Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Đại học Southampton thử nghiệm sạc pin cho Nokia Lumia 925 bằng tia chớp nhân tạo

Sạc_tia_chớp.

Nokiađại học Southampton mới đây đã thưc hiện một thử nghiệm rất thú vị về khả năng sạc điện thoại bằng tia chớp. Bên phía Nokia, họ đã chuẩn bị một chiếc Lumia 925 trong khi đại học Southampton chịu trách nhiệm tạo ra một tia chớp mô phỏng. Theo đó, một dòng điện 200.000 V đã được truyền qua một khoảng trống 30 cm với ánh sáng và nhiệt, tạo ra một một tia chớp tương tự sản phẩm từ bầu trời. Thế nhưng mục đích của thí nghiệm này là gì?

Trong hình trên, có thể thấy điện được đưa qua một máy biến thế để nâng hiệu điện thế lên 200.000 V, qua đó tạo ra một hồ quang điện kết nối khoảng trống 30 cm giữa 2 điện cực. Cực nhận còn lại cũng được kết nối với một máy biến thé thứ 2 để hạ hiệu điện thế xuống để không làm điện thoại phát nổ.

Neil Palmer đến từ đại học Southampton cho biết: "Chúng tôi rất ngạc nhiên khi mạch điện trong chiếc Lumia 925 bằng cách nào đó đã ổn định các tín hiệu nhiễu, cho phép pin trong điện thoại được sạc. Phát hiện này góp phần chứng minh rằng các thiết bị có thể được sạc với một dòng điện truyền trong không khí và đây cũng là một bước tiến quan trọng nhằm mở rộng hiểu biết về một loại năng lượng tự nhiên như sấm chớp và khai thác chúng."

Tuy nhiên, qua video chúng ta cũng có thể thấy hồ quang điện được tạo ra liên tục và điều này có nghĩa dòng điện liên tục được truyền vào điện thoại. Ngược lại khi sét đánh, một điện tích tích lũy cực lớn được giải phóng xuống mặt đất gần như ngay lập tức. Vì vậy, dòng điện không thể được truyền liên tục như thí nghiệm trên.

Sạc_tia_chớp_01.

Giải đáp thắc mắc của Gizmag, Neil Palmer đã lên tiếng xác nhận rằng trên thực tế, dòng điện đã được truyền liên tục trong thí nghiệm. Có thể nói tất cả những gì xảy ra là dòng điện được truyền thông qua các máy phát tạo sấm chớp nhân tạo. Kết quả là các tia điện xuất hiện ở cả 2 đầu tiếp nhận của hồ quang điện nhưng máy biến thế thứ 2 sẽ đảm bảo rằng điện áp được giảm xuống mức an toàn. Palmer cho biết điều lý thú nhất qua thí nghiệm này là chiếc điện thoại Lumia 925 không bị tổn hại. Tuy nhiên, khả năng khai thác năng lượng từ sấm chớp vẫn bị bỏ ngõ. Thêm vào đó, kết quả thí nghiệm cũng không được công bố chi tiết trên giấy.

Với những thông tin ít ỏi, khó có thể tìm ra lý lẽ biện hộ cho ý kiến thí nghiệm mà đại học Southampton thử nghiệm cùng điện thoại Nokia là một bước tiến mới hướng đến mục tiêu khai thác năng lượng từ sấm sét. Bài học mà chúng ta có thể rút ra tại đây là những hiệu ứng truyền dẫn của dòng điện xuyên qua không khí. Và không loại trừ khả năng, đây chỉ là một hình thức thử độ bền hay chiêu trò quảng cáo cho điện thoại Lumia 925.