Mình cũng dùng máy tính Windows như nhiều anh em Tinh tế ở đây, thế nên mình hiểu rằng để hệ thống chạy nhanh và ổn định thì chúng ta sẽ phải dọn dẹp "cục cưng" một cách thường xuyên. Để giúp anh em thực hiện việc này được dễ dàng hơn, hôm nay mình xin chia sẻ một vài ứng dụng có khả năng tự động hóa nhiều khâu trong việc dọn dẹp, từ đó giảm thời gian và công sức mà chúng ta phải bỏ ra so với khi làm thủ công. Nếu các bạn có sử dụng thêm phần mềm nào khác thì xin mời chia sẻ ngay trong topic này luôn nhé.
Dọn hệ thống với Windows Disk Cleanup
Đây là một công cụ khá quen thuộc được tích hợp sẵn trong Windows để xóa đi các tập tin cũ không còn cần thiết mà đôi khi chúng ta không để ý tới. Thùng rác, hàng tá tập tin tạm và các file hệ thống khác có khả năng là nguyên nhân khiến ổ lưu trữ của chúng ta bị đầy, và Disk Cleanup sẽ bạn dọn dẹp chúng một cách nhanh chóng và đơn giản. Thường thì sau khi chạy ứng dụng này bạn sẽ có thêm cả vài GB bộ nhớ đấy, nhất là những ai đã lâu không dọn thiết bị thì dung lượng được giải phóng còn lớn hơn nữa.
Để chạy phần mềm này, bạn vào màn hình Start trên Windows 8 (hoặc Start Menu trên Windows 7 trở xuống), gõ chữ "Disk Cleanup" rồi click vào biểu tượng của app khi máy đã tìm ra. Bạn nào dùng Windows 8.1 hoặc Windows RT thì vào thanh Charm Bar > Settings > Control Panel > gõ chữ Admin vào ô tìm kiếm, chọn Administrative Tools > Disk Cleanup.
Lúc đầu Disk Cleanup sẽ quét ổ đĩa trước, sau đó nó sẽ hiển thị một hộp thoại để bạn chọn những loại tập tin muốn xóa. Xong xuôi đâu đó thì nhấn OK và chờ cho máy xóa đi các file này là xong. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhấn vào nút "Clean up system files" để xóa các tập tin cũ còn sót lại sau khi nâng cấp Windows. Nó cũng sẽ xóa những điểm phục hồi quá cũ và nhiều tập tin log hệ thống. Nếu bạn update Windows từ 7 lên 8 thì có thể có thêm được khoảng 1GB khi nhấn vào nút này đấy.
Ngoài ra, bạn cũng có thể ra lệnh cho máy xóa hết các điểm phục hồi thuộc tính năng System Restore và chỉ chừa lại một điểm mới nhất mà thôi. Để làm điều này bạn cũng vào Disk Cleanup như hướng dẫn trên, nhấn "Clean up system files", chuyển sang thẻ More options > mục System Restore and Shadow Copies > nhấn nút "Clean up" để hoàn tất.
Dọn dẹp các file tạm và file rác với CCleaner
Nếu bạn muốn có thêm những tùy chọn dọn dẹp khác, bạn có thể nghĩ tới CCleander. Phần mềm này về cơ bản cũng tương tự như Disk Cleanup, tuy nhiên nó có khả năng dọn bớt các tập tin hệ thống mà Disk Cleanup không đụng đến, song song đó là khả năng xóa các tập tin tạm được tạo bởi những phần mềm bên thứ ba vốn có thể lên chiếm dung lượng đến vài GB sau một thời gian dài sử dụng. CCleaner cũng sẽ dọn luôn những "dấu vết" mà bạn để lại trong quá trình xài PC, chẳng hạn như lịch sử các tập tin đã mở hoặc các trang web đã ghé thăm.
Ở lần đầu chạy lên, trong thẻ Cleaner, bạn nên lướt qua một lượt các mục mà CCleaner sẽ xóa để tránh mất dữ liệu không mong muốn. Ví dụ, nếu bạn muốn giữ lại History và Cookies trong trình duyệt thì hãy bỏ chọn những mục này.
CCleaner còn có một công cụ giúp dọn dẹp lại hệ thống registry của Windows. Tuy nhiên mình khuyên các bạn không nên dùng tính năng này bởi vì hiệu quả mà nó mang lại không nhiều lắm, lại có nguy cơ gây ra sự mất ổn định cho hệ thống của chúng ta bởi vì cả đống dữ liệu của Windows cũng như các ứng dụng đều được lưu vào registry.
Bạn chỉ cần sử dụng bản CCleaner miễn phí là đủ rồi, hầu hết tính năng dọn dẹp đều có mặt, không cần phải mua bản trả phí làm gì. Tải về CCleaner tại đây.
Dọn các tập tin trùng lặp
Những ứng dụng giúp tìm file trùng cũng có thể giúp chúng ta khá nhiều trong quá trình dọn dẹp lại chiếc PC của mình. Thường thì những tấm ảnh, những tài liệu hay tập tin nhạc trùng nhau sẽ khiến dung lượng bộ nhớ của chúng ta bị chiếm dụng một cách vô ích, vậy tại sao chúng ta không tận dụng những phần dung lượng đó cho những việc quan trọng hơn, phải không nào?
Để tìm file trùng, bạn có vài sự lựa chọn miễn phí như sau:
Bạn dùng một trong ba cái trên, cái nào cũng được cả, tuy nhiên lưu ý rằng đừng dọn dẹp những thư mục hệ thống như C:\Windows hay C:\Program Files bởi nó sẽ làm máy của chúng ta mất ổn định. Bạn chỉ nên dọn dẹp những khu vực chứa dữ liệu cá nhân, tài liệu, hình ảnh, nhạc phim mà thôi.
Gỡ các ứng dụng rác
Khi bạn mới mua một chiếc máy tính xách tay (hoặc máy tính bàn) về nhà, bạn có thể phải đối mặt với hàng tá những ứng dụng rác mà nhà sản xuất cái sẵn lên thiết bị cho chúng ta. Có thể vài phần mềm trong số đó rất có ích, nhưng trong hầu hết các trường hợp thì chúng chỉ làm phiền bạn mà thôi. Để gỡ bỏ các app này, bạn có thể sử dụng phần mềm PC Decrapifier. Ứng dụng này rất dễ dùng, bạn chỉ việc chạy nó lên và làm theo từng bước như hướng dẫn trên màn hình là được.
Công cụ phân tích ổ đĩa
Đây không phải là một phần mềm dọn dẹp tự động như những thứ mình giới thiệu bên trên, thay vào đó, những ứng dụng phân tích như thế này sẽ giúp bạn biết thư mục nào chiếm nhiều dung lượng, dựa vào đây bạn có thể đưa ra quyết định xóa bớt đi cho nhẹ máy.
Một trong số các công cụ thường được người dùng Windows ưa chuộng đó là WinDirStat. Sau khi quét xong hệ thống, WinDirStat sẽ nói cho chúng ta thư mục nào chiếm dung lượng lớn, dung lượng của nó là bao nhiêu, và các phân bổ các loại tập tin trong PC như thế nào. Nhờ cách hiển thị trực quan mà bạn có thể biết được mình cần gỡ bỏ hoặc xóa bớt thứ gì và giữ lại thứ gì.
Tải về WinDirStat
Công cụ gỡ bỏ phần mềm
ghe đơn giản nhỉ, và ai cũng biết chuyện này nhưng ngặt cái là không phải ai cũng làm. Bạn có thể cài thử hàng tá phần mềm nhỏ nhỏ vào máy để thử nghiệm nhưng lại lười không gỡ ra khi không có nhu cầu sử dụng nữa. Mỗi ứng dụng chỉ khoảng 20-30MB, hoặc cỡ 100MB là cùng, nhưng nhiều phần mềm như thế cùng "tích tụ" lại trên máy tính thì dung lượng mà chúng chiếm lấy có thể lên đến cả GB. Do đó, những phần mềm và game nào không còn xài thì bạn hãy gỡ nó ra đi nhé. Các phiên bản cũ của những ứng dụng nếu ít khi đụng tới thì cũng nên chia tay chúng đi.
Để gỡ các app không còn dùng nữa, bạn vào Control Panel > Programs and Features. Bạn có thể sắp xếp ứng dụng theo thứ tự thời gian cài đặt hoặc theo dung lượng để dễ lựa chọn hơn bằng cách nhấn vào tiêu đề "Installed On" hoặc "Size". Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không phải ứng dụng nào cũng được liêt kê dung lượng đâu.
Quản lý các phần mềm chạy cùng Windows
Trình quản lý tác vụ (Task Manager) là một tiện ích rất quen thuộc đối với người dùng Windows. Đúng như tên gọi thì nó cho phép người dùng quan sát và quản lý những phần mềm, ứng dụng, dịch vụ đang chạy. Với Windows 8 và 8.1, Microsoft đã nâng cấp đáng kể cho Task Manager để giúp chúng ta làm được nhiều thứ hơn, trong đó có việc quản lý các ứng dụng sẽ khởi chạy cùng Windows khi bật máy lên. Việc vô hiệu hóa bớt những app dạng này sẽ giúp rút ngắn thời gian khởi động hệ điều hành đi đáng kể đấy. Ngoài ra, việc bạn tắt đi những app không dùng ngay từ đầu còn giúp giải phóng tài nguyên cho chiếc máy tính của chúng ta nữa.
Để gọi Task Manager lên, chúng ta có thể dùng 1 trong 4 cách sau:Sau khi Task Manager đã xuất hiện, chuyển sang thẻ "Start-up". Tại đây, muốn vô hiệu hóa việc khởi động ngầm của app nào thì bạn chọn vào nó rồi nhấn nút "Disable" ở cạnh dưới cửa sổ.
- Nhanh nhất là sử dụng cụm 3 phím Ctrl + Shift + Esc.
- Phổ biến nhất mà có lẽ nhiều người dùng là là sử dụng cụm phím Ctrl + Alt + Del, trên Windows 8 khi bấm 3 phím này thì bạn cần click thêm ở dòng Task Manager để kích hoạt nó.
- Cách thứ 3 là chúng ta nhấn chuột phải lên thanh Taskbar, chọn Task Manager.
- Cách cuối cùng là gõ Taskmgr rồi Enter ở cửa sổ Run (Windows + R).
Trên đây là phần chia sẻ của mình. Còn bạn thì sao? Bạn dùng những phần mềm nào để dọn dẹp hệ thống chạy Windows? Hãy cho mọi người biết nhé.Tham khảo: MakeUseOf
Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014
Một số phần mềm hữu ích cho việc dọn dẹp máy tính Windows
Đánh giá thời lượng pin Samsung Galaxy Tab S 8.4": tròm trèm 4 tiếng
Samsung Galaxy Tab S 8.4” là một chiếc máy tính bảng rất đẹp với thân hình mỏng manh cùng màn hình lớn 8.4” với độ phân giải rất cao 2560 x 1600. Để giữ cho máy có một thân hình cân đối thì Tab S được trang bị viên pin dung lượng 4900 mAh. Câu hỏi đặt ra là liệu với một cấu hình rất mạnh (Exynos 5 Octa) thì viên pin này sẽ trụ được bao lâu? Trong bài thử nghiệm sử dụng hỗn hợp thì tổng thời gian mở màn hình của Tab S 8.4” vào khoảng 4 tiếng. Mời các bạn theo dõi chi tiết ở nội dung dưới đây.
Các yêu tố cần quan tâm:Xem film liên tục: 6 giờ 41 phút 4 giây
- Không root, không unlock bootloader
- Firmware thử nghiệm: KOT49H.T705XXU1ANF8 (Android 4.4.2)
- CPU: Exynos 5 Octa 8 nhân với 4 nhân 1.9Ghz và 4 nhân 1.3 Ghz
- GPU: Mali-T628 MP6
- RAM: 3GB
- Pin: 4900 mAh
- Độ sáng cố định mức 50%, không kích hoạt chế độ tiết kiệm pin
- Tham khảo: Quy trình đánh giá thời gian sử dụng pin của một thiết bị.
Chiếc Tab S 8.4” thực sự rất tuyệt vời để coi film, với màn hình lớn và độ phân giải cực cao thì việc trải nghiệm những thước film 4K thật đặc biệt. Trước đây mình rất thích Tablet 7.7 của Samsung và cũng hi vọng là 8.4” sẽ kế thừa xứng đáng, tuy nhiên tác vụ xem film trên chiếc máy tính bảng mới này cũng có nhiều điều để nói.
Trước hết là về độ phân giải, độ phân giải càng cao thì càng sướng tuy nhiên có cái sướng mà cũng có cái mệt. Thông thường mình sẽ xem film 720p mkv trên điện thoại màn hình FullHD là đẹp (lựa chọn này còn vì film nhiều, dễ tải, dung lượng khoảng 1GB hơn một tý, là vừa tầm), nhưng với Tab S thì do độ phân giải cao nên film 720p không còn đẹp nữa. Đến lúc này cần lựa film FullHD 1080p hoặc sướng hơn thì 4K, tất nhiên độ phân giải cao thì coi sướng nhưng việc tải và lưu trữ sẽ mệt hơn. Câu chuyện cũng tương tự nếu như bạn không chép film vào mà coi trực tuyến trên youtube hay các dịch vụ film online khác như hayhaytv hay fpt play chẳng hạn. Bỏ qua tất cả, Tab S 8.4 có màn hình đẹp, coi film sướng.
Vấn đề tiếp theo là về việc hỗ trợ các định dạng film: không rõ vì lí do gì mà những film 720p có sẵn mình vẫn dùng để test pin lại không chạy được trên Tab S 8.4 (vẫn dùng MX Player để chơi), cứ chạy được một lúc thì đơ. Bỏ qua MX Player và thử bằng trình video mặc định hoặc VLC for Android thì kết quả cũng tương tự. Điều này là hơi khó hiểu vì từ trước đến nay máy Samsung đều hỗ trợ giải mã rất tốt. Giải pháp đưa ra là lên Youtube và tải về 1 film FullHD chuẩn mp4 để dùng trong bài kiểm tra này. Ngoài ra thì cũng tải thêm mấy video ca nhạc nữa để dùng luôn.
Sử dụng hỗn hợp liên tục: tổng thời gian mở màn hình 3 giờ 53 phút
Như đã nói ở trong bài Quy trình đánh giá thời gian sử dụng pin của một thiết bị, từ giờ về sau các bài kiểm tra pin sẽ được thay đổi cách thức thực hiện một chút. Vẫn là thử xem lướt web, chơi games và coi film trong 30 phút rồi đo mức tiêu hao, cái mới là các bài kiểm tra sẽ được thực hiện tuần tự liên tục cho đến khi hết pin.
Trong quá trình test, tổng thời gian mở màn hình (onscreen) của Samsung Galaxy Tab S 8.4” là 3 giờ 53 phút. Đây là một kết quả khá thấp nếu so với những máy tính bảng khác. Với tổng thời gian onscreen là gần 4 tiếng như thế này thì bạn sẽ phải tiết kiệm khi sử dụng, vì thường thì với máy tính bảng người ta sẽ chơi games nhiều hơn, lướt web nhiều hơn là đối với điện thoại.
Độ sáng màn hình của Tab S 8.4” là tốt, độ sáng 50% đủ dùng ngay cả khi bạn ngồi ngoài sân vườn.
Một điểm rất đặc biệt là trong các tác vụ thử nghiệm thì nhiệt độ của Tab S 8.4” rất tốt, máy mát và không gây khó chịu cho tay. Cảm giác chơi games trên máy mà không nóng nó rất thoải mái. Nhiệt độ thấp cũng một phần nhờ vào việc xung nhịp CPU của Tab S 8.4” luôn ở mức thấp.
Trong quá trình dùng thử Tab S thì cảm nhận máy chạy hơi chậm và lag, thời lượng pin cũng không cao. Điều này làm mình thắc mắc: tại sao Tab S cũng được trang bị SoC cực mạnh của SS, luôn có điểm benchmark rất cao mà lại chậm vậy? Theo dõi trong CPU Spy reborn thì câu trả lời khá rõ ràng: CPU thường xuyên chạy ở xung nhịp khá thấp, có lẽ để tiết kiệm pin. Vấn đề là ngay cả khi mình chơi game thì cái CPU này nó cũng ko nhanh hơn mấy, làm cho chơi COC cũng lag. Bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề này ở bài viết: [Android] Bạn thích chạy nhanh - hao pin hay chạy chậm - tiết kiệm pin?
Vì sao Samsung phải duy trì xung nhịp CPU ở mức thấp thì qua bài kiểm tra này cũng đã rõ ràng, vì họ cần tiết kiệm pin để kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên kết quả thực tế thì không được như ý muốn, tổng thời gian onscreen cũng chỉ tầm 4 tiếng mà thôi. Điểm mạnh là máy rất mát, không gây khó chịu. Màn hình độ phân giải 2K cũng là nguyên nhân chủ yếu gây hao pin.
Lịch trình sử dụng:
LG bán được 14.5 triệu điện thoại quý rồi, lợi nhuận hoạt động toàn tập đoàn 600 triệu đô la Mỹ
LG Mobile đang trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết khi họ đã phá kỷ lục trước kia để đạt được doanh số 14.5 triệu máy trong quý vừa qua, nhiều hơn cùng kỳ năm ngoái tới 20%. Sự thành công của LG có đóng góp lớn của G3 cũng như dòng sản phẩm trung cấp :L-series. Với đà tăng trưởng này thì LG Mobile có doanh thu 3.5 tỷ đô la Mỹ trong quý rồi, lợi nhuận 150 triệu đô la Mỹ. Tính trên phạm vi toàn tập đoàn thì LG có lợi nhuận hoạt động 599 triệu đô la Mỹ trong quý rồi.
Tham khảo: LG
Trên tay đồng hồ tốc độ không dây dành cho xe đạp
Đồng hồ tốc độ là loại phụ kiện rất phổ biến đối với người chơi xe đạp hiện nay. Nó có vẻ là món đồ chơi đầu tiên mà người ta nghĩ đến sau khi mua mới một chiếc xe đạp. Đồng hồ tốc độ ngoài chức năng đo vận tốc của xe thường là có thêm nhiều chức năng hữu ích khác ví dụ như đồng hồ thời gian, số km đi được (ODO), quãng đường đi được, thời gian chạy xe... Hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn một chiếc đồng hồ tốc độ không dây của hãng Cateye kèm theo hướng dẫn sử dụng và lắp đặt.
Trên thị trường hiện có rất nhiều loại đồng hồ cho xe đạp, chủ yếu khác nhau về thương hiệu và chất lượng, còn chức năng thì không khác nhau nhiều. Tuy nhiên, tất cả những loại đó có thể chia ra làm 2 loại chính: có dây và không dây. Loại không dây mắc hơn nhưng được cái gọn gàng và đẹp. Loại mình đang cầm là Cateye Padrone, không dây, giá bán 1.050.000 đồng. Bạn có thể mua tại các shop chuyên bán xe đạp và phụ kiện.
Nguyên tắc hoạt động của đồng hồ xe đạp (loại không dây)
Bộ sản phẩm Cateye Padrone bao gồm 3 thành phần chính:Nam châm là một cái cục tròn nhỏ, giống như viên pin đồng hồ, được gắn lên căm bánh xe. Khi bánh xe quay, cục nam châm này cũng sẽ quay theo. Mỗi lần nam châm quay ngang qua vị trí gắn cảm biến trên phuộc trước thì cảm biến sẽ đếm đó là 1 vòng, 2 vòng... Tùy theo đường kính bánh xe và vận tốc quay của bánh mà đồng hồ phía trên sẽ tính toán ra vận tốc đang chạy hiện tại của bạn là bao nhiêu và hiển thị lên trên màn hình. Nhờ vậy mà vận tốc luôn được tính toán theo thời gian thực y như cách mà bạn thường thấy trên đồng hồ của xe máy và xe hơi.
- Đồng hồ hiển thị (gắn trên ghi đông, tay lái)
- Cảm biến tốc độ (gắn trên phuộc trước).
- Nam châm (gắn trên căm xe đạp).
Các chức năng của đồng hồ Cateye PadroneVideo hướng dẫn lắp đặt
- Đo vận tốc hiện tại của xe, vận tốc tối đa, vận tốc trung bình.
- Tổng quãng đường đã chạy.
- Đo quãng đường mỗi chặng (Trip).
- Thời gian đạp xe.
- Đồng hồ báo giờ.
- Chức năng tiết kiệm pin tự động.
Trong hộp sản phẩm có kèm theo tờ giấy hướng dẫn sử dụng, bên trong có hình vẽ hướng dẫn cách lắp ráp rất dễ hiểu. Sau khi ráp xong thì về cơ bản bạn sẽ có được 3 món mà mình đã kể ở trên. Còn khi lắp lên xe thì bạn cần phải chú ý các điểm sau đây:
Đồng hồ: đồng hồ phải được lắp song song với mặt đất, không được quá dốc hoặc quá nghiêng.
Trước khi gắn đồng hồ lên xe thì bạn phải chỉnh thông số "L" (bốn chữ số) cho nó nước. Để đo "L", bạn phải coi bánh xe của mình đường kính là bao nhiêu, kích thước thế nào. Thông số này bạn coi trên vỏ bánh xe hoặc trên website của nhà sản xuất, ví dụ như xe mình là 700x35C. Sau đó bạn tra con số này trên tờ giấy hướng dẫn của đồng hồ và chỉnh lại thông số L cho chính xác (xe mình 700x35C là 2168). Mặt sau của đồng hồ có các phím cứng, những loại đồng hồ khác nhau có thể số nút sẽ khác nhau. Bạn nhớ dùng các nút này để chỉnh số L cho đúng trước khi gắn lên xe đạp.
Cảm biến: bạn có thể lắp bên trái hay bên phải phuộc trước đều được, gắn sát lên phía trên và lưu ý phải xoay mặt có chữ SENSOR vào bên trong bánh xe, không được quay ra ngoài vì như thế nó sẽ không đọc được tín hiệu từ cục nam châm ở trên căm.
Nam châm: có rãnh và ốc vặn để gắn lên căm của xe. Vị trí gắn xoay vào trong và phải ngang hàng với vị trí của chữ SENSOR nằm ở mặt bên trong của cảm biến.
Sau khi lắp xong, bạn tiến hành bẻ cảm biến xoay vào bên trong bánh xe sao cho nó càng gần vị trí của cục nam châm càng tốt, vì nếu xa quá nó sẽ không đọc được tín hiệu của nam châm. Sau khi cân chỉnh xong hết, bạn hãy ngồi lên xe và đạp thử, nếu đồng hồ bắt đầu chạy (hiển thị được tốc độ) là coi như hoàn tất. Nếu đồng hồ không chạy thì hãy xem lại coi vị trí đặt cảm biến và nam châm có đúng hay chưa, có nằm xa quá không. Xem video hướng dẫn bên trên để thấy rõ cách mình lắp nhé.
Hoặc xem file PDF hướng dẫn chi tiết của nhà sản xuất tại đây: (1) và (2).
Kỹ thuật mới cải tiến giao thức kết nối Internet cho phép tăng tốc độ lên gấp 10 lần
Trong nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng đường truyền internet, nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Aalborg, Viện công nghệ Massachusetts (MIT) và Viện công nghệ California (Caltech) đã phát triển kỹ thuật tính toán mới giúp các nút mạng trở nên thông minh và linh hoạt hơn cho phép tốc độ truyền tải dữ liệu qua internet sẽ nhanh hơn gấp 10 lần so với hiện tại. Bên cạnh việc tăng cường tốc độ và tính an toàn của quá trình truyền dữ liệu, kỹ thuật nói trên còn có thể được áp dụng vào mạng di động 5G, liên lạc vệ tinh và tạo tiền đề cho sự phát triển của dự án "Internet of Things" trong tương lai.
Vấn đề của giao thức TCP/IP
Trên lý thuyết, dữ liệu được truyền đi trên internet theo dạng các đoạn thông tin kỹ thuật số hay còn gọi là "gói". Định dạng chính xác của các gói dữ liệu và các quá trình truyền dẫn chúng đến điểm đích được thực hiện thông qua một giao thức được thiết kế vào đầu những năm 1970 với tên gọi là TCP/IP. Đây được xem như cuộc cách mạng trong lĩnh vực truyền thông tin kỹ thuật số của con người. Và cho đến ngày nay, sau 40 năm kể từ lúc hình thành, TCP/IP vẫn đang là yếu tố cốt lõi của mạng lưới internet trên toàn thế giới.
Dù vậy, giao thức kết nối trên đã dần bộc lộ những nhược điểm trong quá trình hoạt động ngày nay. Điển hình như để truyền dữ liệu qua TCP thành công, điểm nhận cần phải thu thập các gói dữ liệu truyền đi theo một thứ tự chính xác. Nếu bất kỳ một gói nào bị mất đi khiến cho giao thức biên dịch bị tắc nghẽn và tốc độ truyền dữ liệu sẽ bị giảm đi một nửa ngay lập tức. Từ đó dẫn đến tốc độ kết nối mạng trở nên vô cùng chậm. Và đây cũng chỉ là 1 trong số những tình huống tệ hại khác mà người dùng phải gánh chịu. Nguyên nhân chính ở đây chính là giao thức không đủ thông minh để hiểu được cần phải làm gì.
Hơn nữa, tuy trên mặt lý thuyết, các gói dữ liệu có thể được truyền từ điểm A đến điểm B theo vô số con đường khác nhau, nhưng thực tiễn đã chứng minh rằng dữ liệu trong kết nối TCP luôn cùng đi dọc theo 1 con đường. Đây chính là nguy cơ khiến việc bảo mật kém an toàn do dữ liệu có thể bị đánh cắp trên quá trình truyền tải. Các nhược điểm cố hữu trên cũng chính là một chủ đề thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu nhằm tìm cách khắc phục.
Giải pháp "Mạng mã hóa"Và giải pháp mà liên minh các nhà nghiên cứu từ Đại học Aalborg, Viện công nghệ Massachusetts (MIT) và Viện công nghệ California (Caltech) đề xuất chính là xây dựng một nền tảng mạng mới mang tên "mạng mã hóa" (Network Coding) với mục tiêu là phát triển các thế hệ nút mạng thông minh hơn so với hiện tại. Nếu như trong giao thức TCP/IP, nút mạng chỉ là các thiết bị chuyển mạch đơn giản giúp lưu trữ các gói dữ liệu và sau đó chuyển tiếp cho những nút liền kề dọc theo đường truyền tải đã định trước thì đối với mạng mã hóa, mỗi nút có thể tự xây dựng các gói tin khi cần thiết. Cụ thể là nút mạng thông minh có thể tái định tuyến hoặc tái mã hóa các gói tin.
2 nhà nghiên cứu thuộc dự án, Morten Videb và Janus Heide
Đồng thời, khả năng trên cho phép các nút mạng thông minh có thể chuyển tiếp dữ liệu với mức độ bảo mật cao hơn thông qua việc xử lý thông tin một cách linh hoạt và không theo một lịch trình định trước. Ví dụ như hệ thống mạng mã hóa có thể tận dụng lợi thế của TCP đa tuyến (đang được tích hợp trong iOS 7) để bổ sung thêm một cơ chế mã hóa nữa nhằm tăng cường tốc độ và mức bảo mật của quá trình truyền dẫn dữ liệu. Thậm chí còn cho phép lưu trữ dữ liệu ngay trên các nút mạng trong hệ thống.
Trong một thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã xây dựng một hệ thống mạng mã hóa và chứng minh được tốc độ tuyệt vời của giao thức mới nói trên. Theo đó, một cuộc gọi điện video dài 4 phút đã được truyền nhanh gấp 5 lần so với công nghệ hiện tại. Với tốc độ này, quá trình trò chuyện được thực hiện theo thời gian thực và không hề bị gián đoạn. Theo giáo sư Frank Fitzek, người dẫn đầu nghiên cứu thì thực nghiệm đã cho thấy giao thức mới có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn từ 5 đến 10 lần so với hiện tại. Đây là công nghệ hứa hẹn sẽ được áp dụng vào truyền thông vệ tinh, mạng di động và cả việc kết nối internet thông thường trên máy tính.
Mạng mã hóa hoạt động như thế nào?
Vậy mạng mã hóa họat động như thế nào? Như chúng ta đã biết, mỗi đoạn video trên Youtube, một đoạn tin nhắn hay một bài hát đều được mã hóa thành chuỗi các con số 0 và 1. Trong giao thức TCP/IP, các nút mạng chỉ có nhiệm vụ xử lý gói dữ liệu bằng cách lưu trữ và chuyển tiếp đến nút kế tiếp. Nhưng trong giao thức mới của giáo sư Fitzek và các đồng nghiệp, nội dung của gói tin được xem như một con số thực và các gói tin được xử lý theo khối. Mỗi nút sẽ tự xây dựng một tập hợp các phương trình tuyến tính, sử dụng cả những con số lấy từ nội dung của gói tin kết hợp với một tập hợp các hệ số được chọn ngẫu nhiên.
Mỗi phương trình tuyến tính tạo thành một "gói mã hóa" với các hệ số được biểu thị trong phần tên của gói mã hóa và mỗi ẩn số chính là nội dung thực của gói (một số thực cụ thể). Nói cách khác, mỗi gói tin mã hóa chứa một con số biểu thị cho phần thông tin tiêu chuẩn nhân cho nhiều hệ số khác nhau. Bạn có thể hiểu nôm na rằng giao thức trên là 1 phương trình toán học duy nhất ứng với mỗi gói tin, và người nhận cần phải có N gói (với các hệ số khác nhau) nhằm giải mã được dữ liệu.
Với kỹ thuật trên, giao thức mạng mã hóa đã giải quyết được vấn đề lớn nhất của TCP/IP chính là không cần phải nhận gói tin theo trình tự do trình tự gói tại nơi gởi và nơi nhận hoàn toàn không có liên quan. Bên nhận chỉ cần nhận đủ N gói tin mã hóa đồng nghĩa với nhận được tất cả các hệ số khác nhau và phương trình sẽ được giải để trả về dữ liệu ban đầu.
Tính linh hoạt của hệ thống thể hiện ở chỗ tất cả các gói tin đều được đồng hóa và hoán đổi cho nhau trong quá trình gởi.Do đó, việc mất 1 gói dữ liệu cũng sẽ không ảnh hưởng đến tốc độ truyền tải nghiêm trọng như đối với giao thức TCP/IP. Cũng bởi tính chất đồng nhất nói trên nên các gói dữ liệu có thể đi theo nhiều con đường khác nhau thay vì chỉ có một con đường như trước. Từ đó, tính bảo mật dữ liệu cũng được tăng lên rất nhiều lần.
Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tìm cách áp dụng giao thức mã hóa cho mạng viễn thông 5G. Tiếp theo sẽ là hoàn thiện nhằm phục vụ cho dự án Internet of Things đồng thời hướng tới ứng dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng sử dụng khác. Nghiên cứu trên hứa hẹn sẽ tạo nên một cuộc cách mạng về phương pháp truyền tải dữ liệu góp phần thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin truyền thông trong tương lai.
Kỹ thuật mới cải tiến giao thức kết nối Internet cho phép tăng tốc độ lên gấp 10 lần
Trong nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng đường truyền internet, nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Aalborg, Viện công nghệ Massachusetts (MIT) và Viện công nghệ California (Caltech) đã phát triển kỹ thuật tính toán mới giúp các nút mạng trở nên thông minh và linh hoạt hơn cho phép tốc độ truyền tải dữ liệu qua internet sẽ nhanh hơn gấp 10 lần so với hiện tại. Bên cạnh việc tăng cường tốc độ và tính an toàn của quá trình truyền dữ liệu, kỹ thuật nói trên còn có thể được áp dụng vào mạng di động 5G, liên lạc vệ tinh và tạo tiền đề cho sự phát triển của dự án "Internet of Things" trong tương lai.
Vấn đề của giao thức TCP/IP
Trên lý thuyết, dữ liệu được truyền đi trên internet theo dạng các đoạn thông tin kỹ thuật số hay còn gọi là "gói". Định dạng chính xác của các gói dữ liệu và các quá trình truyền dẫn chúng đến điểm đích được thực hiện thông qua một giao thức được thiết kế vào đầu những năm 1970 với tên gọi là TCP/IP. Đây được xem như cuộc cách mạng trong lĩnh vực truyền thông tin kỹ thuật số của con người. Và cho đến ngày nay, sau 40 năm kể từ lúc hình thành, TCP/IP vẫn đang là yếu tố cốt lõi của mạng lưới internet trên toàn thế giới.
Dù vậy, giao thức kết nối trên đã dần bộc lộ những nhược điểm trong quá trình hoạt động ngày nay. Điển hình như để truyền dữ liệu qua TCP thành công, điểm nhận cần phải thu thập các gói dữ liệu truyền đi theo một thứ tự chính xác. Nếu bất kỳ một gói nào bị mất đi khiến cho giao thức biên dịch bị tắc nghẽn và tốc độ truyền dữ liệu sẽ bị giảm đi một nửa ngay lập tức. Từ đó dẫn đến tốc độ kết nối mạng trở nên vô cùng chậm. Và đây cũng chỉ là 1 trong số những tình huống tệ hại khác mà người dùng phải gánh chịu. Nguyên nhân chính ở đây chính là giao thức không đủ thông minh để hiểu được cần phải làm gì.
Hơn nữa, tuy trên mặt lý thuyết, các gói dữ liệu có thể được truyền từ điểm A đến điểm B theo vô số con đường khác nhau, nhưng thực tiễn đã chứng minh rằng dữ liệu trong kết nối TCP luôn cùng đi dọc theo 1 con đường. Đây chính là nguy cơ khiến việc bảo mật kém an toàn do dữ liệu có thể bị đánh cắp trên quá trình truyền tải. Các nhược điểm cố hữu trên cũng chính là một chủ đề thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu nhằm tìm cách khắc phục.
Giải pháp "Mạng mã hóa"Và giải pháp mà liên minh các nhà nghiên cứu từ Đại học Aalborg, Viện công nghệ Massachusetts (MIT) và Viện công nghệ California (Caltech) đề xuất chính là xây dựng một nền tảng mạng mới mang tên "mạng mã hóa" (Network Coding) với mục tiêu là phát triển các thế hệ nút mạng thông minh hơn so với hiện tại. Nếu như trong giao thức TCP/IP, nút mạng chỉ là các thiết bị chuyển mạch đơn giản giúp lưu trữ các gói dữ liệu và sau đó chuyển tiếp cho những nút liền kề dọc theo đường truyền tải đã định trước thì đối với mạng mã hóa, mỗi nút có thể tự xây dựng các gói tin khi cần thiết. Cụ thể là nút mạng thông minh có thể tái định tuyến hoặc tái mã hóa các gói tin.
2 nhà nghiên cứu thuộc dự án, Morten Videb và Janus Heide
Đồng thời, khả năng trên cho phép các nút mạng thông minh có thể chuyển tiếp dữ liệu với mức độ bảo mật cao hơn thông qua việc xử lý thông tin một cách linh hoạt và không theo một lịch trình định trước. Ví dụ như hệ thống mạng mã hóa có thể tận dụng lợi thế của TCP đa tuyến (đang được tích hợp trong iOS 7) để bổ sung thêm một cơ chế mã hóa nữa nhằm tăng cường tốc độ và mức bảo mật của quá trình truyền dẫn dữ liệu. Thậm chí còn cho phép lưu trữ dữ liệu ngay trên các nút mạng trong hệ thống.
Trong một thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã xây dựng một hệ thống mạng mã hóa và chứng minh được tốc độ tuyệt vời của giao thức mới nói trên. Theo đó, một cuộc gọi điện video dài 4 phút đã được truyền nhanh gấp 5 lần so với công nghệ hiện tại. Với tốc độ này, quá trình trò chuyện được thực hiện theo thời gian thực và không hề bị gián đoạn. Theo giáo sư Frank Fitzek, người dẫn đầu nghiên cứu thì thực nghiệm đã cho thấy giao thức mới có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn từ 5 đến 10 lần so với hiện tại. Đây là công nghệ hứa hẹn sẽ được áp dụng vào truyền thông vệ tinh, mạng di động và cả việc kết nối internet thông thường trên máy tính.
Mạng mã hóa hoạt động như thế nào?
Vậy mạng mã hóa họat động như thế nào? Như chúng ta đã biết, mỗi đoạn video trên Youtube, một đoạn tin nhắn hay một bài hát đều được mã hóa thành chuỗi các con số 0 và 1. Trong giao thức TCP/IP, các nút mạng chỉ có nhiệm vụ xử lý gói dữ liệu bằng cách lưu trữ và chuyển tiếp đến nút kế tiếp. Nhưng trong giao thức mới của giáo sư Fitzek và các đồng nghiệp, nội dung của gói tin được xem như một con số thực và các gói tin được xử lý theo khối. Mỗi nút sẽ tự xây dựng một tập hợp các phương trình tuyến tính, sử dụng cả những con số lấy từ nội dung của gói tin kết hợp với một tập hợp các hệ số được chọn ngẫu nhiên.
Mỗi phương trình tuyến tính tạo thành một "gói mã hóa" với các hệ số được biểu thị trong phần tên của gói mã hóa và mỗi ẩn số chính là nội dung thực của gói (một số thực cụ thể). Nói cách khác, mỗi gói tin mã hóa chứa một con số biểu thị cho phần thông tin tiêu chuẩn nhân cho nhiều hệ số khác nhau. Bạn có thể hiểu nôm na rằng giao thức trên là 1 phương trình toán học duy nhất ứng với mỗi gói tin, và người nhận cần phải có N gói (với các hệ số khác nhau) nhằm giải mã được dữ liệu.
Với kỹ thuật trên, giao thức mạng mã hóa đã giải quyết được vấn đề lớn nhất của TCP/IP chính là không cần phải nhận gói tin theo trình tự do trình tự gói tại nơi gởi và nơi nhận hoàn toàn không có liên quan. Bên nhận chỉ cần nhận đủ N gói tin mã hóa đồng nghĩa với nhận được tất cả các hệ số khác nhau và phương trình sẽ được giải để trả về dữ liệu ban đầu.
Tính linh hoạt của hệ thống thể hiện ở chỗ tất cả các gói tin đều được đồng hóa và hoán đổi cho nhau trong quá trình gởi.Do đó, việc mất 1 gói dữ liệu cũng sẽ không ảnh hưởng đến tốc độ truyền tải nghiêm trọng như đối với giao thức TCP/IP. Cũng bởi tính chất đồng nhất nói trên nên các gói dữ liệu có thể đi theo nhiều con đường khác nhau thay vì chỉ có một con đường như trước. Từ đó, tính bảo mật dữ liệu cũng được tăng lên rất nhiều lần.
Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tìm cách áp dụng giao thức mã hóa cho mạng viễn thông 5G. Tiếp theo sẽ là hoàn thiện nhằm phục vụ cho dự án Internet of Things đồng thời hướng tới ứng dụng rộng rãi cho nhiều đối tượng sử dụng khác. Nghiên cứu trên hứa hẹn sẽ tạo nên một cuộc cách mạng về phương pháp truyền tải dữ liệu góp phần thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin truyền thông trong tương lai.
Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014
Bằng phát minh mới về đồng hồ thông minh dạng Mô-đun iTime của Apple
Người ta vừa phát hiện ra một bằng phát minh mà Apple nộp từ 2011 nhưng mãi đến hôm nay mới được cấp phép về việc tạo ra một chiếc đồng hồ thông minh có thiết kế dạng mô-đun. Bằng phát minh này cho thấy rất có thể chiếc iWatch mới sẽ có vòng đeo tay có thể tháo rời (tên là iTime), chứa cảm biến gia tốc hay GPS, motor rung, bộ nhận tín hiệu Bluetooth giao tiếp với điện thoại, máy tính... Người dùng sẽ bỏ qua hoặc phản hồi các cảnh báo chỉ bằng cách lắc cổ tay, cánh tay một hoặc nhiều lần theo những hiệu lệnh được ghi trước đó. Lấy ví dụ nếu có cuộc gọi đến, bạn sẽ lắc 2 lần để từ chối hoặc một lần để trả lời...
Tuy thiết kế dạng mô-đun rất thú vị và hấp dẫn nhưng rất có thể nó vẫn chưa thành hiện thực trong thời gian sắp tới và cũng chẳng có gì đảm bảo Apple sẽ dùng nó trong một sản phẩm nào đó. Được biết bằng sáng chế này được lấy ý tưởng ban đầu từ việc biến iPod Nano thành đồng hồ thông minh. Có rất nhiều bằng sáng chế của họ được nộp trước kia nhưng chúng vẫn chưa xuất hiện trên thị trường. Chúng ta hãy cùng chờ xem liệu iWatch có xuất hiện ở sự kiện Apple tháng 9 năm nay hay không.Tham khảo: USPTO
Skully AR-1 - nón bảo hiểm fullface tích hợp màn hình HUD
Skully AR-1 là chiếc nón bảo hiểm đầu tiên có gắn một màn hình HUD và nó hứa hẹn sẽ thay đổi cách mà chúng ta lái xe. Skully AR-1 có tích hợp một chiếc camera quan sát phía sau rộng 180 độ, kết nối Bluetooth và kiểu dáng thiết kế phong cách tương lai.
Hình dáng của Skully AR-1 khá ấn tượng, nó trông như một chiếc nón bảo hộ của phi công lái máy bay chiến đấu.
An toàn vẫn chính là yếu tố ưu tiên hàng đầu cho Skylly, và tính năng quan trọng nhất của màn hình HUD là để hiển thị hình ảnh từ camera quan sát phía sau. Với những người lái mô tô thì ai cũng hiểu rằng sự hạn chế của kính chiếu hậu, đôi khi khuỷu tay chúng ta còn che mất phần hình ảnh phản xạ qua gương và khoảng cách trong gương cũng không giống như thực tế. Với Skully thì gương chiếu hậu sẽ không còn cần thiết nữa. Ngoài ra với việc loại bỏ cặp gương chiếu hậu thì xe sẽ gọn gàng hơn, dễ chuyển làn xe hơn.
Khi đội chiếc nón bảo hiểm có HUD này, bạn sẽ có thể thấy được những ai đứng trong khoảng cách gần 0,6m phía sau bạn và gần 1 mét ở hai bên. Điều này sẽ giúp tài xế không phải ngoái đầu để nhìn lại sau lưng.
Ở phần đáy phía sau của Skylly AR-1 có 3 lỗ thoát khí nhỏ, giúp không khí di chuyển trong nón bảo hiểm, làm mát cho đầu người đội.
Mặc dù được quảng các là dành cho đường phố thông thường, tuy nhiên ứng dụng của tính năng camera quan sát phía sau rất phong phú. Ví dụ trên đường đua, nó có thể cho tay đua biết được đối thủ nào đang bám sát phía sau và sẵn sàng qua mặt. Hoặc chẳng hạn như khi một ông bố đưa con đi chơi ở các đồi các hoặc đường mòn trong rừng; ông sẽ không phải ngoái đầu lại liên tục để chắc chắn rằng con mình vẫn đang đi theo. Khi mà tầm nhìn của chúng ta càng rộng thì việc lái xe sẽ trở nên an toàn hơn và thoải mái hơn.
Với kết nối Bluetooth, màn hình HUD trên Skully AR-1 có thể kết nối với điện thoại thông minh và hiển thị các thông tin cuộc gọi, dẫn đường và nhiều tính năng khác. Các tính năng này chưa hoạt động trên phiên bản mẫu thử nghiệm đầu tiên, tuy nhiên ý tưởng thì đã sẵn sàng.
Và nếu tích hợp bộ kết nối lên trên chiếc xe mô tô của bạn thì nó sẽ cho phép chiếc nón này đọc được rất nhiều dữ liệu từ xe như số vòng tua, mức nhiên liệu,… và thông tin sẽ hiện thị ngay trên màn hình HUD trước mắt của bạn. Tất cả việc điều khiển sẽ được thực hiện bằng giọng nói, để tài xế không bị phân tâm khi đang lái xe.
Màn hình HUD trên Skylly là loại trong mờ. Khi tắt đi, bạn có thể nhìn xuyên qua nó và như là nó không tồn tại ở đó. Khi hiển thị hình ảnh từ camera quan sát phía sau và các tính năng khác như dẫn đường, nó vẫn trong mờ, để đảm bảo tầm nhìn của tài xế không bị hạn chế. Trên tấm hình GIF ở đầu bài, bạn có thể thấy màn hình hiển thị giữa 2 lớp kính.
Một tính năng khá hay nữa trên Skully AR-1 là lớp kính chắn gió electrochromic (điện sắc). Với một nút bấm ở phía bên trái mũ, tài xế có thể chuyển lớp kính chắn gió từ trong suốt thành đen mờ. Tính năng này phù hợp với việc sử dụng nón trong các điều kiện ánh sáng khác nhau, ngoài ra nó giúp tăng khả năng quan sát màn hình HUD.
Đây mới là phiên bản mẫu đầu tiên và Skylly lên kế hoạch phát triển thêm 2 phiên bản mẫu tiếp theo nữa trước khi cho sản xuất thương mại, dự kiến là vào khoảng đầu năm sau.
Theo chia sẻ của người đã xài thử Skully AR-1 thì ban đầu sẽ khó nhìn thấy màn hình HUD nếu sự tương phản ánh sáng quá lớn. Tuy nhiên, nếu bạn thực hành nhiều thì mọi thứ sẽ ổn hơn. Ban đầu thì bạn sẽ rất dễ bị thu hút sự tập trung vào màn hình HUD, vì thế bạn cần làm quen thật nhiều trước khi vừa lái xe vừa bật màn hình HUD. Và hy vọng là phiên bản kế tiếp sẽ thuận tiện hơn cho việc sử dụng.
Denon giới thiệu 2 đầu nhận AV hỗ trợ Dolby Atmos, giá 1399 và 1999$
Nếu từng đi coi phịm ở các rạp hỗ trợ Dolby Atmos thì hẳn bạn sẽ thấy rất ấn tượng với những âm thanh mà công nghệ này mang lại, nó tạo hiệu ứng 3D rất sâu trong não người dùng. Không chỉ rạp phim mà giờ chúng ta đã có thể mang những hiệu ứng này về nhà với bộ đôi 2 thiết bị mới của Denon. Có giá rẻ hơn (1399$), X4100W cho phép dùng với các bộ loa 7.1.2 (7 loa trép, 1 loa siêu trầm như thiết lập 7.1 và 2 loa trên đỉnh đầu). Nếu bạn có nhu cầu cao cấp hơn thì X5200W có giá 1999$ sẽ hỗ trợ thêm 2 loa nữa nhằm tạo các hiệu ứng bùng nổ, sống động hơn khi xem phim. Tất nhiên, với giá này thì W4100W và W5200W đều có DLNA, Bluetooth, AirPlay hay xử lý video 4K. Hiện tại các thiết bị gia dụng hỗ trợ Dolby Atmos còn khá hiếm, chủ yếu đến từ Onkyo còn sản phẩm của Denon phải chờ đến tháng 10 mới được bán ra.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về Dolby Atmos.Tham khảo: Denon
Pebble: thời lượng pin là vấn đề lớn nhất hiện nay đối với thiết bị đeo được
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Myriam Joire, một trong những người đứng đầu công ty smartwatch Pebble, đã nhận xét rằng thời lượng pin chính là vấn đề lớn nhất đối với các thiết bị đeo được trong thời điểm hiện tại. "Hầu hết đồng hồ thông minh sử dụng pin 130mAh, vốn có thể bị hút cạn bởi một bóng đèn tròn trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng", Joire nói. Viên pin này có kích thước nhỏ nên phù hợp cho vào đồng hồ, nhưng thời lượng pin như thế là chưa đủ. Còn nếu muốn dùng viên pin lớn hơn, các công ty sẽ phải tăng kích thước sản phẩm, nhưng đó không phải là thứ mà người dùng muốn đeo lên cổ tay mình.
Joire chia sẻ: "đó là một bài toán về việc chọn lựa màn hình cho thiết bị wearable: bạn có Pebble với màn hình trắng đen, dễ xem ngoài nắng, màn hình tiết kiệm năng lượng, và rồi bạn cũng có smartwatch với màn hình độ phân giải cao hay AMOLED đẹp mắt nhưng khó đọc ngoài trời và hút điện nhiều hơn. Sẽ không có viên thuốc thần kì nào - bạn phải chọn một". Ông nghĩ rằng các thiết bị đeo được sẽ phải tiếp tục chịu đựng tình trạng này trong vòng 2 năm tới cho đến khi pin dẻo ra mắt. Việc sử dụng thế hệ pin mới này sẽ mang lại dung lượng cao hơn, đồng thời pin cũng có thể được sắp đặt linh hoạt bên trong một thân hình nhỏ gọn.
Joire gọi màn hình của Pebble là một "sự thỏa hiệp" trong lúc chờ cả ngành công nghiệp, nhất là mảng pin, bắt kịp sự phát triển của thiết bị đeo được. "Chúng tôi cũng rất muốn có một màn hình màu với độ phân giải cao, nhưng nếu ra ngoài đường, bạn sẽ không thể xem chúng. Bạn thường chẳng dùng smartwatch của mình nhiều khi ở trong nhà bởi bạn đã có chiếc điện thoại kế bên rồi". Tuy nhiên, "không gì có thể ngăn chúng tôi làm hai chiếc đồng hồ khác nhau - và có lẽ chúng tôi đang làm thế", gợi ý về việc Pebble một ngày nào đó có thể được trang bị màn hình màu. "Nhưng màn hình trắng đen là thứ mà chúng tôi phải chọn ở thời điểm này".Nguồn: Mashable
Apple mời đăng ký dùng thử OS X Yosemite
Từ trước đến nay những phải beta preview của Mac OS X đều chỉ dành cho lập trình viên, những người đã trả tiền tham gia vào khu vực developer của Apple. Tuy nhiên lần này đối với OS X 10.10 Yosemite thì hơi khác, khi mà mới đây Apple đã chính thức mở rộng chương trình beta và cho phép ai cũng có thể đăng kí sử dụng miễn phí. Ngay từ bây giờ bạn đã có thể đăng kí bằng cách truy cập vào website apple.com và sử dụng ngay tài khoản Apple ID (tài khoản icloud hay còn gọi là tài khoản iTunes) để đăng nhập, phiên bản beta sẽ sớm được cung cấp cho bạn. Khi beta đã sẵn sàng thì Apple sẽ gửi bạn một redemption code và bạn cần nhập redemption code này vào Mac App Store để tải phiên bản 10.10 Yosemite về để cài đặt.
Tìm hiểu thêm về OS X 10.10 Yosemite tại đây. Tinh tế sẽ có bài hướng dẫn sau khi nhận được redemption code này.
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)