Các nhà khoa học thuộc phòng thí nghiệm gia tốc quốc tế DOE/SLAC và Đại học Stanford đang thử nghiệm loại điện cực bên trong chứa các hạt nano silicon được sắp xếp theo cấu trúc nhóm giống như hạt quả lựu. Thiết kế trên cho phép chế tạo ra loại pin sạc với kích thước nhỏ, nhẹ hơn dành cho xe điện, điện thoại di động và những thiết bị khác.
Mỗi điện cực được thiết kế giống như một quả lựu: các hạt nano silicon được nhóm lại với nhau, mỗi nhóm ngăn cách bởi các lớp màng carbon. Cách thiết kế trên đã khắc phục được các trở ngại hiện tại trong việc sử dụng vật liệu silicon cho pin lithium-ion.
Trong bài phỏng vấn với tạp chí nNature Nanotechnology, Yi Cui, Giáo sư tại đại học Stanford và cũng là người đứng đầu dự án đã chia sẻ: "Trước mắt vẫn còn một số thách thức cần phải vượt qua. Tuy nhiên phương pháp dùng silicon làm điện cực cho phép chế tạo ra những thê hệ pin kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ và thời lượng lớn hơn để có thể áp dụng cho điện thoại di động, máy tính bảng và xe điện trong tương lai."
Các thử nghiệm đầu tiên cho thấy loại pin sử dụng "điện cực hạt lựu" vẫn hoạt động ở công suất 97% sau 1000 lần sạc. Điều này hoàn toàn thỏa mãn những yêu cầu để được thương mại hóa rộng rãi trong tương lai gần.
Cực dương và cực âm là nơi năng lượng được lưu trữ trong quá trình sạc pin. Các điện cực silicon có thể chứa lượng năng lượng gấp 10 lần so với các điện cực bằng than chì hiện vẫn đang được sử dụng cho các pin sạc lithium-ion hiện nay. Tuy nhiên trước đây, điện cực silicon không phải là không có khuyết điểm: Các hạt silicon có thể trương phồng lên, vỡ ra và khiến lớp màng carbon gói mỗi nhóm hạt bị vỡ trong quá trình sạc pin. Ngoài ra, chất liệu silicon sẽ phản ứng với chất điện giải và tạo thành lớp chất bẩn đóng bên ngoài điện cực làm giảm hiệu suất làm việc của pin.
Trong suốt 8 năm, nhóm nghiên cứu của giáo sư Cui đã nghiên cứu nhằm khắc phục được nhược điểm trên bằng cách sử dụng các hạt silicon kích thước nano. Những hạt silicon này có kích thước quá nhỏ nên không thể vỡ ra thành các hạt nhỏ hơn được nữa. Ngoài ra, lớp màng carbon bọc bên ngoài có tính đàn hồi cao nên có thể phồng ra và co lại trong quá trình sạc pin.
Dựa trên nghiên cứu của giáo sư Cui, 2 nhà nghiên cứu Nian Liu và Zhenda Lu đã sử dụng kỹ thuật màng vi nhũ tương thường được áp dụng cho dầu mỏ, dầu sơn và ngành công nghiệp mỹ phẩm để tạo lớp màng bao bọc cho các hạt nano silicon. Lớp màn trên được hình dung là lớp nhũ tương bao quanh gói hạt bên trong giống như lòng đỏ và lòng trắng trứng gà. Lớp màn nhũ tương chẳng những giúp cho các gói hạt ổn định hơn mà còn cho phép dòng điện di chuyển tốt hơn trong quá trình sạc pin.
Bên cạnh đó, chính nhờ thiết kế thành từng gói mà diện tích tiếp xúc của các hạt silicon với chất điện giải ít hơn, từ đó giúp giảm đáng kể lượng tạp chất sinh ra trong quá trình hoạt động.
Hiện tại, công nghệ trên đã tiến rất gần đến giai đoạn thương mại hóa. Vấn đề duy nhất mà nhóm nghiên cứu cần giải quyết chính là tìm nguồn nguyên liệu nano silicon giá rẻ và đơn giản hóa chu trình sản xuất. Một nguồn nano silicon giá rẻ mà nhóm đang hướng tới sử dụng chính là vỏ trấu: một loại nguyên liệu bỏ đi sau khi tách hạt gạo bên trong, Hàng triệu tấn trấu được sản xuất mỗi năm và 20% thành phần chứa silicon dioxide mà theo giáo sư Liu, có thể được chuyển đổi dễ dàng thành nano silicon.
Giáo sư Liu chia sẻ: "Chúng tôi thực sự phấn khởi khi nhìn thấy được công trình trong suốt 8 năm qua đã có được thành công. Chúng tôi đã có thể từng bước một giải quyết được các vấn đề trở ngại lúc ban đầu."
Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014
Đại học Stanford chế tạo thành công điện cực nanosilicon lấy cảm hứng từ cấu trúc hạt quả lựu
Zenvo ST1 - siêu xe đến từ Đan Mạch với công suất 1.104 mã lực và mô-men xoắn cực đại 1.430Nm
Sau nhiều năm ấp ủ và tham gia nhiều triển lãm ô tô dưới dạng Prototype, hãng xe Đan Mạch Zenvo cuối cùng cũng đã chính thức giới thiệu phiên bản sản xuất chính thức mẫu siêu xe hoàn toàn mới của mình, đó chính là chiếc Zenvo ST1 với công suất tối đa lên đến 1.104 mã lực. Zenvo là một thương hiệu siêu xe độc lập đến từ đất nước Bắc Âu, mục đích hình thành của nó cũng tương tự như Koenigsegg và Pagani - hai hãng siêu xe đang nổi lên trong thời gian gần đây.
Zenvo ST1 là sản phẩm đầu tiên của Zenvo, ngoài công suất tối đa 1.104 mã lực thì nó còn có mô-men xoắn cực đại 1.430Nm, những con số khá khủng so với mặt bằng chung, chỉ kém hơn những chiếc Bugatti siêu đắt đỏ mà thôi. Động cơ của chiếc siêu xe này là loại V8 dung tích 7.0L, nó đã được tinh chỉnh với sự kết hợp giữa một bộ tăng áp Turbo và một bộ tăng áp siêu nạp. Sức mạnh sinh ra được truyền đến cầu sau thông qua hộp số sàn 6 cấp với lẫy chuyển số 7 cấp bố trí trên vô-lăng.
Zenvo ST1 không sở hữu hệ thống khung gầm bằng sợi carbon như nhiều mẫu xe khác, nó được chế tạo từ thép ống và composite trọng lượng nhẹ. Điều này đã tạo nên trọng lượng ấn tượng - chỉ 1,36 tấn chó chiếc xe, đủ để cạnh tranh với hầu hết các siêu xe khác.
Hãng xe Đan Mạch cho biết rằng mẫu siêu xe mới nhất của họ có thể tăng tốc từ 0-100km/h chỉ trong vòng 3 giây và đạt tốc độ tối đa 375km/h (đã được giới hạn điện tử). Zenvo ST1 sẽ được phân phối ngay trong năm 2014 này với giá bán khoảng trên 1 triệu USD chưa bao gồm các loại thuế và phí. Đặc biệt, 3 chiếc xe đầu tiên tiêu thụ tại Mỹ sẽ được nâng cấp công suất lên 1.250 mã lực, phiên bản đó sẽ có tên là ST1 50S.
Theo Motorauthority
Nghiên cứu về khả năng giữ ấm của gấu trắng Bắc cực mở đường các vật liệu cách nhiệt siêu mỏng
Khi tìm hiểu về khả năng cách nhiệt tuyệt vời của bộ lông gấu trắng Bắc cực, các nhà nghiên cứu đến từ đại học Namur (VQ Bỉ) và đại học Hassan I (VQ Maroc) đã vừa phát hiện ra rằng sự bức xạ nhiệt đóng vai trò lớn hơn so với sự dẫn nhiệt trong việc giữ ấm cơ thể của các động vật sống ở vùng cực như gấu trắng và chim cánh cụt. Qua đó, phát hiện của họ cũng thay đổi những hiểu biết trước đây về cơ chế giữ ấm của chúng.
Những nghiên cứu trước đây tin rằng lông vũ và lông mao giúp các động vật sống ở vùng cực như gấu trắng và chim cánh cụt giữ ấm bằng cách giữ một lớp khí để làm chậm quá trình dẫn nhiệt và thất thoát nhiệt từ cơ thể. Tuy nhiên, nhà khoa học sinh học lượng tử ánh sáng Priscilla Simonis và nhóm của cô đã phát hiện ra rằng nhiệt thất thoát được phân tách bởi không khí bị tác động nhiều hơn bởi bức xạ nhiệt thay vì dẫn nhiệt.
Bằng các mô hình máy tính, nhóm nghiên cứu đã cho thấy cách lớp bảo vệ bức xạ - được sử dụng để mô phỏng các sợi lông mao trong bộ lông của gấu trắng, tán xạ ngược nhiệt một cách rất hiệu quả. Tán xạ ngược là sự đổi hướng của năng lượng theo một góc tối đa 90 độ từ nguồn phát. Sự đổi hướng này không chỉ giới hạn ở quang phổ hồng ngoại, hay nhiệt độ mà còn phản chiếu ánh sáng thấy được, giúp động vật ngụy trang trong điều kiện băng tuyết bằng cách khiến lớp lông bao phủ bên ngoài tiệp màu với môi trường, ở đây là màu trắng. Mặc dù có thể thấy được nhưng lông mao của gấu trắng thực chất lại trong suốt. Khi sử dụng càng nhiều lớp bảo vệ bức xạ - ở đây là thêm nhiều lông, lượng nhiệt thất thoát đã giảm đi đáng kể.
Mô hình máy tính bao gồm 2 chiếc máy điều nhiệt nóng và lạnh để mô phỏng cơ thể động vật và môi trường lạnh bên ngoài. 2 nguồn nhiệt được phân tách bởi một túi khí trong đó có chứa các lớp bảo vệ bức xạ. Trong thử nghiệm đầu tiên, nhóm nghiên cứu đã đặt vào khoảng trống giữa 2 máy điều nhiệt các lớp bảo vệ có tên black-body (toàn bộ lông mao màu đen) với khả năng hấp thụ toàn bộ bức xạ nhiệt và ánh sáng. Mục tiêu của họ là quan sát khả năng truyền dẫn nhiệt thông qua không khí.
Trong thử nghiệm tiếp theo, họ thay lớp bảo vệ black-body bằng các lớp grey-body (toàn bộ lông mao màu xám) chắn sáng để giảm tỉ lệ truyền dẫn và phản chiếu ánh sáng. Các lớp bảo vệ này mô phỏng lớp lông mao và lông vũ của động vật tại vùng cực. Họ nhận ra rằng bằng cách tăng hệ số phản xạ của lớp bảo vệ grey-body hay nói đơn giản là thêm vào khoảng trống giữa 2 máy điều nhiệt nhiều lớp bảo vệ hơn, tỉ lệ truyền dẫn nhiệt đã giảm đi đột ngột.
Ảnh phóng to lông tơ của một con công trắng với các lông phụ kéo dài giúp khuếch tán bức xạ nhiệt, giữ ấm cho cơ thể.
Simonis cho biết: "Đặc tính này rất hữu ích đối với động vật, chẳng hạn như động vật có vú và chim chóc sinh sống tại các khu vực băng tuyết." Phát hiện của Simonis cũng mở ra một câu hỏi rằng tại sao việc chế tạo các vật liệu cách nhiệt vẫn không đạt hiệu quả cao trong khi gấu trắng Bắc cực chỉ với bộ lông dày vài inch lại có thể cách ly cơ thể ở nhiệt độ 37 độ C với nhiệt độ bên ngoài xuống đến - 40 độ C.
"Tại sao chúng ta phải cần đến những tấm bông khoáng hay bông thủy tinh cách nhiệt dày ít nhất 60 cm để cách ly nhiệt độ 20 độ C bên trong từ nhiệt độ - 5 độ C bên ngoài. Tại sao bộ lông của gấu trắng lại hiệu quả hơn so với những gì chúng ta có thể phát triển dành cho ngôi nhà của mình," Simonis đặt câu hỏi.
Cô gợi ý rằng nghiên cứu trên có thể mang lại một loạt các ứng dụng cho con người và có thể dẫn đến sự phát triển của các loại vật liệu cách nhiệt siêu mỏng mới. Không chỉ được dùng để cách nhiệt cho các tòa nhà, vật liệu còn có thể được dùng trong quần áo ấm, túi ngủ và trang thiết bị sinh tồn.
Nghiên cứu của Simonis cùng các công sự đã vừa được đăng tải trên tạp chí Optics Express.
Tòa án Đức hủy bỏ vụ án IPCom kiện Apple vi phạm bản quyền và đòi bồi thường 2 tỉ USD
Tòa án vùng Mannheim ở Đức mới đây đã bác bỏ vụ án liên quan đến việc công ty IPCom kiện Apple vi phạm bằng sáng chế 3G/4G LTE của họ và đòi bồi thường 1,57 tỉ Euro, tương đương 2 tỉ USD. Một vụ tương tự giữa IPCom với HTC cũng bị tòa này hủy xử án. Bản quyền nằm trong vụ kiện mang số hiệu EP1841268 và nó nói về cách thức một thiết bị nhận được quyền ưu tiên truy cập mạng viễn thông trong trường hợp khẩn cấp, ngay cả khi mạng đang bị nghẽn hoặc chậm. Hiện tòa chưa đưa ra lời giải thích cụ thể cho động thái của mình. Nhiều khả năng IPCom sẽ kháng cáo với hi vọng kiếm được một phần tiền nào đó từ Apple và HTC.
Nguồn: Deutsche Welle
[Video] Câu chuyện phía sau chiếc GT-R nhanh nhất thế giới, tăng tốc từ 0-100km/h trong 1,72 giây
AMS Performance là một hãng độ xe nổi tiếng của Mỹ, công ty này chuyên nâng cấp công suất và từ đó tạo ra những chiếc xe nhanh hơn rất nhiều so với nguyên bản của nó. Những cái tên yêu thích của AMS chính là các mẫu xe như Porsche 911, BMW M-Series, Mercedes-Benz AMG, Audi R8 và đặc biệt là mẫu siêu xe đến từ Nhật Bản - Nissan GT-R bởi kết cấu đơn giản và tính "dễ độ" của nó. Hãng độ này đã biến chiếc GT-R (vốn đã là một chiếc siêu xe mạnh mẽ) trở thành một con quái vật thật sự, cả về công suất và hiệu năng với khả năng tốc từ 0-100km/h chỉ trong vòng 1,72 giây - một con số đáng sợ.
Họ đã làm điều đó như thế nào? Nhóm AMS đã nâng cấp chiếc Nissan GT-R nguyên bản thành một phiên bản độ mới có tên gọi Alpha Omega GT-R với chiếc động cơ được "sáng chế" lại để có thể cho công suất tối đa lên đến gần 2.000 mã lực, các trục cơ sở được gia cường lực kiên cố, hộp số, hệ thống treo và bộ lốp xe đều được tinh chỉnh và thay thế để phù hợp với công suất khủng khiếp của chiếc xe. Tuy có sức mạnh cực kì lớn nhưng chiếc xe vẫn có thể di chuyển từ từ một cách an toàn trong thành phố nhờ vào những điều chỉnh hợp lý của AMS.
Nhóm kỹ sư thiết kế và toàn bộ nhân viên của AMS đã cùng nhau tạo ra một đoạn video ngắn để mô tả lại quá trình phát triển chiếc GT-R đặc biệt này từ năm 2010 cho đến nay. Nó thể hiện quá trình chuẩn bị, những thông số mà họ muốn đạt được, cách làm để đạt được mục tiêu đó và những gì nhóm định làm trong tương lai. Mời các bạn cùng xem qua đoạn video bên dưới.Theo AlphaPerformance, MotorAuthority
Mời xem đoạn video ấn tượng về phong cách thiên nhiên quay từ mũi của chú chim bồ nông
Đội mũ vào, chuẩn bị bay và ngắm cảnh nào anh em ơi! Đoạn video clip bên dưới được quay lại bởi chiếc camera hành trình GoPro HD HERO3+ gắn vào mũi của một chú bồ nông. Vì không biết bay, chú ta tên là Bigbird và đã bị đàn của mình bỏ lại trên bãi biển của khu nghỉ mát Greystoke Mahale, Tanzania sau một cơn bão lớn. May mắn là nhân viên của khu nghỉ mát đã nhận nuôi Bigbird và giúp chú chim tội nghiệp này tập bay trở lại. Trong đoạn video là cảnh tượng ghi được sau khi Bigbird cất cánh lần đầu tiên và bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của khu vực bãi biển trong xanh, cảnh mặt trời xa xa cũng như khu rừng rậm gần đó, tất cả tạo nên một không gian thiên nhiên rất tuyệt vời và yên bình. Mời anh em cùng xem nhé.Nguồn: YouTube của GoPro
McLaren công bố thông số vận hành chi tiết của siêu xe 650S
McLaren vừa mới công bố thêm những thông tin chi tiết về thông số vận hành của mẫu siêu xe mới nhất của hãng - chiếc McLaren 650S. Mẫu xe này là dòng xe nằm giữa phân khúc của MP4-12C và siêu xe McLaren P1 với động cơ V8 3.8L thế hệ mới được đặt ở giữa theo chiều dọc. McLaren 650S được phát triển dựa trên nền tảng của mẫu MP4-12C với sự hỗ trợ từ tay đua F1 Jenson Button và nó sẽ được chính thức ra mắt fan hâm mộ tại triển lãm Geneva Motor Show 2014 sẽ diễn ra vào tháng 3 tới đây.
Tuy được chế tạo dựa trên nền tảng khung gầm của 12C nhưng 650S lại được thừa hưởng nhiều công nghệ tiến tiến từ McLaren P1 - mẫu siêu xe nổi tiếng và cao cấp nhất hiện tại của hãng xe Anh quốc, điển hình là thiết kế khí động học, hệ thống treo, hệ thống phanh và hộp số. Tuy nhiên điều đáng chú ý hơn chính là sức mạnh được gia tăng đáng kể của chiếc xe so với những người anh em tiền nhiệm. Động cơ xăng V8 3.8L của nó cho công suất tối đa lên đến 650 mã lực, cao hơn 25 mã lực so với mẫu MP4-12C hiện tại.
Theo thông tin công bố từ McLaren, 650S có thể tăng tốc từ 0-100km/h trong thời gian chỉ 3 giây, từ 0-200km/h trong 8,4 giây và 0-300km/h trong 25,4 giây. McLaren có thể hoàn thành quãng đường 400m chỉ trong 10,5 giây và đạt được tốc độ tối đa trong quãng đường đó là 224km/h. Tốc độ tối đa mà chiếc xe có thể đạt được là 333km/h - những con số rất ấn tượng so với những mẫu siêu xe cùng phân khúc, thậm chí nếu so với đàn anh McLaren P1 thì 650S chỉ tăng tốc đến 100km/h chậm hơn 0,2 giây. Thậm chí, nếu tăng tốc đến 200km/h thì 650S còn nhanh hơn cả xe đua F1 của McLaren đến 1 giây - những con số đủ để bạn biết là chiếc xe này nhanh như thế nào.
Mặc dù có khả năng vận hành rất cao như thế nhưng mức tiêu hao nhiên liệu của McLaren 650S không hề cao. Cụ thể, chiếc xe chỉ tiêu tốn 11.7L/100km - một con số rất ấn tượng đối với một chiếc xe có động cơ V8 và đây cũng là con số dẫn đầu trong phân khúc siêu xe cỡ trung không dùng động cơ Hybrid. McLaren 650S phiên bản Coupe và Spider sẽ có buổi lễ ra mắt chính thức trên toàn cầu tại triển lãm Geneva lần thứ 84 diễn ra vào ngày 04/03/2014 tới đây. Giá bán của xe hiện vẫn chưa được tiết lộ.
Thông số kỹ thuật và vận hành của McLaren 650S:
- Động cơ V8 3.8L tăng áp Turbo kép, đặt giữa theo chiều dọc
- Công suất tối đa 650 mã lực tại 7.250 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 680Nm tại 6.000 vòng/phút
- Hộp số tự động 7 cấp SSG
- Khung gầm và thân xe được làm bằng sợi carbon MonoCell
- Kích thước tổng thể: 4512 x 2093 x 1199 mm (Dài x Rộng x Cao)
- Trọng lượng khô 1.330kg
- Tăng tốc từ 0-100km/h trong 3 giây, từ 0-200km/h trong 8,4 giây và 0-300km/h trong 25,4 giây.
- Tốc độ tối đa 333km/h
- Quãng đường phanh 100-0km/h là 30.5m, 200-0km/h là 123m và 300-0km/h là 271m.
- Mức tiêu hao nhiên liệu 11.7L/100km, thải ra 275g CO2/km
Apple lý giải về khả năng bảo mật của iMessage
Đối với một dịch vụ chat, chúng ta thường nói nhiều về chức năng của nó chứ ít ai quan tâm đến vấn đề bảo mật. Liệu những gì chúng ta trao đổi với nhau như hình ảnh, thư từ các thứ có thể bị hãng hay ai khác xem lén hay không? Trong bài này chúng ta sẽ nói về dịch vụ chat iMessage rất nổi tiếng của Apple, hãng này vừa chính thức công bố một tập tài liệu khá dài để giải thích về mức độ bảo mật của các dịch vụ mà họ đang phát triển, bao gồm cả iMessage.
Bạn có thể tải file PDF tài liệu của Apple tại đây (link, phần iMessage bắt đầu từ trang 20), dưới đây là tóm tắt các ý chính để bạn dễ tham khảo, mình đọc trên trang TechCrunch và tác giả của bài viết đã cố gắng lý giải theo cách rất dễ hiểu để ai cũng có thể nắm được.
Đầu tiên, bạn hãy tưởng tượng rằng nhà mình có một hộp thư và sẽ có 2 chìa khóa, một chìa công khai (Public) để mọi người có thể bỏ thư vào hộp và một chìa riêng tư (Private) chỉ một mình bạn có để lấy thư ra. Hai chìa này hoàn toàn khác nhau và không thể thay thế cho nhau. Chìa Public được dùng để gửi thư đi chứ không thể dùng để nhận thư.
Bước ra thực tế một chút, chiếc iPhone (hay iPad) chính là hộp thư nói trên. Tất cả mọi người có thể dùng chìa Public để gửi tin nhắn vào iPhone của bạn dưới dạng mã hóa, sau đó chìa Private trên iPhone (chỉ máy của bạn mới có) sẽ giải mã tin nhắn thành dạng đọc được để cho bạn xem. Người ta không thể dùng chìa Public để giải mã tin nhắn.
Đó là tóm tắt, còn dưới đây là cách thức hoạt động chi tiết của iMessage từ đầu đến cuối:Tại sao Apple phải công bố những thông tin này? Lý do một phần là gần đây có thông tin cho biết Apple là một trong nhiều thành viên của một chương trình thuộc chính phủ dùng để giám sát người dùng có tên gọi là PRISM, rằng Apple và Cơ quan An ninh Quốc gia của Mỹ (NSA) có thể đọc được toàn bộ nội dung tin nhắn iMessage của người dùng.
- Khi bạn kích hoạt iMessage trên iPhone lần đầu tiên, máy sẽ tạo ra 2 bộ chìa khóa, mỗi bộ có đủ chìa Public và Private, một bộ dùng để mã hóa dữ liệu còn bộ kia dùng để xác thực dữ liệu đó có bị kẻ lạ thay đổi sau khi được gửi lên máy chủ Apple hay không. Nếu phát hiện có sự thay đổi trong quá trình gửi tin nhắn lên máy chủ thì Apple sẽ có biện pháp xử lý riêng.
- Chìa Public sẽ được gửi lên máy chủ Apple, chìa Private được giữ lại trong máy iPhone, Apple không giữ chìa này.
- Khi ai đó muốn gửi tin nhắn iMessage cho bạn, máy của người đó sẽ tự động lấy chìa Public trên máy chủ Apple, dùng chìa Public để mã hóa tin nhắn trước dưới dạng mà chỉ có máy người nhận mới giải mã được, sau đó gửi chúng lên máy chủ.
- Ở đây xuất hiện 1 thắc mắc: nếu chìa Private chỉ nằm yên trong 1 máy iPhone của bạn thì làm thế nào mà các máy khác (iPad, Macbook) cũng có thể nhận và giải mã tin nhắn? Liệu chìa Private có được sao chép đến nhiều máy khác hay không? Câu trả lời là KHÔNG. Thực ra, mỗi một máy mà bạn thêm vào tài khoản iCloud đều có một bộ chìa khóa riêng dành cho chiếc máy đó. Nếu bạn có 2 máy dùng iMessage thì tin nhắn sẽ được mã hóa thành 2 bản dành cho 2 máy (theo chuẩn AES-128) và lưu trên máy chủ của Apple đúng 2 bản đó. Sau đó, từng máy một sẽ dùng chìa Private của máy đó để giải mã tin nhắn và hiển thị dưới dạng chữ thông thường.
- Cũng có một vài dữ liệu như thông tin thời gian gửi/nhận tin nhắn và thông tin APN chưa được mã hóa lúc này.
- Toàn bộ các gói dữ liệu mã hóa và chưa mã hóa sẽ được mã hóa lần thứ hai và gom lại thành một gói dữ liệu duy nhất trên đường chuyển đến máy người nhận.
- Đối với các tin nhắn dài hay chứa hình ảnh, Apple sẽ giữ hình trên máy chủ iCloud (nhưng không xem được chúng). Lúc này, máy của người gửi sẽ tạo thêm một chìa khóa ngẫu nhiên khác và một URI (có thể hiểu là địa chỉ dẫn đến vị trí của file hình lưu trên máy chủ), sau đó Apple sẽ gửi khóa ngẫu nhiên và URI đến máy người nhận, người nhận sẽ dùng khóa Private để giải mã toàn bộ các gói dữ liệu để tải hình ảnh về.
- Sau khi tải tin nhắn về máy, tin nhắn mã hóa trên máy chủ Apple sẽ bị xóa. Nếu bạn sử dụng nhiều máy thì chỉ có bản tin nhắn dành cho máy đó mới bị xóa, còn bản dành cho những máy còn lại vẫn giữ nguyên chờ cho chúng tải về. Các tin nhắn sẽ được lưu trên máy chủ tối đa là 7 ngày.
Sau đó, Apple đã lên tiếng phủ nhận thông tin trên và khẳng định họ hay bất cứ ai cũng không thể tùy ý đọc tin nhắn của người dùng được. Apple dùng phương thức chìa khóa giải mã Private do chính người dùng nắm giữ, nếu bạn còn nhớ thì đây cũng chính là phương pháp được sử dụng bởi trang dịch vụ lưu trữ web nổi tiếng Mega.
Google cập nhật Hangouts trên iOS với giao diện phẳng và nhiều tính năng mới
Google hôm nay đã cập nhật ứng dụng nhắn tin/gọi video Hangouts trên iOS lên phiên bản 2.0 với giao diện mới theo phong cách phẳng. Trong bản update này có sự xuất hiện của tính năng gọi điện picture-in-picture, nhờ đó bạn sẽ thấy hình ảnh của những người đang tham gia vào cuộc hội thoại hình ảnh cùng một lúc trên màn hình. Ngoài ra, Hangouts 2.0 còn hỗ trợ gửi tin nhắn dạng clip ngắn (độ dài 10 giây) cho bạn bè, gửi các sticker động vui vẻ, chia sẻ bản đồ với địa điểm hiện tại bạn đang ở, cho phép dùng shortcut để liên hệ nhanh với những số liên lạc quan trọng. Trên iPad, bạn cũng có thể bắt đầu việc gọi hình ảnh ngay trong giao diện chat bằng cách kéo icon video về phía bên trái màn hình.
Mời tải về ứng dụng Hangouts 2.0 cho iOSNguồn: App Store
HGST ra mắt dòng HDD hiệu năng cao chuẩn 2,5" với số vòng quay 15.000 rpm
Ảnh minh họa
HGST, một công ty con của Western Digital, mới đây đã ra mắt dòng ổ cứng Ultrastar C15K600 nhắm đến các máy chủ, trung tâm dữ liệu. Sản phẩm này được thiết kế theo chuẩn 2,5" và HGST gọi đây là dòng HDD 15.000rpm có hiệu năng cao nhất trên thế giới. Cụ thể hơn, nó mang lại "hiệu năng ghi ngẫu nhiên cao gấp hai lần so với thế hệ ổ cứng 2,5" 15.000rpm hiện tại và gấp 2,5 lần so với HDD 3,5" 15.000rpm đang có bán trên thị trường". Ultrastar C15K600 sử dụng giao tiếp Serial Attached SCSI (SAS) tốc độ 12Gbps, khi hoạt động ổn định thì cho tốc độ vào khoảng 189MB/s đến 271MB/s. Ngoài ra nó còn sở hữu bộ nhớ đệm 128MB, tùy chọn dung lượng 300GB, 540GB hoặc 600GB. Hiện chưa rõ giá và thời điểm ra bán của Ultrastar C15K600.
HGST nói thêm rằng họ ra mắt ổ Ultrastar C15K600 dựa vào dự đoán của riêng mình đối với thị trường lưu trữ trong thời gian tới. Hãng nhận thấy rằng đến năm 2016, thị trường HDD hiệu năng cao dành cho doanh nghiệp với tốc độ quay từ 10.000 đến 15.000rpm sẽ lớn gấp đôi so với thị trường SSD trong cùng phân khúc. Ngoài ra, công ty cũng dự đoán xu hướng chuyển từ ổ 3,5" 15.000rpm sang loại 2,5" để giảm không gian cần thiết, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn mang lại dung lượng và tốc độ như yêu cầu.Nguồn: HGST
HGST ra mắt dòng HDD hiệu năng cao chuẩn 2,5" với số vòng quay 15.000 rpm
Ảnh minh họa
HGST, một công ty con của Western Digital, mới đây đã ra mắt dòng ổ cứng Ultrastar C15K600 nhắm đến các máy chủ, trung tâm dữ liệu. Sản phẩm này được thiết kế theo chuẩn 2,5" và HGST gọi đây là dòng HDD 15.000rpm có hiệu năng cao nhất trên thế giới. Cụ thể hơn, nó mang lại "hiệu năng ghi ngẫu nhiên cao gấp hai lần so với thế hệ ổ cứng 2,5" 15.000rpm hiện tại và gấp 2,5 lần so với HDD 3,5" 15.000rpm đang có bán trên thị trường". Ultrastar C15K600 sử dụng giao tiếp Serial Attached SCSI (SAS) tốc độ 12Gbps, khi hoạt động ổn định thì cho tốc độ vào khoảng 189MB/s đến 271MB/s. Ngoài ra nó còn sở hữu bộ nhớ đệm 128MB, tùy chọn dung lượng 300GB, 540GB hoặc 600GB. Hiện chưa rõ giá và thời điểm ra bán của Ultrastar C15K600.
HGST nói thêm rằng họ ra mắt ổ Ultrastar C15K600 dựa vào dự đoán của riêng mình đối với thị trường lưu trữ trong thời gian tới. Hãng nhận thấy rằng đến năm 2016, thị trường HDD hiệu năng cao dành cho doanh nghiệp với tốc độ quay từ 10.000 đến 15.000rpm sẽ lớn gấp đôi so với thị trường SSD trong cùng phân khúc. Ngoài ra, công ty cũng dự đoán xu hướng chuyển từ ổ 3,5" 15.000rpm sang loại 2,5" để giảm không gian cần thiết, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn mang lại dung lượng và tốc độ như yêu cầu.Nguồn: HGST
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)