HTC One Mini2 là một chiếc điện thoại dễ thương, một chiếc điện thoại đúng nghĩa chứ không dần lai về phablet như HTC One M8. One Mini cùng với S5 mini vừa mới ra mắt hôm qua hứa hẹn sẽ cạnh tranh khá gay cấn cùng với nhau. Rất tiếc là Sony không nhập Z1c về để cạnh tranh với 2 sản phẩm này. HTC One Mini2 sẽ được bán với giá 10.9 triệu đồng ngay trong ngày hôm nay.
HTC One Mini2 có thiết kế rất giống M8, nó mang tâm hồn Desire 816 vào thân xác của M8. Tuy giống về thiết kế chung nhưng HTC đã chế tạo Mini2 hơi khác một chút, nhiều nhựa hơn nhằm giữ cho bộ khung kết nối vững chắc. Cả M8 và One Mini2 đều chế tạo bằng nhôm mỏng nên việc dùng khung nhựa giữ cho máy cố định là điều rất quan trọng. M8 lớn hơn, dùng những mảng nhôm lớn hơn nên sẽ rắn chắc và ít cần đỡ như One Mini2.
Cảm giác cầm One Mini2 rất thích, máy dài hơn các điện thoại khác, hẹp về chiều ngang và cho chúng ta cảm giác vui vẻ, dễ chịu. One Mini2 cho mình cảm giác tiếp xúc giống Moto X, màn hình lớn vừa phải nhưng gọn gàng.
HTC One Mini2 có màn hình 4.5” 720p, độ phân giải tạm chấp nhận với một máy 2014 4.5” nhưng lại chưa tương xứng với mức giá của nó. Rõ ràng ở mức 11 triệu đồng thì chúng ta có quyền đòi hỏi cao hơn là những gì mà HTC mang lại. Các đặc điểm của màn hình M8 vẫn hiện diện trên One Mini2, tức hình ảnh trong, dịu mắt và góc nhìn rộng.
One Mini2 dùng chip xử lý SnapDragon 400 1.2GHz với 1GB RAM, 16GB bộ nhớ trong và pin 2100mAh. Thử nghiệm cho thấy One Mini2 chạy khá mượt, tuy cùng chip xử lý với Desire 816 nhưng lại thua về xung nhịp xử lý (1.6GHz). Hiện tại máy đang chạy Android 4.4.2 với Sense 6.0 và HTC cũng đang cân nhắc nâng cấp lên Android L và tháng 9 hoặc tháng 10.
Thông số kỹ thuật HTC One mini 2:
- Màn hình Super LCD 3 kích thước 4"5 HD 720x1280
- CPU Snapdragon 400 4 nhân 1.2GHz
- 1GB RAM
- Camera 13MP, camera trước 5MP
- Bộ nhớ trong 16GB, khe cắm thẻ microSD
- Pin 2100mAh
- Android 4.4 KitKat, Sense 6
- Kết nối NFC
- Màu: nòng súng, bạc, vàng
Xem thêm so sánh cấu hình HTC One Mini2 và One Mini, One M8
HTC One Mini2 có giá chính hãng 11.9 triệu đồngMáy sở hữu màn hình SuperLCD 3 4.5" 720p
Chất lượng hiển thị rất tốt nhưng độ phân giải chưa cao
Camera 5MP tự sướng của HTC
Nhỏ nhưng One Mini2 cũng có công nghệ BoomSound với 2 loa định hướng
Đáy máy là cổng microUSB
Cạnh trái chỉ có khe cắm SIM, nanoSIM
Jack tai nghe và nguồn
Khe cắm thẻ nhớ (tối đa 128GB) và nút tăng giảm âm lượng
Mặt sau rất giống M8
Nhưng camera là 13MP không có UltraPixel
Flash LED và micro phụ
Cảm ơn BachlongMobile đã hỗ trợ Tinhte.vn thực hiện bài viết này.
Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014
Trên tay HTC One Mini2: hồn Desire 816, xác M8
TV tích hợp đầu thu DVB-T2 và những điều bạn có thể quan tâm
Năm 2014 đánh dấu việc triển khai rộng rãi của chuẩn truyền hình kỹ thuật số DVB-T2 tại Việt Nam. Hiện tại chúng ta có thể dễ dàng mua một chiếc TV phát hành vào năm 2014 chính hãng và sử dụng ăn-ten thu tín hiệu trực tiếp mà không cần giải mã. Xung quanh vấn đề này, Tinh Tế đã nhận được nhiều những câu hỏi và thắc mắc thú vị từ các thành viên và bài viết này sẽ tóm tắt một số vấn đề mà bạn có thể quan tâm.
Hiểu đơn giản về truyền hình số DVB-T2, nó cũng giống như truyền hình analog rất thân thuộc trong mỗi gia đình trước đây. Tuy nhiên chất lượng chắc chắn sẽ được cải thiện hơn rất nhiều, bao gồm việc coi độ phân giải cao lên đến 720p đúng tỉ lệ 16:9. Ngoài ra người xem còn được hưởng một số giá trị gia tăng như biết được chương trình đang phát sóng, lịch phát sóng trong khung giờ tiếp theo... Điều mà truyền hình analog không thể thực hiện.
Loại TV nào hỗ trợ chuẩn truyền hình DVB-T2?
Hiện tại, bạn dễ dàng mua được TV có tích hợp bộ thu số DVB-T2 nếu sản phẩm được lắp ráp hoặc nhập khẩu từ đầu năm 2014. Nhà nước đã áp quy chuẩn đến các nhà sản xuất nên vài năm nữa chúng ta sẽ không phải lo về việc mua TV nữa vì nó buộc phải có đầu thu DVB-T2. Các TV cũ thì chỉ còn khả năng bắt được đài analog, tương lai thì các nhà đài sẽ không phát sóng nữa nên chúng ta buộc lòng phải đổi TV mới nếu muốn xem truyền hình dạng miễn phí. Còn nếu bạn tiếc cái TV mua khoảng 70 triệu vào thời điểm năm 2007 mà đến 2020 nó còn xài được thì đành dùng truyền hình qua set-top-box hoặc IPTV vậy.
Ngoài ra, một số TV đời 2013 từ một vài hãng đã tích hợp bộ thu DVB-T2 như Sony BRAVIA W674A / W804A... Thực ra năm ngoái nhà nước chưa bắt buộc các đài phát chuyển từ analog sang digital nên các hãng TV như Sony chưa vội quảng bá tính năng này. Còn năm nay nó là một yếu tố bán hàng quan trọng mà tất cả các hãng đều áp dụng.
Cách kiểm tra trực quan nhất là bạn hãy mở TV lên, vào phần thiết lập của TV rồi xem nó có mục Digital hay không? Nhờ vậy mình mới biết một số TV năm 2013 như Sony BRAVIA W804A có tích hợp đầu thu số DVB-T2.
Lựa chọn và lắp đặt ăn-ten thu DVB-T2
Ban đầu nghe thông tin về DVB-T2 mình cũng tự hỏi là sẽ mua ăn-ten gì. Cuối cùng đã ra tiệm điện tử truyền hình mua một cái ăn-ten trời không xoay nhỏ gọn như hình minh hoạ bên dưới. Khi hỏi người bán thì họ bảo chỉ cần về và gắn dây ăn-ten đã đấu nối vào TV và dò đài là xem được. Ăn-ten mình mua giá 100,000 đồng, đường kính vòng tròn khoảng 40 cm rất nhỏ gọn và có kiểu dáng như bông hoa, điều kiện duy nhất khi lắp đặt là nó phải thấy bầu trời và không có vật cản che.
Một mẫu ăn-ten không cần xoay, đường kính khoảng 40cm được đặt ngoài ban công nhà, hướng trực tiếp thẳng lên trời
Trong topic thảo luận ở Tinh Tế, một số bạn đã chia sẻ một số hình ảnh một số ăn-ten DVB-T2. Chúng ta có thể dùng loại lắp ở trong nhà kiểu dáng xương cá, hoặc loại để bàn. Loại ngoài trời có nhiều kiểu dáng như ăn-ten analog truyền thống cũng có thể bắt gặp. An Viên hay K+ họ dùng loại chảo dạng parabol như phải gắn vào set-top-box.
Tuỳ vào đặc tính và vị trí lắp đặt ăn-ten mà bạn có thể dò được những đài phát như thế nào. Nếu ở điều kiện không lý tưởng thì bạn có thể không dò và xem được nhiều kênh. Cùng một ăn-ten và dò đài ở hai vị trí khác nhau, lần đầu mình dò được khoảng 69 kênh, lần lý tưởng nhất là 110 kênh (bao gồm cả kênh miễn phí và kênh khoá mã).
Bạn được lợi ích gì khi xem truyền hình số DVB-T2?
- Chất lượng cải thiện rất đáng kể: chúng ta đã phải chấp nhận xem truyền hình analog độ phân giải 352 x 288 pixel trên các TV LCD hiện đại hỗ trợ 720p/1080p quá nhiều năm với chất lượng không đảm bảo. Giờ là lúc truyền hình số phải thay thế nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và công nghệ. Với truyền hình số tại Việt Nam, bạn có thể xem được đến chất lượng 720p.
- Lắp đặt ăn-ten đơn giản: chuẩn DVB-T2 có thể sử dụng những loại ăn-ten đơn giản, không phải mất công để xoay nhằm cải thiện tín hiệu. Tuỳ vào loại ăn-ten sẽ có những đặc tính phù hợp để bạn lắp đặt nó.
- Giá trị cộng thêm: bạn có thể biết được chương trình của đài đang phát, biết được một số chương trình sắp phát sóng kế tiếp.
Ngoài ra, TV sẽ được đồng bộ thời gian với nhà đài. Vì thế lỡ có tắt TV thì nó cũng không bị sai ngày tháng, phù hợp để bạn sử dụng tính năng báo thức / tự tắt TV.
Trong quá trình sử dụng, mình còn phát hiện ra một số đài phát còn có phụ đề dạng âm thanh thứ hai như VTV3. Bình thường trong một số bộ phim nước ngoài đang thuyết minh giọng Bắc, nhưng nếu chuyển qua audio khác thì đài lại phát thuyết minh giọng Nam. Đây là điều ngạc nhiên nhất trong quá trình sử dụng của mình. (Video minh hoạ tại đây)- Tính sẵn sàng: không phải mất cả chục giây khởi động set-top-box hoặc IPTV, bạn chỉ cần bật phím Power trên TV và sau từ 2 - 5 giây là có thể xem được ngay.
Danh mục chương trình (Guide) có thể hiển thị nhờ công nghệ số
Phần thông tin được ghi rất rõ ràng đối với một số kênh được hỗ trợ: chất lượng 576i, tên chương trình đang phát và chương trình sắp tới
Các kênh tự hiện tên nên bạn dễ dàng theo dõi, không phải mất công nhập kênh bằng tay như truyền hình analog
Thử nghiệm thực tế
Chất lượng tín hiệu cao nhất mà các đài phát ở Việt Nam đang dùng là 720p, bao gồm VTV1 HD, VTV3 HD và VTV6 HD. Phổ biến nhất là chất lượng 576i ở nhiều kênh của VTV, VTC, HTV... Các kênh miễn phí bắt được của An Viên có chất lượng ở mức cao hơn một chút là 576p, còn lại thấp hơn là 480p. Có thể thấy truyền hình số đều vượt qua chất lượng 240p/288p của truyền hình analog.
VTV3 HD đang phát với chất lượng 720p
Tính cả các kênh trùng lập thì hiện có khoảng 41 kênh truyền hình xem miễn phí, trong đó bao gồm 3 kênh HD 720p của VTV (VTV1 HD, VTV3 HD, VTV6 HD) và 2 kênh radio của VOV. Hơn 60 kênh còn lại, bao gồm cả kênh nước ngoài và Việt Nam đang ở trạng thái không giải mã được.
Chất lượng hình ảnh thể hiện rõ nhất thuộc về các kênh phát chuẩn HD 720p. Khi đó bạn sẽ xem truyền hình chuẩn 16:9 thực sự, không còn bị hiện tượng kéo dãn khung hình khiến chủ thể bị dài ra.
Tham khảo danh sách các kênh miễn phí và khoá mã tại đây
Tôi có thể dùng dịch vụ truyền hình từ bên khác?
Tất nhiên, hiện tại các đầu thu truyền hình số (set-top-box) đều có cổng HDMI hoặc Compoment/Composite thì nguồn tín hiệu vào không phải là cổng ăn-ten. Hiện tại ngoài cổng ăn-ten gắn truyền hình chuẩn DVB-T2, mình dùng thêm OneTV (IPTV) của FPT qua set-top-box dùng tín hiệu vào là HDMI. Tất nhiên nếu bạn truyền hình cáp trực tiếp như kiểu SCTV thì hơi bất tiện cho việc tháo dây cáp ăn-ten qua lại.
Giải pháp cho các kênh khoá mã?
Câu hỏi này khá thú vị. Nếu nhà cung cấp không mở khoá kênh thì bạn chẳng có cách nào xem được cả. Những kênh như vậy được thương mại hoá và bạn phải trả tiền để xem. Tuy nhiên hình thức cung cấp tín hiệu trực tiếp như vậy chưa được triển khai tại Việt Nam cho đến giờ.
Trên thị trường có 1 dòng TV của Samsung giải quyết được việc xem một số kênh khoá mã là H5510. Nó được tích hợp khe cắm CI để giải mã các kênh trả tiền, tất nhiên là bạn vẫn phải gắn ăn-ten không thì khỏi bắt sóng gì được luôn. Tuy nhiên hiện chỉ có đài truyền hình An Viên là có cung cấp thẻ giải mã này. Còn các hãng khác như K+... thì vẫn phải dùng set-top-box. Nó chỉ giải quyết một phần cho việc bạn không cần phải mua đầu thu đắt tiền. Như vậy bạn có thể xem được các kênh được phát qua An Viên.
Một cách mở khoá kênh cho truyền hình tích hợp DVB-T2. Tuy nhiên rất hiếm TV loại này có trên thị trường VIệt Nam.
Kết luận
Hiện tại DVB-T2 mới chỉ được phát ở 5 thành phố lớn tại Việt Nam. Thật tiếc cho các bạn ở tỉnh xa chưa được tận hưởng truyền hình độ nét cao với TV tích hợp. Đề án số hoá truyền hình của nhà nước còn dài và chúng ta phải chờ đến 6 năm nữa mới có thể tận hưởng hết được những giá trị mà truyền hình số đem lại. Còn bây giờ bạn có thể mua TV có tích hợp đầu thu DVB-T2 về để dành, còn các bạn ở thành phố lớn thì mua cái ăn-ten gắn vào TV DVB-T2 là xem được.
Tham khảo:
Tiêu chuẩn được lựa chọn cho số hóa truyền hình mặt đất tại Việt Nam
Bản đồ phủ sóng truyền hình DVB-T2 tại các thành phố lớn
iTheme - Phần mềm tạo màn hình khoá đơn giản
iTheme là phần mềm tạo giao diện cho màn hình khoá, về cơ bản thì phần mềm sẽ giúp bạn tạo những hình nền với các đối tượng giao diện được thêm vào tự động và sau đó thì bạn sẽ dùng hình nền đó làm hình khoá màn hình. Giải pháp này tuy không linh hoạt nhưng giải quyết được vấn đề là bạn không cần phải jailbreak máy thì cũng vẫn thay đổi màn hình khoá được. Đây là một phần mềm miễn phí được lập trình viên Việt Nam thực hiện, khá đơn giản và vui vẻ. Mặc dù ghi là chỉ dành cho iOS 7 nhưng mình có thử trên iOS 8 thì phần mềm này vẫn chạy được.
Sử dụng iTheme khá đơn giản: đầu tiên phần mềm sẽ yêu cầu bạn chọn 1 hình trong khu vực hình của bạn để làm hình nền -> sau khi đã chọn 1 hình và căn chỉnh nó thì bước tiếp theo sẽ là chọn những mẫu có sẵn để áp dụng. Có khá nhiều mẫu giao diện khoá cho bạn lựa chọn. Sau khi đã chọn xong phần giao diện thì sản phẩm sẽ được lưu trong phần hình ảnh, bạn vào đó chọn hình mới tạo và chỉnh nó làm hình khoá màn hình là xong
- Tải về: iTheme for iOS 7.
Cá nhân mình thì thích cách giải quyết vấn đề của iTheme, rất trực quan và đơn giản. Tự làm cho mình một cái hình khóa đẹp đẹp ngay trên iPhone và không mất nhiều thời gian, rất đáng để thử. Hi vọng các lập trình viên sẽ cập nhật thêm nhiều theme đẹp hơn nữa và giảm bớt sự xuất hiện của banner quảng cáo.
Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014
An Giang - Miền đất trù phú diệu kỳ
Bộ ảnh được chụp bằng điện thoại Sony XPERIA Z (C6603), chụp ngày 26, 27 tháng 4 tại An Giang.
Năm nào cũng vậy một hai lần tôi lại về An Giang, vùng đất miền Tây nam bộ xinh đẹp, trù phú và mang lại cho tôi cảm giác an bình, tự tại .
Vốn thích lang thang một mình đi đến những nơi mình muốn để ngắm nhìn thiên nhiên tươi đẹp và ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời đó vào đúng thời điểm mà nó đẹp nhất trong ngày nên khi vừa đến đây vào sáng sớm tôi đã nhớ ngay đến địa điểm mà mình phải đến trước tiên là cánh đồng Tà Pạ. Tôi vẫn thích đứng trên cao và vươn ra xa mắt ngắm nhìn bao quát tất cả khung cảnh rồi thu gọn nó vào tầm ngắm của mình và chụp lại . Tà Pạ thật xanh tươi, màu xanh của no ấm và của cả tương lai con trẻ…Cánh đồng Tà Pạ
Ở An Giang hàng năm có nhiều lễ hội diễn ra nhưng nổi tiếng và lớn nhất là lễ hội đua bò Bảy Núi diễn ra vào 29-8 đến mùng 1-9 âm lịch và lễ hội Vía Bà chúa Xứ diễn ra vào khoản cuối tháng 4 âm lịch. Người ta thường nói những vùng đất nào thiên nhiên càng trù phú, đời sống người dân càng đầy đủ , ấm no thì càng có nhiều lễ hội chắc cũng không sai khi nói đến An Giang. Ở vùng đất này bà con dân tộc chủ yếu là người Khmer , Chăm sống chang hòa cùng dân tộc Kinh, đây cũng là một nét đẹp trong văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Ngày tôi đến đây may mắn vào đúng lúc thấy một nhóm thanh niên dân tộc Khmer đang tập luyện cho cuộc thi đua bò Bảy Núi vào tháng 9 âm lịch. Được biết lễ hội đua bò Bảy Núi mỗi năm diễn ra ở An Giang một lần vào cuối vụ lúa, sau khi đã thu hoạch xong, theo như thông lệ từ ngày xưa, bò dùng để kéo cày làm ruộng, sau mùa vụ thu hoạch, bò nghỉ ngơi và những con to khỏe nhất sẽ được chọn đi tham dự cuộc đua, lễ đua bò có ý nghĩa như mừng một năm thu hoạch bội thu chú bò thắng giải như là biểu tượng mang lại may mắn, ấm no, sung túc cho bà con dân tộc Khmer.Luyện tập đua bò
Đối với bà con ở đây, con bò ngoài việc tham gia lễ hội nó còn là một phương tiện lao động hàng ngày , một tài sản quý báu của họ nữa. Ngang qua những cánh đồng đang đổ nước trước khi cấy lúa tôi bắt gặp cảnh anh nông dân đang kéo cày cùng với cặp bò giữa cái nắng mà tôi đoán phải đến gần 40 độ. Vậy mới thấu hiểu được nỗi vất vả của người nông dân từ khâu cày ruộng cho đến khi ra được hạt lúa rồi gạo để chúng ta ăn hàng ngày.Làm đồng
Bà con dân tộc Khmer đa số theo đạo Phật nên ở An Giang Phật giáo rất phát triển vì thế ở đây có rất nhiều chùa chiềng và chùa nào cũng rất to và đẹp. Người dân An Giang tin rằng nhờ sự phù hộ của trời phật mà nơi đây thời tiết luôn mưa thuận gió hòa, đất đai màu mỡ mang lại cuộc sống ấm no, đầy đủ cho người dân.Chùa Khmer - Nét tôn giáo độc đáo của dân tộc Khmer An Giang
Theo quan sát và thông tin tôi tìm hiểu thì đa số các sư tu trong các ngôi chùa nơi đây tu theo đạo Tiểu thừa , nên vào các buổi trưa thường hay thấy cảnh các nhà sư đi chân đất khất thực, đó cũng là một nét độc đáo văn hóa của An Giang.Nhà sư đi khất thựcCũng trong chuyến đi này, nhờ một người bạn là dân địa phương, tôi có dịp vào thăm các ngôi làng của người Chăm. Điều bất ngờ đầu tiên là khi tôi bước vào một lớp học ở đây là người học toàn bộ là người lớn tuổi. Tất cả mọi người ngồi xếp bằng trên sàn và chăm chú học Kinh Koran, khung cảnh này thật thú vị và mang lại quá nhiều ngạc nhiên lẫn cảm xúc cho tôi.Người dân tộc Chăm do ảnh hưởng văn hóa Hồi giáo nên trang phục của họ cũng thật kín đáo và mang nét tín ngưỡng tôn nghiêm.
Trước đây tập tục “Cấm cung” chiếc mạng che mặt cùng những qui định nghiêm khắc đã trói buộc, ngăn cách người Chăm với cộng đồng. Chuyện những cô gái Chăm bị “cấm cung” chỉ quanh quẩn bên khung dệt, không được ra ngoài, không biết mặt người chồng tương lai... Hiện nay tập tục ấy không còn nữa. Các cô gái đều được hoà nhập vào cộng đồng, đến trường và tham gia nhiều hoạt động xã hội tại địa phương. Không thể nào diễn tả hết nét đẹp của người phụ nữ Chăm với trang phục truyền thống. Đặc biệt chiếc mạng che mặt ngày nay đã trở thành chiếc khăn Pưm choàng tóc (khăn thêu) trên mái tóc đen tuyền, nó tô điểm làm tôn thêm vẻ đẹp của các cô gái Chăm An Giang, đây chính là tác phẩm nghệ thuật được trau chuốt bằng kỹ thuật thêu nổi, rua chìm để tạo nét duyên thầm... lấp lánh.
Vẻ đẹp của cô gái Chăm toát lên từ thần thái, đặc biệt đôi mắt của cô gái Chăm có sức thu hút mãnh liệt, đầy quyến rũ. Đôi mắt đẹp ẩn chứa nhiều tâm sự, làm nao lòng người.
Đang loay hoay định chụp vài tấm hình kỷ niệm ở lớp học này thì có vài đứa bé đứng sau lưng tôi nhìn theo, chắc là chúng thấy tôi là người lạ, tôi quay sau chúng móc từ túi ra vài viên kẹo dí vào tay chúng, nhận kẹo bằng 2 tay các em tròn xoe mắt nhìn thôi nói lẩm bẩm gì đó tiếng Chăm mà tôi nghĩ chắc là chúng muốn cám ơn tôi vì đã cho kẹo.Đôi mắt trẻ thơ
Trời bắt đầu hoàng hôn,rời làng Chăm tôi vội vàng lấy xe chạy ra cánh đồng thốt nốt, có lẽ với dân săn ảnh thì ai cũng quá quen thuộc với địa điểm này rồi. Hoàng hôn đang buông xuống, bầu trời tím đỏ dần, không thể chờ đợi tôi nhanh chóng ghi lại khung cảnh tuyệt đẹp này. May mắn mỉm cười với tôi khi tôi vô tình lại thấy từ xa xa bóng một người đàn ông đang trèo trên thân cây thốt nốt đế lấy nước thốt nốt. Giữa cảnh thiên nhiên tươi đẹp lại được nhấn nhá thêm bóng dáng của con người đang hăng say lao đồng càng làm cho khung cảnh thêm sống động.Leo cây Thốt Nốt lấy nước làm đường.
Sáng hôm sau dậy thật sớm tôi chạy ra bến sông, buổi sớm trên bến sông quê thật nhộn nhịp, các thuyền ghe tấp nập người bán kẻ mua, nhưng nhộn nhịp nhất vẫn là các ghe cá làm nghề mắm. Ngoài các nghề như trồng lúa, lấy nước thốt nốt làm đường thì ờ An Giang ngư nghiệp cũng phát triển không kém, như mọi người cũng biết An Giang vốn nổi tiếng với đặc sản là cá khô và mắm các loại. Ai đến An Giang – Châu Đốc mà không nhớ ghé chợ ..̀a vài con khô, mấy kỳ mắm mang về làm quà.Bình minh làng bèGọi Châu Đốc là " Vương quốc mắm " , không phải chỉ bởi làng nghề đã được hình thành từ khá lâu đời, mà còn bởi đây là nơi sản xuất các loại mắm cá hàng đầu ở miền Nam với số lượng thành phẩm hàng trăm ngàn tấn mỗi năm. Nếu bạn sinh ra và lớn lên ở miền Nam, nhất là ở ĐBSCL, mà chưa từng nếm qua món mắm nào của Châu Đốc thì quả là rất thiệt thòi. Trong nền văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây mắm có một phong vị rất riêng.
Nghề cá làm mắm
Nhưng cuối cùng có lẽ đặt chân đến Châu Đốc - An Giang thì cũng nên vào viếng Miếu Bà chúa Xứ thắp vài nén nhang cầu nguyện sức khỏe và bình an cho gia đình. Tôi đến đây đúng vào dịp người dân ở đây đang nhộn nhịp chuẩn bị cho lễ Vía Bà thường diễn ra vào 23 tháng 4 âm lịch. Lễ vìa bà là nghi thức tắm và thay xiêm y cho tượng Bà. Nước tắm tượng là nước thơm, bộ y phục cũ của Bà được cắt nhỏ ra phân phát cho người dân hay khách trẩy hội và được coi như lá bùa hộ mệnh giúp cho người khỏe mạnh và phù hộ công việc làm ăn thuận lợi. Được biết đây là lễ hội cấp quốc gia hàng năm đã thu hút trên 2 triệu lượt khách hành hương từ khắp cả nước.Miếu Bà Chúa Xứ núi SamQua chuyến đi tôi mới thấy được vì sao An Giang giàu đẹp, linh thiêng và trù phú đến thế. Người dân nơi đây có tín ngưỡng, có niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp, bên cạnh đó họ cũng thật chịu thương chịu khó, biết khai thác thế mạnh của quê hương để làm giàu cho chính quê hương mình và cho chính mình. Chuyến đi mang lại cho tôi nhiều trải nghiệm mơi mẻ và thật thú vị, mong rằng ở các vùng miền khác chứ không chỉ An Giang, sẽ năm bắt được thế mạnh vốn có của mình đề gìn giữ, phát triển hơn nữa mang lại cuộc sống âm no cho người dân.
Bộ ảnh được chụp bằng điện thoại Sony XPERIA Z C6603, chụp ngày 26,27 tháng 4 tại An Giang.Tác giả : Nguyễn Minh Tân
Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014
7 thủ thuật nhỏ giúp bạn sử dụng iTunes hiệu quả hơn
Bên cạnh việc sử dụng để đồng bộ giữa máy tính với thiết bị iOS, iTunes còn là một ứng dụng nghe nhạc thú vị nhờ có khả năng quản lý thư viện đơn giản. Bên cạnh đó, app còn được Apple trang bị nhiều tính năng thú vị có thể giúp việc thưởng thức nhạc, phim của chúng ta trở nên dễ dàng và vui vẻ hơn. Hôm nay mình sẽ chia sẻ với anh em những tính năng đó và lưu ý rằng những thứ mình nói ở bên dưới có thể áp dụng được cho cả Windows lẫn OS X luôn nhé, miễn bạn có cài iTunes phiên bản mới nhất là được.Tóm tắt nội dung bài viết cho các bạn dễ theo dõi
1. Tự tìm ảnh album cho bài hát
Có bao giờ bạn thắc mắc rằng vì sao một số bài hát có hình đại diện đẹp lắm, trong khi một số khác lại không có? Đó là nhờ tính năng Find Album Artwork mà Apple đã phối hợp của công ty tìm kiếm thông tin Gracenote tích hợp vào iTunes. Thỉnh thoảng ứng dụng sẽ tự động thực hiện việc tìm kiếm ảnh bìa album để tự động gán cho các tập tin của chúng ta, còn nếu app không tự thực hiện thì bạn có thể nhấn phím phải chuột vào bài nhạc mong muốn, chọn "Get Album Artwork" và chờ đợi một chút để ảnh tải về.
Lưu ý rằng không phải bài hát nào iTunes cũng có thể trả về ảnh kết quả cho bạn. Mình nhận thấy tính năng này hầu hết chỉ hoạt động với các bài nhạc nước ngoài, còn nhạc Việt Nam thì lâu lâu mới tìm ra ảnh bìa. Nếu bài hát có xuất hiện trên iTunes Store thì khả năng lấy được ảnh sẽ cao hơn. Bạn cũng nên điền thông tin bài hát đầy đủ nhất có thể, trong đó quan trọng nhất là tiêu đề, ca sĩ và album, để việc tìm ảnh được dễ dàng và chính xác.
2. Hiện lại thanh sidebar truyền thống
Lên iTunes 11, nhiều bạn bỡ ngỡ không biết vì sao thanh sidebar quen thuộc hằng mấy năm trời bỗng nhiên biến mất, thế nên các bạn không biết phải làm sao điều hướng giữa các khu vực trong iTunes. Đừng lo lắng, thực chất sidebar vẫn còn tồn tại trong ứng dụng, có điều Apple không cho nó hiện thị mặc định mà thôi. Nếu muốn cho thành phần giao diện này hiện ra trở lại thì bạn hãy vào menu View > Show Sidebar.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chuyển giữa khu vực quản lý phim, nhạc, nhạc chuông và thậm chí là danh sách apps bằng cách nhấn vào nút Navigation mới trên iTunes (chính là nút mặc định có chữ "Music" nằm ở rìa trái của app). Đây cũng chính là cách thức mà Apple muốn bạn làm theo trong nỗ lực đơn giản hóa giao diện của phần mềm, thế nên hãng mới giấu sidabar đi.
3. Tìm các bài hát bị trùng lặp
Tính năng này có lẽ không cần giải thích nhiều. Nếu trong thư viện của bạn có quá nhiều bài hát trùng nhau và bạn không có thời gian để tìm và xóa chúng thủ công, bạn hãy vào menu View > chọn Show Duplicate Items. Ngay lập tức những tập tin nào trùng lặp trong hệ thống sẽ xuất hiện, sau đó bạn có thể xóa bớt chúng một cách hết sức nhanh chóng và tiện lợi.
4. Kéo thả để sắp xếp thứ tự bài hát sắp tới
Đây là một tính năng cực kì hay của iTunes 11 mà nhiều bạn không biết. Trong giao diện chính của app, khi đang chơi một tập tin bất kì, bạn có thể nhấn vào nút "Up Next" như đánh dấu trong ảnh bên dưới. Một danh sách sẽ xuất hiện chứa tên các bài nhạc chuẩn bị được phát tiếp theo. Mặc định những bài này sẽ sắp xếp theo thứ tự của thiết lập hiển thị trong iTunes (chẳng hạn như theo tiêu đề, theo album, theo ngày tháng tạo tập tin...), tuy nhiên bạn vẫn có thể kéo thả từng bài để đổi vị trí lại như mong muốn. Ngay lập tức app sẽ ghi nhận và sẽ phát nhạc theo trình tự mới, rất linh hoạt phải không nào?
5. iTunes mini
Trình chơi nhạc thu nhỏ này đã được làm mới trong iTunes 11 và nó trở nên hữu dụng hơn bao giờ hết. Tất cả những gì bạn cần làm để kích hoạt iTunes mini đó là nhấn vào biểu tượng lạ lạ kế bên nút Full screen ở góc trên bên phải cửa sổ app.
Một khi đã bật chế độ mini, bạn chỉ còn thấy ảnh bìa album của bài nhạc đang chơi, các nút điều khiển tới lui, nút ngừng hoặc phát nhạc, cùng với đó là danh sách Up Next (ngay trong giao diện mini bạn vẫn có thể sắp xếp lại thứ tự chơi nhạc như hướng dẫn ở trên, hoặc ẩn danh sách này luôn cũng được). Trình nghe nhạc thu nhỏ này rất hữu ích khi bạn cần dành không gian màn hình cho các ứng dụng quan trọng hơn, ví dụ phần mềm văn phòng, trình duyệt, trong khi vẫn muốn điều khiển việc chơi nhạc của máy một cách đầy đủ và dễ dàng.
6. Chia sẻ nhạc với các thiết bị khác trong mạng nội bộ
Tính năng này gọi là iTunes Home Sharing. Việc chia sẻ có thể diễn ra xuyên suốt nhiều thiết bị khác nhau, từ Windows, OS X cho đến iOS. Yêu cầu duy nhất đó là bạn phải đăng nhập cùng một tài khoản iTunes (Apple ID) vào tất cả mọi thiết bị mà bạn sở hữu. Khi đó, bạn có thể xài máy bàn Windows để duyệt qua và chơi các tập tin nhạc nằm trong thư viện bên máy OS X, hoặc xài iPhone, iPad để truy cập thư viện nhạc trên máy tính.
Để kích hoạt Home Sharing, trên máy tính, bạn cần chạy iTunes lên, vào menu iTunes > Preferences với OS X hoặc menu File > Preferences với máy Windows. Chuyển sang thẻ Sharing, chọn vào ô "Share my library on my local network". Ở đây bạn có thêm vài tùy chọn như sau:
- Share entire library: chia sẻ không giới hạn toàn bộ thư viện iTunes trên máy
- Share selected playlists: chỉ chia sẻ những danh sách bài hát đã xác định
- Require password: buộc phải có mật khẩu khi người khác/thiết bị khác truy cập và sử dụng Home Sharing trên máy bạn
- Home sharing... update play counts: khi thiết bị khác chơi nhạc/phim trên máy của bạn, bộ đếm số lượt phát bài hát cũng sẽ được cập nhật theo
Sau đó, trên máy tính mà bạn muốn xài để nghe nhạc (không phải máy làm nhiệm vụ chia sẻ), bạn nhấn vào nút Navigation của iTunes, chọn lấy tên thư viện nhạc mà bạn đã chia sẻ qua mạng nội bộ. Bạn cũng được quyền chọn một số bài nhạc nhất định, sau đó nhấn nút Import nằm ở góc dưới bên phải cửa sổ iTunes để chép file nhạc/video từ máy tính này sang máy tính khác.
Đối với iOS, bạn phải vào ứng dụng Music > nhấn nút More ở góc dưới bên phải màn hình > Shared > chọn tên thư viện được chia sẻ. Kể từ đó trở đi, bạn có thể thoải mái duyệt qua những bài nhạc iTunes trên máy tính và phát lại ngay trên thiết bị di động của mình.
7. Xóa bớt các bản sao lưu của thiết bị iOS để giải phóng bộ nhớ
Mặc định thì khi bạn kết nối thiết bị iOS vào máy tính, iTunes sẽ tự động tạo ra một bản sao lưu của thiết bị di động, và những bản sao lưu này chứa hầu hết dữ liệu trên máy nên chúng có kích cỡ khá to. Nếu bạn chỉ có một hai thiết bị thì không sao, nhưng nếu có nhiều hơn (hoặc bạn cài máy giùm bạn bè, bạn gái) thì chỉ trong một thời gian ngắn bạn sẽ thấy trong máy mình có đến hàng tá bản backup. Trong số đó chắc chắn sẽ có những bản đã quá cũ hoặc của các máy bạn không cần đến nữa, thế thì hãy xóa chúng đi cho trống máy tính của chúng ta.
Để xem danh sách các bản backup iOS đang có, bạn chạy iTunes lên, vào menu iTunes > Preferences với OS X hoặc menu File > Preferences với máy Windows, chuyển sang thẻ Devices. Chọn bản backup muốn xóa, sau đó nhấn nút "Delete backup" là xong. Nhấn nút OK thêm lần nữa để thoát ra.
Windows 9 sẽ có khả năng tự điều chỉnh để phù hợp với các nền tảng thiết bị khác nhau?
Mới đây, trang Zdnet đã bất ngờ tiết lộ một số thông tin thú vị về phiên bản tiếp theo của hệ điều hành Microsoft Windows. Theo đó, Windows 9 sẽ được gọi là "Threshold" và được phát triển để tự động điều chỉnh nhằm hoạt động linh hoạt trên nhiều nền tảng thiết bị khác nhau như desktop, máy tính bảng và điện thoại di động. Như vậy, dựa trên những gì chúng ta đã chứng kiến với các phiên bản cập nhật của Windows 8, 8.1 và cộng với thông tin trên thì cuối cùng, Microsoft cũng đã mang tới cho người dùng một hệ sinh thái liên kết hoàn chỉnh và thống nhất với nhau.
Trên thực tế, việc mang lại cho người dùng một hệ điều hành có khả năng hoạt động trên nhiều thiết bị đã được Microsoft bắt đầu thực hiện từ trước đến nay. Chúng ta đã chứng kiến những cải tiến rõ rệt từ Windows 8 và bản cập nhật 8.1: sự trở lại của nút home (dù không giống như trên Windows 7), sự xuất hiện của ô tìm kiếm và phím tắt/khởi động lại máy trong giao diện metro,... Tất cả những điều đó đều nhằm mục đích mang lại sự linh hoạt cho hệ điều hành khi có thể được sử dụng đồng thời bởi máy tính bảng lẫn máy tính vốn đã gắn liền chuột và bàn phím.
Và theo nguồn tin của trang Zdnet thì Microsoft sẽ tiếp tục hướng phát triển này trên phiên bản sắp tới của Windows: Windows 9 hay còn gọi là Windows Threshold (ngưỡng cửa, giới hạn). Theo đó, Threshold sẽ hoạt động linh hoạt trên nhiều phần cứng khác nhau không chỉ là desktop, máy tính bảng mà còn cả trên điện thoại di động, phần cứng mà hiện nay đang sử dụng một phiên bản hệ điều hành riêng là Windows Phone 8.1.
Một cách chi tiết, người dùng sử dụng Threshold trên desktop hoặc laptop cũng được sở hữu một SKU hay một phiên bản khác của hệ điều hành. Lấy một ví dụ điển hình khi người dùng sử dụng một máy tính bảng như Surface Pro sẽ được sử dụng giao diện metro phù hợp với thao tác chạm, vuốt,... Khi người dùng cắm bàn phím rời vào thiết bị, hệ điều hành sẽ tự động chuyển sang giao diện cửa sổ để phù hợp hơn với thao tác làm việc trên desktop hay laptop truyền thống.
Tính kết hợp của Threshold không chỉ dừng lại ở desktop và tablet mà còn hỗ trợ các ứng dụng chạy song song. Ngoài ra, phiên bản Threshold Mobile sẽ hoạt động trên các điện thoại Windows Phone chip ARM (không chỉ có Lumia), máy tính bảng chip ARM chạy Windows và cả các máy tính bảng chip Intel Atom.
Bên cạnh đó còn có một thông tin thú vị khác là Threshold sẽ được trang bị "mini-Start menu", một phiên bản mới của Start menu truyền thống. Đây là công cụ cho phép chạy các ứng dụng phong cách Metro hoặc ứng dụng down về từ Store ngay trong môi trường desktop dưới dạng cửa sổ.
Cũng theo nguồn tin trên thì hiện tại Microsoft đã cơ bản hoàn thành phiên bản Windows 8.1 update 2 và có thể sẽ chính thức phát hành khoảng 2 tuần trước sự kiện định kỳ Patch Tuesday tháng 8. Đó sẽ là một bản cập nhật, vá lỗi, một vài tinh chỉnh về giao diện và có thể sẽ xuất hiện mô hình ban đầu của mini-Start Menu. Đồng thời, Microsoft có thể sẽ công bố các thông tin về Windows 9 Threshold vào mùa xuân và sẽ có bản preview vào mùa thu năm tới.
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)