Hãng Toyota vừa công bố thông tin rằng “chú robot không gian Kirobo” thuộc dự án Kibo Robot Project sẽ được đưa lên trạm vũ trụ quốc tế ISS vào ngày 04/08 tới đây. Chú robot hình người cao 34cm này sẽ bay trên tàu vũ trụ vận tải không người lái Kounotori 4, phóng đi từ trung tâm vũ trụ Tanegashima thuộc Cơ quan khám phá không gian vũ trụ Nhật Bản (JAXA), trên một tên lửa H-IIB. Khi lên đến ISS, Kirobo sẽ được lên kế hoạch để thực hiện các thử nghiệm đối thoại giữa người - robot đầu tiên trong lịch sự ngành vũ trụ vào khoảng tháng 12.
Chỉ cân nặng khoảng 1kg, Kirobo là một trong hai chú robot hình người có thể giao tiếp bằng lời nói được phát triển bởi dự án Kibo Robot Project; với sự hợp tác của các tổ chức và công ty bao gồm Dentsu, Trung tâm nghiên cứu Công nghệ và Khoa học tiên tiến, Trường Đại học Tokyo, Robo Garage và Toyota. Kirobo được phát triển dựa trên cho robot thương mại Robi với các điều chỉnh để có thể vận hành an toàn trong môi trường không trọng lực, nhận diện khuôn mặt, và khả năng nhận biết cảm xúc. Toyota đã cung cấp một ứng dụng nhận diện lời nói trong khi công ty Dentsu lập trình các nội dung hội thoại của Kirobo cũng như nhiều trách nhiệm tổng thể cho dự án này.
Ban đầu thì Kirobo sẽ không có nhiều việc để làm trên ISS, ngoài việc nói những từ đầu tiên trong không gian, vì nó phải chờ chỉ huy Koichi Wakata lên trạm vào tháng 11 hay là 12. Cho đến lúc đó, việc đối thoại với Kirobo sẽ hạn chế vì nó chỉ có thể nói tiếng Nhật. Các thử nghiệm đối thoại có tính chất hình thức sẽ được bắt đầu vào tháng 12. Trong khi đó, chú robot dự phòng ở dưới mặt đất là Mirata sẽ được sử dụng để thẩm tra các thử nghiệm và giúp giải quyết các vấn đề mà Kirobo có thể phải đối mặt, cũng như có trách nhiệm quan hệ cộng đồng. Những bên tham gia vào dự án này hy vọng các kinh nghiệm học được từ việc thử nghiệm này sẽ giúp cải thiện những con robot của riêng họ. Dự kiến thì Kirobot sẽ được đưa trở về Trái đất vào tháng 12/2014.
Hiển thị các bài đăng có nhãn ISS. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ISS. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013
Robot không gian Kirobo sẽ lên trạm ISS vào tháng Tám
Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013
[The Big Picture] Chào mừng trở về Trái đất, chỉ huy Hadfield
Hôm 14/05/2013, phi hành gia người Canada Chris Hadfield, chỉ huy của đội bay số 35 lên trạm ISS, đã đáp an toàn xuống Trái đất tại một vùng đất ở Kazakhstan cùng hai thành viên phi hành đoàn là Tom Marshburn và Roman Romanenko, sau 5 tháng làm việc ngoài vũ trụ. Trong khoảng thời gian làm việc trên trạm ISS, Chris Hadfield không chỉ chụp hàng trăm tấm ảnh mà còn thực hiện các buổi hội thảo với sinh viên trên Trái đất, ông đưa các câu chuyện của ông lên các mạng xã hội, thu hút sự quan tâm của nhiều người trên toàn thế giới. Với sự giúp đỡ của 2 cậu con trai là Evan và Kyle, Chris Hadfield đã liên tục đăng tải thông tin và hình ảnh lên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Tumblr, YouTube,… Ông cũng thực hiện các video về cuộc sống hàng ngày trong môi trường không trọng lực ngoài không gian dưới góc độ khoa học pha lẫn chút hài hước. Sau đây là một số hình ảnh về Chris Hadfield và các bức ảnh do ông chụp từ trạm ISS trong sứ mệnh đặc biệt của ông.
Tàu vũ trụ Soyuz của Nga, đưa phi hành gia người Canada Chris Hadfield, phi hành gia người Mỹ Tom Marshburn, và nhà du hành vũ trụ người Nga Roman Romanenko, hạ cánh xuống vùng đất cách thị trấn Zhezkazgan chừng 150km về phía Đông Nam, thuộc miền Trung Kazakhstan, 14/05/2013. Phi hành gia đầu tiên người Canada làm chỉ huy trên trạm ISS đã hạ cánh an toàn xuống Kazakhstan cùng 2 người khác, khép lại sứ mệnh làm việc kéo dài 5 tháng trên ISS.
Phi hành gia của cơ quan hàng không vũ trụ Canada, trong bộ trang phục tập luyện dành cho các chuyến đi bộ ngoài không (EMU), 19/07/2011.
Các thành viên phi hành đoàn của ISS, từ trái qua: Roman Romanenko, Thomas Marshburn và Chris Hadfied làm trò trong một buổi nói chuyện với người thân sau khi mặc đồ vũ trụ tại sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan, 19/12/2012.
Chris Hadfield tỏ lòng tôn kính tại bức tường của điện Kremlin, ở Moscow, nơi phi hành gia Yuri Gagarin, người đầu tiên bay vào không gian cùng những anh hùng vũ trụ của nước Nga được chôn cất, 29/11/2012. Đây là một phần trong các hoạt động mang tính nghi thức trước khi Hadfield, Marshburn và Romanenko được đưa lên trạm ISS vào ngày 19/12/2012.
Tại sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan, phi hành đoàn 34/35 Soyuz với chỉ huy trưởng Roman Romanenko và kỹ sư bay Chris Hadfield thực hiện một bài diễn tập kiểm tra tính vừa vặn của trang phục bên trong tàu vũ trụ Soyuz TMA-07M, 07/12/2012.
Chris Hadfield nói chuyện với bạn bè và người thân trong một buổi chuẩn bị trước chuyến bay tại sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan, 19/12/2012.
Người thân và bạn bè của phi hành gia Chris Hadfield chụp ảnh với chiếc mặt nạ hình mũ bảo hiểm và hàm râu giống Hadfield gần một khách sạn cho phi hành gia trước thời điểm phóng tên lửa Soyuz-FG ở Kazakhstan, 19/12/2012.
Tên lửa Soyuz được dựng đứng vào vị trí sau khi được kéo ra bệ phóng bằng tàu lửa, 17/12/2012, ở sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan.
Thành viên phi hành đoàn 34 gồm Chris Hadfield, Tom Marshburn và chỉ huy tàu Soyuz Roman Romanenko chào tạm biệt mọi người từ chân tên lửa Soyuz ở sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan, 19/12/2012.
Tên lửa Soyuz TMA-07M bừng sáng trong lúc rời bệ phóng ở sân bay vũ trụ Baikonur, 19/12/2012.
Tên lửa Soyuz bay lên từ sân bay vũ trụ Baikonur, 19/12/2012.
Hồ Baikal, vùng Siberia, nước Nga, chụp bởi phi hành gia Chris Hadfield từ trạm ISS, 26/02/2013.
Chris Hadfield chơi đàn guitar trong vòm Cupola trên trạm ISS, 25/12/2012. Hadfield là một thành viên lâu năm của một nhóm nhạc phi hành gia có tên là Max Q, mới đây đã hợp cùng với 5 thành viên còn lại của phi hành đoàn 34 trên không gian, và từ đây Hadfield đã hát bài “Jewel in the night” để chúc mừng Giáng sinh đến mọi người trên thế giới.
Mặt trăng phía trên Trái đất, ảnh chụp bởi phi hành gia Chris Hadfield người Canada.
Hadfield: “Khi tôi nhìn vào các cơn dông từ trên cao, tôi nhìn thấy những gương mặt. Bạn nhìn thấy gì trong những đám mây này?”
Trong vòm Cupola của trạm ISS, Chris Hadfield, ngồi nghỉ ngơi với bảng điều khiển cánh tay robot Canadarm2 do Canada chế tạo, 25/02/2013.
Hadfield: Lỗ đạn – một viên đá vũ trụ nhỏ đã bay xuyên qua các tấm pin mặt trời của trạm ISS. May mắn là nó không trúng vào thân trạm.
Hadfield: Đảo Belle, Newfoundland – một chiếc tàu phá băng tự nhiên tại cửa eo biển Strait.
Trong điểm nối Unity trên trạm ISS, Chris Hadfield vui vẻ với một quả bưởi được mang lên từ một chuyến thăm của tàu vũ trụ lên trạm lần thứ 2 trong vòng một tháng. Quả bưởi đặc biệt này được tàu vũ trụ Soyuz TMA-08M đưa lên trạm vào ngày 29/03/2013, cùng với 3 thành viên mới của phi hành đoàn 35. Trước đó, tàu vũ trụ SpaceX Dragon-2 cũng đã mang lên ISS nhiều trái cây tươi cùng hơn nửa tấn hàng hoá và các thiết bị vào ngày 03/03/2013.
Ảnh chụp thành phố London vào ban đêm từ trên trạm vũ trụ quốc tế ISS, bay cách Trái đất hơn 380km, 02/02/2013.
Các đảo nhân tạo ở Dubai, UAE, ảnh do Chris Hadfield chụp từ trạm ISS, 20/03/2013.
Phi hành gia Chris Hadfield làm việc với Robonaut 2, một con robot hình người trong vũ trụ, tại phòng thí nghiệm Destiny trên trạm ISS. R2 được khởi động để các nhân viên điều khiển dưới Trái đất có thể thực hiện các thử nghiệm và kiểm tra cấu hình, 31/01/2013.
Hadfield: Vẻ đẹp của vùng đất hoang vu, ở Saudi Arabia, 03/05/2013.
Hadfield: Quần đảo Antipodes, 07/04/2013.
Hadfield: Dubai, Đảo Cọ trong giống như một con bọ ba thuỳ vào ban đêm, 30/04/2013.
Chris Hadfield cầm trên tay một chiếc máy ảnh trong lúc nhìn qua cửa sổ vòm Cupola trên trạm ISS, 07/01/2013.
Hadfield: Từ vịnh Chesapeake đến mũi Cod đến hồ Huron – một vùng đất có nhiều ý nghĩa về lịch sử, địa chất và địa lý, 09/05/2013.
Hadfield: Làm thế nào để bạn rắc muối và tiêu trong môi trường không trọng lực? Chúng tôi rắc dầu muối và tiêu.
Chris Hadfield xem một bong bóng nước trôi lơ lửng giữa ông và máy ảnh, thể hiện ảnh đảo ngược của ông trong đó, bên trong điểm nối Unity của trạm ISS, 21/01/2013.
Một đám mây xà xuống bán đảo Crimea, như một con chim màu trắng trên Biển Đen.
Hadfield: Thành phố New York, nhìn rất rõ ràng, trước khi những rừng cây phủ đầy lá, 23/04/2013.
Chris Hadfield, trên một màn hình lớn trong buổi giới thiệu đồng 5 đô-la mới của Canada, trong khi đang làm việc trên trạm ISS, khi ông tham gia buổi hội thảo video trong lễ ra mắt đồng tiền polyme mới tại ngân hàng Canada ở Ottawa, 30/04/2013.
Hadfield: Đây là những gì xảy ra khi kỹ sư chuyển sang làm nông nghiệp.
Hadfield: Cửa sông St Lawrence, nơi hồ Great đổ ra biển, 20/04/2013.
Hadfield làm trò với một quả địa cầu.
Tàu vũ trụ Soyuz của Nga, đưa phi hành gia người Canada Chris Hadfield, phi hành gia người Mỹ Tom Marshburn, và nhà du hành vũ trụ người Nga Roman Romanenko, đáp xuống vùng đất cách thị trấn Zhekazgan chừng 150km về phía Đông Nam, miền Trung Kazakhstan, 14/05/2013.
Khoảnh khắc tàu vũ trụ Soyuz đáp an toàn xuống miền Trung Kazakhstan, 14/05/2013.
Ba phi hành gia vừa trở về Trái đất từ trạm ISS chụp ảnh cùng nhau sau khi rời tàu Soyuz, 14/05/2013.
Chris Hadfield giơ ngón cái lên sau khi tàu vũ trụ Soyuz đáp an toàn xuống mặt đất ở miền Trung Kazakhstan, 14/05/2013. Phi hành gia người Canada đầu tiên chỉ huy trạm ISS đã trở về an toàn cũng 2 thành viên phi hành đoàn, khép lại sứ mệnh kéo dài 5 tháng làm việc trên trạm ISS.
Nhãn:
ảnh đẹp
,
Chris Hadfield
,
ISS
,
Khoa học
,
không gian
,
the big picture
,
trạm ISS
,
trạm vũ trụ quốc tế iss
,
vũ trụ
Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013
Phi thuyền Soyuz TMA-07M an toàn trở về từ Trạm không gian quốc tế (ISS)
3 phi hành gia vừa trở về Trái ĐấtTheo thông tin mới đây từ RIA Novosti thì phi thuyền Soyuz TMA-07M đưa 3 phi hành gia trên Trạm không gian quốc tế (ISS) trở về Trái Đất vào sáng sớm ngày 14/5 theo giờ Nga. Sau vài giờ rời khỏi trạm không gian, phi thuyền này đã đổ bộ an toàn tại Kazakhstan với sự đảm bảo của 12 trực thăng Mi-8 và 3 máy bay. Ba phi hành gia trở về bao gồm: Chris Hadfield của Canada, Roman Romanenko (Nga) và Thomas Marshburn của Hoa Kỳ. Quỹ đạo của ISS đã tăng thêm 2,6 km, lên đến 413,8 km vào hôm 8/5 để tạo những điều kiện tốt nhất cho chuyến trở về của tàu Soyuz TMA-07M.
Trong thời gian này, ISS chỉ còn lại có 3 phi hành gia là Pavel Vinogradov, Alexander Misurkin (Nga) và Christopher Cassidy của NASA. Ngày 29/5 tới, một tàu Soyuz khác là Soyuz TMA-09m sẽ đưa 3 phi hành gia khác lên trạm gồm: Fyodor Yurchikhin của Nga, Karen Nyberg của Hoa Kỳ và Luca Parmitano đến từ Ý.Nguồn: RIA Novosti
Nhãn:
ISS
,
Khoa học
,
nasa
,
phi hành gia
,
phi thuyền
,
Quỹ đạo
,
Soyuz TMA 07M
,
Soyuz TMA 09m
,
trạm không gian quốc tế
Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013
Phi hành gia Chris Hadfield hát bài Space Oddity trên trạm ISS
Hồi tháng 12 năm ngoái, phi hành gia người Canada Chris Hadfield từng ghi âm một bài nhạc trên Trạm không gian quốc tế ISS và gởi thành công về Trái Đất. Hôm nay, Chris tiếp tục ghi hình một bài nhạc theo dạng video từ trạm ISS để gởi về mặt đất, trong video thì Chris đã hát lại bài nhạc Space Oddity của danh ca David Bowie. Được biết, Chris Hadfield (54 tuổi) là phi hành gia của Canada đầu tiên bay vào không gian. Ông hiện là chỉ huy trưởng trên trạm ISS và một trong những nhiệm vụ của ông là phổ biến cuộc sống trên Trạm không gian quốc tế lên các mạng xã hội như YouTube, Twitter cho mọi người cùng biết. Trước đây Chris cũng đã có một video ngắn mô tả cho chúng ta biết cách các phi hành gia ngủ trên không gian như thế nào.
Nhãn:
Chris Hadfield
,
ISS
,
Khoa học
,
Space Oddity
,
trạm ISS
,
trạm không gian quốc tế
Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013
ISS gặp sự cố rò rỉ chất làm mát cho pin mặt trời, NASA đang tiến hành khắc phục
Hôm thứ 5 vừa qua, các phi hành gia trên trạm không gian quốc tế (ISS) đã phát hiện ammoniac lỏng được dùng để làm lạnh hệ thống pin mặt trời đang bị rò rỉ ra ngoài không gian và theo thông báo của NASA thì cho đến hiện tại phi hành đoàn vẫn an toàn.
ISS có 8 chuỗi pin mặt trời cung cấp điện cho trạm và mỗi chuỗi được làm mát độc lập với các hệ thống kiểm soát nhiệt riêng. Điều này có nghĩa hoạt động của pin mặt trời vẫn diễn ra bình thường trong khi các kỹ sư trên ISS khắc phục sự cố.
Dấu hiệu rò rỉ lớn đầu tiên được phát hiện vào năm 2007 và kể từ đây, NASA đã bắt đầu nghiên cứu sự cố. Vào tháng 11 năm 2012, 2 nhà phi hành gia đã thực hiện một chuyến đi bộ ra ngoài không gian để sửa chữa, nối lại một số đường ống làm lạnh và lắp mới một bộ tản nhiệt do lo ngại rằng bộ tản nhiệt cũ đã bị các thiên thạch cực nhỏ làm hỏng.
Tại thời điểm này, những thông số đo đạt cho thấy vấn đề dường như đã được khắc phục nhưng hôm nay, các phi hành gia trên ISS lại phát hiện ra từng loạt ammoniac đóng băng thành khối như bông tuyết đều đặn rò rỉ từ cuộn tản nhiệt trong hệ thống kiểm soát nhiệt quang điện (PVTCS).
"Nó rỉ ra trong cùng một khu vực nhưng chúng tôi không biết liệu có phải là từ vết nứt cũ hay không," người phát ngôn của NASA - Kelly Humphries tại trung tâm không gian Johnson, Houston cho biết. Cũng theo Humphries, NASA đã đánh giá đây là một vấn đề nghiêm trọng bởi nó tác động đến một hệ thống quan trọng của trạm không gian. Nếu hệ thống tản nhiệt không còn khả năng làm mát các chuỗi pin mặt trời, chúng sẽ không thể tạo ra điện cho mọi hoạt động của trạm. Trên thực tế, chỗ rò rỉ đã trở nên tồi tệ hơn và bộ phận kiểm soát sứ mạng tại NASA dự kiến sẽ tạm ngưng hoạt động của cuộn tản nhiệt này trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, Humphries nhấn mạnh "phi hành đoàn vẫn an toàn" và cho rằng không nên vội vàng tự thực hiện một cuộc đi bộ ra ngoài không gian để khắc phục sự cố.
Bộ phận kiểm soát sứ mạng vẫn đang thảo thuận về vấn đề với các phi hành gia trên trạm. Trong cuộc trò chuyện với chỉ huy trưởng trạm không gian - Chris Hadfield, nhà điều hành sứ mạng Doug Wheelock cho biết qua hình ảnh và video gởi về, bộ phận kiểm soát trên mặt đất "tin chắc rằng ammoniac đóng băng rò rỉ từ một khu vực gần hệ thống kiểm soát nhiệt " nhưng họ vẫn chưa thể tìm ra chính xác vị trí điểm rò.
Các kỹ sư của NASA đang xem xét các kết hoạch để sử dụng cánh tay robot thăm dò vị trí điểm rò. Hadfield cho biết ông cũng các cộng sự đã phát hiện ra tỉ lệ rò rỉ thay đổi tùy theo phương hướng của trạm với mặt trời, từ đó gợi ý rằng sẽ có những góc xoay khiến chất làm mát rò rỉ nhiều và nhanh hơn.
Hadfield chịu trách nhiệm quản lý phi hành đoàn Expedition 35, trong đó bao gồm các phi hành gia Tom Marshburn và Chris Cassidy của NASA, nhà du hành vũ trụ Roman Romanenko, Pavel Vinogradov và Alexander Misurkin của Nga. Ông đã yêu cầu bộ phận kiểm soát sứ mạng gởi một bảng mô tả về vấn đề và các phương án xử lý để thực hiện càng sớm càng tốt. Hadfield, Marshburn và Romanenko sẽ rời trạm vào thứ 2 (13 tháng 5), trở về trái đất sau 5 tháng làm việc. Vì vậy, Hadfield lo ngại rằng sự cố rò rỉ sẽ làm giảm năng lượng từ các chuỗi pin mặt trời và có thể gây chậm trễ kế hoạch rời trạm của cả nhóm.
*Theo thông tin mới nhất từ Hadfield thì cả nhóm đã quyết định thực hiện chuyến đi bộ ra không gian để sửa chỗ rò vào hôm qua. 2 nhà du hành Chris Cassidy và Tom Marshburn đã sẵn sàng và dự kiến sẽ mất 6 tiếng để khắc phục. NASA sẽ phải tắt một hệ thống cấp điện để đảm bảo an toàn cho các phi hành gia khi tiếp cận.
Thông tin sẽ tiếp tục được cập nhật.
Nhãn:
ammoniac
,
hệ thống tản nhiệt
,
ISS
,
Khoa học
,
làm mát
,
nasa
,
pin mặt trời
,
sự cố rò rỉ
,
tản nhiệt
,
trạm không gian quốc tế
Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013
Xem ảnh chụp Trái đất từ trạm vũ trụ quốc tế ISS
Ước ao một lần trong đời có thể bay ra ngoài vũ trụ và ngoái lại để nhìn xem Trái đất của chúng ta trông như thế nào. Có lẽ trong kiếp này khó mà thực hiện được ước mơ đó. Vì thế, phải tìm cách nào đó để thoả mãn dù chỉ là chút ít khát khao của bản thân. Với sự phát triển không ngừng của ngành khoa học vũ trụ, chúng ta bắt đầu có thể biết được nhiều hơn về cuộc sống của các phi hành gia làm việc ngoài không gian, và được xem nhiều hơn các bức ảnh mà họ đã chụp. Xin chia sẻ với các bạn một trang web cho phép xem các tấm ảnh chụp thế giới của chúng ta từ trạm ISS, do các phi hành gia đã và đang làm việc trên đó thực hiện.
Có tổng cộng 9 dạng bản đồ, các bạn có thể bấm vào chỗ BASEMAP để chọn. Để di chuyển nhanh tới một khu vực nào đó trên bản đồ thì bấm vào nút BOOKMARKS. Trên bản đồ sẽ hiện vị trí các tấm ảnh chụp, bấm chuột trái vào ảnh để xem thông tin chi tiết hơn. Và bấm vào thumbnail của tấm ảnh để xem ảnh lớn hoặc bấm vào ZOOM TO để xem gần hơn khu vực bạn chọn.Xem thêm:
[Video] Các phi hành gia ngủ trong tàu vũ trụ như thế nào?Các phi hành gia trên vũ trụ đi toilet như thế nào?
[Video] Tuyệt đẹp quang cảnh trái đất nhìn từ vũ trụ
Ảnh và video Trái Đất nhìn từ ngoài vũ trụ
Nhãn:
ảnh chụp trái đất
,
ảnh chụp từ không gian
,
ảnh chụp từ trạm iss
,
ảnh chụp từ trên cao
,
ISS
,
Khoa học
,
trái đất nhìn từ trên cao
,
trạm vũ trụ quốc tế
,
trạm vũ trụ quốc tế iss
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)