Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Đập hộp Leica T chính hãng: máy đẹp, giao diện, pin và dây đeo cực kỳ sáng tạo

Nếu hãng nào cũng làm như Leica thì có lẽ các nhà sản xuất pin và dây đeo bên thứ 3 chỉ còn nước phá sản, họ (thực chất là Audi) đã tạo ra một thiết kế pin và dây đeo cực kỳ thông minh trên chiếc máy ảnh mirrorless Leica T. Thay vì phải vật lộn với hàng đống nắp, khóa ngàm và dây cực kỳ phức tạp thì bạn chỉ mất 1 giây để tháo lắp pin, 2 giây để lắp dây đeo máy ảnh. Nhìn chung, không chỉ phụ kiện mà toàn bộ những thao tác điều khiển và sử dụng trên Leica T đều đưa về mức đơn giản nhất mà ai cũng có thể sử dụng được.

Chúng ta đã nói nhiều về giao diện chụp ảnh của Leica T rồi nên mình sẽ nó về thiết kế và chế tạo trước, chia sẻ nhiều hơn về cảm giác khi cầm hay tương tác với máy. Rất tiếc do máy của cửa hàng nên chúng ta cũng chưa thể chụp thử tấm hình nào để xem chất lượng mà phải chờ máy mẫu của Leica Việt Nam. Ở dưới cũng có một số hình ảnh so sánh T và M9-P để các bạn tham khảo.

Thiết kế và chế tạo:
Khi nhìn vào Leica T, nhiều bạn sẽ nghĩ nó hơi hơi giống Galaxy Camera của Samsung nhưng thực chất thì 2 sản phẩm này khác biệt rất rất nhiều về cả thiết kế và tính năng. Là sản phẩm do hãng xe danh tiếng Audi thiết kế, Leica T cứng cáp và xịn hơn rất nhiều. Máy cũng quá đơn giản so với những đường nét phức tạp của các xe Audi. Trên thực tế thì Leica đã tạo ra T từ một khối nhôm đặc hình chứ nhật dày hơn chiều dày của T, họ đã dùng máy CNC khoét sâu vào trong với độ chính xác cực kỳ cao. Sau đó, các nhân viên của hãng ở Đức sẽ đánh bóng từng góc cạnh nhỏ một do máy không thể đạt đến mức chế tạo tinh xảo đó. Tiếp đến, các linh kiện được đưa vào trong bộ khung lớn này rồi đẩy màn hình vào phía bên ngoài từ góc bên tay phải. Sau đó, Leica sẽ lắp các nắp che bên ở khu vực bên phải máy để hoàn thiện sản phẩm này. Với công đoạn chế tác cầu kỳ như vậy thì không ngạc nhiên khi giá của T lên đến hơn 2000$, rẻ hơn đáng kể so với M nhưng vẫn quá tầm với của hầu hết người dùng.

10345748_799444270068474_7340108583038377498_n.
Đây là tấm mình chụp ở Leica Boutique tuần trước, bên trái là khối nhôm mà tự đó họ khoét thành khung Leica T, giữa là khung máy và phải là Leica M2 đã sống được hơn 50 năm và vẫn chạy tốt
Nếu bạn thích nấu ăn thì sẽ hiểu rõ về triết lý của Leica, nếu như các món ăn Âu Mỹ thường cố gắng giữ nguyên vị của nguyên liệu gốc, gia vị chỉ bổ trợ để nâng tầm cho nguyên liệu chính thì món ăn Á thường dùng nhiều gia vị át đi mùi của món chính. Leica rõ ràng là một công ty châu Âu và họ không dùng nhiều chi tiết màu mè trên T nhưng mỗi một chi tiết là kết tinh của quá trình chế tạo thật sự tinh xảo và được cân nhắc kỹ. Nói nôm na là chém nhát nào là sắc nhát đó.

Leica_T.

Như đã nói, Leica không can thiệp nhiều vào T nên họ vẫn để những cạnh viền của máy rất sắc, tuy đã đánh bát sơ qua nhưng nó vẫn hơi khó chịu khi sờ vào, ít ra là đối với mình. Mặt khác, cảm giác cầm vào khối kim loại sẽ không thân thiện như da mà Leica hay sử dụng trên các máy M nhưng nó rất liền lạc và cứng. Mình có cơ hội được cầm vào bộ khung Leica T khi tham quan Leica Boutique tuần trước nên nhận thấy rất rõ cảm giác này.

Leica_T-27.Leica_T-28.
Các cạnh T vẫn khá sắc dù đã được mài sơ qua
Điều khiển:
Leica T thật sự là một chiếc máy khác biệt hoàn toàn về cách điều khiển. Chưa bàn đến việc nó có tiện lợi hay không nhưng rõ ràng Leica đã có những đổi mới mang tính bược ngoặt trên T. Các máy Leica thường không nhạy khi xem lại hình hay duyệt menu mà nó chỉ nhạy khi chụp và điều đó đã đổi trên T. Chiếc máy này phản ứng rất nhanh, tuy vẫn hơi giựt ở một số trường hợp nhưng vẫn chấp nhận được. Hơn nữa, cơ chế điều khiển rất thông minh của máy đã bù lại được những nhược điểm này.

Leica_T-19.Leica_T-20.
Máy chỉ có 2 nút bấm duy nhất, cảm giác cò của T cũng như các máy khác mà không còn cảm giác cực kỳ tự tin trên M9
Trên T chỉ có 2 nút bấm duy nhất: nút chụp hình và nút quay phim. Trên nút chụp hình là một cần gạt chuyển đổi giữa tắt, mở và bật đèn flash cóc. Ngoài ra, chúng ta còn có 2 con quay biến thiên theo chế độ. Lấy ví dụ nếu ở chế độ A thì một con quay sẽ điều khiển khẩu độ và con còn lại là ISO. Nếu muốn thay đổi các thông số khác như cân bằng trắng hay chế độ lấy nét… bạn chỉ cần 1 nút bấm phía bên phải trên màn hình cảm ứng là đã có thể thay đổi.


Có thể thấy cách thiết kế menu của Leica hoàn toàn đạp đổ những gì truyền thống của hãng. Hầu hết các nhà sản xuất khác vẫn còn phải vướng bận với những hàng nút và tối ưu hóa cho điều khiển bằng viewfinder trong khi Leica quyết tâm đeo đuổi cảm ứng hoàn toàn bằng cách xóa bỏ hết làm lại từ đầu. Nếu bạn là một người dùng thích không cần suy nghĩ như kiểu sử dụng DSLR thì chưa chắc Leica T đã hợp nhưng với những ai mới hay thế hệ trẻ quen thuộc với smartphone sẽ vui vẻ với T hơn.



Leica_T-2.Leica_T-3.Leica_T-4. Nút tháo ống kính, bạn buộc phải nhấn nút này để tháo ống kính, kể cả nắp che cảm biến Leica_T-5.Leica_T-6.
Phần dưới của máy
Leica_T-35.Leica_T-36.Leica_T-37. Ống kính 23mm f2.0, sản xuất ở Nhật để "tiết kiệm chi phí", rất shock
Leica_T-11.Leica_T-7. Tháo nắp che ống kính nó sẽ như thế này đây Leica_T-8. Cảm biến APS-C, bằng Leica X1/X2 Leica_T-9.Leica_T-10. Nút này dùng để gắn dây, cứ cắm vào là được, rất tuyệt Leica_T-12. Mặt dưới của máy cũng chỉ có 1 cần gạt duy nhất để đẩy pin ra Leica_T-13. Leica T Typ 701, sản xuất Đức Leica_T-14.Leica_T-15. Pin do Panasonic làm Leica_T-16. Chỉ có 985mAh Leica_T-17. Mặt sau cực kỳ đơn giản với màn hình cảm ứng chiếm toàn bộ Leica_T-18. Nhưng diện tích hiển thị lại hơi nhỏ vì viền quá dày Leica_T-21. Khe cắm MicroSD và thẻ SD Leica_T-22. Flash cóc rất cao Leica_T-23.Leica_T-24.Leica_T-25. Chân đèn bên ngoài và viewfinder Leica_T-26. 2 con xoay rất thích Leica_T-29.Leica_T-30.Leica_T-31. Nằm cạnh M9-P Leica_T-32. Rõ ràng là T mỏng hơn M9-P khá nhiều Leica_T-33. Kể cả mặt sau cũng đơn giản hơn dù M9-P đã rất đơn giản so với các hãng khác Leica_T-34. Đỉnh thì lại càng không cần nhắc tới ​

Phát hiện mới chứng minh nguồn gốc hình thành Mặt Trăng

sn-moon.

Dựa trên phân tích mẫu đá do các phi hành gia trong sứ mạng Apollo 11, 12 và 16 mang về từ Mặt Trăng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra dấu vết của "hành tinh" mang tên Theia. Kết quả nghiên cứu đã chính thức xác nhận giả thuyết đặt ra từ trước tới nay về nguồn gốc Mặt Trăng. Theo đó, Mặt Trăng được tạo sau khi một thiên thạch khổng lồ va vào Trái Đất đồng thời tạo nên một trận đại hồng thủy dữ dội. Các kết quả nghiên cứu đã được đăng tải mới đây trên tạp chí Science.

Từ những năm 1980, giả thuyết được phần lớn các học giả chấp nhận về nguồn gốc của Mặt Trăng chính là do kết quả của một vụ va chạm giữa Trái Đất và ngôi sao Theia cách đây 4,5 tỷ năm. Theia là ngôi sao được đặt theo tên của một vị thần trong thần thoại Hy Lạp, người được cho là mẹ của Selena, nữ thần Mặt Trăng. Theo giả thuyết này, sau vụ va chạm, các mảnh vỡ từ Theia và của cả Trái Đất đã văng ra ngoài không gian và hợp nhất lại với nhau tạo thành Mặt Trăng như hiện nay.

Giả thuyết trên là lời giải thích đơn giản và phù hợp nhất về nguồn gốc Mặt Trăng. Diễn biến của quá trình đã được mô phỏng lại bằng các phần mềm máy tính chuyên dụng. Dù vậy, vấn đề lớn nhất của giả thuyết chính là chưa ai tìm thấy bất cứ bằng chứng nào về Theia trong các mẫu đá Mặt Trăng. Tất cả những nghiên cứu trước đây chỉ phát hiện ra rằng Mặt Trăng có nguồn gốc từ Trái Đất. Đây là một vấn đề hết sức mâu thuẫn giữa thực chứng và giả thuyết đưa ra.

Và giờ đây, một phân tích cụ thể và chi tiết hơn đã phát hiện nhiều bằng chứng về các loại vật chất có nguồn gốc từ vũ trụ trên đất đá của Mặt Trăng. Theo người đứng đầu công trình nghiên cứu, tiến sĩ Daniel Herwartz từ Đại học Goettingen cho tới hiện nay, nhóm của ông mới là người đầu tiên từ trước đến nay phát hiện ra bằng chứng cho giả thuyết vụ va chạm hình thành nên Mặt Trăng.

Tiến sĩ Herwartz cho biết: "Từ trước đến nay, một số ý kiến vẫn chưa tán thành giả thuyết về sự va chạm hình thành nên Mặt Trăng. Nhưng giờ đây, chúng tôi đã khám phá ra sự khác biệt nhỏ nhưng vô cùng quan trọng giữa vật chất trên Mặt Trăng và Trái Đất. Điều này đã chính thức xác nhận về giả thuyết va chạm."

Khác biệt trên được phát hiện dựa trên phân tích thành phần đồng vị oxy chứa trong các loại đất đá của Mặt Trăng và Trái Đất. Trước đây, khi phân tích các mẫu thiên thạch từ sao Hỏa hoặc các ngôi sao khác, các nhà khoa học cũng đã tìm thấy sự khác biệt về tỷ lệ của đồng vị oxy. Theo đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tỷ lệ đồng vị O-17 và O-16 trong đá Mặt Trăng là 12 phần triệu, nhiều hơn so với trong mẫu đất đá của Trái Đất.

Do đó, những nhà nghiên cứu cho rằng chính tỷ lệ đồng vị là một đại diện cho mỗi hành tinh khác nhau. Dù vậy, một số nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn tán thành kết luận nói trên của tiến sĩ Herwartz với lập luận được đưa ra là có thể, các loại vật chất không có nguồn gốc từ Trái Đất đã hình thành sau khi Mặt Trăng hình thành mà không tồn tại vào lúc bắt đầu hình thành. Alex Halliday, giáo sư tại Đại học Oxford là 1 trong số các học giả đã cho rằng phát hiện về sự khác biệt giữa đá Mặt Trăng và Trái Đất là không đáng kể.

Giáo sư Halliday cho rằng: "Những gì bạn cần làm là phải tìm ra một sự khác biệt lớn hơn. Mọi kết luận đều phải dựa trên quan điểm hệ Mặt Trời cũng như vũ trụ luôn vận động và biến đổi không ngừng."

Một lập luận khác cũng được đưa ra nhằm củng cố cho thuyết vụ nổ hình thành Mặt Trăng. Các học giả cho rằng có thể Theia được hình thành ở khoảng cách rất gần Trái Đất và cũng có thành phần đất đá tương tự. Giáo sư Halliday cho rằng nếu trường hợp này xảy ra thì việc xác định mỗi hành tinh dựa trên đặc điểm đất đá cần phải xem xét lại về tính đúng đắn.

Giáo sư Halliday cho biết: "Kết luận trên đã dấy lên một câu hỏi rằng liệu những thiên thạch trước đây rơi xuống Trái Đất được xác định là từ sao Hỏa, sao Mộc hay sao Kim có thật sự chính xác. Hay chỉ là một hòn đá vô danh nào đó trong vũ trụ. Chúng ta chỉ xác định nguồn gốc của chúng thông qua phân tích thành phần hóa học. Hiện giờ, chúng ta chưa hề có một mẫu vật nào là nguồn gốc rõ ràng?"

Một học giả khác là tiến sĩ Mahesh Anand đến từ Đại học mở cho rằng đây là một phát hiện "thú vị" nhưng ông cũng lưu ý rằng đây chỉ là những dữ liệu dựa trên phân tích 3 mẫu đá từ Mặt Trăng. Tiến sĩ Anand chia sẻ: "Chúng ta cần phải thận trọng với kết luận trên. 3 mẫu đá trên chưa thể đại diện cho toàn bộ Mặt Trăng và cần có thêm nhiều mẫu vật hơn nữa để việc phân tích có tính thuyết phục hơn."

Một giả thuyết khác cũng được đưa ra nhằm lý giải cho sự tương đồng về vật chất giữa Mặt Trăng và Trái Đất là: có thể phần tách ra khỏi Trái Đất nhiều hơn so với từ Theia. Nói cách khác, thành phần từ Trái Đất trong Mặt Trăng chiếm tỷ lệ lớn hơn so với phần có nguồn gốc từ Theia.

Theo Tiến sĩ Anand: "Sự khác biệt vẫn còn quá nhỏ. Chúng ta vẫn chưa thể kết luận một cách chĩnh xác quá trình hình thành Mặt Trăng. Những gù chúng ta cần làm là bay lên Mặt Trăng và tìm kiếm thêm nhiều mẫu vật hơn nữa, đặc biệt là những lớp đất đá nằm sâu dưới lòng Mặt Trăng, nơi không bị ô nhiễm bởi các tác động của thiên thạch cũng như gió bụi vũ trụ."

Theo BBC (1), (2), Science, AAAS

Châu Á - Thái Bình Dương có 1,7 tỉ thuê bao di động trong năm 2013, chiếm một nửa trên toàn thế giới

Bieu_do.
Đó là số liệu mới nhất được Hiệp hội GSM (GSMA) công bố. Báo cáo của GSMA cũng cho biết thêm rằng tính đến hết năm 2013, trên toàn thế giới có 3,4 tỉ thuê bao di động, trong đó Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật và Indonesia là những quốc gia có lượng thuê bao cao nhất. Nói về tỉ lệ người dân có sử dụng dịch vụ mạng di động trên tổng dân số thì chỉ số này bị phân hóa mạnh, có những nơi lên đến 90% như Nhật nhưng có những nơi chỉ 15% như Myanmar.

Người dùng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cũng đang chuyển dần sang sử dụng kết nối mạng 3G/4G thay cho GPRS hay EDGE trước đây. Trong tổng số 3,4 tỉ kết nối ở khu vực này (lưu ý chỉ là kết nối từ SIM đến nhà mạng, không phải thuê bao), chỉ khoảng 1/4 là kết nối 3G, còn 4G chỉ chiếm vỏn vẹn 3%. GSMA dự đoán rằng hai con số này sẽ tăng thành 34% và 28% trên tổng số 4,8 tỉ kết nối tính đến năm 2020.

Tổ chức này cũng chia sẻ rằng họ kỳ vọng số lượng thuê bao di động tại Châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng 5,5% và 6 năm sau, tổng số thuê bao sẽ trở thành 2,4 tỉ. Song song đó, vùng Hạ Sahara cũng đang ghi nhận sự tăng trưởng rất nhanh chóng. Nhìn chung, sự tăng trưởng của lượng thuê bao sẽ đến từ các thị trường đang phát triển.

Nói thêm về Trung Quốc, tại đây có đến 630 triệu thuê bao di động độc nhất đến hết năm ngoái, tức khoảng 46% dân số của nước này. Với thói quen sử dụng nhiều hơn một SIM hoặc một thiết bị di động cùng lúc, GSMA nhận thấy trung bình mỗi người Trung Quốc dùng khoảng 1,79 thẻ SIM.

Thị trường di động đã đóng góp 864 tỉ USD vào GPD của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong năm ngoái, tức khoảng 4,7% trên tổng số GPS, và cũng trực tiếp tạo ra khoảng 3,7 triệu việc làm. Đến năm 2020, dự báo tỉ trọng mà ngành công nghiệp mobile mang lại cho GDP khu vực sẽ là 6,9% và cung cấp 6,1 triệu việc làm cho nền kinh tế.

Nguồn: GSMA

Mục đích sống của bạn là gì? (bài dự thi trong cuộc thi ảnh bộ điện thoại)

2014-04-290206494.

Thiết bị chụp:
điện thoại Nexus 5
Địa điểm: Bộ ảnh thực hiện trong chuyến đi đến đảo Pulau Weh thuộc tỉnh Banda Aceh, Indonesia, nơi bị thảm họa sóng thần tàn phá năm 2014.
Thời gian: Bộ hình được chụp khoảng thời gian từ 23/4 đến 28/4.


Thực chất bộ ảnh này phản ánh đúng tâm trạng hiện tại của tôi: giữa một xã hội mà mỗi con người chúng ta ngày ngày đang phải đối mặt với quá nhiều tác động từ bên trong gia đình lẫn bên ngoài xã hội, bản ngã của mỗi người bị che mờ, chúng ta bị mù đường và hoang mang không biết tương lai của mình sẽ đi về đây? 10 năm nữa mình sẽ làm gì? Là ai? Mỗi người chúng ta luôn cố gắng tính toán tạo ra “vùng an toàn” cho mình, luôn cố gắng tò mò, liếc ngang liếc dọc hòng tìm ra sự dò xét của người khác về mình, và mình bị lạc lối trong chính cuộc sống mà mình làm chủ chứ không phải do những người bàn tán, bên cạnh mình nắm giữ!

Ngay trước chuyến đi tôi cũng đã rất đắn đo vì nhiều thứ tác động, nào là đang chán nản công việc hiện tại dù công việc hiện tại tương đối ổn, nhưng sự thật là tâm hồn và lý trí đã bị sự tự do, sự đổi mới đánh chiếm hết tâm hồn rồi. Rồi đắn đo chuyện gia đình, bạn bè rồi đi về sẽ thế nào? Liệu sau chuyến đi mình sẽ ra sao? Cả chuyện yêu đương, chuyện sau này nữa! Các mối quan hệ sẽ thế nào? Rồi liệu mình có quá già cỗi, quá mệt mỏi để thay đổi một cái gì đó thật sự lớn lao? Khát khao và đam mê của mình liệu có đủ lớn, đủ mạnh để gạt hết tất cả? Liệu có an toàn không? Có thành công không? An phận với việc ngày ngày ngồi bàn giấy nhận một đống lương chuyển vào ATM hay được tự do đi đến những chân trời góc biển, những nơi mà luôn nằm trong list của mình bao lâu nay, những nơi mà khi xem trên màn hình tôi đã hình dung được mình đang đứng tại nơi đó để trải nghiệm, được tìm tòi và khai phá! Và được bắt những cảm xúc đời thực, ghi nhận bởi máy ảnh của mình.

Nhưng rồi tôi cũng gạt bỏ hết tất cả những câu hỏi quẩn quanh hành hạ mình hằng ngày hằng đêm để lên đường! Để có thể được sống, được thở bằng chín bản chất của chính bên trong con người mình, để có thêm động lực, quyết tâm rõ ràng hơn hoàn thiện con người mình, suy nghĩ của mình và quan trọng là mình cảm thấy mục đích sống của mình vô cùng rõ ràng.

Tôi chắc ai ai đến một giai đoạn nào đó cũng sẽ đau đáu lay hoay kiếm tìm câu trả lời cho câu hỏi lớn của cuộc đời “Mình tồn tại trên đời này để làm gì? Mục đích sống của mình là gì? Đối với tôi, đó là sự tự do, được đến những nơi mà mình luôn vẽ sẵn ra trong trí óc, được bắt được những cảm xúc bằng hình ảnh, những điều mà khi mình hình dung ra đã luôn thôi thúc tôi phải lập tức làm ngay, không thể để chậm trễ được nữa! Cái cảm giác mà mỗi lần thấy những nơi tuyệt đẹp, những bức hình đăng tạp chí khi mình nhìn được nó đều thối thúc tôi phải đứng ngay trong bức hình đó, rồi sau đó là đầu óc lại vẽ ra nơi đó theo ý mình! Nhìn tôi lúc đó trông vô cùng ngớ ngẩn và tưng tưng nếu theo bạn bè tôi nói khi thấy tôi lúc đó!

Cảm giác sắp được đến những vùng đất mới luôn tạo cảm hứng thật khó tả nơi mỗi con người chúng ta.

2014-04-240948145.

Biển luôn đem đến cho tôi cảm giác đủ trầm, đủ bao la rộng lớn để mình suy ngẫm về cuộc đời của mình, cái mà con người ta rất khó trầm lặng trong tâm hồn để kịp suytu ngẫm trong cuộc sống thành thị ồn ào và cái gì cũng ào ào như cướp giật tại Sài Gòn hiện nay.

2014-04-271006404.

Cuộc đời ai cũng vậy, sẽ có những khúc cua hiểm trở, bước ngoặt của cuộc đời mà bắt buộc chúng ta phải đối mặt.

2014-04-290202523.

Luôn có những mảng đen, mảng tối rộng mênh mông bên trong bản ngã của mỗi người. Thứ mà luôn cố gắng kìm hãm, đè nén và kéo lùi những sự vươn lên, những khát khao dám vượt lên, bỏ qua tất cả những định kiến, những ganh ghét, những an phận để đi theo mục đích sống của mỗi người! Nó như sợi dây kéo bạn lại vào bờ, ngăn bạn không được ra biển lớn mênh mông đầy thách thức và thú vị.

2014-04-290203294.

Nhưng ta phải cố gắng vượt qua mảng tối này thôi, không thì cứ mãi lẩn quẩn trong cuộc sống chán nản ngày ngày như được lập trình sẵn. Tìm được mục đích sống của đời người là việc khó, có những người có khi cả cuộc đời họ sẽ không trả lời được câu hỏi này.

2014-04-260833573.

Nhưng mỗi người cứ sẽ canh cánh, đau đáu đi kiếm tìm cho riêng mình câu trả lời.

2014-04-270826104.

Chỉ có chính bạn mới có thể trả lời được câu hỏi của cuộc đời bạn, không ai có thể trả lời thay cho bạn được. Cứ suy nghĩ thật kỹ, thật lâu và thật chắc.

2014-04-271014434.

Dù có mất nhiều thời gian, đau đầu, hay lạc lối quanh co giữa cuộc đời đầy rẫy những thứ tác động cũng phải cố gắng tìm ra.

2014-04-290209074.

2014-04-261034474.

Cứ cố gắng giữ vững và đi theo suy nghĩ, những khát khao, những đam mê dù có bị nó có bị chê bai, dè bỉu hay chẳng ai đánh giá cao.

Rồi bạn sẽ cảm thấy cuộc sống mình thật ý nghĩa và đáng sống biết chừng nào.

2014-04-280616314.

Vì suy cho cùng, người có mục đích sống sẽ cảm thấy cuộc đời đáng sống hơn rất nhiều lần so với những người bị mất mục đích sống.

2014-04-290207294.

Chúc mỗi người sẽ tìm ra được mục đích sống cho cuộc đời của mình.

2014-04-290206494.

SteelSeries ra mắt thiết bị theo dõi và phân tích chuyển động của mắt dành cho game thủ

SteelSeries_Sentry_Eye_Tracker_01.
Trước thềm sự kiện chuyên về game E3 sắp diễn ra, SteelSeries đã giới thiệt một thiết bị mang tên Sentry Eye Tracker được hợp tác phát triển cùng với Tobii, công ty chuyên về theo dõi mắt. Sản phẩm này sẽ "cung cấp cho game thủ khả năng theo dõi, phân tích và benchmark chuyển động của mắt cũng như hành vi trong quá trình chơi game để cải thiện cách chơi và chiến thắng". Cụ thể hơn, Sentry Eye Tracker sẽ theo dõi vị trí người dùng nhìn vào màn hình, thời gian tập trung nhìn là bao lâu, từ đó đưa ra thông số "Fixations per Minute" (FPM). Thông số này cho biết mức độ thường xuyên mà người dùng di chuyển mắt xung quanh màn hình. Giá trị FPM càng thấp cho thấy game thủ có thể xử lý được nhiều thông tin hơn.

SteelSeries hiện đang làm việc với một số game thủ chuyên nghiệp trên toàn thế giới để thiết lập nên một thư viện số liệu tối ưu. Nó sẽ hỗ trợ người dùng so sánh giữa chuyển động mắt của mình với những người chơi giỏi hơn, từ đó tự mình điều chỉnh lại cách nhìn sao cho việc chơi game được tốt nhất có thể.

Bên cạnh đó, Sentry Eye Tracker cũng có thể dùng cử chỉ của mắt để điều khiển các đối tượng trong game. SteelSeries và Tobii sẽ tiếp tục bắt tay nhau để phát triển và cung cấp tính năng này trong tương lai. Hai hãng cũng đang phối hợp với nhiều đối tác khác để triển khai tính năng liên quan đến mắt vào những nền tảng khác dành riêng cho việc chơi game. Ví dụ, hãng Overwolf đang dự tính dùng Sentry để tối ưu hóa những tính năng liên quan đến mạng xã hội khi chơi game.


Các nhà nghiên cứu tại Đại học Akron phát triển phương pháp mới sản xuất màn hình chống vỡ

shatterproof screens.

Vỡ màn hình là một tai nạn không mấy vui vẻ đối với người dùng thiết bị di động. Một trong những nguyên nhân là do trên bề mặt màn hình cảm ứng hay TV đều có tráng một lớp thiếc oxit khá giòn và dễ vỡ. Nhằm khắc phục nhược điểm này, nhóm các nhà khoa học tại Đại học Akron đã phát triển thành công phương pháp chế tạo màn hình với mạng lưới điện cực trong suốt nhằm chống vỡ màn hình cảm ứng của các thiết bị di động. Công trình nghiên cứu đã được công bố trên tập san của Hiệp hội các nhà hóa học Hoa Kỳ số ra vừa qua.

Trong quá trình chế tạo, các nhà nghiên cứu chuyển màng kim loại dẫn điện và trong suốt thành dạng lưới dưới kích thước nano. Sau đó, "tấm lưới trong suốt" được trải đều lên bề mặt polymer cũng hoàn toàn trong suốt từ đó tạo nên màn hình cảm ứng hoàn chỉnh. Để kiểm chứng độ bền, tấm vật liệu phải trải qua bài test uốn gập lặp đi lặp lại nhiều lần, đồng thời, các nhà nghiên cứu dùng băng dính để kiểm tra xem mạng lưới điện cực có bám dính vào trong màng polymer hay không. Kết quả cho thấy, khi dán một miếng băng dính và dùng lực bóc mạnh ra đồng thời gập tấm polymer 180 nhưng độ bền vẫn được đảm bảo. Thậm chí, tấm vật liệu vẫn chứng tỏ được độ bền sau khi lặp đi lặp lại quá trình trên hơn 1000 lần.

Dù được chế tạo bằng kỹ thuật hoàn toàn mới, nhưng thế hệ màn hình mới vẫn đảm bảo được độ trong suốt như màn hình tráng thiếc oxit (ITO). Thậm chí, các thử nghiệm so sánh còn cho thấy màn hình mới có độ dẫn điện cao hơn so với những phiên bản trước đây. Hơn nữa, phương pháp mới cho phép sản xuất màn hình cảm ứng với chi phí rẻ và dễ dàng hơn trên quy mô lớn. Trưởng nhóm phát triển của dự án cho biết: "Chúng tôi hy vọng kỹ thuật này sẽ chính thức xuất hiện trên thị trường như một đối thủ cạnh tranh trực tiếp của màn hình ITO. Vấn đề nứt vỡ màn hình thiết bị di động sẽ được giải quyết một cách triệt để với kỹ thuật mới này trong một tương lai không xa."


Giới hạn nào cho máy ảnh điện thoại - so sánh với ... hỏa khí: súng ngắn.

Mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhất là lại so sánh công cụ nhiếp ảnh với một công cụ "giết người" :confused:. Tuy nhiên để thay đổi không khí đôi chút và để hi vọng các bạn có thể có thêm một chút khái niệm gì đó, tôi sẽ dùng khái niệm "tầm bắn hiệu quả" của súng ngắn để xây dựng khái niệm "tầm chụp đẹp" của điện thoại di động.

Nói rộng ra rằng chẳng có máy ảnh nào là không chụp được đẹp cũng như chẳng có khẩu súng (quân dụng) nào mà không giết được người. Vấn đề là ta phải đưa nó vào tầm bắn hiệu quả mà thôi.

Tầm hiệu quả tối đa của súng ngắn (handgun maximum effective range):
Tuy khoảng cách bắn xa nhất của súng ngắn (cỡ nòng 9mm đạn 120 grain) là 2300 mét nếu chĩa lên trời một góc 45 độ, nhưng tầm bắt hiệu quả tối đa của nó chỉ là dưới 50m và thường là gần hơn. (Theo định nghĩa: khoảng cách này mới chắc chắn gây sát thương và xác định bằng 50% số phát trúng vào tấm bia có kích thước bằng người thật, bởi tay súng thông thường có được huấn luyện).

Với mục đích so sánh, tầm bắn hiệu quả của súng trường tấn công M16 là 550m.

TMH_1949.JPG
Sát như vậy thì M4 Carbine cũng như Colt Python .357 mà thôi
(đây là hình duy nhất chụp bằng DSLR để minh họa, ở dưới thảy đều chụp bằng ĐT)

Điều này có nghĩa là gì? có nghĩa là thích bắn vào đâu thì bắn, đạn có thể bay rất xa nhưng phạm vi "hiệu dụng" về mặt kỹ thuật của nó thì khá ngắn. Vậy nhưng nếu ở khoảng cách gần thì khả năng "gây chết" của súng ngắn với súng dài là gần như nhau (các bạn cứ tranh cãi thoải mái ^^). Và nếu ngoài tầm 50m thì nguy cơ cao là súng trường tấn công Assault rifle sẽ "cười vào mũi" súng ngắn Handgun.

Nói gì thì nói, nếu lâm trận mà trong tay chỉ có Handgun thì có dù ngoài tầm bắn hữu dụng ta cũng phải xả tứ phía cho hết đạn, trúng thằng nào thì trúng chứ ai mà giắt trong quần rồi nói là "xin thua" :) ......... và thằng sống sót là thằng tài năng biết kiên nhẫn lẻn vào tầm bắn hữu dụng mà nhả đạn.

Trở lại với máy ảnh trên điện thoại,

Giống như súng ngắn - phải nhỏ, mọi thứ trong camera module phải tí hon để gắn lên smartphone ngày càng mỏng hiện nay, nên nhìn chung, nó sẽ có vài đặc điểm "súng ngắn" sau đây (so sánh với module lớn)
  • Cảm quang nhỏ dẫn tới: độ sâu trường ảnh rất lớn, dãy tương phản nhỏ, độ nhạy sáng
  • Ống kính một tiêu cự góc rộng duy nhất (không zoom, không thay đổi ống kính)
  • Là "ốc mượn hồn" nên kiểu dáng phù hợp nghe gọi chứ không phù hợp cầm, chụp, chỉnh
Những đặc thù này khiến nó có một "tầm chụp đẹp" và khả năng gắn phụ kiện luôn khiêm tốn hơn những máy lớn (tuy tầm đẹp này ngày càng được mở rộng với công nghệ mới). Và cũng như ví dụ súng ngắn nêu trên, chắc chắn rằng cái gì đã "rớt" vào tầm chụp đẹp của nó đều có thể bị "sát thương" chẳng khác lắm so với máy pro (khi xem trên máy tính và in vừa và nhỏ). Và bối cảnh "dễ tỏa sáng" của điện thoại là

1. Đại cảnh với độ chênh sáng từ vùng sáng nhất tới vùng tối nhất không cao
IMG_20140526_111214.

WP_20121109_006.

2. Cảnh đơn giản, không có nhiều chi tiết, các khối / mảng màu rõ ràng
IMG_20140330_154416.

WP_20130429_036.

3. Sinh hoạt đời thường có độ linh động không cao lắm (và hậu cảnh thuần nhất)
My Tan Phan rang.

Với các bối cảnh nói trên, máy móc khiêm tốn không còn là trở ngại kỹ thuật nữa mà chỉ ăn nhau về người chụp mà thôi, có thành thục trang thiết bị hay không, có tìm ra / nhận ra bối cảnh trong "tầm chụp đẹp" hay không, bối cảnh đẹp rồi có bố cục khung hình đẹp được không, bố cục đẹp rồi có chọn khoảnh khắc bấm đúng hay không ...

Những bối cảnh NGOÀI "tầm bắn hiệu quả" - có nghĩa là chụp bằng điện thoại thì vẫn ra hình sử dụng được, nhưng nó sẽ có một sự "xấu tương đối" khi người xem tự nhiên so sánh nó với những hình "chuẩn kỹ thuật hơn" từ máy lớn mà khả năng thiết bị của smartphone chưa đem lại được, nó thường là:

- Chân dung: nếu muốn xóa phông thì phải gí sát, và khi gí sát thì khuôn mặt bị biến dạng phối cảnh
20131002_144418.

Nếu lấy rộng thì việc rõ hết cả hậu cảnh làm cho người xem không tập trung được vào chủ đề chính
WP_20130801_007.

- Bối cảnh chênh sáng rất lớn mà nhu cầu là rõ cả vùng sáng lẫn vùng tối: hình sẽ nhợt nhạt và không có điểm nhấn, chụp dính một phần bầu trời mà trời lại nhiều nhiều mây sáng trắng.
WP_20121112_044.

- Bối cảnh rất nhiều chi tiết trong khi nhu cầu lại muốn mô tả một chủ đề nào đó tương đối nhỏ trong khung hình
WP_20130707_002.

- Thiếu sáng mà lại phải chụp thật nhanh: dễ bị rung mờ hoặc nhiễu
IMAG0793.

Những tay máy dày dạn kinh nghiệm sẽ có cách chơi riêng của họ ở mọi hoàn cảnh, còn những tay máy phổ thông thì nếu muốn có hình đẹp bằng máy di động, vẫn cần lưu ý hơn về việc "kiếm tìm" các bối cảnh trong "tầm chụp đẹp" như đã nói ở trên, chi tiết hơn là nên:
  • Bình mình và hoàng hôn: Bầu trời có những mảng màu kịch tính
  • Giữa trưa nắng - trời xanh không có mây hoặc mây thành cụm - bối cảnh tưởng khó mà lại dễ đẹp
  • Bối cảnh đơn giản thiên về hình khối và các mẫu hình lặp lại hơn là chi tiết ngẫu nhiên
  • Bối cảnh mà chủ đề (có ý nghĩa) chiếm phần lớn khung hình
Còn nếu vẫn phải "bắn tầm xa" thì sao?

Chân dung: chọn hậu cảnh không rối, và chiếu sáng mẫu thật tốt
IMG_0128.JPG

Chênh sáng quá lớn: chụp bóng (silhouette)
IMG_20140525_050723.

Tối và thiếu sáng: quét cho mờ luôn
2012-06-04-0423.

Vài điểm lưu ý khác:
  • Máy ảnh điện thoại là máy ảnh mang theo bên mình, nên chụp mọi thứ chứ đừng ngại, nhưng lưu ý rằng hình "khoe được" là hình nên nằm trong "tầm sát thương"
  • Luôn đi tìm bối cảnh phù hợp nhất với thiết bị của mình, vì tầm bắn ngắn nên sẽ khó khăn hơn các thiết bị lớn nếu muốn có hình đẹp gần tương đương.
  • Với bối cảnh chưa lý tưởng thì cũng tìm các "thủ pháp" để không lộ nhược điểm về kỹ thuật
  • Chấm dứt suy nghĩ: Điện thoại mà chụp đẹp thế này à :)

Một số ví dụ hình ảnh thêm:

Rất chi tiết, nhưng có những mẫu hình lặp lại
IMG20131221075952.

Chủ đề chiếm gần toàn bộ khung hình
WP_20131121_15_33_07_Pro.WP_20130917_15_39_04_Pro.WP_20130822_09_27_21_Pro.

Ánh sáng nắng gắt nhưng tương phản lại không cao, có các khối khác nhau
IMG_20140501_081401.

Tương phản rất lớn và vì vậy mô tả luôn các hình thái và màu sắc là chính
IMG_20140308_175328.WP_20131124_087.IMG_20140413_055919.