bước nhảy vọt so với bất kì công nghệ nào đang có ở thời điểm hiện tại", Farag nói. Farag nghĩ rằng Steve Jobs quyết định dùng chuột với một nút nhằm mục đích ép buộc nhóm thiết kế giao diện tạo ra một thứ gì đó đơn giản nhất có thể. "Điều làm ông đổi ý định đó là ông nghĩ đã tới lúc người dùng chấp nhận xài một giao diện có menu ngữ cảnh (menu chuột phải) và nhiều nút khác nhau để làm những việc khác nhau. Và mặc dù ông đồng ý với điều đó, ông sẽ không chấp nhận chuyện con chuột của mình trông giống những người khác".

Một trong những sự sáng tạo giúp thay đổi suy nghĩ của Steve Jobs đó là ý tưởng về cảm biến điện dung tích hợp trong thân chuột giúp năng giả lập tính năng của nhiều nút khác nhau. Sau đó Steve Jobs cũng đã có lần thảo luận về nút ảo trên iPhone có chức năng thay đổi tùy vào ứng dụng đang chạy. Với chuột nhiều nút, người dùng trung và cao cấp có thể cấu hình tùy mục đích của mình, trong khi trẻ con và những người dùng mới sẽ không cảm thấy rối bởi con chuột vẫn trông giống như những gì họ từng biết.

Magic_Mouse.

Farag rời Apple vào năm 2005. Và vài năm sau đó Apple tiếp tục tạo ra con chuột Magic Mouse với cả một bề mặt cảm ứng nhưng vẫn có nút ẩn bên dưới. Đây là một sự tiếp nối cho ý tưởng mà Farag đã từng nghĩ đến. Trên con chuột Might Mouse có một viên bi lăn, nhưng theo thời gian thì viên bi này bị dính bụi và rất khó để lau chùi. Giải pháp thay thế nó bằng tính năng cảm ứng là vô cùng phù hợp, lại giúp chuột thực hiện được những gì màn hình iPhone hay Trackpad trên MacBook Pro có thể làm. Và như thế việc sáng tạo lại tiếp tục diễn ra.

Nguồn: Cult Of Mac

Tìm hiểu về kim cương và một số phương pháp tham khảo để nhận biết kim cương thật

banner.

Đồ trang sức là thị trường sôi nổi đầy hấp dẫn tại nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt là những loại đá quý luôn có sức hút mạnh mẽ đối với nữ giới. Dĩ nhiên, trong đó không thể thiếu sự góp mặt của kim cương, được mệnh danh là vua của các loại đá quý.

Với trình độ phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, hiện tại, các loại kim cương nhân tạo (hoặc những loại đá tương tự) không chỉ hiện diện trong các phòng thí nghiệm mà còn có mặt tràn ngập khắp thị trường đồ trang sức. Đá nhân tạo ngày càng được chế tạo với hình thức, chất lượng không thua gì đá thiên nhiên và khó có thể phân biệt bằng mắt thường.

Dưới tên gọi “kim cương nhân tạo” vẫn còn ẩn chứa nhiều vấn đề khác nhau. Những loại đá có tính chất tương tự vẫn thường được nhiều người dựa vào độ sáng bóng và đánh đồng với kim cương. Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn một số loại “kim cương nhân tạo" thường gặp và vài mẹo nhỏ mang tính tham khảo để phân biệt với kim cương thiên nhiên.

Kim cương thật: Kim cương thiên nhiên và Kim cương tạo ra tại phòng thí nghiệm

Nhan_kim_cuong.

Kim cương là 1 trong 2 dạng thù hình của Cacbon có độ cứng rất cao (10 trên thang đo độ cưng Mohs) và khả năng khúc xạ ánh sáng cực tốt nên được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ công nghiệp cho đến kim hoàn. Kim cương được cho là loại khoáng sản với tính chất vật lý hoàn hảo và được sưu tầm như 1 loại đá quý hiếm.

1 viên kim cương được đánh giá theo chất lượng 4C: Carat (khối lượng), Clarity (độ trong suốt), Color (màu sắc) và Cut (cách cắt). Hiện nay chỉ có 20% sản lượng kim cương trên thế giới được dùng làm đồ trang sức. Số còn lại có phẩm chất kém hơn được sử dụng trong công nghiệp và thực hiện các nghiên cứu khoa học.

Cho tới giữa những năm 1950, cách duy nhất để có thể sở hữu 1 viên kim cương là phải khai thác từ các mỏ trong tự nhiên. Thật không may, quá trình hình thành kim cương trong tự nhiên đòi hỏi phải có nhiệt độ và áp suất rất lớn (khoảng 1200 độ C và 5 gigapascal). Những điều kiện nêu trên thường thấy ở độ sâu từ 140 đến 190 km dưới lớp vỏ Trái Đất. Đó là chưa kể đến thời gian từ 1 đến 3,3 tỷ năm để hình thành và chỉ được ngẫu nhiên đẩy lên bề mặt bởi các lực kiên tạo địa chất.

Sự khan hiếm nguồn cung cấp kim cương vào năm 1953 đã dẫn đến sự ra đời của kim cương nhân tạo được tổng hợp bằng 2 phương pháp HPHT (cao áp - cao nhiệt) và CVD (lắng đọng hóa học pha hơi). Phương pháp HPHT có nhiệm vụ tái tạo lại điều kiện sâu dưới lòng đất. Trong khi đó, phương pháp CVD sử dụng sự bay hơi hóa học của hợp chất khí Cacbon dưới tác động của tia nhiệt Plasma để phân chia các phân tử khí nhằm tạo ra sản phẩm cuối cùng là Cacbon lắng tụ, từ đó phát triển nên mầm kim cương. 2 phương pháp trên hiện đang được sử dụng rộng rãi để tạo ra kim cương trong phòng thí nghiệm.

phong_thi_nghiem_kim_cuong_nhan_tao.
Một nhà khoa học kiểm tra viên kim cương đang được chế tạo trong 1 lò phản ứng vi sóng​

Các thuộc tính của kim cương phụ thuộc phần lớn vào quá trình sản xuất và mục đích sản xuất. Các viên kim cương nhân tạo được sản xuất trong phòng thí nghiệm gần như tương tự như kim cương tự nhiên. Trên thực tế, do được chế tạo một cách có kiểm soát và hết sức cẩn thận trong phòng thí nghiệm nên thậm chí, kim cương nhân tạo còn có độ cứng, độ dẫn nhiệt, dẫn điện vượt trội hơn so với kim cương tự nhiên. Hơn nữa, kim cương chế tạo trong phòng thí nghiệm không bị lẫn các tạp chất như một số kim cương khai thác từ mỏ.

Chính vì thế, trên một phương diện nào đó, cả kim cương thiên nhiên và kim cương sản xuất trong phòng thí nghiệm đều là kim cương đúng nghĩa (kim cương thật). Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia thì giá thành của kim cương nhân tạo rất cao, do việc tạo ra môi trường tương tự như tự nhiên để tạo ra kim cương là vô cùng tốn kém và đắt hơn cả chi phí khai thác kim cương trong thiên nhiên. Chính vì vậy, kim cương nhân tạo rất hiếm xuất hiện trên thị trường trang sức thế giới. Những “viên kim cương” thường được quảng cáo trên thị trường thực chất hầu hết chỉ là đá tổng hợp, thường là đá Zirconia (đá CZ) hay Moissanit.

Kẻ mạo danh kim cương - Những loại đá “có vẻ” giống với kim cương.

Cubic-Zirconia.

Đá Zirconia (đá Cubic Zirconia - CZ) là tinh thể nhân tạo sản xuất từ Zirconium(IV) Oxit được tinh chế và ổn định tại nhiệt độ cao. Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1976, đây là loại kim cương giả được phổ biến rộng rãi trên thị trường ngày nay do có tính chất quang học hoàn hảo, chi phí sản xuất thấp và rẻ tiền.

Không giống với kim cương tự nhiên hay kim cương nhân tạo, đá CZ độ cứng 8-8,5 trên thang độ cứng Mohs, mau chóng trầy xước và xuống màu. Lẽ dĩ nhiên, giá trị của CZ chỉ bằng 1 phần nhỏ so với kim cương thật cả về giá tiền lẫn chất lương.

594px-Moissanite-USGS-20-1001d-14x-.

Moissanite: Mặc dù nó tỏa sáng như 1 viên kim cương thật và có độ cứng gần như kim cương (9.5 điểm trên thang đo độ cứng Mohs) và từng có thời gian gần 1 thập kỷ từ lúc mới phát hiện, người ta cho rằng Moissanite chính là kim cương. Nhưng thật ra, đây chỉ là 1 loại khoáng vật khác hoàn toàn kim cương.

Moissanite được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1893 bởi Henri Moissan. Ông đã lấy tên mình để đặt cho loại khoáng sản Cacbua Silic này. Loại khoáng vật này rất khó tạo thành trong tự nhiên và do đó, Moissanite gần như được sản xuất thông qua tổng hợp nhân tạo. Moissanite được chế tạo trong phòng thí nghiệm lần đầu tiên bởi Jöns Jacob Berzelius (người đã phát hiện ra silicon). Tuy nhiên, Edward Goodrich Acheson mới là người chính thức thương mại hóa Moissanite để dùng làm đá mài sắt và cắt công cụ.

Ngoài độ cứng và tính chất khúc xạ ánh sáng tương tự như kim cương, điều đặc biệt là Moissanite còn có độ dẫn nhiệt hoàn toàn tương tự như kim cương. Chính vì vậy, dùng bút thử kim cương trên cơ sở dẫn nhiệt hoàn toàn vô tác dụng đối với Moissanite. Hiện nay, Moissanite thường được sử dụng trong công nghiệp. Mặc dù không phổ biến trong thị trường trang sức như đá CZ, nhưng Moissanite cũng hoàn toàn vô giá trị so với kim cương thật.

Làm thế nào để phân biệt kim cương thật so với một số loại đá khác?

Cách chính xác và hiệu quả nhất để chắc rằng viên kim cương của bạn thật sự quý giá là thẩm định nó thông qua chuyên gia tại những trung tâm thẩm định chuyên nghiệp và có uy tín. Trên thế giới, Viện đá quý Mỹ (GIA) và Hiệp hội đá quý Mỹ (AGS) là một số tổ chức kiểm định nổi tiếng và uy tín có khả năng đưa ra các tiêu chuẩn cũng như kết quả kiểm định kim cương đáng tin cậy.

Hiện nay, một số trung tâm kiểm định chất lượng tại Việt Nam đã có dịch vụ thẩm đinh kim cương cùng nhiều loại đá quý khác. Kết quả kiểm định sẽ được kèm theo giấy chứng nhận chất lượng.

Tiêu chuẩn 4C

Trước những năm 1950, trên thế giới chưa có những tổ chức chuyên nghiệp và các chỉ tiêu thống nhất để đánh giá giá trị và chất lượng của đá quý. Kết quả đánh giá có thể khác nhau tùy thuộc vào nơi thẩm định. Tuy nhiên, Viện đá quý Mỹ đã chấm dứt tình trạng trên bằng 4C, tiêu chuẩn đánh giá kim cương phổ biến trên thế giới hiện nay.

Tiêu chuẩn 4C sẽ chấm điểm 1 viên đá quý dựa trên 4 đặc tính vật lý: Màu sắc, độ trong suốt, cách cắt và khối lượng (carat).

  • Màu sắc: màu của 1 viên kim cương được đánh giá theo thang điểm từ D tới Z thông qua so sánh với những viên có chất lượng tốt nhất dùng làm vật đối chiếu. Theo tiêu chuẩn của GIA, viên kim cương cấp D sẽ không có màu sắc, trong suốt như 1 giọt nước tinh khiết và dĩ nhiên là có giá trị cao hơn. Ngược lại, cấp Z sẽ bị nhuốm màu vàng hoặc nâu. Giữa khoảng D-Z vẫn còn một số cấp khác dựa trên màu sắc của mẫu kim cương. Đặc biệt, viên kim cương cấp Z có màu vàng nhạt rất hiếm và có giá trị cao.
  • Độ trong suốt: Được đánh giá dựa vào kết quả khi nhìn dưới kính lúp 10 lần kiểm tra số lượng các vết trầy xước, màu sắc của những vết gãy, vị trí của chúng, tất cả đều được dùng để đánh giá kim cương. Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng tới tính trong suốt và độ sáng chói của viên kim cương.
  • Cách cắt: Có rất nhiều công trình nghiên cứu toán học được nghiên cứu nhằm làm cho lượng ánh sáng mà nó phản xạ được là nhiều nhất. Một trong số đó là công trình của nhà toán học yêu thích khoáng vật Marcel Tolkowsky. Ông là người nghĩ ra cách cắt hình tròn và đã đề ra các tỉ lệ thích hợp cho nó. Một viên kim cương được cắt theo kiểu hình tròn hiện đại trên bề mặt có tất cả 57 mặt. Trong đó, phần trên có 33 mặt và phần dưới có 24 mặt. Phần trên có nhiệm vụ tán xạ ánh sáng thành nhiều màu sắc khác nhau trong khi phần bên có nhiệm vụ phản xạ ánh sáng. Tiêu chí này được đánh giá theo 5 cấp độ về các yếu tố độ phản xạ ánh sáng, độ tán xạ ánh sáng bà khả năng lấp lánh.
  • Khối lượng carat: dĩ nhiên, viên kim cương càng to, trọng lượng càng lớn thì giá trị sẽ càng cao. 1 đơn vị carat tương đương với 200 mg và có thể được chia đều thành 100 điểm. 1 điểm bằng 1% carat hay 2 mg được dùng để đánh giá các viên kim cương có khối lượng dưới 1 carat.

Dưới đây là bảng kết quả đánh giá viên kim cương do GIA thực hiện dựa trên tiêu chuẩn 4C. Loại trừ việc làm giấy giả mạo, có thể nói, nếu viên kim cương của bạn được cấp chứng nhận này thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm về giá trị của viên kim cương mà mình sở hữu.

GIA_chung_chi.

Tuy nhiên, đặt trường hợp bạn chuẩn bị mua 1 viên kim cương mà không hề có bất cứ chứng chỉ nào. Ngoài việc thẩm định bởi cơ quan chuyên nghiệp, bạn có thể sử dụng một số thủ thuật kiểm tra đơn giản dưới đây nhằm phân biệt kim cương thật so với đá CZ.

Hãy nhìn vào nó. Quan sát thật tỉ mỉ và tinh tế.

Kim cương có chỉ số khúc xạ cao và có thể bẻ cong ánh sáng đi xuyên qua lưới tinh thể. Trong khi đó, do khác biệt về cấu trúc nên khi ánh sáng đi qua viên đá CZ sẽ có nhiều đường nét hình lăng trụ hơn.

Để kiểm chứng điều này, nếu viên đá chưa được đính lên trang sức, các bạn có thể đặt nó lên 1 tờ báo có chữ (đỉnh tròn viên kim cương phải nằm trên tờ báo, không đặt ngang). Nếu bạn có thể đọc được dòng chữ bên dưới, viên đá đó có thể là kim cương giả. Trên thực tế, trong thí nghiệm tương tự, bạn không thể nào đọc được dòng chữ nếu đó 1 viên kim cương thật sự do chỉ số khúc xạ cao sẽ ngăn cản bạn nhìn xuống bên dưới.

nhan_biet_kim_cuong_1.

Tương tự, bạn đặt viên đá lên trên 1 dấu chấm được vẽ trên 1 tờ giấy trắng và phẳng. Nếu bạn thấy 2 hình ảnh khúc xạ (giống như ảnh ảo của dấu chấm) hoặc bạn thấy 1 hình ảnh phản chiếu bên trong viên đá, đó có thể là Moissanite.

Ngoài ra, ánh sáng phản xạ từ viên kim cương thường biểu hiện sắc thái của màu xám. Nếu bạn thấy quá nhiều ánh sáng có màu sắc như cầu vồng, đó có thể không phải là kim cương thật.

Giả đến nỗi “quá hoàn hảo”

Là 1 sản phẩm của tự nhiên và không trải qua nhiều can thiệp về chất lượng, kim cương thiên nhiên thường có pha màu vàng nhẹ hoặc nâu nhẹ và có thể sẽ bao gồm một số đốm của khoáng vật khác thường được gọi là hạt xâm nhập nằm bên trong cấu trúc lưới tinh thể.

Ngược lại, đá CZ được tạo ra trong môi trường vô trùng và sẽ rất hoàn hảo. Tất nhiên, đây không phải là yếu tố quyết định duy nhất để xác định vấn đề. Có thể viên đá vô cùng hoàn hảo này chính là viên kim cương được sản xuất trong phòng thí nghiệm và có giá đắt hơn cả kim cương nhân tạo thì sao?

Bạn cũng có thể quan sát phần đai viên đá (phần rộng nhất trên mặt cắt ngang của viên kim cương). Nếu phần đai quá trơn nhẵn và bo tròn, đó có thể là đá CZ. Kim cương thât luôn luôn có những cạnh khía phẳng, đó có thể là rất nhiều khía mà bạn có thể cảm giác được nếu tinh ý. Người ta không bao giờ cắt bo tròn 1 viên kim cương cả.

Hàng giả nặng gấp đôi hàng thật

nhan_biet_kim_cuong_2.

Xét về hình thức, có thể đá CZ trong giống như kim cương, nhưng thật sự nó là vật liệu có trọng lượng riêng lớn hơn. Với trọng lượng riêng từ 5,6 đến 6,0 N/m3, đá CZ nặng hơn gần 1,7 lần so với 1 viên kim cương có cùng thể tích. Bạn có thể so sánh viên đá với 1 viên kim cương thật cùng kích thước bằng 2 lòng bàn tay, bạn sẽ nhận được sư khác nhau về trọng lượng này. Viên nào nặng hơn sẽ là đá CZ.

Kim cương giả sẽ bị bám hơi nước

nhan_biet_kim_cuong_3.

Một phương pháp kiểm tra khác là dùng hơi thở của bạn. Nếu bạn hà hơi vào 1 viên kim cương thật và cố gắng để nó bám hơi nước vào, bề mặt của nó sẽ không bị vẩn đục bởi hơi thở. Điều này là do kim cương có tính dẫn nhiệt mạnh nên lượng hơi nước sẽ tiêu tan gần như ngay lập tức. Nếu hơi nước bám khá lâu trên viên đá, đó có khả năng là đá CZ.

Thả vào trong nước: nếu viên đá chìm hẳn xuống, đó là kim cương thật. Những viên đá giả sẽ nổi bồng bềnh hoặc lơ lửng ở khoảng giữa.

Một điểm đặc biệt khác là kim cương sẽ không được nhìn thấy trong phim chụp X-quang. Tỏng khi đó đá CZ hoặc một số tinh thể khác thì có. Mặt khác, khi đặt dưới đèn chiếu tia UV, nhiều viên kim cương sẽ phát ánh huỳnh quang màu xanh dương, một số viên kim cương sẽ không phát ánh huỳnh quang mặc dù nó vẫn là kim cương thật. Tuy nhiên, nếu bạn đặt 1 viên Mossanite dưới tia UV, nó sẽ phát màu xanh lá, màu vàng hoặc màu xám rất nhẹ.

Một số biện pháp kỹ thuật

Dùng dòng điện: Việc phân biệt kim cương và Moissanite bằng mắt thường gần như là không thể. Thay vào đó, người ta sử dụng 1 thiết bị cầm tay có thể tạo ra 1 dòng điện qua viên đá dể đánh giá độ dẫn điện của nó. Dựa trên sự khác nhau về độ dẫn điện của kim cương và Moissanite, người ta có thê nhanh chóng phân biệt được bằng phương pháp này.

Dùng nhiệt lượng: Kim cương có tính dẫn nhiệt và dẫn đều rất cao. Để kiểm tra xem viên đá có phải là kim cương thật hay không, người ta sử dụng thiết bị để truyền nhiệt lượng vào viên đá. Phương pháp này có thể kiểm tra trong thời gian tối đa là 30 giây. Nếu viên đá giảm nhiệt độ nhanh chóng sau khi được làm nóng, nó có khả năng là kim cương thật.

Hãy thực hiện những bài kiểm tra đánh giá uy tín

Các phương pháp nêu trên phần lớn chỉ mang tính cảm nhận và chỉ đưa ra những gợi ý tham khảo. Nếu muốn biết rõ giá trị của viên đá, bạn vẫn nên thông qua các bài kiểm tra khoa học nghiêm ngặt với các thiết bị chuyên dụng có độ chính xác cao. Chúc vui.


Sony Xperia Z Ultra & HTC Butterfly S có bản cập nhật Android 4.4 KitKat

tinhte_Android-4.4.2_Sony_Xperia_Z_Ultra_HTC_Butterfly_S..

Hai mẫu điện thoại Sony Xperia Z UltraHTC Butterfly S sắp sửa được cập nhật phiên bản Android 4.4 chính thức. Với Xperia Z Ultra, một số người dùng ở khu vực Hong Kong có thể nhận được bản cập nhật sớm với phiên bản mã hiệu C6833 chạy mạng 4G LTE, trong khi ở Việt Nam là C6802 sẽ được cập nhật trong thời gian tới. Bản cập nhật mới của Sony hiện thời có hiệu lực thông qua OTA (over-the-air), hy vọng Sony sẽ sớm hỗ trợ nó thông qua PC Companion hoặc Bridge for MAC để việc nâng cấp trở nên dễ dàng hơn. Cùng với đó, HTC Butterfly S cũng bắt đầu nhận được bản cập nhật Android 4.4, sản phẩm này đã từng lên 4.3 trong tháng 1/2014.

Phiên bản Android 4.4.2 của Xperia Z Ultra C6833 có mã dựng 14.3.A.0.681. Hiện tại mới chỉ duy nhất có Xperia Z2 có được Android 4.4.2, các máy mới ra mắt gần đây như Xperia E1, M2 hay T2 Ultra đều chạy Android 4.3. Rất có thể các máy được cập nhật 4.4 sẽ có giao diện launcher tương tự như Xperia Z2. Với Butterfly S, HTC đã bổ sung dịch vụ in ấn thông qua đám mây, nâng cao bảo mật, hỗ trợ thêm các profile của Bluetooth và gỡ Flash Player trong trình duyệt mặc định.

tinhte_Android-4.4.2_Sony_Xperia_Z_Ultra_HTC_Butterfly_S.

Nguồn: gsmarena

Samsung ra mắt giải pháp in không dây Cloud Print, hỗ trợ Android, iOS và NFC

Samsung-Cloud-Print.

Nếu bạn từng biết đến công nghệ in không dây AirPrint của Apple hoặc Cloud Print của Google thì nay Samsung cũng có một công nghệ tương tự đó là Samsung Cloud Print. Công nghệ in không dây này cho phép chúng ta có thể in tài liệu từ xa thông qua điện thoại Android và iOS, đồng thời hỗ trợ kết nối và in nhanh chóng qua kết nối NFC đối với các máy in có hỗ trợ. Đặc biệt, Samsung còn nói công nghệ này của họ sẽ kết hợp trực tiếp với dịch vụ bảo mật Knox được cài sẵn trên các máy của hãng để gia tăng thêm tính bảo mật trong lúc in không dây.

Dự kiến, hãng sẽ tung ra phần mềm chạy trên Android vào tháng 6 này, còn bản cho iOS sẽ có mặt vào nửa cuối năm nay và có thể sẽ có bản cho Smart TV. Samsung nói họ cũng quan tâm về vấn đề bảo mật nên toàn bộ dữ liệu truyền giữa máy in và thiết bị di động sẽ được mã hóa hết để tránh bị mất cắp. Ngoài ra, những máy có cài sẵn Knox của Samsung ví dụ như Galaxy S4 hay Note 3 thì mức độ bảo mật cũng sẽ cao hơn do hai phần mềm này sẽ liên kết hoạt động với nhau.

Ngoài ra, Samsung Cloud Print còn hỗ trợ kết nối không dây tầm ngắn NFC, cho phép người dùng có thể kết nối 1 điện thoại với tối đa 20 máy in chỉ bằng cách chạm và nhấn, tuy nhiên chức năng này mới chỉ hỗ trợ những máy in thuộc dòng Xpress có hỗ trợ NFC của hãng mà thôi.

Theo Engadget

Những vụ tai nạn đáng chú ý liên quan đến Boeing 777 trong 19 năm hoạt động

Asiana-Airlines-Flight-214-01.
Chiếc Boeing 777-200ER của Asiana Airlines gặp tai nạn tại sân bay San Francisco năm ngoái.

Boeing 777 là dòng máy bay thân rộng 2 động cơ phản lực, chuyên phục vụ cho các chuyến bay đường dài do Boeing Commercial Airplanes sản xuất. Boeing 777 được sử dụng phổ biến bởi các hãng hàng không trên thế giới và cực kỳ an toàn. Theo thống kê của Fearofflying, Boeing 777 chỉ xếp thứ 2 sau Airbus A340 với chỉ 1 vụ tai nạn/8 triệu giờ bay. Vì vậy, vụ mất tích của chiếc Boeing 777-200ER của hãng hàng không Malaysia Airlines đã khiến giới chuyên môn rất ngạc nhiên. Trong thời gian chờ đợi những phát hiện mới về vụ việc, chúng ta hãy cùng điểm lại những vụ tai nạn đáng chú ý liên quan đến Boeing 777 để xem vì sao Boeing 777 luôn được ca ngợi là một trong những chiếc máy bay phản lực thương mại an toàn nhất thế giới.

Boeing 777 bắt đầu được sản xuất từ năm 1993 và được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 7 năm 1995 với hãng hàng không đầu tiên khai thác là United Airlines (Mỹ). Trải qua gần 19 năm, Boeing 777 đã được phát triển với nhiều phiên bản tương ứng với chiều dài thân và tầm bay. Các phiên bản của Boeing 777 bao gồm 777-200, 777-200ER, 777-200LR, 777-300, 777-300ER, 777F và 777X. Chiếc máy bay gặp nạn của hãng hàng không Malaysia Airlines là một chiếc Boeing 777-200ER đời 1997 thuộc phân khúc B (tầm bay tối đa 12.200 km). Có tổng số 422 chiếc Boeing 777-200ER được xuất xưởng tính đến năm 2013 và Malaysia Airlines sở hữu 15 chiếc. Riêng hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) cũng có 4 chiếc cùng loại đang được khai thác trên các chuyến bay quốc tế.

Kể từ khi đi vào khai thác và trước vụ mất tích của Malaysia Airlines MH370 hôm 8 tháng 3 thì Boeing 777 đã gặp phải 10 tai nạn và sự cố lớn nhỏ. Trong đó có 3 vụ tai nạn khiến máy bay bị hư hại nặng (hull-loss) và 3 lần bị không tặc.

British-Airways-38.
Hiện trường vụ tai nạn của British Airways Flight 38 tại sân bay Heathrow.

Vụ tai nạn hull-loss đầu tiên xảy ra với chuyến bay số 38 của British Airways (Anh quốc). Vào ngày 17 tháng 1 năm 2008, một chiếc Boeing 777-200ER dùng động cơ Rolls-Royce Trent 895 bay từ Bắc Kinh đến London đã gặp sự cố trong bước tiếp cận cuối cùng xuống đường băng 27L thuộc sân bay Heathrow. Trục trặc xảy ra với động cơ khiến phi công không thể tăng lực đẩy từ hệ thống autothrottle và ở độ cao 61 m, tốc độ máy bay giảm xuống còn 108 knot (200 km/h). Phi công buộc phải ngắt chế độ autopilot và cố gắng cho máy bay hạ cánh bằng cách giảm góc cánh tà từ 30 xuống 25 độ để tăng lực hãm và cho máy bay lượn xuống đường băng. Kết quả là chiếc Boeing 777 đã va chạm với đường băng, trượt đến đường cất hạ cánh dịch chuyển (displaced threshold). Có 47 hành khách bị thương nhưng không ai thiệt mạng. Vụ tai nạn làm hỏng toàn bộ càng hạ cánh, gốc cánh và các động cơ.

British-Airways-38-01.
Băng bám trên bộ chuyển đổi nhiệt dầu FOHE trong động cơ của chiếc Boeing 777 gặp nạn.

Qua điều tra, nguyên nhân vụ tai nạn được xác định là do các tinh thể băng từ hệ thống nhiên liệu đã bịt kín bộ chuyển đổi nhiệt dầu (FOHE), làm giảm lực đẩy động cơ khi đang hạ cánh. Vào năm 2009, các nhà điều tra sự cố hàng không đã yêu cầu Rolls-Royce thiết kế lại bộ phận này trên dòng động cơ Trent 800 series. Các bộ chuyển đội nhiệt FOHE được tái thiết kế đã được thay thế trên những chiếc Boeing 777 của British Airways vào tháng 10 cùng năm.

Egypt-Air-B772.
Buồng lái của chiếc Boeing 777-200ER của EgyptAir hư hại nặng sau vụ hỏa hoạn.

Vụ tai nạn hull-loss thứ 2 xảy ra vào ngày 29 tháng 7 năm 2011 khi chiếc Boeing 777-200ER của EgyptAir (Ai Cập) gặp sự cố cháy trong buồng lái khi hành khách đang làm thủ tục lên tàu tại một cổng chờ ở sân bay quốc tế Cairo. Hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay đã được giải cứu an toàn và không có thiệt hại về người. Tuy nhiên, chiếc máy bay đã bị hư hỏng nặng và theo các nhà điều tra, hỏng hóc từ hệ thống điện tử với các đường ống cung cấp oxy trong buồng lái có thể là nguyên nhân gây ra vụ cháy.

Asiana-Airlines-Flight-214.
Chiếc Boeing 777-200ER của Asiana Airlines bị phá hủy gần như hoàn toàn sau cú hạ cánh hỏng xuống sân bay San Francisco.

Vụ tai nạn hull-loss thứ 3 và cũng là vụ tai nạn gây thiệt hại về người đầu tiên xảy ra vào ngày 6 tháng 7 năm 2013 với chuyến bay số 214 của hãng hàng không Asiana Airlines (Hàn Quốc). Chiếc máy bay Boeing 777-200ER chở 291 hành khách và 16 thành viên phi hành đoàn bay từ sân bay quốc tế Icheon (Hàn Quốc) đã gặp sự cố khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế San Francisco. Trong bước tiếp cận cuối cùng xuống đường băng 28L, càng hạ cánh và đuôi máy bay đã va vào bức tường ngăn biển tại đầu đường băng. Cú va chạm khiến động cơ và đuôi rơi ra khỏi máy bay, phần thân máy bay còn lại và 2 cánh xoay vòng ngược chiều kim đồng hồ 330 độ và trượt trên đường băng. Chiếc máy bay dừng lại tại bãi đất bên trái đường băng, cách vị trí va chạm ban đầu 730 m. Không dừng lại ở đó, chỉ 1 phút sau, khói đen bốc lên và ngọn lửa lan sang dầu rỉ ra từ động cơ và bốc cháy. Phao trượt cứu hộ bên mạng trái máy bay đã được triển khai ngay lập tức để sơ tán hành khách và lực lượng cứu hộ tại sân bay cũng đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường. Vụ tai nạn này làm 3 hành khách người Trung Quốc thiệt mạng (trong đó 1 người bị rơi ra ngoài máy bay và bị xe cứu hỏa cán chết), 181 người bị thương, tổng số người sống sót tính cả phi hành đoàn là 304 người.


Video được camera an ninh ghi lại diễn biến vụ tai nạn của Asiana Airlines Flight 214.

Ủy ban an toàn vận tải quốc gia (NTSB) đã phân tích dữ liệu từ hộp đen và đưa ra kết luận cuối cùng về vụ tai nạn với nguyên nhân hoàn toàn do lỗi phi công. Cụ thể là phi công chịu trách nhiệm điều khiển chiếc máy bay Lee Gang Guk vẫn đang trong thời gian huấn luyện với máy bay Boeing 777. Mặc dù đã có hơn 10.000 giờ bay với nhiều loại máy bay nhưng Lee chỉ có 33 giờ bay với Boeing 777. Trong khi đó, phi công hướng dẫn bay Lee Jeong Min đã trải qua 3.220 giờ bay với Boeing 777. Chịu trách nhiệm điều khiển máy bay hạ cánh, Lee Gang Guk nói với đội ngũ điều tra rằng anh cảm thấy "rất căng thẳng" và việc hạ cánh "rất khó thực hiện" với một chiếc máy bay lớn như Boeing 777 và sự thiếu sót của một hệ thống điện tử giúp theo dõi đường lượn của máy bay do đang được bảo trì. Vụ việc đã ảnh hưởng không nhỏ đến danh tiến của Asiana Airlines và hãng đã cải tổ chương trình huấn luyện cho phi công nhằm đảm bảo khả năng điều khiển nhiều loại máy bay và các kỹ năng cần thiết để hạ cánh và sử dụng hệ thống autopilot. Vào ngày 25 tháng 2 năm 2014, Cục vận tải Hoa Kỳ (DOT) đã phạt Asiana Airlines 500.000 USD vì lý không cập nhật thông tin về vụ tai nạn kịp thời cho nạn nhân và gia đình nạn nhân.

Malaysia-Airlines-BH370.
Boeing 777-200ER với mã đăng ký 9M-MRO của Malaysia Airlines vừa mất tích (ảnh chụp khi máy bay cất cánh tại sân bay Charles De Gaulle, Pháp, tháng 10 năm 2011).

Và vào 1:22 sáng ngày 8 tháng 3 vừa qua theo giờ Malaysia, chiếc Boeing 777-200ER thực hiện chuyến bay mang số hiệu BH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines chở 239 người (227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn) khi đang trên đường từ Kuala Lumpur, Malaysia đến Bắc Kinh, Trung Quốc đã mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu Subang. Đến 2:40 sáng, chiếc máy bay được thông báo đã mất tích ngoài khơi vịnh Thái Lan. Hoạt động tìm kiếm cứu hộ đã nhanh chóng được triển khai với sự tham gia của 6 quốc gia gồm Mỹ, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Singapore và Việt Nam. Cho đến thời điểm hiện tại, hoạt động tìm kiếm vẫn đang diễn ra tích cực và các nhà chức trách vẫn chưa khẳng định liệu máy bay đã rơi xuống biển hay không mặc dù vệt dầu loang và một số mảnh vỡ đã được phát hiện tại khu vực tình nghi tại vùng biển phía nam đảo Thổ Chu của Việt Nam.

Chiếc máy bay gặp nạn là Boeing 777-200ER với số đăng ký 9M-MRO. Đây là một chiếc máy bay mới được Boeing chuyển giao cho Malaysia Airlines vào ngày 31 tháng 5 năm 2002. Theo hãng hàng không chủ quản, chiếc máy bay đã trải qua 20.243 giờ bay và 3.023 lượt bay kể từ khi đi vào dịch vụ. Lần bảo trì gần đây nhất của nó được thực hiện vào tháng 2 năm nay. Chiếc máy bay này cũng đã từng gặp phải một tai nạn khá nghiêm trọng tại sân bay quốc tế Thượng Hải khi đang di chuyển trên mặt đất. Đầu cánh máy bay đã hư hỏng nặng sau khi va vào đuôi một chiếc Airbus A340-600 của hãng hàng không China Eastern Airlines vào tháng 8 năm 2012. Về vụ mất tích bí ẩn của chuyến bay MH370, rất nhiều giả thuyết đã được đặt ra nhưng nguyên nhân về thời tiết và trục trặc kỹ thuật được nhận định là rất khó xảy ra. Thêm vào đó, trước khi mất tích, MH370 không phát đi tín hiệu khẩn cấp, cùng với việc phát hiện ra 2 hành khách trên máy bay sử dụng hộ chiếu giả, giới chuyên môn và Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đang nghi ngờ về khả năng MH370 bị tấn công khủng bố.

Qua những vụ tai nạn kể trên, có thể nói Boeing 777 là dòng máy bay rất an toàn với số vụ tai nạn cũng như thiệt hại về người rất thấp trong suốt 19 năm hoạt động. Trong trường hợp xấu nhất, nếu chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines rơi xuống Thái Bình Dương, vụ tai nạn này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thành tích an toàn của Boeing 777.

Xem thêm: