Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Giới hạn nào cho máy ảnh điện thoại - so sánh với ... hỏa khí: súng ngắn.

Mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhất là lại so sánh công cụ nhiếp ảnh với một công cụ "giết người" :confused:. Tuy nhiên để thay đổi không khí đôi chút và để hi vọng các bạn có thể có thêm một chút khái niệm gì đó, tôi sẽ dùng khái niệm "tầm bắn hiệu quả" của súng ngắn để xây dựng khái niệm "tầm chụp đẹp" của điện thoại di động.

Nói rộng ra rằng chẳng có máy ảnh nào là không chụp được đẹp cũng như chẳng có khẩu súng (quân dụng) nào mà không giết được người. Vấn đề là ta phải đưa nó vào tầm bắn hiệu quả mà thôi.

Tầm hiệu quả tối đa của súng ngắn (handgun maximum effective range):
Tuy khoảng cách bắn xa nhất của súng ngắn (cỡ nòng 9mm đạn 120 grain) là 2300 mét nếu chĩa lên trời một góc 45 độ, nhưng tầm bắt hiệu quả tối đa của nó chỉ là dưới 50m và thường là gần hơn. (Theo định nghĩa: khoảng cách này mới chắc chắn gây sát thương và xác định bằng 50% số phát trúng vào tấm bia có kích thước bằng người thật, bởi tay súng thông thường có được huấn luyện).

Với mục đích so sánh, tầm bắn hiệu quả của súng trường tấn công M16 là 550m.

TMH_1949.JPG
Sát như vậy thì M4 Carbine cũng như Colt Python .357 mà thôi
(đây là hình duy nhất chụp bằng DSLR để minh họa, ở dưới thảy đều chụp bằng ĐT)

Điều này có nghĩa là gì? có nghĩa là thích bắn vào đâu thì bắn, đạn có thể bay rất xa nhưng phạm vi "hiệu dụng" về mặt kỹ thuật của nó thì khá ngắn. Vậy nhưng nếu ở khoảng cách gần thì khả năng "gây chết" của súng ngắn với súng dài là gần như nhau (các bạn cứ tranh cãi thoải mái ^^). Và nếu ngoài tầm 50m thì nguy cơ cao là súng trường tấn công Assault rifle sẽ "cười vào mũi" súng ngắn Handgun.

Nói gì thì nói, nếu lâm trận mà trong tay chỉ có Handgun thì có dù ngoài tầm bắn hữu dụng ta cũng phải xả tứ phía cho hết đạn, trúng thằng nào thì trúng chứ ai mà giắt trong quần rồi nói là "xin thua" :) ......... và thằng sống sót là thằng tài năng biết kiên nhẫn lẻn vào tầm bắn hữu dụng mà nhả đạn.

Trở lại với máy ảnh trên điện thoại,

Giống như súng ngắn - phải nhỏ, mọi thứ trong camera module phải tí hon để gắn lên smartphone ngày càng mỏng hiện nay, nên nhìn chung, nó sẽ có vài đặc điểm "súng ngắn" sau đây (so sánh với module lớn)
  • Cảm quang nhỏ dẫn tới: độ sâu trường ảnh rất lớn, dãy tương phản nhỏ, độ nhạy sáng
  • Ống kính một tiêu cự góc rộng duy nhất (không zoom, không thay đổi ống kính)
  • Là "ốc mượn hồn" nên kiểu dáng phù hợp nghe gọi chứ không phù hợp cầm, chụp, chỉnh
Những đặc thù này khiến nó có một "tầm chụp đẹp" và khả năng gắn phụ kiện luôn khiêm tốn hơn những máy lớn (tuy tầm đẹp này ngày càng được mở rộng với công nghệ mới). Và cũng như ví dụ súng ngắn nêu trên, chắc chắn rằng cái gì đã "rớt" vào tầm chụp đẹp của nó đều có thể bị "sát thương" chẳng khác lắm so với máy pro (khi xem trên máy tính và in vừa và nhỏ). Và bối cảnh "dễ tỏa sáng" của điện thoại là

1. Đại cảnh với độ chênh sáng từ vùng sáng nhất tới vùng tối nhất không cao
IMG_20140526_111214.

WP_20121109_006.

2. Cảnh đơn giản, không có nhiều chi tiết, các khối / mảng màu rõ ràng
IMG_20140330_154416.

WP_20130429_036.

3. Sinh hoạt đời thường có độ linh động không cao lắm (và hậu cảnh thuần nhất)
My Tan Phan rang.

Với các bối cảnh nói trên, máy móc khiêm tốn không còn là trở ngại kỹ thuật nữa mà chỉ ăn nhau về người chụp mà thôi, có thành thục trang thiết bị hay không, có tìm ra / nhận ra bối cảnh trong "tầm chụp đẹp" hay không, bối cảnh đẹp rồi có bố cục khung hình đẹp được không, bố cục đẹp rồi có chọn khoảnh khắc bấm đúng hay không ...

Những bối cảnh NGOÀI "tầm bắn hiệu quả" - có nghĩa là chụp bằng điện thoại thì vẫn ra hình sử dụng được, nhưng nó sẽ có một sự "xấu tương đối" khi người xem tự nhiên so sánh nó với những hình "chuẩn kỹ thuật hơn" từ máy lớn mà khả năng thiết bị của smartphone chưa đem lại được, nó thường là:

- Chân dung: nếu muốn xóa phông thì phải gí sát, và khi gí sát thì khuôn mặt bị biến dạng phối cảnh
20131002_144418.

Nếu lấy rộng thì việc rõ hết cả hậu cảnh làm cho người xem không tập trung được vào chủ đề chính
WP_20130801_007.

- Bối cảnh chênh sáng rất lớn mà nhu cầu là rõ cả vùng sáng lẫn vùng tối: hình sẽ nhợt nhạt và không có điểm nhấn, chụp dính một phần bầu trời mà trời lại nhiều nhiều mây sáng trắng.
WP_20121112_044.

- Bối cảnh rất nhiều chi tiết trong khi nhu cầu lại muốn mô tả một chủ đề nào đó tương đối nhỏ trong khung hình
WP_20130707_002.

- Thiếu sáng mà lại phải chụp thật nhanh: dễ bị rung mờ hoặc nhiễu
IMAG0793.

Những tay máy dày dạn kinh nghiệm sẽ có cách chơi riêng của họ ở mọi hoàn cảnh, còn những tay máy phổ thông thì nếu muốn có hình đẹp bằng máy di động, vẫn cần lưu ý hơn về việc "kiếm tìm" các bối cảnh trong "tầm chụp đẹp" như đã nói ở trên, chi tiết hơn là nên:
  • Bình mình và hoàng hôn: Bầu trời có những mảng màu kịch tính
  • Giữa trưa nắng - trời xanh không có mây hoặc mây thành cụm - bối cảnh tưởng khó mà lại dễ đẹp
  • Bối cảnh đơn giản thiên về hình khối và các mẫu hình lặp lại hơn là chi tiết ngẫu nhiên
  • Bối cảnh mà chủ đề (có ý nghĩa) chiếm phần lớn khung hình
Còn nếu vẫn phải "bắn tầm xa" thì sao?

Chân dung: chọn hậu cảnh không rối, và chiếu sáng mẫu thật tốt
IMG_0128.JPG

Chênh sáng quá lớn: chụp bóng (silhouette)
IMG_20140525_050723.

Tối và thiếu sáng: quét cho mờ luôn
2012-06-04-0423.

Vài điểm lưu ý khác:
  • Máy ảnh điện thoại là máy ảnh mang theo bên mình, nên chụp mọi thứ chứ đừng ngại, nhưng lưu ý rằng hình "khoe được" là hình nên nằm trong "tầm sát thương"
  • Luôn đi tìm bối cảnh phù hợp nhất với thiết bị của mình, vì tầm bắn ngắn nên sẽ khó khăn hơn các thiết bị lớn nếu muốn có hình đẹp gần tương đương.
  • Với bối cảnh chưa lý tưởng thì cũng tìm các "thủ pháp" để không lộ nhược điểm về kỹ thuật
  • Chấm dứt suy nghĩ: Điện thoại mà chụp đẹp thế này à :)

Một số ví dụ hình ảnh thêm:

Rất chi tiết, nhưng có những mẫu hình lặp lại
IMG20131221075952.

Chủ đề chiếm gần toàn bộ khung hình
WP_20131121_15_33_07_Pro.WP_20130917_15_39_04_Pro.WP_20130822_09_27_21_Pro.

Ánh sáng nắng gắt nhưng tương phản lại không cao, có các khối khác nhau
IMG_20140501_081401.

Tương phản rất lớn và vì vậy mô tả luôn các hình thái và màu sắc là chính
IMG_20140308_175328.WP_20131124_087.IMG_20140413_055919.