Thứ Bảy, 24 tháng 5, 2014

Liệu pháp điều trị ung thư não bằng mũ tạo điện trường xen kẽ NovoTTF-100A

banner.

U nguyên bào thần kinh đệm là 1 dạng ung thư não ác tính và có khả năng dẫn đến tử vong cao. Hiện tại, liệu pháp chủ yếu là hóa trị có thể kéo dài sự sống của người bệnh thêm vài tháng nhưng cũng kèm theo những tác dụng phụ như ói mửa, suy nhược, đau đớn,... Và một liệu pháp đặc biệt vừa được các bác sĩ báo cáo kết quả điều trị tại Hội nghị thường niên về nghiên cứu u bướu lâm sàng tại Mỹ: chụp một chiếc mũ đặc biệt mang tên NovoTTF-100A lên đầu người bệnh nhằm ngăn chặn sự phát triển của khối u. Đây là phương pháp có hiệu quả khá lạc quan giúp kéo dài sự sống và hạn chế nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho bệnh nhân ung thư não.

Hồi năm 2011, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã thông qua phương pháp trị liệu bằng chiếc mũ NovoTTF. Qua thử nghiệm lâm sàng, chiếc mũ có hiệu quả tương đương với trị liệu bằng hóa trị nhưng không hề kèm theo các tác dụng phụ như các phương pháp trước đây. Mới đây, nhóm nghiên cứu phát triển liệu pháp mũ NovoTTF đã công bố dữ liệu về 457 bệnh nhân đã sử dụng chiếc mũ trong thời gian qua. Theo đó, sự sống trung bình của người mắc bệnh ung thư não đã được tăng lên đến 9,6 tháng và có thể nhiều hơn nữa. Nếu không có liệu pháp điều trị, khối u thần kinh đệm sẽ bắt đầu phát tác trong vòng từ 3 đến 5 tháng.

video_thumb_moa.

So với các phương pháp điều trị ung thư trước đây, chiếc mũ NovoTTF có nhiều điểm khác biệt: sử dụng dòng điện để ngăn chặn quá trình phân bào (quá trình nhân đôi tế bào). Trên thực tế, ung thư có thể được mô tả đơn giản chính là sự phân bào không kiểm soát. Trong quá trình phân bào, các nhiễm sắc thể sẽ được nhân đôi và di chuyển về 2 cực của tế bào để thực hiện cơ chế nhân đôi. Và chiếc mũ NovoTTF sẽ tạo nên một điện trường xen kẽ làm xáo trộn điện trường ở 2 cực của tế vào khiến nó không thể nào nhân đôi được. Kết quả là các tế bào này sẽ chết đi và bị đào thải khỏi cơ thể theo các cơ chế thông thường. Theo các bác sĩ nghiên cứu, người bệnh sẽ đội chiếc mũ NovoTTF trong vòng 18 tiếng mỗi ngày để đạt được hiệu quả nhất.

NovoTTF_100a.

Mặt khác, so với phương pháp trị liệu bằng hóa trị, việc sử dụng mũ NovoTTF cũng giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và nhẹ nhàng hơn. Phản ứng thấy rõ nhất khi sử dụng chiếc mũ chỉ là những vết đỏ tương tự như đốm phát ban do những điện cực để lại trên da đầu. Đối với phương pháp hóa trị, người bệnh sẽ bị giảm sức đề kháng nhanh chóng, những thay đổi thấy rõ trên cơ thể như rụng tóc, liên tục buồn nôn và nôn ói, cảm thấy suy nhược, mệt mỏi thậm chí là gây độc tính trên tim.

Dù vậy, việc đội một công cụ tạo điện trường như NovoTTF 18 tiếng mỗi ngày vẫn tạo ra một sự bất tiện đối với người bệnh. Thử tưởng tượng về việc đội một chiếc mũ kỳ lạ với đống dây nhợ lằng nhằng khiến người bệnh không thể nào bước ra khỏi nhà. Do đó, bước tiếp theo của công tác nghiên cứu, các bác sĩ đã đề xuất ý tưởng phát triển NovoTTF mang hình thái như một thiết bị đeo thông minh giúp người bệnh thoải mái hơn. Đây có thể sẽ tạo nên một làn sóng mới giúp các thiết bị đeo trong tương lai sẽ được phát triển theo hướng ngày càng tích hợp sâu hơn vào việc chăm sóc sức khỏe cho con người.


[Hình ảnh] Offline Asus Zenfone 4,5 và 6 tại Riverside Palace, sáng nay

DSC_4694.

Buổi ofline "Asus ZenFone" vừa diễn ra vào sáng ngày 24/5 tại Riverside Palace. Số lượng offline chỉ cho phép có 400 thành viên nhưng số lượng đăng ký với hơn 4000 thành viên (theo thông tin Asus). Chương trình bắt đầu lúc 9h nhưng 7h30 đã khá đông các bạn đã tập hợp ở địa điểm offline.

Thông qua buổi offline, Asus giới thiệu với các thành viên về chiếc điện thoại mới nhất của mình đó là chiếc Zenfone 4, 5 và 6 với các đối tượng khác nhau. Hiện nay chiếc ZenFone 4 đã được bán ra, hai chiếc ZenFone 5 và 6 còn lại thì đang trong giai đoạn đặt hàng và vào khoảng đầu tháng 6 sẽ được phân phối thông qua cửa hàng FPT.

Sau đây là hình ảnh offline:

Có phải Apple luôn xếp thiết kế ở vị trí hàng đầu?

steve_jobs_by_daraku48-d4bz4e4.

Mọi người thường nói rằng điều khiến cho Apple khác biệt so với những công ty như Samsung hay Sony chính là ở Apple, thiết kế là một giới luật. Còn những công ty kia đặt vấn đề kỹ thuật lên hàng đầu.

Tuy nhiên điều đó là không chính xác, theo cựu nhân viên thiết kế cấp cao kiêm chuyên gia về trải nghiệm người dùng Mark Kawano. Chia sẻ với trang web chuyên về thiết kế của Fast Company, Co.Design, Kawano cho biết Apple vẫn là một công ty xem kỹ thuật là điều kiện tiên quyết.

Vậy đâu là sự khác biệt? Tất cả các kỹ sư ở Apple biết làm thế nào để suy nghĩ như một thiết kế gia.

Theo Kawano, trong khi có một số suy nghĩ đến từ bên ngoài rằng chất lượng sản phẩm Apple có được là nhờ vào Jony Ive và quá trình thiết kế của anh ta, nhưng điều ngược lại mới là đúng.

“Đó thật sự là văn hoá kỹ thuật, và cách công ty được tổ chức để nhận thức và hỗ trợ thiết kế,” Kawano cho biết. “Mỗi người ở Apple đều nghĩ về UX (trải nghiệm người dùng) và thiết kế, chứ không chỉ những nhà thiết kế mới làm việc này. Và đó là điều khiến cho những thứ liên quan đến sản phẩm trở nên tốt hơn nhiều… nhiều hơn so với khả năng của bất kỳ một nhà thiết kế cá nhân hay một nhóm thiết kế nào khác.”

Thay vì phải tốn thời gian để giải thích cho các lãnh đạo về những nguyên tắc về thiết kế, mọi người ở Apple về cơ bản luôn ủng hộ những gì mà Ive cùng với nhóm của ông đang làm. Kỹ thuật vẫn là chính - vì đó là điều bắt buộc, vì thiết kế phải đủ thực tế để có thể đưa vào sản xuất hàng loạt ở quy mô cực lớn - nhưng thật sự ở Apple mỗi người đều là một thiết kế gia trong tim.

Kawano cũng cho biết Apple không thuê một số lượng lớn các chuyên gia thiết kế. Thay vào đó, mỗi nhóm thiết kế thường có khoảng 100 người cho sản phẩm chính, số này là ít hơn so với cách làm của Google hay Microsoft. Dưới thời Tim Cook thì số lượng người trong các nhóm này có tăng lên, nhưng đến thời điểm hiện tại, các sản phẩm chính của Apple đều là thành quả của những nhóm nhỏ. Có lẽ với Apple thì “lắm thầy nhiều ma”?

Kawano cũng có những chia sẻ rất thú vị về vị CEO đã quá cố là Steve Jobs. Anh cho biết những nhận xét về Steve Jobs là một người nóng tính và khó có thể làm mủi lòng chỉ đúng nếu bạn là người không quan tâm đến việc làm mọi thứ thật tốt. Kawano cho biết “Tôi nghĩ rằng Steve có rất ít kiên nhẫn đối với những người không thực sự quan tâm đến những gì họ làm. Còn nếu bạn làm việc với sự chú tâm thì Jobs cũng là một người “cực dễ gần”.

Nếu nhìn dưới một góc độ khác thì có thể nói Steve Jobs và Apple cuối cùng sẽ không được nhớ đến như là một công ty công nghệ. Họ sẽ được nhớ như là công ty đã “dân chủ hoá” ngành công nghiệp thiết kế và biến nó trở nên có thể tiếp cận được với tất cả mọi người. Chắc chắn là hiện tại mọi người đã quan tâm đến thiết kế của sản phẩm nhiều hơn so với trước đây, và đó là do tình yêu dành cho thiết kế của Steve Jobs đã "lây nhiễm" ra. Ông đã "dạy" cho mọi người biết quan tâm đến thiết kế nhiều hơn. Ngay cả với một người làm thiết kế chuyên nghiệp hay là những nhà điều hành của công ty.

Theo: Cultofmac
Ảnh: Devianart

Có phải Apple luôn xếp thiết kế ở vị trí hàng đầu?

steve_jobs_by_daraku48-d4bz4e4.

Mọi người thường nói rằng điều khiến cho Apple khác biệt so với những công ty như Samsung hay Sony chính là ở Apple, thiết kế là một giới luật. Còn những công ty kia đặt vấn đề kỹ thuật lên hàng đầu.

Tuy nhiên điều đó là không chính xác, theo cựu nhân viên thiết kế cấp cao kiêm chuyên gia về trải nghiệm người dùng Mark Kawano. Chia sẻ với trang web chuyên về thiết kế của Fast Company, Co.Design, Kawano cho biết Apple vẫn là một công ty xem kỹ thuật là điều kiện tiên quyết.

Vậy đâu là sự khác biệt? Tất cả các kỹ sư ở Apple biết làm thế nào để suy nghĩ như một thiết kế gia.

Theo Kawano, trong khi có một số suy nghĩ đến từ bên ngoài rằng chất lượng sản phẩm Apple có được là nhờ vào Jony Ive và quá trình thiết kế của anh ta, nhưng điều ngược lại mới là đúng.

“Đó thật sự là văn hoá kỹ thuật, và cách công ty được tổ chức để nhận thức và hỗ trợ thiết kế,” Kawano cho biết. “Mỗi người ở Apple đều nghĩ về UX (trải nghiệm người dùng) và thiết kế, chứ không chỉ những nhà thiết kế mới làm việc này. Và đó là điều khiến cho những thứ liên quan đến sản phẩm trở nên tốt hơn nhiều… nhiều hơn so với khả năng của bất kỳ một nhà thiết kế cá nhân hay một nhóm thiết kế nào khác.”

Thay vì phải tốn thời gian để giải thích cho các lãnh đạo về những nguyên tắc về thiết kế, mọi người ở Apple về cơ bản luôn ủng hộ những gì mà Ive cùng với nhóm của ông đang làm. Kỹ thuật vẫn là chính - vì đó là điều bắt buộc, vì thiết kế phải đủ thực tế để có thể đưa vào sản xuất hàng loạt ở quy mô cực lớn - nhưng thật sự ở Apple mỗi người đều là một thiết kế gia trong tim.

Kawano cũng cho biết Apple không thuê một số lượng lớn các chuyên gia thiết kế. Thay vào đó, mỗi nhóm thiết kế thường có khoảng 100 người cho sản phẩm chính, số này là ít hơn so với cách làm của Google hay Microsoft. Dưới thời Tim Cook thì số lượng người trong các nhóm này có tăng lên, nhưng đến thời điểm hiện tại, các sản phẩm chính của Apple đều là thành quả của những nhóm nhỏ. Có lẽ với Apple thì “lắm thầy nhiều ma”?

Kawano cũng có những chia sẻ rất thú vị về vị CEO đã quá cố là Steve Jobs. Anh cho biết những nhận xét về Steve Jobs là một người nóng tính và khó có thể làm mủi lòng chỉ đúng nếu bạn là người không quan tâm đến việc làm mọi thứ thật tốt. Kawano cho biết “Tôi nghĩ rằng Steve có rất ít kiên nhẫn đối với những người không thực sự quan tâm đến những gì họ làm. Còn nếu bạn làm việc với sự chú tâm thì Jobs cũng là một người “cực dễ gần”.

Nếu nhìn dưới một góc độ khác thì có thể nói Steve Jobs và Apple cuối cùng sẽ không được nhớ đến như là một công ty công nghệ. Họ sẽ được nhớ như là công ty đã “dân chủ hoá” ngành công nghiệp thiết kế và biến nó trở nên có thể tiếp cận được với tất cả mọi người. Chắc chắn là hiện tại mọi người đã quan tâm đến thiết kế của sản phẩm nhiều hơn so với trước đây, và đó là do tình yêu dành cho thiết kế của Steve Jobs đã "lây nhiễm" ra. Ông đã "dạy" cho mọi người biết quan tâm đến thiết kế nhiều hơn. Ngay cả với một người làm thiết kế chuyên nghiệp hay là những nhà điều hành của công ty.

Theo: Cultofmac
Ảnh: Devianart

Trên tay Asus Fonepad 7 2 sim giá 2.9 triệu đồng

Tinhte.vn đã từng giới thiệu với các bạn 2 chiếc Fonepad 7 trước kia và lần này là chiếc thứ 3. Fonepad 7 mới (tên mã FE170CG) có giá chỉ bằng 2/3 so với bản cũ (ME175CG), tức 2.9 triệu đồng chính hãng so với 4.5 triệu. Với 2.9 triệu đồng bạn sẽ mua được gì? Chúng ta sẽ sở hữu một chiếc tablet 7” kiêm điện thoại 2 SIM online cùng lúc, một chip xử lý Intel 2 nhân 1.2GHz, 1GB RAM hoạt động trên nền Android 4.3, rất ấn tượng.

So với bản cũ, sự khác biệt lớn nhất của Fonepad 7 mới là màn hình. Asus đã cắt giảm màn hình của máy xuống độ phân giải 1024x600 và dùng tấm nền TFT thay cho IPS nhằm tiết kiệm chi phí. Với những thay đổi đó thì rõ ràng khả năng hiển thị của Fonepad 7 giá rẻ sẽ kém hơn về góc nhìn cũng như màu sắc. Thay đổi dễ thấy nhất là độ sắc nét, trong phiên bản cũ dù các điểm ảnh lộ khá rõ nhưng vẫn đỡ hơn bản này. Nếu bạn chấp nhận được màn hình thì khoảng chênh lệch 1.5 triệu đồng giữa 2 máy là hoàn toàn xứng đáng. Một thay đổi đáng nhắc đến nữa là camera sau của máy bị rút gọn chỉ còn 2MP nhưng vẫn có autofocus cùng các tính năng đặc biệt mới của Asus như xóa người không mong muốn ra khỏi ảnh

Fonepad 7 sử dụng chip Intel 2 nhân mỗi nhân 1.2GHz cùng công nghệ siêu phân luồng để đẩy lên 4 tiến trình xử lý cùng lúc. Mình rất thích chip Intel vì giá tốt mà chạy lại nhanh nhưng bạn cần lưu ý là đôi khi có những ứng dụng chưa tối ưu hóa cho dòng chip này, dù rất ít nhưng cũng cần phải nhắc tới. Con chip Asus sử dụng thuộc họ CloverTrail+ được giới triệu ở MWC 2013.

Cần lưu ý, do đây là máy mới nên Asus đã nâng cấp Fonepad 7 lên giao diện ZenUI của dòng Zenfone 2014. Mình không rõ Asus đã cập nhật cho các máy Fonepad 7 cũ hay chưa nhưng chắc chắn họ sẽ bổ sung Android 4.4 cho loạt sản phẩm này trong thời gian tới.

Cấu hình chi tiết của máy:
  • Hệ điều hành: Android 4.3
  • CPU: Intel Atom Z2520, hai nhân 1.2GHz
  • Màn hình: 7" 1024x600
  • RAM: 1GB
  • Bộ nhớ trong: 8GB
  • Thẻ nhớ: microSD
  • Camera sau: 2MP
  • Kết nối: Wi-Fi n, BT 4.0, 3G, A-GPS, GLONASS, microUSB, cổng 3.5mm
  • Pin: 10 tiếng xem video
Xem thêm các bài viết về Asus Fonepad 7

Cảm ơn Viettablet đã hỗ trợ Tinhte.vn thực hiện bài viết này.



Asus_Fonepad_7.
Fonepad 7 hoàn toàn có thể cầm và nghe bằng một tay. Tất nhiên bạn sẽ cảm thấy hơi kỳ nếu áp nó lên tai Asus_Fonepad_7-3. Loa và camera phụ ở phía trước Asus_Fonepad_7-4. Asus dùng 3 phím điều hướng ảo nhưng họ không tách biệt hoàn toàn mà lồng nó vào một phần màn hình, qua đó tạo cảm giác màn hình lớn hơn Asus_Fonepad_7-6. Máy cho cảm giác cầm dễ chịu dù vẫn hơi gắt nhẹ ở các viền
Asus_Fonepad_7-7. 2 khe cắm SIM và khe cắm thẻ nhớ microSD Asus_Fonepad_7-8. Phần nhựa của Fonepad được làm ở mức trung bình Asus_Fonepad_7-9.Asus_Fonepad_7-5. microphone nằm ở mặt đáy Asus_Fonepad_7-14. Sạc bằng cổng microUSB, trên đỉnh ta có thêm jack cắm tai nghe nữa Asus_Fonepad_7-13.Asus_Fonepad_7-10. Các phím bấm ở cạnh phải, đủ sâu để không gây khó chịu khi tương tác Asus_Fonepad_7-2. Mặt sau máy khá đơn giản với logo Asus và camera 2MP Asus_Fonepad_7-11.Asus_Fonepad_7-12.