Phân khúc xe hatchback cao cấp chỉ thật sự nóng lên vào giữa năm ngoái, khi Mercedes Benz khuấy động thị trường Việt Nam với việc lần đầu ra mắt chiếc A-class thế hệ thứ 3. Ngay sau đó, BMW cũng kịp thời ra mắt chiếc BMW 116i để cạnh tranh với đối thủ A200 thấp nhất trong dòng A-class của Mercedes. Tuy nhiên, chủ đề này sẽ không dành để nói đến một mẫu hatchback gia đình bình thường, mà tất cả sẽ tập trung cho nhân vật chính, chiếc A250 AMG. Một chiếc hatchback dạm ngõ chuẩn hot hatch dành cho những tín đồ tốc độ nếu không muốn bỏ ra gần 400 triệu nữa để có thêm 150 mã lực trên chiếc A45 AMG cao nhất dòng A-class.
Vậy thì vì sao A250 AMG lại được gọi là một chiếc hot hatch. Thứ nhất, nó là mẫu xe hatchback 5 cửa. Thứ 2, nó nhỏ nhưng mà nội lực của nó thì thật đáng nể. Bên dưới nắp ca pô là động cơ tăng áp 2,0 lít cho công suất tối đa 208 mã lực và mô men xoắn đạt cực đại ở dải vòng tua rất sớm 1200-4000 vòng/phút. Chiếc xe có thể tăng tốc từ 0-100km/h trong 6,6 giây và tốc độ tối đa nó có thể đạt được lên đến 240 km/h.
Ngoại hình của AMG 250 rất phong cách và cá tính. Còn nhớ lần đầu tiên nhìn thấy phần đầu xe A Class thế hệ hiện nay trên một tạp chí nước ngoài, mình đã như bị mê hoặc. Phần đầu của chiếc xe rất đẹp, nhất là phần lưới tản nhiệt có các họa tiết kim cương này. Một kiệt tác về thiết kế thật sự. Ngoài ra phía trước còn nổi bật với một phần líp trước màu đỏ và cặp đèn pha đầy giận dữ. Nếu nhìn kỹ bạn sẽ thấy phần viền bóng projector có màu đỏ giống như ánh mắt của một con quỷ đang thèm khát một điều gì đó…có lẽ là tốc độ chăng?!
Phần thân xe đáng chú ý nhất là bộ mâm 18” 5 cánh, rất bảnh. Bên cạnh đó, một đường gân dập nổi tạo dáng xe cơ bắp và không hề có cảm giác yếu đuối dù ngoại hình có phần khiêm tốn. Phía sau điều đập vào mắt chúng ta đầu tiên có lẽ là logo AMG, bộ phận độ xe hiệu năng cao chính hãng của Mercedes. Tuy nhiên A250 chỉ được trang bị gói AMG Package trang trí phần nội ngoại thất thể thao hơn chứ không được AMG tinh chỉnh về động cơ hay hộp số. Bên dưới cản sau chúng ta có 2 ống pô và 2 khe gió rear diffuser như một lời khẳng định A250 là mẫu xe tập trung cho tốc độ và chỉ có tốc độ mà thôi.
Nội thất của A250 thật sự rất sexy, rất quyến rũ và ngôn ngữ thể thao thể hiện ở khắp mọi nơi. Chúng ta có 2 chiếc ghế thể thao hay còn gọi là bucket seat thường có mặt trên những mẫu xe đua chuyên nghiệp. Phần đệm lót làm từ da Alcantara ngồi rất sướng mà Mercedes gọi là Artico/Dynamica trong danh mục tiêu chuẩn. Ghế lái chỉnh điện nhưng bên phụ vẫn còn chỉnh cơ. Phần táp lô có thêm phần ốp cacbon và trong khoang xe có thể thấy rất nhiều chi tiết màu đỏ nổi bật như viền vô lăng, viền ghế, dây seatbelt, và cả các hốc gió điều hòa.
Có một chút thất vọng khi chiếc xe có giá 1,62 tỉ này vẫn không được trang bị hệ thống điều hòa tự động, mà phải chỉnh cơ. Phía trên chúng ta có một hệ thống thông tin giải trí với màn hình 5,8”, dàn CD 6 đĩa, camera lùi, có khả năng kết nối bluetooth, USB, Aux In. Hệ thống thông tin giải trí trên A250 vẫn là gói Audio20 cơ bản chứ không phải là loại COMAND như các xe ở phân khúc cao hơn. Ngoài ra thì 1 bảng đồng hồ tuyệt đẹp cùng 1 vô lăng 3 chấu thể thao rất vừa tay và được vát góc bên dưới chắc chắn sẽ dễ dàng lấy lòng những tín đồ yêu thích tốc độ.
Không gian là một đòi hỏi xa xỉ đối với 1 mẫu xe cỡ nhỏ, và A250 cũng không là một ngoại lệ. Hàng ghế sau chỉ vừa đủ cho 2 người lớn ngồi thoải mái, 3 người sẽ khá chật. Lưng ghế hơi đứng chắc chắn sẽ không dễ chịu cho hành khách ngồi sau trong những chuyến đi xa. Và khoảng không đầu ở 2 hàng ghế trước sau đều không được dư dả cho lắm. Hàng ghế sau cũng không có các cửa gió điều hòa.
A250 được trang bị hệ thống âm thanh 6 loa tiêu chuẩn, hệ thống hỗ trợ đậu xe tự động Active Parking Assist và vô số những trang bị an toàn khác như chống bó cứng phanh ABS, ổn định thân xe điện tử ESP, kiểm soát lực kéo ASR và kiểm soát sự tập trung của người lái Attention Assist,…Dung tích khoang chứa đồ vừa đủ xài cho 1 gia đình nhỏ trong những chuyến đi ngắn ngày.
Tay lái của A250 AMG là loại trợ lực điện. Nó cho độ đầm và nặng cần thiết đối với một chiếc xe thể thao. Tay lái này cung cấp rất nhiều phản hồi và mặt đường, có thể nói khá nhanh và chính xác. Điểm mình thích nhất trên tay lái này đó là nó kiểm soát hiện tượng Torque Steering rất tốt.
* Vậy Torque Steering là gì? Mình có phần giải thích ở clip trên từ đoạn 7:40 trở đi và các bạn có thể xem để hiểu thêm.
Khả năng kiểm soát thân xe của chiếc xe này rất ấn tượng. Khi vào cua không hề có sự nghiêng lắc mạnh, mọi thứ đều ổn định và trong tầm kiểm soát nhờ vào bộ khung khá cứng trên A250. Chiếc xe này theo sát từng chuyển động nhỏ trên vô lăng. Cảm giác giữa chiếc xe và chúng ta giống như 1 vật thể rất thú vị. Sẽ càng thú vị hơn nếu mình có dịp thử A250 trên những cung đường đèo yêu thích.
Tuy nhiên, không chỉ phần khung xe cứng mà giảm xóc trên A250 cũng quá cứng và điều này có vẻ không hợp lý đối với điều kiện đường Việt Nam hiện nay. Cảm giác sốc và tiếng ồn vọng từ lốp lên rõ rệt và thường xuyên ngay cả khi di chuyển trong đô thị. Chắc chắn sẽ khó mà có được những trải nghiệm thoải mái trên chiếc xe này.
Như đã nói ở trên A250 sở hữu sức mạnh 208 mã lực, bên trong một thân xe nặng chưa đến 1,5 tấn. Một mức có thể gọi là dư dả đối với điều kiện đường Việt Nam. Khi kết hợp cùng hợp số ly hợp kép, chiếc xe cho cảm giác rất lanh lẹ và đồng thời cũng rất tự tin ở mọi dải vòng tua. Tuy nhiên, động cơ này vẫn còn chút độ trễ tăng áp khi mới bắt đầu tăng tốc và hộp số ly hợp kép chuyển số vẫn chưa gọn lắm. Tiếng pô từ động cơ tăng áp nghe hơi nhạt, chưa thể hiện được một sự kích động cần có.
Ngoài ra chiếc xe được trang bị hệ thống Adaptive Brake tiên tiến. Khi dừng đèn đỏ chúng ta chỉ cần đạp thắng 2 lần là chiếc xe sẽ tự động chuyển qua chế độ “Hold” và giữ thắng tay cho chúng ta. Chỉ cần đạp thắng lần nữa là chiếc xe lại sẵn sàng di chuyển. Rất tiện lợi. Hệ thống bật/tắt máy tự động Auto Start/Stop kết hợp cùng động cơ tăng áp mang lại mức tiêu hao nhiên liệu cũng ấn tượng không kém. Theo Mercedes công bố thì A250 AMG chỉ tiêu thụ trung bình 6,4 lít/100km. Tinh tế cũng có thử nghiệm trong 300km điều kiện đường đô thị TP.HCM thì kết quả đạt được là khoảng 10,8 lít/100km.
Kết luận
Vậy A250 AMG dành cho đối tượng nào? Theo mình thì dành cho những ai đã có nhiều hơn 1 chiếc xe và mua thêm 1 chiếc nữa để cuối tuần có thể “đổi gió” trải nghiệm cảm giác tốc độ sau tay lái trên những cung đường đẹp. Hoặc các bạn nữ cá tính cũng có thể chọn mẫu xe này vì đây là một mẫu xe thời trang. Còn đơn giản chỉ cần 1 chiếc hatchback 5 cửa cho gia đình thì chiếc A200 thấp nhất dòng A-class với mức giá rẻ hơn 350 triệu đã đáp ứng đủ nhu cầu. Nếu thích cảm giác êm ái của hệ thống treo mềm hơn và sự tiện lợi của một khoang chứa đồ rộng rãi thì BMW 116i là sự lựa chọn của bạn.
Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014
Đánh giá nhanh Mercedes Benz A250 AMG - Chiếc Hot hatch tài sắc vẹn toàn
Toshiba thu hẹp mảng PC nhắm đến người tiêu dùng, dồn nguồn lực cho mảng doanh nghiệp và IoT
Toshiba mới đây thông báo hãng sẽ thúc đẩy quá trình tái cấu trúc ngành hàng PC của mình nhằm tập trung hơn vào các sản phẩm dành cho doanh nghiệp (Business to Business - B2B), đồng thời thu hẹp phân khúc hướng đến người tiêu dùng (Business to Consumer - B2C). Công ty cũng sẽ "rút lui khỏi một số thị trường tiêu dùng nhất định". Những động thái này được Toshiba kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho việc đảm bảo sinh lợi nhuận trong tương lai.
Nói thêm về lĩnh vực B2C, Toshiba sẽ rời bỏ những thị trường nào không sinh ra lợi nhuận, tối ưu hóa các cơ sở kinh doanh ở các nơi có lợi nhuận thấp, đồng thời mang một số bộ phận thuộc ngành PC ra khỏi Nhật Bản nhằm giảm chi phí. Hãng cũng muốn cắt giảm số lượng trụ sở bán hàng trên toàn thế giới từ 32 xuống còn 13 trong năm tài chính 2014. Đến hết năm nay, Toshiba sẽ sa thải khoảng 900 người làm việc cho bộ phận PC, tương đương 20% số đầu người (không tính việc sản xuất). Trong tương lai, công ty sẽ dồn nguồn lực của mình cho thị trường B2C ở các nước phát triển.
Song song đó, nhà sản xuất Nhật Bản chia sẻ rằng họ sẽ tiếp tục tạo ra những sản phẩm đa dạng dành cho các công ty và tổ chức, từ tablet cho đến máy trạm, kết hợp với việc mở rộng kênh bán hàng và tận dụng sự phong phú của các đối tác để cùng nhau phát triển. Đến năm tài chính 2016, doanh số của mảng B2B dự báo sẽ tăng trưởng hơn 50%.
Toshiba cũng sẽ đầu tư mạnh hơn vào mảng Internet of Things (IoT) thông qua việc sử dụng các thế mạnh hiện có trong lĩnh vực PC hiện nay, ví dụ như công nghệ về BIOS, bảo mật, kết nối không dây. Toshiba sẽ cung cấp những sản phẩm và dịch vụ IoT để dùng trong các hạ tầng xã hội, liên kết điện toán đám mây, chăm sóc sức khỏe và đồ gia dụng. Hãng muốn rằng những yếu tố trên sẽ giúp xây dựng một mô hình kinh doanh không chỉ phụ thuộc vào phần cứng PC.Nguồn: Toshiba
Đánh giá ASUS Transformer Book T200: máy tính lai 11", hiệu năng khá, pin lâu, giá tốt
Trong bài đánh giá hôm nay, chúng ta hãy cùng điểm qua những ưu nhược điểm và hiệu năng của chiếc máy tính 2 trong 1 ASUS Transformer Book T200. Đây là phiên bản nâng cấp của chiếc Transformer Book T100 năm ngoái. So với phiên bản trước, T200 đã có những thay đổi đáng chú ý về thiết kế, hiệu năng lẫn tính năng như màn hình to hơn, dock có khe ổ cứng tháo lắp được, bàn phím đầy đủ, bàn rê rộng hơn, và sử dụng phần cứng mới hơn. Những cải tiến này đem lại kết quả tổng thể như thế nào thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu:
Thiết kế máy: vẫn dùng vỏ nhựa, to hơn và nặng hơn
Do máy có thiết kế hybrid nên chúng ta sẽ đánh giá thiết kế riêng của phần máy tính bảng và phần dock bàn phím. Trước tiên là máy:
![]()
![]()
![]()
![]()
Với màn hình 11,6", ngoại hình của T200 to lớn hơn hẳn so với T100. Khi kết nối với dock bàn phím, T200 trông không khác gì một chiếc laptop 11" trong khi T100 trông giống netbook hơn.
Tương tự T100, vỏ của T200 vẫn được làm bằng nhựa. Lớp vỏ này màu xanh thẫm, được khắc họa tiết hình tròn đồng tâm rất đặc trưng của ASUS. Vỏ nhám chống bám vân tay tốt nhưng các họa tiết tròn được khắc trên vỏ lại tạo điều kiện cho bụi bẩn dễ bám. Vỏ nhựa của T200 không ọp ẹp, cho cảm giác cầm chắc chắn và cảm nhận bền bỉ. Ngoài ra, T200 cũng dày hơn khoảng 1,55 mm (11,95 mm > 10,4 mm) và nặng hơn 175 g (780 g > 605 g) so với T100. Vì vậy, cảm giác mỏng nhẹ khi cầm T100 trên tay sẽ không còn khi bạn cầm T200.![]()
Điểm nâng cấp tiếp theo của T200 là mặt sau của máy có camera 5 MP trong khi T100 lại không có camera sau, camera trước 1,2 MP vẫn được giữ nguyên. Việc trang bị thêm camera sau sẽ giúp bạn chụp hình thoải mái hơn thay vì chỉ phụ thuộc vào chiếc camera trước để chụp tự sướng hay gọi video. Tuy nhiên, camera sau có chất lượng khá kém, không có flash và trọng lượng khá nặng của máy cũng sẽ hạn chế việc sử dụng chiếc camera này.![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
Trên T200, các cổng kết nối, khe cắm được chuyển toàn bộ sang cạnh trái thay vì cạnh phải như T100. Cách bố trí này sẽ khiến bạn cảm thấy thuận tiện hơn. Tương tự T100, T200 vẫn có cổng microUSB, microHDMI, jack tai nghe 3,5 mm và khe đọc thẻ nhớ microSD. Tuy nhiên, với T100 thì bạn sạc pin cho máy trực tiếp qua cổng microUSB còn trên T200, máy có cổng sạc riêng dạng đầu kim. Các nút bấm như nút nguồn, tăng giảm âm lượng và nút Start Menu trên T200 vẫn được bố trí như cũ, hơi chếch về mặt sau rìa máy bên trái.
T200 có màn hình 11,6", lớn hơn 1,5" so với màn hình của T100. Mặc dù kích thước màn hình chỉ lớn hơn đôi chút nhưng viền màn hình lại khá dày, khoảng 22 mm tính từ các cạnh vào màn hình. Chính yếu tố này khiến kích thước tổng thể của T200 to lớn hơn so với T100. Viền màn hình dày, tạo khoảng trống cho lòng bàn tay và bạn có thể cầm máy dễ dàng, chắc chắn khi sử dụng ở chế độ tablet.
Thiết kế dock: bàn phím, bàn rê rộng rãi, có khe ổ cứng tháo được
Chiếc dock của T200 đã được thiết kế lại hoàn toàn và mang lại trải nghiệm sử dụng tốt hơn so với dock của T100. Dock vẫn được làm bằng chất liệu nhựa nhưng lần này được phủ một lớp màu bạc giả anodize trông cao cấp và hợp thời.
Kích thước dock lớn hơn mang lại nhiều không gian cho bàn phím. Kết quả là chúng ta có một chiếc bàn phím đầy đủ, rộng rãi hơn so với chiếc bàn phím của T100. Hành trình phím dài hơn với khoảng cách giữa tâm phím khoàng 19 mm theo tiêu chuẩn, qua đó bàn tay có thể dễ dàng tiếp cận với các phím hơn, không tù túng như khi gõ trên bàn phím của T100. Tuy nhiên, khoảng cách giữa 2 hàng phím chỉ khoảng 15 mm, khá hẹp nên tay bạn sẽ nhô cao hơn và nếu gõ lâu thì vẫn sẽ hơi mỏi.
Mặt phím được phủ sần, kích thước mỗi phím ký tự khoảng 17 x 17 mm, ngang với kích cỡ phím của một chiếc bàn phím tiêu chuẩn, độ sâu phím khoảng 3 mm. Tất cả các yếu tố này mang lại cảm giác gõ khá thoải mái, tự tin. Tuy nhiên, do vỉ phím xung quanh được làm bằng nhựa, khá mềm nên khi gõ bạn sẽ cảm nhận được sự ọp ẹp. Đây là một nhược điểm không đáng có trên T200 và ASUS có thể làm tốt hơn. Ngoài ra, bàn phím cũng không có đèn nền và điều này cũng dễ hiểu bởi T200 là một chiếc máy giá rẻ.
Bàn rê trên dock của T200 có kích thước khoảng 95 x 55 mm, lớn hơn nhiều so với chiếc bàn rê nhỏ xíu của T100. Bàn rê được đặt tại chính giữa khu vực chiếu nghỉ tay, chia đôi khu vực này ra làm 2 phần bằng nhau. Các phím chuột được đặt chìm dưới bàn rê và phân tách bởi một vạch nhỏ, rất dễ tiếp xúc và dễ bấm. Chất lượng bàn rê khá tốt, độ nhạy cao, dễ điều khiển. Đây là một cải tiến rất đáng giá trên T200 so với T100.
Tuy nhiên, có vẻ như ASUS đã hơi tham lam trong việc mở rộng bàn rê trên T200 và hậu quả là khoảng trống nghỉ tay được thu hẹp lại. Lòng bàn tay phải khi gõ sẽ đặt hẳn lên bàn rê khiến trỏ chuột bị chạm. Theo mình thì bề ngang bàn rê chỉ cần bằng với phím Space là đủ và tình trạng chạm phải trỏ chuột khi gõ sẽ không xảy ra. Thêm vào đó, trên chiếc máy mình dùng để đánh giá, bàn rê đôi khi hoạt động không ổn định. Đôi khi tháo lắp máy vào dock, trỏ chuột biến mất khỏi màn hình, các tính năng đa điểm cũng mất luôn. Đây có thể là một lỗi của driver và ASUS có thể cải thiện qua các bản cập nhật driver mới.![]()
![]()
![]()
![]()
Ngoài những cải tiến về bàn phím và bàn rê thì dock của T200 còn có 2 cổng USB (1 USB 2.0 và 1 USB 3.0) đặt 2 bên, nhiều hơn 1 cổng so với T100 và có thêm cổng LAN. Với những kết nối này thì T200 thật sự giống một chiếc laptop truyền thống hơn là netbook như T100. Thêm vào đó, dock của T200 cũng có ổ cứng HDD tích hợp nhưng lần này bạn có thể tháo nắp che và thay ổ cứng dễ dàng. Tuy nhiên, dock của T200 vẫn không tích hợp pin.
Bản lề và khớp nối trên dock mới cũng đã được cải tiến giúp bạn có thể tháo lắp máy với dock dễ dàng hơn. Bạn chỉ việc đặt máy vào bản lề, cân chỉnh lại một chút và nhấn mạnh xuống đến khi nghe 2 tiếng click tức là máy đã được ráp nối thành công vào khớp.
Màn hình: lớn hơn, độ phân giải không đổi, chất lượng hiển thị khá tốt![]()
Màn hình của T200 vẫn sử dụng tấm nền IPS, độ phân giải 1366 x 768 px tương tự T100. Khác biệt về chất lượng màn hình giữa 2 chiếc máy này không nhiều nhưng theo cảm nhận của mình thì độ sáng, độ sắc nét và màu sắc của màn hình T200 đã cao hơn và thực hơn. Ngoài ra, góc nhìn màn hình của T200 cũng rộng hơn, đến 178 độ theo ASUS và trải nghiệm thực tế cũng đã chứng minh điều này. Màn hình hỗ trợ cảm ứng 10 điểm chạm, độ nhạy cao.
Âm thanh: rõ ràng, âm lượng vừa phải
T200 được trang bị 2 loa gần 2 cạnh máy, trên dock không có loa. 2 chiếc loa này cho chất lượng âm thanh khá tốt, âm thanh rõ ràng, trong trẻo nhưng âm lượng đầu ra hơi nhỏ. So với T100 thì âm thanh có phần nhỏ hơn đôi chút nhưng vẫn đủ để bạn thưởng thức các bài nhạc, xem phim.
Hiệu năng: đủ đáp ứng nhu cầu cơ bản
ASUS Transformer Book T200 được nâng cấp đôi chút về cấu hình so với phiên bản T100 năm ngoái. Dưới đây là cấu hình chi tiết:
- CPU: Intel Atom Bay Trail-T Z3775, 4 lõi, tốc độ 1,46 GHz, Burst Frequency lên 2,39 GHz;
- GPU: Intel HD Graphics
- RAM: 2 GB LP-DDR3
- Ổ cứng: 64 GB SSD tích hợp trên máy (dock hỗ trợ HDD);
- Windows 8.1 32-bit.
Đánh giá của CPUBoss giữa Z3775 và Z3740.
Nâng cấp đáng chú ý nhất về cấu hình của T200 là CPU Atom Z3775. CPU này được Intel phát hành hồi quý 1 năm nay, phát triển trên nền tảng Bay Trail-T, chế tạo trên quy trình 22 nm, 4 lõi và 4 luồng xử lý. Nếu so sánh, Z3775 có xung nhịp cơ bản 1,46 GHz, cao hơn so với Z3740 của T100 hay Z3735F của Acer Switch 10. Thêm vào đó Burst Frequency của Z3775 lên đến 2,39 GHz trong khi 2 phiên bản còn lại chỉ ở 1,83 - 1,86 GHz. Vì vậy, trên lý thuyết Z3775 sẽ cho hiệu suất tốt hơn so với Z3740 và Z3735F.
Thử nghiệm benchmark với các công cụ PCMark 7, 3DMark 11 và CrystalDisk Mark. Chúng ta có kết quả như sau:
ASUS Transformer Book T200 với CPU Z3775 có điểm PCMark 7 (gói PC Suit) là 2734 điểm, cao hơn hẳn so với các mẫu máy dùng CPU Atom còn lại và hơn người tiền nhiệm T100 gần 400 điểm.
Tuy nhiên, với bài test 3DMark 11, điểm số của T200 chỉ 141 điểm (gói Performace). Kết quả này khá bất ngờ bởi GPU HD Graphics tích hợp trên Z3775 khá tương đồng với Z3740 hay Z3735F. Mình cho rằng 3DMark 11 gặp phải vấn đề tương thích với GPU này nên kết quả chưa thực sự chính xác.
Mình thử benchmark lại bằng 3DMark 13 thì T200 đạt 15252 điểm cho bài test Ice Storm, 1258 điểm cho bài test Cloud Gate và 498 điểm cho bài test Sky Diver, bài test Fire Storm không thể hoàn thành do hệ thống báo quá tải.
Về tốc độ ổ cứng, bộ nhớ SSD do Hynix sản xuất tích hợp trên T200 có tốc độ không khá hơn ổ HDD là mấy. Thử nghiệm với CrystalDisk Mark, ổ cứng này cho tốc độ đọc 93 MB/s và tốc độ ghi 45 MB/s. Mặc dù vậy, kết quả này vẫn cao hơn so với các mẫu máy cùng phân khúc còn lại trong bảng so sánh trên, chỉ thua Acer Switch 10. Cần lưu ý là phiên bản mình dùng để đánh giá chỉ có SSD tích hợp 64 GB, khay ổ cứng trên dock trống không.
Trải nghiệm thực tế trên T200 cho thấy hiệu năng của T200 đã được cải thiện đáng kể so với T100. Tốc độ khởi động ứng dụng, thực thi tiến trình đã được rút ngắn lại, hiệu năng xử lý đa nhiệm cũng tốt hơn nhờ CPU mới. Bạn có thể làm việc văn phòng và giải trí đơn giản với T200. Nếu đòi hỏi cao hơn thì T200 không thể đáp ứng được.
Pin, nhiệt và độ ồn: pin lâu, khá mát mẻ
T200 được trang bị pin 38 Wh cho thời lượng sử dụng khoảng 5 tiếng nếu bạn liên tục xem phim trực tuyến, độ sáng màn hình 100% và âm lượng tối đa. Đây là kết quả trên chiếc máy mình thử nghiệm, nếu bạn gắn thêm ổ HDD vào dock thì thời lượng pin sẽ ngắn hơn. Nếu làm việc bình thường với nhiều tác vụ, độ sáng màn hình 50% thì thời lượng pin của T200 có thể lên đến 7 tiếng.
Về nhiệt độ, T200 vận hành khá mát mẻ với điều kiện sử dụng bình thường. Do tất cả thành phần xử lý đều nằm trên máy nên phần dock hoàn toàn mát, trừ khi bạn gắn thêm ổ HDD vào dock thì nó sẽ phát nhiệt tại trung tâm bàn phím. Khi cho máy tải nặng, nhiệt độ CPU giao động từ 57 đến 61 độ C, vẫn ở ngưỡng chấp nhận được. Và khi sạc pin cho máy thì khu vực nóng nhất là khu vực nằm gần cổng sạc. Do không dùng quạt tản nhiệt và cũng không có ổ HDD nên chiếc máy mình đánh giá hoàn toàn im lặng khi sử dụng.
Tổng kết:
Có thể nói ASUS Transformer Book T200 là một bản nâng cấp đáng giá của T100. T200 không còn mỏng nhẹ như T100 nhưng đổi lại, chúng ta có màn hình to hơn, đẹp hơn, pin lâu hơn, bàn phím bàn rê rộng rãi hơn và thêm nhiều cổng kết nối tiện dụng. T200 được bán kèm dock, phiên bản mình dùng để đánh giá với bộ nhớ 64 GB, không có HDD có giá 9 triệu 990 ngàn. Trong khi đó phiên bản có bộ nhớ 32 GB kèm ổ HDD 500 GB gắn theo dock sẽ có giá 10 triệu 490 ngàn. Với mức giá khá tốt cộng với hiệu năng và tính năng của T200 thì mình cho rằng chiếc máy này sẽ rất phù hợp với nhu cầu học tập của các bạn học sinh, sinh viên.
Ưu điểm:
- Màn hình lớn hơn, chất lượng tốt, góc nhìn rộng;
- Loa to, âm thanh rõ ràng;
- Bàn phím bàn rê lớn hơn;
- Hiệu năng khá;
- Nhiều cổng kết nối;
- Dock có khe gắn HDD tháo lắp được;
- Pin lâu.
Nhược điểm:Xin cảm ơn cửa hàng hangchinhhieu.vn đã cho mượn sản phẩm. Anh em quan tâm và muốn trải nghiệm có thể đến triển lãm Expo ngày 28 - 29/9 tại Hà Nội để trên tay nhé
- Khá nặng;
- Camera chất lượng thấp;
- Hơi ít RAM.
[Hỏi Tinh Tế] Các khoản phí phải trả khi sở hữu một chiếc ô tô
Sở hữu một chiếc ô tô ở Việt Nam là cả một vấn đề không hề đơn giản, vì ngoài việc mua xe với mức giá cao do chịu nhiều loại thuế thì trong quá trình sử dụng nó chúng ta còn phải gánh thêm rất nhiều chi phí nuôi xe khác. Từ các chi phí mỗi năm phải đóng như phí bảo trì đường độ, phí bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm vật chất xe, đến các khoản phí lặt vặt khác như: phí cầu đường, phí đăng kiểm, phí bến bãi,...
Trong chủ đề này, các bạn hãy chia sẻ cụ thể những khoản phí phải trả để nuôi một chiếc xe nhằm giúp các bạn chưa có xe hay dự định mua xe có thể nắm rõ hơn về vấn đề này. Nếu được hãy cho biết loại xe bạn đang sử dụng cũng như chi tiết được cả chi phí xăng cộ hằng năm, chi phí cho một lần bảo dưỡng thì sẽ tuyệt hơn nữa.
Mình sẽ bắt đầu với trường hợp chiếc Toyota Vios 1.5 G 2006 của mình để các bạn tiện tham khảo. Thì đây là những chi phí nuôi nó trong 1 năm:Tổng cộng: khoảng 57,5 triệu cho 1 năm
- Phí bảo trì đường bộ thường niên bắt buộc cho xe cá nhân: 1,8 triệu
- Bảo hiểm tai nạn tự nguyện 1 năm: 500 ngàn
- Bảo hiểm vật chất xe 1 năm: 5 triệu
- Phí đăng kiểm: khoảng 350 ngàn/lần (chưa tính phí "bôi trơn"). Tin vui là kể từ năm nay 2014, thời hạn đăng kiểm tối thiểu của 1 xe đã nâng lên 1 năm chứ không còn 6 tháng như trước đây nữa. Thế nên chúng ta sẽ tiết kiệm được một lần đăng kiểm trong 1 năm đối với những xe có niên hạn sử dụng quá 6 năm.
- Bảo dưỡng chính hãng 2 lần (vì mỗi cấp bảo dưỡng cách nhau 5.000km hay 6 tháng tùy điều kiện nào đến trước): 2 triệu
- Khấu hao chăm sóc nội ngoại thất, sửa chữa, thay đồ tới tuổi mỗi năm: 12 triệu (tức khoảng 3% giá trị lúc xe mua mới)
- Một năm mình đi khoảng 10.000km, nhưng vì chủ yếu đi trong thành phố nên mức tiêu hao trung bình sẽ vào 8l/100km. Tiền xăng 1 năm sẽ là: 20 triệu
- Tiền bãi: 900 ngàn/tháng. 1 Năm là 10,8 triệu
- Phí cầu đường, bến bãi các thứ thì mình không thể thống kê hết được. Nhưng năm rồi thì mình trả không dưới 5 triệu cho những khoản lặt vặt này.
Amazon nâng cấp Kindle Fire HDX 8.9: nhanh hơn, chạy Fire OS 4, có Firefly, giá 379 USD
Chiếc tablet Kindle Fire HDX 8.9" của Amazon năm nay đã được nâng cấp mới với chip xử lý Snapdragon 805 nhanh hơn, cải tiến công nghệ âm thanh Dolby Atmos, chạy trên hệ điều hành Fire OS 4 mới nhất, pin 12 tiếng và có luôn tính năng tìm thông tin đồ vật Firefly vốn trước đây chỉ có trên điện thoại Fire của hãng này. Máy sẽ được bán ra vào tháng 10 với giá 379 USD cho bản Wi-Fi và 479 USD cho bản có thêm 4G, cả hai mức giá đều kèm theo quảng cáo.
Phiên bản HDX mới nhìn giống hoàn toàn chiếc HDX 8.9" được giới thiệu vào năm ngoái nhưng cũng có một số món mới ví dụ như phụ kiện bàn phím Bluetooth tích hợp trackpad, ứng dụng ảo hóa Windows, bộ phần mềm xử lý văn bản tương thích với Office và bên cạnh đó là các dịch vụ rất riêng của Amazon bao gồm Prime Instant video, ASAP, chia sẻ nội dung Family Library, dịch vụ trợ giúp và giải đáp thắc mắc 24/7 MayDay, tính năng tạo nhiều tài khoản người dùng Profiles và sau cùng là chức năng Dynamic Light Control (tự đồng điều chỉnh độ sáng màn hình và mức cân bằng trắng khi sử dụng app Kindle để đọc sách).
Về cấu hình, chiếc Kindle Fire HDX 8.9" sử dụng chip Snapdragon 805 với bốn nhân 2.5 GHz, màn hình có độ phân giải rất cao là 2560 x 1600 cho mật độ điểm ảnh 339 ppi. Amazon nói số lượng điểm ảnh trên HDX 8.9" nhiều hơn 30% so với iPad Air và trọng lượng của máy cũng nhẹ hơn đến 20%.
Bàn phím Bluetooth mới được giới thiệu có giá 59,99 USD và được cho là bàn phím không dây có trackpad mỏng, nhẹ nhất thế giới. Vì sử dụng Bluetooth nên bạn có thể dùng nó với bất kỳ máy nào chứ không riêng gì HDX. Tuy nhiên nếu dùng chung với HDX sẽ tiện hơn vì nó được thiết kế để tự kết dính với cái cover Origami của máy bằng nam châm.Cấu hình Amazon Kindle Fire HDX 8.9":
- Hệ điều hành: Fire OS 4 Sangria (dựa trên Andorid KitKat)
- Chip xử lý: Snapdraogon 805, bốn nhân 2.5 GHz
- Màn hình: 8,9" độ phân giải 2560 x 1600 (339 ppi)
- Pin: 12 tiếng
- Kết nối: Wi-Fi ac có MIMO+HT80, 4G
- Camera sau: 8 MP
- Camera trước: HD
- Bộ nhớ trong: 16/32/64 GB
- Kích thước: 231 x 158 x 7,8mm
- Nặng: 375 gram (Wi-Fi) / 389 gram (4G)
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)