Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Một vài lưu ý khi mua điện thoại Android 2 sim

Tinhte_Android_2_sim_00 copy

Điện thoại Android 2 sim ngày càng bắt đầu phổ biến hơn, từ những chiếc siêu rẻ cấu hình thấp, chất lượng kém đến những chiếc cao cấp như HTC One. Trong một rừng đó thì những cũng không ít những chiếc máy Android 2 sim mà chúng ta có thể sử dụng được vì giá bán vừa phải, cấu hình cũng 2 nhân đến 4 nhân. Với 1 chiếc máy 4 nhân Cortex A7 thì các tác vụ được đáp ứng khá tốt, máy không chậm mà chạy mượt, nói vậy để thấy sim 2 không chỉ có máy cùi, vẫn có máy đáp ứng được nhu cầu sử dụng hàng này. Vấn đề là các máy Android 2 sim thì nó hoạt động thế nào? Việc quản lý sim ra sao? Bài viết này sẽ tổng hợp lại một chút về các vấn đề liên quan đến 2 sim android, được rút ra sau khi mình sử dụng qua vài chiếc điện thoại loại này. Do cũng chưa dùng hết qua tất cả các máy Android 2 sim nên không rõ những máy khác thế nào, tuy nhiên có thể dự đoán rằng các máy Android đều có cùng một giải pháp cả.

Hai sim 2 sóng online cùng 1 lúc?

Câu cửa miệng người ta hay nói là 2 sim 2 sóng online cùng 1 lúc, cái này vừa đúng vừa không đúng. Bình thường trong thời gian rỗi, không có điện thoại thì tất nhiên 2 sim đều online, tuy nhiên nếu như bạn đang nhận điện thoại trên 1 sim thì sim còn lại sẽ bị ngắt. Khi đó nếu có người gọi tới sim 2 thì sẽ nhận được thông báo: “Thuê bao quý khách vừa gọi tạm thời không liên lạc được, xin quý khách vui lòng gọi lại sau”.

Tinhte_Android_2_sim_01

Lý do vì sao 2 sim không online cùng một lúc được thì tạm thời không bàn ở đây. Thông thường thì nếu bạn đang nghe điện thoại thì chắc cũng không muốn bị ngắt ngang bởi một cuộc điện thoại khác, vì thế giải pháp ngắt 1 sim đi cũng được. Tuy nhiên trong vài trường hợp cụ thể thì bạn lại không muốn bỏ lỡ một cuộc gọi nào cả. Chính vì thế các máy Android 2 sim sử dụng thêm giải pháp “Chuyển cuộc gọi” – tận dụng dịch vụ chuyển cuộc gọi của nhà mạng. Khi sim bị ngắt, không liên lạc được thì nhà mạng sẽ tự động chuyển tiếp cuộc gọi sang một số điện thoại khác do bạn thiết lập. Như vậy máy sẽ tự động thiết lập chế độ chuyển tiếp sim 1 <-> sim 2, khi đó nếu đang điện thoại đến sim 1 (thì sim 2 bị ngắt) mà có cuộc gọi tới sim 2 thì nó sẽ tự động chuyển tiếp qua cho sim 1 và ngược lại.

Dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi được mở mặc định cho thuê bao trả trước, trả sau của MobiFone và Vinaphone, vì thế bạn không cần đăng ký sử dụng dịch vụ. Viettel không mở mặc định vì thế bạn cần tự đăng kí. Cách thực hình mình sẽ nói ở phần dưới. Có một lưu ý đó là khi bật chuyển cuộc gọi thì bạn bị tốn thêm tiền cước cho cuộc gọi đó, Người khác (A) gọi cho sim 2, sim 2 đang bị ngắt thì cuộc gọi được chuyển qua sim 1 -> cuối cùng sim 2 chuyển qua sim 1 được tính là 1 cuộc gọi từ sim 2 sang sim 1 và tính cước như bình thường.

Tinhte_Android_2_sim_02

Kết nối 3G trên điện thoại 2 sim?

Trên điện thoại Android 2 sim thì bạn có thể chuyển qua chuyển lại giữa 2 sim để tận dụng kết nối 3G của cả hai. Thông thường chúng ta đều dùng trọn gói cả, vì thể hết dụng lượng sim 1 thì đổi qua sim 2 dùng 3G tiếp. Và cũng có nhiều người mua máy 2 sim về để dùng với 1 sim chính và 1 sim dcom chuyên để vào mạng cho nhanh.

Có một lưu ý là cho tới thời điểm này thì các điện thoại Android lại hay kết hợp cả 3G và 2.5G. Tức là chỉ có 1 khe sim có hỗ trợ kết nối 3G tốc độ cao, khe sim còn lại chỉ hỗ trợ đến 2.5G mà thôi. Không phải máy Android 2 sim nào cũng vậy nhưng đây là trường hợp phổ biến, chính vì thế nếu bạn đi mua máy thì cần tìm hiểu rõ về vấn đề này để sử dụng cho tốt.

Tinhte_Android_2_sim_03

Nhắn tin trên máy 2 sim sẽ như thế nào?

Việc nhắn tin trên Android 2 sim lại khá đơn giản và máy nào cũng giống nhau. Tin nhắn tới thì bạn được thông báo rất rõ ràng là nhận bằng sim nào và khi gửi tin nhắn đi thì phần lựa chọn gửi bằng sim nào cũng được thể hiện rõ ra. Không có gì nhiều để nói về phần này cả.

Tinhte_Android_2_sim_04

Phần mềm quản lý sim

Trong phần Cài đặt của các máy Android luôn có phần quản lý 2 sim, dù cho hãng có đổi tên phần này thì gì đi nữa thì nó luôn gồm các chức năng liệt kê ở dưới đây, mặc định thì Android đã hỗ trợ các tính năng này:
  • đổi tên sim (mặc định sẽ hiển thị là sim 1 – sim 2, người dùng có thể đổi thành tên bất kì để ghi nhớ cho dễ)
  • Thiết lập sim mặc định dùng cho kết nối 3G
  • Kích hoạt hay tắt 1 sim đi không dùng
  • Và chế độ 2 sim thông minh (là chế độ Chuyển cuộc gọi đã nói ở trên)
Tinhte_Android_2_sim_05

Những lưu ý khi đăng kí dịch vụ “chuyển cuộc gọi”

Tính năng sim đôi thông minh trên máy Android 2 sim sẽ tự động đăng kí dịch vụ chuyển cuộc gọi giữa 2 sim của bạn. Vì thế bạn không cần làm gì cả, chỉ đơn giản là kích hoạt tính này lên. Vấn đề đặt ra là không phải nhà mạng nào cũng hỗ trợ chuyển tiếp cuộc gọi, như trong hình dưới đây bạn có thể thấy: mình sử dụng sim 1 là Viettel, sim 2 là Mobifone -> trong khi mobifone có thể kích hoạt chuyển tiếp thì viettel không kích hoạt được. Điều này có nghĩa là:
  • Khi đang nghe điện thoại ở sim 1 – viettel (thì sim 2 mobifone bị ngắt) mà có điện thoại đến sim 2 thì cuộc điện thoại đó sẽ được chuyển tiếp sang sim 1.
  • Khi đang nghe điện thoại ở sim 2 – mobifone (thì sim 1 viettel bị ngắt) mà có điện thoại đến sim 1 thì cuộc điện thoại đó KHÔNG được chuyển tiếp sang sim 2.
Tinhte_Android_2_sim_06

Dịch vụ chuyển tiếp cuộc gọi được mở mặc định cho thuê bao trả trước, trả sau của MobiFone và Vinaphone, vì thế bạn không cần đăng ký sử dụng dịch vụ. Viettel không mở mặc định vì thế bạn cần tự đăng kí dịch vụ này.
Tìm hiểu thêm về các lựa chọn khác của dịch vụ Chuyển cuộc gọi do nhà mạng cung cấp: