Sửa chữa các thiết bị điện tử chưa bao giờ là một công việc dễ dàng, đặc biệt là với các thiết bị tinh vi như điện thoại và máy tính bảng. Vì vậy, Microsoft mới đây đã công bố hợp tác với dịch vụ sửa chửa iFixit nhằm đào tạo cho các nhân viên tại các cửa hàng sửa khắc phục sự cố và đưa thiết bị trở lại hoạt động bình thường cho khách hàng.
Hoạt động đào tạo sẽ được cung cấp trực tuyến và miễn phí. Mục tiêu đằng sau sự hợp tác giữa 2 công ty theo Microsoft là nhằm tăng cường việc tái sử dụng các thiết bị điện tử như smartphone và tablet, tiết kiệm chi phí tái chế và xử lý rác điện tử.
Theo Josh Herentig - giám đốc bộ phận bền vững môi trường của Microsoft: "Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy 62% người dùng cho biết họ có ít nhất 1 chiếc điện thoại không dùng đến. Với các thiết bị điện tử có giá trị và thường chứa các vật liệu hiếm như đồng, vàng, chì, kẽm, beryllium, tantalum và coltan, chúng được xem là một nguồn tài nguyên lớn có thể được khai thác bằng cách tái chế để góp phần sản xuất các thế hệ thiết bị tiếp theo."
Những gì được Microsoft và iFixit lên kế hoạch là một hệ thống cơ sở dữ liệu tốt hơn. Gã khổng lồ phần mềm cho rằng một nguồn tài nguyên thông tin thực sự để trợ giúp con người là một yếu tố hiêm trong môi trường điện tử ngày nay. Hy vọng rằng sẽ có nhiều thiết bị hơn được cải thiện về độ bền, tăng tuổi thọ sử dụng thay vì phải sớm bị tiêu hủy dưới mặt đất.
"Bằng việc tài trợ các công cụ kinh doanh sửa chửa, chúng tôi hy vọng mọi người sẽ xem đây là một cơ hội kinh doanh để mang lại môi trường xanh cho chính bản thân họ, cho mọi người xung quanh và cho hành tinh này," Microsoft kết luận. Bạn có thể tìm hiểu thêm về chương trình đào tạo sửa chữa thiết bị điện tử hợp tác giữa Microsoft và iFixit tại Pro Tech Network.Nguồn: Microsoft
Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014
Microsoft hợp tác cùng iFixit mở chương trình đào tạo sửa chữa thiết bị điện tử miễn phí
Hennessey Venom F5 - Siêu xe mang tham vọng đứng đầu thế giới về tốc độ
Hồi đầu năm nay, chiếc Hennessey Venom GT đã thiết lập kỷ lục tốc độ thế giới khi chạm mốc 435,3 km/h. Tuy nhiên, vì một số lý do nên kỷ lục của Hennessey Venom GT đã không được ghi vào sách kỷ lục Guinness. Bởi vậy, nhà sáng lập John Hennessey đã phát triển một chiếc xe nhanh hơn, mạnh hơn để có thể tiếp tục giữ danh hiệu "chiếc xe hơi thương mại nhanh nhất thế giới" ở lại với công ty do chính ông sáng lập. Chiếc xe này có tên Hennessey Venom F5.
Được phát triển với mục đích kế thừa đàn anh Venom GT, nhà sản xuất vẫn sử dụng cái tên Venom nhưng hậu tố phía sau được thay bằng F5. Hennessey cho biết, chữ F5 là cấp đo lớn nhất của một cơn lốc xoáy trong quy mô Fujita. Ở cấp độ F5, sức gió mà một cơn lốc xoáy tạo ra lên đến 420 - 512 km/h, qua đó có thể hiểu rằng nhà sản xuất muốn tốc độ tối đa của Venom F5 nằm trong phạm vi từ 420 km/h đến 512 km/h.
Trở lại với Venom F5, siêu xe này có thiết kế bắt mắt hơn hẳn đàn anh Venom GT. Nó sử dụng nhiều đường nét uốn lượn và hốc gió trên thân xe để tăng tính khí động học, yếu tố cực kỳ quan trọng đối với một chiếc siêu xe. Bên cạnh đó, cấu trúc mui cũng được các kỹ sư thiết kế thon gọn nhằm giảm sức cản cho Venom F5. Thân xe được làm từ các tấm sợi carbon nhằm giảm trọng lượng tối đa. Hennessey cho biết, hệ số cản của xe chỉ vào khoảng dưới 0,4 (Venom GT là 0,44).
Nếu như người tiền nhiệm Venom GT có tỉ lệ công suất trọng lượng ở mức 1:1 nhờ động cơ mạnh 1.200 mã lực và trọng lượng chỉ 1.200 kg thì con số này trên Venom F5 còn tốt hơn. Cụ thể, nhà sản xuất ước tính Venom F5 sẽ sử dụng một động cơ mạnh 1.400 mã lực trong khi trọng lượng xe chỉ là 1.300 kg.
Động cơ trên Venom F5 vẫn là loại V8 nhưng sử dụng bộ tăng áp kép tăng cường, hệ thống cung cấp nhiên liệu và hệ thống làm mát được nâng cấp để tạo ra nhiều "mã lực" hơn. Động cơ này được đặt dọc ở phía sau và truyền sức mạnh đến bánh sau thông qua hộp số ly hợp đơn mới có thời gian sang số cực nhanh. Hennessey cũng đang có dự định cung cấp một tùy chọn hộp số tay truyền thống. Hệ thống kiểm soát lực kéo, độ ổn định dựa trên GPS sẽ được trang bị để giúp người lái kiểm soát Venom F5 một cách tốt nhất.
Về hiệu suất vận hành, Hennessey ước tính Venom F5 có thể đạt tốc độ tối đa lên đến 467 km/h, tương đương với 290 dặm/h. Thời gian tăng tốc từ 0-100 km/h chưa được công bố, nhưng thời gian tăng tốc từ 0-300 km/h được cho là nhanh hơn mức 13,63 giây của Venom GT.
John Hennessey cho biết ông đang xem xét để đưa Venom F5 vào thử nghiệm tại cánh đồng muối Bonneville trước khi chính thức thiết lập kỷ lục Guinness về tốc độ. Kế hoạch của Hennessey là sản xuất ít nhất 30 chiếc Venom F5 để phù hợp với quy định mà Guinness đề ra đối với bất kỳ chiếc xe nào muốn lập kỷ lục "chiếc xe hơi thương mại nhanh nhất thế giới". Giá bán sẽ cao hơn mức 1,2 triệu USD mà nhà sản xuất đang áp dụng cho Venom GT. Thời điểm ra mắt được ấn định vào năm 2015 và phải đến cuối 2016 thì xe mới đến tay khách hàng.
Mời quan sát Siêu Mặt Trăng cực đại vào rạng sáng ngày mai, 1h10 ngày 11/8
Vào lúc 1 giờ 10 phút rạng sáng ngày mai, tức là ngày 11 tháng 8 tính theo giờ Hà Nội, chúng ta sẽ có dịp chiêm ngưỡng Siêu Mặt Trăng, một trong những hiện tượng thiên văn đáng chú ý nhất trong năm nay. Đây là lúc Mặt Trăng nằm ở điểm cực trên quỹ đạo gần Trái Đất nhất. Theo ước tính của các nhà thiên văn học thì khi khi đạt đỉnh điểm, Mặt Trăng sẽ gần Trái Đất hơn 14% và sẽ sáng hơn 30% so với những lần trăng tròn bình thường khác trong năm nay.
Trên thực tế, hiện tượng Siêu Mặt Trăng xảy ra khi Mặt Trăng hoàn tất quỹ đạo bất đối xứng kéo dài 1 tháng và nằm ở vị trí gần Trái Đất nhất (khoảng 50.000 km và còn gọi là perigee hay cận điểm). Điều đó có nghĩa là ngày trăng tròn nào trong năm cũng là siêu Mặt Trăng. Tuy nhiên, vào ngày 11/8 tới là lần Siêu Trăng nằm ở vị trí gần Trái Đất nhất so với các tháng còn lại trong năm. Đồng thời, thời điểm trăng tròn cũng xảy ra cùng với lúc Mặt Trăng tiến vào cận điểm.
Mercedes-Benz ra mắt xe bọc thép S 600 Guard
Dòng sedan đầu bảng S-Class của Mercedes-Benz vừa chính thức được bổ sung thêm một phiên bản bọc thép có tên S 600 Guard. Được nhà sản xuất giới thiệu là chiếc xe đầu tiên trên thế giới có khả năng chống đạn ở mức cao nhất (VR9), S 600 Guard có các thành phần bảo vệ bằng thép đặc biệt được tích hợp vào các khoang nằm giữa cấu trúc khung xe và thân xe. Ngoài ra, các thành phần PE và sợi Aramid đặc biệt cũng được sử dụng để nâng cao khả năng bảo vệ.
Đối với các ô kính cửa sổ, Mercedes-Benz đã phủ một lớp polycarbonate ở mặt trong nhằm nâng cao độ an toàn khi kính bị vỡ trong khi gầm xe cũng được bọc thép để tránh tác động của các thiết bị nổ từ phía dưới. Về nội thất, S 600 Guard cũng có cấu trúc tương tự như S 600 tiêu chuẩn với hai kiểu bố trí chỗ ngồi, 4 chỗ hoặc 5 chỗ. Dung tích khoang hành lý ở mức 350 lít.
Để phù hợp với sức nặng của thân xe bọc thép, Mercedes-Benz đã phải trang bị cho S 600 Guard hệ thống treo khí nén Airmatic tiêu chuẩn với các thành phần được gia cố lại, bộ phanh lớn hơn và các tính năng kiểm soát như ESP hay ASR. Ngoài ra, xe còn có thêm những tính năng an toàn khác như lốp run-flat Michelin PAX với hệ thống giám sát áp suất lốp, cho phép xe có thể chạy thêm 30 km ngay cả khi lốp xe bị phá hủy, sưởi kính chắn gió và kính bên, hệ thống bình chữa cháy tự động kích hoạt, hệ thống làm sạch không khí trong khoang cabin và cửa kính bên thủy lực.
Mặc dù có trọng lượng nặng hơn nhiều so với S 600 tiêu chuẩn, thế nhưng S 600 Guard vẫn sử dụng động cơ tương tự. Đó là loại V12 6 lít tăng áp kép có công suất cực đại 523 mã lực và đi kèm hộp số tự động 7G-Tronic. Tốc độ tối đa của xe được giới hạn điện tử ở mức 210 km/h vì lý do trọng lượng. Hiện Mercedes-Benz chưa tiết lộ giá bán cho mẫu xe này.Nguồn: Carscoops
TransApp - Dự án phát triển các ứng dụng tối mật trên di động dành cho quân đội
Cơ quan các dự án phòng thủ tiên tiến (DARPA) vốn đã nổi tiếng với nhiều công nghệ kỹ thuật cao như robot hình người, đạn tự dẫn đường cùng nhiều loại siêu vũ khí khác. Ngoài ra, cơ quan này cũng đã thực hiện chương trình mang tên TransApps nhằm phát triển thiết bị và hệ sinh thái ứng dụng phục vụ cho các nhu cầu đặc biệt trong quân đội. Nói cách khác, đây là một phương thức kết nối và chợ ứng dụng đặc biệt với các dịch vụ được thiết kế siêu bảo mật và thậm chí có thể hoạt động mà không cần thông qua kết nối mạng hoặc trong những điều kiện khắc nghiệt nhất.
Những chiếc smartphone của DARPA
Hiện nay, công tác thông tin liên lạc chủ yếu khi tác chiến thường là các thiết bị sử dụng sóng radio. Đồng thời, binh lính cũng đã quen với các công cụ hỗ trợ truyền thống như bộ đàm sóng radio, bản đồ giấy hoặc la bàn để xác định phương hướng,... Do đó, từ nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu tại DARPA luôn muốn phát triển hệ thống smartphone và các dịch vụ đi kèm nhằm mang lại nhiều tiện ích cho việc tác chiến trên chiến trường.Về cơ bản, phần cứng của những chiếc smartphone quân sự tương tự với các thế hệ điện thoại đang được sử dụng ngoài thị trường. Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất chính là phương thức kết nối và những ứng dụng được thiết kế để chạy trên hệ điều hành Android đã được tùy chỉnh lại. Mục tiêu của dự án chính là xây dựng một mạng di động an toàn cho phép binh lính có thể truy cập bất cứ lúc nào từ khắp mọi nơi trên chiến trường. Điều này sẽ khắc phục được việc lệ thuộc vào mạng di động dân sự vốn không an toàn và loại bỏ được ảnh hưởng các yếu tố của nơi thực hiện tác chiến.
Theo nhóm phát triển dự án, TransApps sẽ phát triển hệ thống cho phép binh lính chỉ cần cắm smartphone vào là đã có được những kết nối cơ bản nhất. Sau đó, các ứng dụng tương ứng sẽ được thiết kế để duy trì hoạt động dù sau đó, thiết bị không còn được kết nối mạng nữa.
Giao diện ứng dụng bản đồ do chương trình TransApp phát triển đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh tại sự kiện marathon ở Boston
Điển hình như ứng dụng bản đồ trên smartphone dành cho quân đội phải luôn hoạt động ở bất cứ điều kiện nào. Để có thể thay thế và ưu việt hơn bản đồ giấy truyền thống, bản đồ số trên smartphone phải đảm bảo việc cung cấp địa điểm theo thời gian thực, các hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ và nhiều thông tin phức tạp khác. Nếu thực hiện được điều này, những chiếc bộ đàm radio, bảng đồ giấy,... sẽ được thay thế bằng 1 chiếc smartphone duy nhất. Đây thật sự là một cải tiến chẳng những giúp giảm số lượng trang bị nặng nề cho binh lính mà còn giúp việc tác chiến trên chiến trường trở nên linh động và chính xác hơn.
Theo Doran Michels, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu tại DARPA, thì chương trình TransApp đã được khởi động hồi năm 2010 với tổng kinh phí là 79 triệu đô la và sẽ được thực hiện trong vòng 4 năm. Vào năm 2011, 3000 hệ thống TransApp đầu tiên đã được triển khai tại chiến trường Afghanistan và nhận được những phản hồi khá tích cực. Theo đó, hệ thống TransApp thể hiện khả năng phối hợp tốt với nhiều thiết bị quân sự khác nhau đòi hỏi kết nối mạng. Đồng thời, quân đội có thể vận dụng linh hoạt TransApp để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.
Hình ảnh một thiết bị di động đi kèm với chiếc bút stylus do chương trình TransApp phát triển
Trong những năm sau đó, TransApp bắt đầu được áp dụng trong công tác huấn luyện binh lính phục vụ cho công tác bảo đảm an ninh cho Tổng Thống Mỹ hoặc các sự kiện lớn bao gồm cả cuộc thi Marathon tại Boston.Theo đó, các nhân viên an ninh từ FBI cho đến lực lượng địa phương đều được hỗ trợ bởi hệ thống TransApp nhằm phối hợp hoạt động một cách hoàn hảo nhất. Trong hình ảnh ứng dụng bản đồ tại cuộc đua marathon Boston, lực lượng an ninh có thể theo dõi được toàn cảnh hoạt động của từng đơn vị, chốt kiểm soát và cung cấp các thông tin được cung cấp với độ chi tiết cao.
Theo thông tin từ DARPA, phần lớn thiết bị phần cứng đều mua lại từ các hãng công nghệ khác, sau đó sẽ được tùy chỉnh lại để biến thành phiên bản thiết bị TransApp chuyên dụng. Doran cho biết việc sử dụng các thiết bị đã có sẵn trên thị trường giúp binh lính dễ làm quen với thiết bị hơn, thay vì phải mất thời gian học cách sử dụng công cụ hoàn toàn mới. Đồng thời, các thiết bị đã được hãng phát triển hoàn thiện và đã hoạt động ổn định trong thời gian dài.
Thiết bị đeo ngang bụng được phát triển từ Samsung Note 1
Điển hình như nhóm TransApp đã dùng một chiếc Samsung Galaxy Note 1 gắn thêm bộ vỏ cho phép đeo trước bụng người lính và bổ sung thêm chiếc bút stylus kích thước lớn. Theo thông tin từ nhóm nghiên cứu, thiết bị sẽ được kết nối với nguồn cấp điện đeo sau lưng người lính và có thể hoạt động liên tục trong thời gian lên tới 1 tuần. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào đặc trưng của nhiệm vụ và các thiết bị sẽ được phát triển dưới các hình thái khác nhau.
Các ứng dụng
Giao diện ứng dụng bản đồ thuộc dự án TransApp
Bên cạnh việc xây dựng hệ điều hành Android mang mang bản sắc riêng của DARPA và thiết kế lại ngoại hình của các thiết bị di động thì việc xây dựng một hệ sinh thái ứng dụng đi kèm nhằm phục vụ công tác trên chiến trường cũng là thử thách đầy cam go đối với các nhà nghiên cứu. Vấn đề lớn nhất chính là các lập trình viên phải đặt mình vào vai trò của người lính nhằm hiểu được họ cần gì và ở trong hoàn cảnh nào khi thực hiện nhiệm vụ.
Để phần nào hiểu được tâm lý và hoàn cảnh của binh lính trên chiến trường, các lập trình viên phải thường xuyên tổ chức các "trò chơi" mà Doran gọi là "mang phong cách Hunger Games" nhằm mô phỏng lại áp lực khi chiến đấu. Bên cạnh đó, việc theo đuổi nâng cấp các phiên bản của ứng dụng cũng phải luôn được thực hiện liên tục nhằm phục vụ cho công tác chiến đấu luôn thay đổi và phát triển.
Hình ảnh một số biểu tượng của ứng dụng trên thiết dị di động TransApp
Về hình thức bên ngoài, giao diện của hệ điều hành Android trên thiết bị TransApp không khác biệt nhiều so với phiên bản dân sự. Vẫn là các icon ứng dụng và các menu tùy chỉnh chức năng của thiết bị. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong máy là các ứng dụng mà có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ có thể được sử dụng được. Ứng dụng đầu tiên phải kể đến là bản đồ, có hình thái tương tự như Google Maps hoặc các bản đồ khác nhưng hiển thị thêm nhiều thông tin bổ sung như bản kế hoạch nhiệm vụ và mô phỏng các mục tiêu cần đạt được theo thời gian thực.
Một ứng dụng khác mang tên TransHeat có nhiệm vụ ghi lại đoạn đường mà binh lính đã đi qua cho phép ở những nhiệm vụ sau, người khác có thể đánh giá được mức độ nguy hiểm hoặc an toàn để chọn hành trình thích hợp. Cùng với TransHeat còn có ứng dụng PLI, một hệ thống GPS của quân đội, cho phép có thể nhận diện được vị trí của quân đồng minh đang kiểm soát hoặc hành quân.
Giao diện ứng dụng phục vụ quân y SmartTRIAGE thuộc chương trình TransApp
Không dừng lại ở đó, danh sách ứng dụng còn được nối dài bởi ứng dụng mang tên WAM hỗ trợ binh lính tính toán được quỹ đạo bay của viên đạn dựa trên các yếu tố môi trường cũng như thông tin chi tiết về từng lại vũ khí, đạn dược. Ngoài ra còn có các ứng dụng như TripTicket hỗ trợ theo dõi số lượng thiết bị cá nhân hoặc GammaPix giúp do lường mức độ phóng xạ của môi trường. Đồng thời, một ứng dụng mang tên SmartTRIAGE có nhiệm vụ hỗ trợ nhóm quân y có thể nhanh chóng xác định và phân loại thương tích hoặc nhiều vấn đề y tế trên chiến trường.
Đặc biệt nhất là ứng dụng WhoDat mà nhóm nghiên cứu ví như "Facebook của quân đội. Ứng dụng trên cho phép binh lunh có thể nghiên cứu được thông tin về đồng đội lẫn đồng minh với đầy đủ hình ảnh và các hồ sơ khác. Theo thông tin từ nhóm phát triển, ứng dụng cho phép binh lính có thể duyệt hình ảnh, viết ghi chú, chia sẻ nội dung cho đồng đội và thậm chí là chia thành các nhóm như người tốt, kẻ xấu, bạn bè, mục tiêu cần hòa giải hoặc quân đồng minh.
Mặc dù đã bộ lộ rõ những tiến bộ và hiệu qua khi tác chiến, việc chuyển từ phương pháp truyền thống sang thiết bị di động cũng gặp phải những thách thức khi muốn có được sự chấp nhận của cộng đồng quân sự. Theo Doran thì: "Smartphone cho quân đội là một vấn đề không đơn giản. Chúng tôi vẫn chưa biết được việc truy cập và chia sẻ thông tin có ảnh hưởng thế nào đến công tác của chúng tôi. Đây có thể được ví như sự tiến hóa lên bậc cao hơn của con người."Tham khảo Gizmodo
Android: Tự động đổi hình nền, hình nền đẹp...
Tự động đổi hình nền sẽ là ứng dụng mà mình cài mỗi khi sử dụng một chiếc điện thoại Android. Nó giúp cho màn hình Android của mình nhìn vui vả hơn, sống động hơn, bớt chán hơn. Và nhất là những hình ảnh độ phân giải cao và chất lượng cao trên các máy độ phân giải cao nữa thì các bạn có trả nghiệm càng tuyệt vời hơn.
Mình dùng Auto Wallpaper Changer trên LG G3 độ phân giải 2K với các hình nền độ phân giải 2K từ Vladstudio.com. Cảm giác thật là tuyệt vời. Phần mềm này cho mình chỉnh đổi hình nền mỗ phút và đó là phần mềm miễn phí. Mình chỉ tốn tiền mua hình nền đẹp từ VladStudio thôi. Nếu anh em có hình nền đẹp rồi thì anh em chỉ cần tải ứng dụng này về cài là xong.
Mình kèm ít hình độ phân giải thấp từ VladStudio ở đây. Anh em có thể lên tải hình độ phân giải cao nhất là FullHD.
Một số anh em có ý kiến là nó sẽ làm hao pin, hao ram... thế pin và ram để làm gì? Chúng ta phải bắt nó phục vụ chúng ta chứ. Chúc anh em vui vẻ. Trong video trên mình cho tốc độ nhanh hơn 10 lần để thấy sự thay đổi của hình nền.
Ứng dụng: Auto Wallpaper Changer. Free, Anh em có thể tìm theo từ khoá trên cũng ra rất nhiều phần mềm tương tự.
Hình nền: VladStudio 2560x1600 hoặc anh em có thể xin và trên này sẽ có nhiều người chia sẻ
Điện thoại: LG G3 với màn hình độ phân giải 2k, 1440p hay 2560x1440 không free, không xin được.
IBM đạt được bước tiến mới trong việc phát triển vi xử lý mô phỏng hoạt động của não người
Mới đây, các nhà nghiên cứu tại IBM đã cho ra đời phiên bản mới nhất của chip máy tính SyNAPSE (còn có tên là TrueNorth) được thiết kế dựa trên mô phỏng hoạt động của não người. Đây là con chip đơn nhân kích thước cỡ 1 con tem có khả năng mô phỏng hoạt động của hàng triệu tế bào thân kinh trong não bộ và thực hiện nhiều nhiệm vụ phức tạp nhưng vẫn sử dụng rất ít năng lượng.
Được IBM giới thiệu lần đầu tiên cách đây 3 năm, chip SyNAPSE đã gây được sự quan tâm lớn từ cả giới khoa học lẫn cộng đồng công nghệ thế giới. Kể từ đó, các nhà nghiên cứu liên tục cải tiến phiên bản đầu tiên nhằm nâng cao sức mạnh và khả năng xử lý thông tin nhưng mức tiết kiệm năng lượng ngày càng được cải thiện. Phiên bản mới nhất mà IBM vừa công bố được trang bị 5,4 triệu transistor cho phép mô phỏng họa động của 1 triệu tế bào thần kinh và hơn 265 triệu synapse. Đồng thời, nhiều con chip cũng có thể được kết nối với nhau nhằm bắt chước trình tự xử lý thông tin như não người .
Trong một báo cáo vừa được đăng tải trên tạp chí Science vào hôm 7 tháng 8, nhóm nghiên cứu đã sử dụng thế hệ chip mới nhất nhằm phân biệt con người với các đối tượng khác trong một hình ảnh và đã nhận được những kết quả hết sức khả quan. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn đối với những chiếc máy tính thông thường. Dharmendra Modha, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu tại IBM cho biết: "Chúng tôi không tạo nên bộ não. Những gì chúng tôi làm là nhiên cứu cách hoạt động của não về mặt giải phẫu học và sinh lý học."
Modha cũng đưa ra một ví dụ nhằm giúp chúng ta có thể hiểu được chip SyNAPSE khác với những thế hệ chip máy tính bình thường như thế nào. Theo đó, nói một cách nôm na thì chip máy tính cổ điển được ví như não trái với khả năng họa động nhanh, mang tính tình tự và thiên về khả năng tính toán các con số. Ngược lại, chip mô phỏng não người của IBM được ví như não phải, thiên về khả năng trừu tượng nhiều hơn.
Chip SyNAPSE - Não phải của con ngườiĐối với máy tính cổ điển, từ thế hệ đầu tiên đến những chiếc máy mạnh mẽ và smartphone hiện nay đều sử dụng mô hình do nhà toán học và phát minh John von Neumann đề xuất từ năm 1945. Kiến trúc của Neumann bao gồm một đơn vị xử lý, một đơn vị kiểm soát, bộ nhớ, ổ lưu trữ ngoài và cơ chế nhập/xuất dữ liệu. Với cấu trúc này, hệ thống không thể nhận lệnh và thực hiện thao tác trên dữ liệu trong cùng một lúc.
Ngược lại, kiến trúc chip mới của IBM lại mô phỏng hoạt động của một bộ não sống. Con chip này bao gồm các phần lõi, mỗi lõi có chứa 256 dòng nhập liệu và 256 dòng xuất dữ liệu. Thiết kế này tương ứng với các sợi trục thần kinh và tế bào thần kinh trên bộ não con người. Và cũng tương tự như bộ não sống, các tế bào thần kinh nhân tạo này chỉ gởi các tín hiệu khi điện tích đạt đến một ngưỡng nhất định.Các nhà nghiên cứu đã kết nối hơn 4000 phần lõi nói trên lại với nhau tạo thành 1 con chip duy nhất. Tiếp theo, con chip được dùng để nhận diện hình ảnh. Nhiệm vụ của nó là phải phát hiện và phân loại được con người, người đi xe đạp, người đang lái xe hơi hoặc các phương tiện khác trong bức ảnh. Kết quả cho thấy con chip đã có thể nhận diện được đối tượng một cách chính xác. Không chỉ chứng minh được sức mạnh vượt trội hơn so với các con chip máy tính thông thường mà SyNAPSE còn có mức tiêu thụ điện năng và lượng nhiệt tỏa ra khá ít.
Theo Modha, các thế hệ máy tính hiện nay, từ laptop, smartphone và thậm chỉ cả xe hơi, đều không có thị giác và cảm giác. Tuy nhiên, nếu các thiết bị này có thể thêm chức năng tương tự như não người, chúng sẽ hiểu được môi trường xung quanh tốt hơn. Từ đó, có thể tạo ra được những robot kích thước nhỏ có thể tự dò tìm nạn nhân sau thiên tai, cảm biến có thể xác định virus dựa trên mùi của người bệnh, camera có thể hiểu được người dùng đang nhìn gì và thậm chí là những robot có thể làm bạn với con người.
Xây dựng một bộ não
Robot quả cầu sử dụng chip SyNAPSE hỗ trợ tìm kiếm người bị nạn sau thiên tai
Trên thực tế, không phải chỉ có các nhà nghiên cứu tại IBM là những người duy nhất phát triển hệ thống mô phỏng não người. Hiện nay, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford cũng đã phát triển một hệ thống mang tên "Neurogrid" cho phép mô phỏng lại hàng triệu tế bào thần kinh với hàng tỷ các xynapse.
Tuy nhiên, hệ thống Neurogrid đòi hỏi phải có 16 con chip liên kết lại với nhau, trong khi đó thì hệ thống mới của IBM đã tích hợp việc tính toán và lưu trữ trên cùng một con chip giúp giảm thiểu thời gian cần thiết để truyền dữ liệu từ đó đẩy nhanh quá trình xử lý thông tin của toàn hệ thống. Chính các kỹ sư tại Đại học Standford cũng nhận định rằng chip của IBM là một thành công khá ấn tượng.
Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục tích hợp số lượng transitor nhiều hơn vào mỗi con chip đồng thời tìm cách giảm thiểu lượng điện năng tiêu thụ. Điều này đồng nghĩa với việc các thế hệ smartphone trong tương lai sẽ tính toán trực tiếp ngay trên thiết bị thay vì phải dựa trên sức mạnh của nền tảng điện toán đám mây.Ảnh minh họa: SyNAPSE kết hợp với phân tích hình ảnh từ camera giúp thiết bị có thể hiểu được môi trường xung quanh
Hiện tại, Apple cũng đang áp dụng nền tảng đám mây để cung cấp dịch vụ trợ lý cá nhân SIri cho người dùng, Tuy nhiên, nếu iPhone sử dụng chip SyNAPSE thì Siri có thể tự tính toán bằng tài nguyên ngay trên thiết bị mà không cần phải phải nhờ tới sự trợ giúp của mang lưới máy tính.
Dù đã đạt được những thành công đáng khích lệ sau gần 4 năm phát triển kể từ năm 2010, tuy nhiên dự án phát triển hệ thống SyNAPSE của IBM vẫn còn kém xa so với khả năng của não bộ con người. Đó là hệ thống gồm 86 nghìn tỷ tế bào thần kinh và 100 nghìn tỷ synapse. Dù vậy, thành công trên đã mở ra triển vọng mới về những cỗ máy thông minh trong tương lai có thể hiểu và làm bạn được với cả con người!
Lumia 730 sẽ có giá dưới 5 triệu ở Việt Nam, camera sau 6.7MP và trước 5MP?
Một số thông tin cho biết Lumia 730 sẽ có giá bán lẻ dưới 5 triệu ở Việt Nam khi nó được ra mắt vào cuối tháng 8 này. Thông tin đó cũng trùng khớp với mức giá dự kiện của sản phẩm ở Ấn Độ mà NokiaPowerUser dự đoán. Những thông tin mới về Lumia 730 cũng đồng thời xác nhận máy sẽ có camera trước 5MP dùng để tự sướng còn camera sau vẫn duy trì 6.7MP cùng ống kính Carl Zeiss như 720 trước kia. Người ta cũng biết rằng Lumia 730 có chip xử lý SnapDragon 400, 1GB RAM, màn hình 4.7" 720p, rất hấp dẫn ở tầm giá của nó.Tham khảo: NokiaPowerUser
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)