Hiển thị các bài đăng có nhãn 2 sim. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 2 sim. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Một vài lưu ý khi mua điện thoại Android 2 sim

Tinhte_Android_2_sim_00 copy

Điện thoại Android 2 sim ngày càng bắt đầu phổ biến hơn, từ những chiếc siêu rẻ cấu hình thấp, chất lượng kém đến những chiếc cao cấp như HTC One. Trong một rừng đó thì những cũng không ít những chiếc máy Android 2 sim mà chúng ta có thể sử dụng được vì giá bán vừa phải, cấu hình cũng 2 nhân đến 4 nhân. Với 1 chiếc máy 4 nhân Cortex A7 thì các tác vụ được đáp ứng khá tốt, máy không chậm mà chạy mượt, nói vậy để thấy sim 2 không chỉ có máy cùi, vẫn có máy đáp ứng được nhu cầu sử dụng hàng này. Vấn đề là các máy Android 2 sim thì nó hoạt động thế nào? Việc quản lý sim ra sao? Bài viết này sẽ tổng hợp lại một chút về các vấn đề liên quan đến 2 sim android, được rút ra sau khi mình sử dụng qua vài chiếc điện thoại loại này. Do cũng chưa dùng hết qua tất cả các máy Android 2 sim nên không rõ những máy khác thế nào, tuy nhiên có thể dự đoán rằng các máy Android đều có cùng một giải pháp cả.

Hai sim 2 sóng online cùng 1 lúc?

Câu cửa miệng người ta hay nói là 2 sim 2 sóng online cùng 1 lúc, cái này vừa đúng vừa không đúng. Bình thường trong thời gian rỗi, không có điện thoại thì tất nhiên 2 sim đều online, tuy nhiên nếu như bạn đang nhận điện thoại trên 1 sim thì sim còn lại sẽ bị ngắt. Khi đó nếu có người gọi tới sim 2 thì sẽ nhận được thông báo: “Thuê bao quý khách vừa gọi tạm thời không liên lạc được, xin quý khách vui lòng gọi lại sau”.

Tinhte_Android_2_sim_01

Lý do vì sao 2 sim không online cùng một lúc được thì tạm thời không bàn ở đây. Thông thường thì nếu bạn đang nghe điện thoại thì chắc cũng không muốn bị ngắt ngang bởi một cuộc điện thoại khác, vì thế giải pháp ngắt 1 sim đi cũng được. Tuy nhiên trong vài trường hợp cụ thể thì bạn lại không muốn bỏ lỡ một cuộc gọi nào cả. Chính vì thế các máy Android 2 sim sử dụng thêm giải pháp “Chuyển cuộc gọi” – tận dụng dịch vụ chuyển cuộc gọi của nhà mạng. Khi sim bị ngắt, không liên lạc được thì nhà mạng sẽ tự động chuyển tiếp cuộc gọi sang một số điện thoại khác do bạn thiết lập. Như vậy máy sẽ tự động thiết lập chế độ chuyển tiếp sim 1 <-> sim 2, khi đó nếu đang điện thoại đến sim 1 (thì sim 2 bị ngắt) mà có cuộc gọi tới sim 2 thì nó sẽ tự động chuyển tiếp qua cho sim 1 và ngược lại.

Dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi được mở mặc định cho thuê bao trả trước, trả sau của MobiFone và Vinaphone, vì thế bạn không cần đăng ký sử dụng dịch vụ. Viettel không mở mặc định vì thế bạn cần tự đăng kí. Cách thực hình mình sẽ nói ở phần dưới. Có một lưu ý đó là khi bật chuyển cuộc gọi thì bạn bị tốn thêm tiền cước cho cuộc gọi đó, Người khác (A) gọi cho sim 2, sim 2 đang bị ngắt thì cuộc gọi được chuyển qua sim 1 -> cuối cùng sim 2 chuyển qua sim 1 được tính là 1 cuộc gọi từ sim 2 sang sim 1 và tính cước như bình thường.

Tinhte_Android_2_sim_02

Kết nối 3G trên điện thoại 2 sim?

Trên điện thoại Android 2 sim thì bạn có thể chuyển qua chuyển lại giữa 2 sim để tận dụng kết nối 3G của cả hai. Thông thường chúng ta đều dùng trọn gói cả, vì thể hết dụng lượng sim 1 thì đổi qua sim 2 dùng 3G tiếp. Và cũng có nhiều người mua máy 2 sim về để dùng với 1 sim chính và 1 sim dcom chuyên để vào mạng cho nhanh.

Có một lưu ý là cho tới thời điểm này thì các điện thoại Android lại hay kết hợp cả 3G và 2.5G. Tức là chỉ có 1 khe sim có hỗ trợ kết nối 3G tốc độ cao, khe sim còn lại chỉ hỗ trợ đến 2.5G mà thôi. Không phải máy Android 2 sim nào cũng vậy nhưng đây là trường hợp phổ biến, chính vì thế nếu bạn đi mua máy thì cần tìm hiểu rõ về vấn đề này để sử dụng cho tốt.

Tinhte_Android_2_sim_03

Nhắn tin trên máy 2 sim sẽ như thế nào?

Việc nhắn tin trên Android 2 sim lại khá đơn giản và máy nào cũng giống nhau. Tin nhắn tới thì bạn được thông báo rất rõ ràng là nhận bằng sim nào và khi gửi tin nhắn đi thì phần lựa chọn gửi bằng sim nào cũng được thể hiện rõ ra. Không có gì nhiều để nói về phần này cả.

Tinhte_Android_2_sim_04

Phần mềm quản lý sim

Trong phần Cài đặt của các máy Android luôn có phần quản lý 2 sim, dù cho hãng có đổi tên phần này thì gì đi nữa thì nó luôn gồm các chức năng liệt kê ở dưới đây, mặc định thì Android đã hỗ trợ các tính năng này:
  • đổi tên sim (mặc định sẽ hiển thị là sim 1 – sim 2, người dùng có thể đổi thành tên bất kì để ghi nhớ cho dễ)
  • Thiết lập sim mặc định dùng cho kết nối 3G
  • Kích hoạt hay tắt 1 sim đi không dùng
  • Và chế độ 2 sim thông minh (là chế độ Chuyển cuộc gọi đã nói ở trên)
Tinhte_Android_2_sim_05

Những lưu ý khi đăng kí dịch vụ “chuyển cuộc gọi”

Tính năng sim đôi thông minh trên máy Android 2 sim sẽ tự động đăng kí dịch vụ chuyển cuộc gọi giữa 2 sim của bạn. Vì thế bạn không cần làm gì cả, chỉ đơn giản là kích hoạt tính này lên. Vấn đề đặt ra là không phải nhà mạng nào cũng hỗ trợ chuyển tiếp cuộc gọi, như trong hình dưới đây bạn có thể thấy: mình sử dụng sim 1 là Viettel, sim 2 là Mobifone -> trong khi mobifone có thể kích hoạt chuyển tiếp thì viettel không kích hoạt được. Điều này có nghĩa là:
  • Khi đang nghe điện thoại ở sim 1 – viettel (thì sim 2 mobifone bị ngắt) mà có điện thoại đến sim 2 thì cuộc điện thoại đó sẽ được chuyển tiếp sang sim 1.
  • Khi đang nghe điện thoại ở sim 2 – mobifone (thì sim 1 viettel bị ngắt) mà có điện thoại đến sim 1 thì cuộc điện thoại đó KHÔNG được chuyển tiếp sang sim 2.
Tinhte_Android_2_sim_06

Dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi được mở mặc định cho thuê bao trả trước, trả sau của MobiFone và Vinaphone, vì thế bạn không cần đăng ký sử dụng dịch vụ. Viettel không mở mặc định vì thế bạn cần tự đăng kí dịch vụ này.
Tìm hiểu thêm về các lựa chọn khác của dịch vụ Chuyển cuộc gọi do nhà mạng cung cấp:

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Đánh giá Samsung Galaxy Win, điện thoại Android 2 sim, 4 nhân, màn hình 4.7-inch

Tinhte_galaxy win_00

Galaxy Win là chiếc điện thoại 2 sim chạy Android mới nhất của Samsung, được bán chính hãng với giá 7.150.000 vnđ. Giá này cao hơn so với các đối thủ 2 sim khác như HTC Desire SV, LG Optimus L7 II Dual, Oppo Clover ... bù lại nó cũng có cấu hình khá tốt với việc sử dụng bxl 4 nhân Qualcomm Snapdragon 200 xung nhịp 1.2GHz và RAM 1GB. Cấu hình này ngang bằng với chiếc Desire 600 mới được HTC giới thiệu, tuy nhiên HTC thì chưa được bán chính thức ở VN. Nếu đã để ý đến Galaxy Win thì tức là bạn đang có nhu cầu đến 1 chiếc điện thoại 2 sim, nhằm đỡ phải mang 2 điện thoại 1 lúc, đỡ phải vướng víu trong quá trình sử dụng. Chính vì thế 2 sim sẽ là tiêu chí lựa chọn hàng đầu, các tiêu chí khác không quan trọng và không cần đề cao nhiều, Galaxy Win – nhân vật chính của chúng ta đáp ứng được đầy đủ nhu cầu này. Máy có 2 sim và các tiêu chí khác ở mức chấp nhận được như màn hình 4.7-inch độ phân giải 480 x 800, camera 5-.0 megapixel cho chất lương hình tạm ổn. Giờ thì cùng tìm hiểu chi tiết về Galaxy Win nhé.

Thông số kỹ thuật
  • HĐH: Android 4.1.2
  • Chip xử lý: Qualcomm Snapdragon 200 (MSM8625Q) bốn nhân 1.2GHz, Cortex-A5
  • GPU: Adreno 203
  • Băng tần: 2G/3G
  • SIM: 1 SIM hoặc 2 SIM
  • Màn hình: TFT 4.7" 480x800 (199 ppi)
  • Bộ nhớ trong: 8GB
  • Thẻ nhớ: microSD
  • RAM: 1GB
  • Camera: 5 MP, LED Flash, quay phim 480p
  • Camera trước: VGA
  • Kết nối: Wi-Fi n, BT 3.0, micro USB, 3.5mm, A-GPS
  • Kích thước: 133,3 x 70,7 x 9,7 mm
  • Nặng: 143,9 gram
  • Pin: 2.000 mAh
Tính năng 2 sim –> cuộc gọi

Đây là ưu tiên đầu tiên khi bạn cân nhắc lựa chọn Galaxy Win, chính vì thế mình muốn nói đến nó trước nhất. Đầu tiên phải khăng định Galaxy Win 2 sim 2 sóng, online không cùng một lúc. Tức là trong thời gian rỗi, không có điện thoại thì tất nhiên 2 sim đều online, tuy nhiên nếu như bạn đang nhận điện thoại trên 1 sim thì sim còn lại sẽ bị ngắt. Khi đó nếu có người gọi tới sim 2 thì sẽ nhận được thông báo: “Thuê bao quý khách vừa gọi tạm thời không liên lạc được, xin quý khách vui lòng gọi lại sau”. Cách ngắt 1 sim đi trong khi sim kia đang thực hiện cuộc gọi là cách đơn giản nhất, dễ thực hiện nhất. Cách này cũng tốt vì thực ra nếu bạn đang thực hiện cuộc gọi mà có điện thoại tới thì chỉ rối thêm mà thôi, tuy nhiên nếu Samsung có thể làm tốt hơn nữa thì hay hơn: đầu dây bên kia nhận thông báo bận thì vẫn tốt hơn là nhận thông báo không liên lạc được, và khi đó sau khi kết thúc cuộc gọi thì bạn sẽ nhận được thông báo là vừa có 1 cuộc gọi nhỡ.

Ngay sau khi cuộc gọi trên sim này kết thúc thì sim kia cũng sẽ tự động online lại rất nhanh, không có độ trễ và bạn không nhận thấy được sự khác biệt. Trên bàn phím dial của Galaxy Win có 2 phím call tương ứng với sim 1 và sim 2 để bạn lựa chọn khi thực hiện cuộc gọi.

Tinhte_galaxy win_01

Để giải quyết vụ 1 sim online 1 sim bị ngắt thì Samsung có cung cấp cho bạn 1 lựa chọn, đó là tính năng “Luôn bật chế độ Sim kép” – Nhận cuộc gọi từ cả hai thẻ SIM ngay cả khi đang gọi điện. Tính năng này sử dụng chức năng chuyển tiếp cuộc gọi của nhà mạng, khi sim bị ngắt, không liên lạc được thì nhà mạng sẽ tự động chuyển tiếp cuộc gọi sang một số điện thoại khác do bạn thiếp lập. Như vậy máy sẽ tự động thiết lập chế độ chuyển tiếp sim 1 <-> sim 2, khi đó nếu đang điện thoại đến sim 1 (thì sim 2 bị ngắt) mà có cuộc gọi tới sim 2 thì nó sẽ tự động chuyển tiếp qua cho sim 1 và ngược lại.

Vấn đề đặt ra là không phải nhà mạng nào cũng hỗ trợ chuyển tiếp cuộc gọi, như trong hình dưới đây bạn có thể thấy: mình sử dụng sim 1 là Viettel, sim 2 là Mobifone -> trong khi mobifone có thể kích hoạt chuyển tiếp thì viettel không kích hoạt được. Điều này có nghĩa là:
  • Khi đang nghe điện thoại ở sim 1 – viettel (thì sim 2 mobifone bị ngắt) mà có điện thoại đến sim 2 thì cuộc điện thoại đó sẽ được chuyển tiếp sang sim 1.
  • Khi đang nghe điện thoại ở sim 2 – mobifone (thì sim 1 viettel bị ngắt) mà có điện thoại đến sim 1 thì cuộc điện thoại đó KHÔNG được chuyển tiếp sang sim 2.
Tinhte_galaxy win_02

Tính năng 2 sim –> Tin nhắn, kết nối 3G

Không phức tạp như cuộc gọi, tin nhắn thì giải quyết đơn giản hơn nhiều và hầu như phần tin nhắn của điện thoại 2 sim Android nào cũng giống nhau. Ở khung nhắn tin bạn sẽ có 2 phím để lựa chọn, chọn gửi tin nhắn bằng sim 1 hay sim 2. Ở bên cạnh tin nhắn cũng có thể hiện số 1 hay 2 để bạn biết là người ta vừa nhắn vào sim nào của bạn. Có một điểm hơi khó chịu đó là khung soạn nội dung quá lớn, chiếm nhiều phần màn hình vì thế khung chat chỉ còn lại chút ít, không cân đối, nói chung là không đẹp.

Với 3G, bạn có 1 lựa chọn đó là sử dụng sim nào cho kết nối 3G và khi đang online bằng 3G thì sim kia cũng không bị ngắt kết nối. Có nhiều người xác định mua máy 2 sim để sử dụng 1 sim chính với thêm 1 sim dcom chuyên kể kết nối 3G tốc độ cao giá rẻ, đây cũng là một lựa chọn tốt.

Tinhte_galaxy win_03

Tính năng 2 sim –> phần mềm điều khiển

Trong phần Cài đặt của Samsung Galaxy Win có mục “Quản lý sim” -> được trang bị để tuỳ chỉnh cho 2 sim của máy. Những tuỳ chỉnh được nói đến ở các phần trên đều được thực hiện trong khu vực này. Đầu tiên đó chính là đặt tên cho 2 sim để dễ quản lý và sử dụng. Mặc định tên sẽ là sim 1 và sim 2, để cho dễ nhớ thì bạn có thể đặt lại tên cho từng sim, như mình đạt sim 1 là Vtel và sim 2 là Mobi.

Kế tiếp là lựa chọn sim nào cho 3G trong mục “Mạng dịch vụ dữ liệu”: lựa chọn này là cố định và bạn sẽ sử dụng nó cho 3G. Trong trường hợp sim 1 đã hết dung lượng 3G free thì bạn có thể vào đây và dễ dàng đổi qua sim 2 để sử dụng. Chức năng: “Luôn bật chế độ sim kép” đã được mình nói ở trên trong phần “Cuộc gọi”.


Thế là xong phần 2 sim, giờ thì chúng ta bàn đến các tiêu chí phụ khác để quyết định xem có nên mua Galaxy Win hay không. Nhắc lại phần trước 1 chút thì tính năng “Luôn bật chế độ sim kép” là điểm khác biệt của Galaxy Win so với các điện thoại Android 2 sim khác.

Thiết kế - màn hình

Galaxy Win có thế kế rất giống với Galaxy S3 và mang đậm phong cách của Samsung, sẽ dễ dàng nhận ra đây là máy của hãng nào khi bạn nhìn lướt qua nó. Với màn hình lớn 4.7-inch, Win có thiết kế khá cân đối, cầm vừa trong lòng bàn tay, máy nặng 144 gram ở mức chấp nhận được, hơi đầm tay một chút.

Mặt trước máy hơi thô với 3 cảm biến hiện khá rõ trên nền vỏ trắng, loa thoại nhô cao nhìn khá rởm và phím home đặc trưng. Hai phím cảm ứng Menu – Back có độ sáng không tốt, nếu bạn dùng máy ở môi trường sáng thì rất khó để nhìn thấy chúng. Tuy nhiên chắc chắn là sau một thời gian dùng thì sẽ quan vị trí của phím, chính vì thế sáng hay không thì cũng không quan trọng lắm.

Không rõ Samsung trang bị cho Galaxy Win công nghệ màn hình gì, tuy nhiên chất lượng hiển thị của máy không tốt, màu sắc nhợt nhạt khác hoàn toàn với vẻ đậm đà, ngả xanh của AMOLED thường thấy trên các máy của hãng. Độ phân giải 480 x 800 pixel trên màn hình lớn 4.7-inch, chỉ đạt 199ppi, chữ hiển thị hơi rỗ, nếu so với chiếc máy đã ra của năm ngoái là HTC Desire V cũng 2 sim thì Win không đẹp bằng. Màn hình này cũng khá khó khi sử dụng ngoài trời, nhất là trong trường hợp bạn đang chạy xe ở ngoài đường cần dừng lại để thực hiện cuộc gọi, có lẽ do độ sáng không tốt.

Chất lượng hoàn thiện của Galaxy Win khá tốt, độ chi tiết không cao nhưng chắc chắn, nắp sau gắn bằng ngàm vào khung máy rất chắc và bạn sẽ hơi khó để tháo nó ra. Hành trình bấm phím vừa phải, không sâu, độ nảy không cao. Nắp lưng không trơn mà có hoa văn dạng mắt lưới, đẹp và khó trầy. Thực tế mình mới dùng 1 tuần và cũng giữ kĩ nên chưa có vết trầy nào cả, tuy nhiên dùng lâu ngày thì không thể tránh khỏi việc trầy xước được vì đây là vỏ nhựa.



Máy ảnh

Trình chụp ảnh của Galaxy Win được trang bị đầy đủ các chức năng cần thiết và đặc trưng của Samsung. Tuy nhiên với độ phân giải 5.0 megapixel thì chất lượng hình ảnh ra không cao, thiết chi tiết. Nếu bạn thích chụp ảnh thì đây không phải là lựa chọn tốt, hình ảnh chụp trong điều kiện trời nắng đẹp cũng chỉ tạm đủ để up lên facebook mà thôi. Dưới đây là một vài hình ảnh được chụp bởi camera 5.0 trên Galaxy Win.

Tinhte_galaxy win_25



Hiệu năng - Thời lượng dùng pin

Galaxy Win được trang bị chip xử lý 4 nhân Qualcomm Snapdragon 200 (MSM8625Q) xung nhịp 1.2GHz, tuy nhiên nhân là Cortex-A5 chứ không phải Cortex-A7 hay Cortex-A9. Chính vì thế đừng để con số 4 nhân làm mờ mắt bạn, tốc độ thực thi của Win chỉ ở mức vừa phải mà thôi, không nhanh và cũng may là không quá chậm. Rất may là máy được trang bị RAM 1GB. Sử dụng thực tế cho thấy tốc độ thực thi của Galaxy Win chấp nhận được, nó không nhanh nhưng cũng không quá chậm. Thời gian để khởi động một phần mềm mất khoảng 1 – 2s, sau đó thì dùng bình thường, thời gian để chuyển qua lại giữa các phần mềm cũng thế, bạn cũng cần chờ một chút. Lời khuyên là bạn không nên cài quá nhiều phần mềm trên chiếc điện thoại này, dù gì thì nó cũng có cấu hình vừa phải vì thế sử dụng phần mềm 1 cách chọn lọc là tốt nhất.

Dưới đây là một vài điểm benchmark của máy, mình không thích trò này vì nó không thể hiện rõ ràng khả năng thực thi thực tế, tuy nhiên có nhiều anh em lại thích cái này:



Một điểm khá đặc biệt là máy chạy không nóng lắm, mình thử lướt web qua 3G (viettel) liên tục trong gần 2 tiếng thì máy cũng chỉ ấm ấm chứ không nóng. Chỉ có thỉnh thoảng tự nhiên bị nóng hẳn lên, chắc là do flash hoặc coi video. Máy khó nóng nhưng tản nhiệt lại lâu, nếu đã nóng rồi thì mất một hồi lâu sau mới hạ nhiệt đến mức để trong túi quần không bị khó chịu. Tuy nhiên trường hợp bị nóng không nhiều, chấp nhận được.

Pin dung lượng 2000 mAh cho thời gian hoạt động vừa phải, thông thường tổng thời gian mở màn hình cả ngày vào khoảng 3 đến 4 tiếng là pin vừa hết, tối về sạc là vừa. Đây là mức độ vừa phải, không quá hao pin.

Tinhte_galaxy win_26

Tổng kết

Samsung có đầu tư vào tính năng 2 sim khi trang bị cho Galaxy Win lựa chọn “Luôn bật chế độ Sim kép”, mức giá cao nhất so với các điện thoại 2 sim khác của đối thủ với cấu hình cũng cao hơn. Thực tế thì cũng có điện thoại Android 2 sim khác có cấu hình cao hơn và mức giá bán thấp hơn, tuy nhiên Samsung lại có lợi thế hơn nhiều về thường hiệu, chính vì thế nếu bạn thấy an tâm với thường hiệu này thì đây là một lựa chọn không tồi.

Điểm mạnh
  • Hỗ trợ 2 sim, 1 sim có thể tháo nóng không cần tắt máy tháo pin
  • Màn hình kích thước lớn
  • Bốn nhân, hỗ trợ thẻ nhớ gắn ngoài
  • Máy chạy không nóng
Điểm yếu
  • 1 sim bị ngắt khi sim kia đang thực hiện cuộc gọi
  • Tốc độ không cao
  • Màn hình chất lượng không cao
  • Chất lượng ảnh chụp tạm ổn, dùng được.