NASA vừa công bố thông tin rằng động cơ đẩy ion tiên tiến của họ đã vận hành 48.000 giờ liên tục, tương đương 5 năm rưỡi - mà không dừng lại để tiếp nhiên liệu hay là “uống cà phê”. Được phát triển dưới dự án Evoluontionary Xenon Thruster của NASA (NEXT), động cơ này giờ đây đã đạt kỷ lục cho động cơ thử nghiệm hoạt động lâu nhất trong số bất kỳ động cơ đẩy không gian nào.
NEXT là một động cơ đẩy quang điện, lấy năng lượng từ các tấm pin Mặt trời trên tàu vũ trụ để cung cấp điện cho động cơ đẩy ion 7kW. Trong động cơ này, các hạt xenon sẽ được tích điện và tăng tốc lên đến vận tốc 145.000km/h. Những động cơ đẩy như thế này đã được dùng trên các tàu vũ trụ như máy thăm dò Dawn của NASA, và các kỹ sư rất thích loại động cơ này vì hiệu năng cao của chúng so với các tên lửa đẩy hoá học thông thường.
Thử nghiệm được thực hiện trong một phòng chân không của trung tâm nghiên cứu Glenn thuộc NASA, đặt tại Ceveland, Ohio, nơi động cơ đẩy ion NEXT hoạt động liên tục bất kể ngày đêm. Vào tháng 12 năm ngoái, nó đã vượt qua mốc 43.000 giờ vận hành và khi đạt mốc 48.000 giờ, nó đã tiêu thụ 870kg nhiên liệu xenon và tạo ra một lực đẩy có thể chuyên chở được một khối lượng lên đến 10 tấn.
NASA hy vọng sẽ sử dụng NEXT hoặc là một phiên bản khác của nó cho các sứ mệnh khám phá vũ trụ xa hơn. Động cơ đẩy ion có kích thước nhỏ hơn nhiều so với tên lửa đẩy truyền thống nhưng hiệu suất lại cao hơn rất nhiều, cộng với khả năng hoạt động trong nhiều năm và vẫn giữ được tốc độ, nó hứa hẹn sẽ giúp con người có thể đi sâu hơn vào trong vũ trụ và khám phá được những điều mới mẻ hơn.
Vì đây chỉ là phiên bản thử nghiệm, cho nên NEXT sẽ được cho nghỉ ngơi vào cuối tháng này. Ông Michael J. Patterson, nhà nghiên cứu đứng đầu dự án NEXT tại Glenn cho biết: “NEXT đã vận hành hơn 48.000 giờ. Chúng tôi sẽ chấm dứt thử nghiệm này vào cuối tháng, khi nó vẫn đang vận hành rất tốt. Thời gian hoạt động và hiệu suất đã vượt quá bất cứ yêu cầu nào với những sứ mệnh khám phá vũ trụ trong tương lai.”Kỹ sư của NASA tại trung tâm nghiên cứu Glenn thực hiện các thử nghiệmtrên động cơ đẩy ion NEXT.
Hiển thị các bài đăng có nhãn nasa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nasa. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013
Động cơ đẩy ion NEXT của NASA lập kỷ lục mới về thời gian hoạt động, 5,5 năm không ngừng
Nhãn:
động cơ đẩy
,
động cơ đẩy ion
,
động cơ đẩy ion NEXT
,
khám phá vũ trụ
,
Khoa học
,
nasa
,
NeXT
,
vũ trụ
Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013
Tàu Kepler bất ngờ gặp sự cố, NASA đang tìm cách khắc phục
Hôm qua, cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ - NASA đã công bố tàu vũ trụ Kepler đã bất ngờ gặp sự cố. Bộ phận con quay hồi chuyển của Kepler có thể đã hỏng khiến hoạt động tự xoay định hướng của tàu bị sai lệch. Hiện tại, Kepler đang quay chậm với các tấm pin quang điện hướng đối diện với Mặt Trời và hoạt động liên lạc với Trái Đất liên tục gián đoạn do ăng-ten đã bị chuyển hướng. NASA vẫn đang cố gắng lấy lại khả năng kiểm soát nhưng chưa thành công.
Trước đó, Kepler đã gặp vấn đề với hệ thống kiểm soát trạng thái Thruster-Controlled Safe Mode nơi hoạt động điều khiển được chuyển đổi từ các bánh điều hướng sang hệ thống đẩy của tàu. NASA đã tìm cách đưa các bánh điều hướng phản ứng bình thường trở lại nhưng bánh số 4 đang giảm dần tốc độ quay xuống còn 0. Theo nhận định của NASA, đây chắc chắn là một hư hỏng về cấu trúc của bánh điều hướng.
Hiện tại, bộ phận kiểm soát sứ mạng trên Trái Đất đang chuẩn bị đưa Kepler vào trạng thái Point Rest State. Trong thời gian này, con tàu sẽ được nạp phần mềm mới cho phép kiểm soát trạng thái với lực đẩy tối thiểu, từ đó có thể duy trì giao tiếp liên tục trên băng tầng vô tuyến X và tiết kiệm nhiên liệu. Do đây là một chế độ vận hành mới nên nhóm nghiên cứu sẽ giám sát chặt chẽ con tàu. Sẽ mất từ vài ngày đến vài tuần để NASA đưa ra các lựa chọn khắc phục, trong đó bao gồm nổ lực phục hồi chức năng của bánh lái và xem xét khả năng sử dụng chế độ hybrid, điều hướng cho tàu bằng cả bánh lái lẫn mô-đun đẩy.
Tàu vũ trụ Kepler được NASA phóng lên quỹ đạo vào ngày 7 tháng 3 năm 2009. Sứ mạng của nó là khám phá những hành tinh giống Trái Đất nằm bên ngoài hệ Mặt Trời (exoplanet). Cho đến hiện tại, Kepler đã phát hiện được hơn 2740 hành tinh và 122 trong số đó đã được xác nhận. Nếu không thể duy trì trạng thái chính xác để hướng kính thiên văn vào khu vực dò tìm, sứ mạng của Kepler có thể sẽ dừng lại.
Nhãn:
exoplanet
,
Kepler
,
Khoa học
,
nasa
,
ngoại hành tinh
,
tàu kepler
,
tàu vũ trụ kepler
Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013
Phát hiện ngoại hành tinh bằng phương pháp gián tiếp dựa trên thuyết tương đối Einstein
Do thường xuất hiện mờ nhạt hơn so với sao mẹ, những hành tinh ngoài hệ Mặt Trời (exoplanet) thường được tìm thấy bằng các phương pháp gián tiếp, tức là thông qua các hiệu ứng thay vì quan sát trực tiếp. Hiện đã có nhiều phương pháp gián tiếp được chứng minh tính hiệu quả và mới đây, một phương pháp dựa trên thuyết tương đối của Einstein cũng đã cho thấy khả năng áp dụng cao khi góp phần giúp các nhà khoa học phát hiện hành tinh Kepler-76b.
Kể từ khi được phóng lên quỹ đạo vào tháng 3 năm 2009, tàu vũ trụ Kepler của NASA đã khám phá hơn 2700 ngoại hành tinh và 122 hành tinh đã được xác nhận sự tồn tại bằng phương pháp giao lưu (transit method). Lúc này, Kepler sẽ tìm kiếm một dấu hiệu sụt giảm về độ sáng của một ngôi sao chủ khi một hành tinh bay ngang qua. Do vệt mờ xuất hiện rất nhanh và khó thấy nên Kepler cần phải có độ nhạy cực cao. Cũng dùng yếu tố độ nhạy nhưng một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ đại học Tel Aviv và trung tâm vật lý học thiên thể Harvard-Smithsonian đã sử dụng một phương pháp khác để phát hiện hành tinh Kepler-76b.
Được đề xuất lần đầu tiên vào năm 2003 bởi Avi Loeb và Scott Gaudi, kỹ thuật mới dựa trên lực hút hấp dẫn mà hành tinh tác động lên ngôi sao mà nó đang quay quanh. Lực hút này tạo thành 3 hiệu ứng có thể quan sát được. Nhóm nghiên cứu cho biết:
Hiệu ứng đầu tiên, ngôi sao chủ sáng như thể nó đang được kéo gần về phía chúng tôi bởi các photon từ ngôi sao bắt đầu chồng lên nhau và ánh sáng được tập trung theo hướng chuyển động của ngôi sao do hiệu ứng tương đối. Ngược lại, khi ngôi sao được kéo ra xa, ánh sáng sẽ mờ dần.
Hiệu ứng thứ 2, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu về sự tăng độ sáng có thể xảy ra khi ngoại hành tinh kéo ngôi sao chủ sang một bên, khiến ngôi sao bị dãn ra như một quả bóng bầu dục (hình trên). Điều này làm tăng độ sáng của ngôi sao bởi khi bị kéo dãn, ngôi sao có nhiều diện tích bề mặt thấy được hơn. Hiệu ứng thứ 3 ít rõ ràng hơn và yêu cầu phải quan sát ánh sáng từ ngôi sao bị phản chiếu bởi hành tinh quay quanh.
Thuật toán được sử dụng để nhận biết Kepler-76b được phát triển bởi giáo sư Tsevi Mazeh và nghiên cứu sinh Simchon Faigler tại đại học Tel Aviv. Ông gọi thuật toán là BEER, viết tắt của "relativistic BEaming, Ellipsoidal, and Reflection/emission modulations".
Một khi đã được phát hiện, Kepler-76b được xác nhận một lần nữa bởi 2 thành viên nhóm nghiên cứu gồm David Latham tại trung tâm vật lý học thiên thể (CfA) và Lev Tal-Or thuộc đại học Tel Aviv. Latham sẽ sử dụng dữ liệu quan sát vận tốc xuyên tâm do máy đo phổ TRES tại đài quan sát Whipple, Arizona cung cấp trong khi Lev Tal-Or sẽ khai thác dữ liệu tương tự từ máy đo phổ SOPHIE của đài quan sát Haute-Provence, Pháp. Phương pháp đo vận tốc xuyên tâm dựa trên việc quan sát những biến động gây ra bởi hiệu ứng Doppler khi ngôi sao chủ di chuyển hướng đến hoặc ra xa Trái Đất tương ứng với trọng lực của hành ti quay quanh nó. Ngoài ra, Kepler-76b cũng được xác nhận bằng phương pháp giao lưu khi hành tinh này bay ngang ngôi sao chủ.
Nhóm nghiên cứu gọi Kepler-76b là một "sao Mộc nóng" bởi nó có đường kính lớn hơn 25% và khối lượng gần gấp đôi so với hành tinh khí khổng lồ này. Kepler-76b nằm cách Trái Đất khoảng 2000 năm ánh sáng và đang quay quanh một ngôi sao lớp F trong chòm sao Cynus với chu kỳ 1,5 ngày. Do có một mặt luôn đối diện với ngôi sao chủ nên hành tinh có nhiệt độ khoảng 1982 độ C.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng điểm nóng nhất của Kepler-76b trên thực tế không phải là điểm gần ngôi sao chủ nhất mà là một vị trí cách đó khoảng 16.093 km. Điều này chỉ được quan sát thấy 1 lần trước đây và là dấu hiệu chứng minh hành tinh sở hữu các dòng phản lực siêu nhanh mang hơi nóng xung quanh nó.
Cũng giống như tất cả các phương pháp phát hiện hành tinh ngoài hệ Mặt Trời đang được áp dụng, kỹ thuật mới nhất dựa trên thuyết tương đối của Einstein cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Về mặt hạn chế, phương pháp trên không thể được sử dụng để phát hiện các hành tinh có kích thước bằng Trái Đất. Tuy nhiên, phương pháp lại không đòi hỏi các hình ảnh quang phổ có độ chính xác cao như phương pháp đo vận tốc xuyên tâm và không yêu cầu hành tinh phải bay cắt ngang mặt chiếu sáng của ngôi sao chủ khi được nhìn từ Trái Đất như phương pháp giao lưu.
Phát hiện của nhóm nghiên cứu từ đại học Tel Aviv đã được công bố chi tiết trên tạp chí The Astrophysical Journal.
Nhãn:
đại học Tel Aviv
,
exoplanet
,
hành tinh ngoài
,
Harvard Smithsonian
,
Kepler
,
Khoa học
,
nasa
,
ngoại hành tinh
,
thuyết tương đối
,
vật lý học thiên thể
Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013
Phi thuyền Soyuz TMA-07M an toàn trở về từ Trạm không gian quốc tế (ISS)
3 phi hành gia vừa trở về Trái ĐấtTheo thông tin mới đây từ RIA Novosti thì phi thuyền Soyuz TMA-07M đưa 3 phi hành gia trên Trạm không gian quốc tế (ISS) trở về Trái Đất vào sáng sớm ngày 14/5 theo giờ Nga. Sau vài giờ rời khỏi trạm không gian, phi thuyền này đã đổ bộ an toàn tại Kazakhstan với sự đảm bảo của 12 trực thăng Mi-8 và 3 máy bay. Ba phi hành gia trở về bao gồm: Chris Hadfield của Canada, Roman Romanenko (Nga) và Thomas Marshburn của Hoa Kỳ. Quỹ đạo của ISS đã tăng thêm 2,6 km, lên đến 413,8 km vào hôm 8/5 để tạo những điều kiện tốt nhất cho chuyến trở về của tàu Soyuz TMA-07M.
Trong thời gian này, ISS chỉ còn lại có 3 phi hành gia là Pavel Vinogradov, Alexander Misurkin (Nga) và Christopher Cassidy của NASA. Ngày 29/5 tới, một tàu Soyuz khác là Soyuz TMA-09m sẽ đưa 3 phi hành gia khác lên trạm gồm: Fyodor Yurchikhin của Nga, Karen Nyberg của Hoa Kỳ và Luca Parmitano đến từ Ý.Nguồn: RIA Novosti
Nhãn:
ISS
,
Khoa học
,
nasa
,
phi hành gia
,
phi thuyền
,
Quỹ đạo
,
Soyuz TMA 07M
,
Soyuz TMA 09m
,
trạm không gian quốc tế
Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2013
ISS gặp sự cố rò rỉ chất làm mát cho pin mặt trời, NASA đang tiến hành khắc phục
Hôm thứ 5 vừa qua, các phi hành gia trên trạm không gian quốc tế (ISS) đã phát hiện ammoniac lỏng được dùng để làm lạnh hệ thống pin mặt trời đang bị rò rỉ ra ngoài không gian và theo thông báo của NASA thì cho đến hiện tại phi hành đoàn vẫn an toàn.
ISS có 8 chuỗi pin mặt trời cung cấp điện cho trạm và mỗi chuỗi được làm mát độc lập với các hệ thống kiểm soát nhiệt riêng. Điều này có nghĩa hoạt động của pin mặt trời vẫn diễn ra bình thường trong khi các kỹ sư trên ISS khắc phục sự cố.
Dấu hiệu rò rỉ lớn đầu tiên được phát hiện vào năm 2007 và kể từ đây, NASA đã bắt đầu nghiên cứu sự cố. Vào tháng 11 năm 2012, 2 nhà phi hành gia đã thực hiện một chuyến đi bộ ra ngoài không gian để sửa chữa, nối lại một số đường ống làm lạnh và lắp mới một bộ tản nhiệt do lo ngại rằng bộ tản nhiệt cũ đã bị các thiên thạch cực nhỏ làm hỏng.
Tại thời điểm này, những thông số đo đạt cho thấy vấn đề dường như đã được khắc phục nhưng hôm nay, các phi hành gia trên ISS lại phát hiện ra từng loạt ammoniac đóng băng thành khối như bông tuyết đều đặn rò rỉ từ cuộn tản nhiệt trong hệ thống kiểm soát nhiệt quang điện (PVTCS).
"Nó rỉ ra trong cùng một khu vực nhưng chúng tôi không biết liệu có phải là từ vết nứt cũ hay không," người phát ngôn của NASA - Kelly Humphries tại trung tâm không gian Johnson, Houston cho biết. Cũng theo Humphries, NASA đã đánh giá đây là một vấn đề nghiêm trọng bởi nó tác động đến một hệ thống quan trọng của trạm không gian. Nếu hệ thống tản nhiệt không còn khả năng làm mát các chuỗi pin mặt trời, chúng sẽ không thể tạo ra điện cho mọi hoạt động của trạm. Trên thực tế, chỗ rò rỉ đã trở nên tồi tệ hơn và bộ phận kiểm soát sứ mạng tại NASA dự kiến sẽ tạm ngưng hoạt động của cuộn tản nhiệt này trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, Humphries nhấn mạnh "phi hành đoàn vẫn an toàn" và cho rằng không nên vội vàng tự thực hiện một cuộc đi bộ ra ngoài không gian để khắc phục sự cố.
Bộ phận kiểm soát sứ mạng vẫn đang thảo thuận về vấn đề với các phi hành gia trên trạm. Trong cuộc trò chuyện với chỉ huy trưởng trạm không gian - Chris Hadfield, nhà điều hành sứ mạng Doug Wheelock cho biết qua hình ảnh và video gởi về, bộ phận kiểm soát trên mặt đất "tin chắc rằng ammoniac đóng băng rò rỉ từ một khu vực gần hệ thống kiểm soát nhiệt " nhưng họ vẫn chưa thể tìm ra chính xác vị trí điểm rò.
Các kỹ sư của NASA đang xem xét các kết hoạch để sử dụng cánh tay robot thăm dò vị trí điểm rò. Hadfield cho biết ông cũng các cộng sự đã phát hiện ra tỉ lệ rò rỉ thay đổi tùy theo phương hướng của trạm với mặt trời, từ đó gợi ý rằng sẽ có những góc xoay khiến chất làm mát rò rỉ nhiều và nhanh hơn.
Hadfield chịu trách nhiệm quản lý phi hành đoàn Expedition 35, trong đó bao gồm các phi hành gia Tom Marshburn và Chris Cassidy của NASA, nhà du hành vũ trụ Roman Romanenko, Pavel Vinogradov và Alexander Misurkin của Nga. Ông đã yêu cầu bộ phận kiểm soát sứ mạng gởi một bảng mô tả về vấn đề và các phương án xử lý để thực hiện càng sớm càng tốt. Hadfield, Marshburn và Romanenko sẽ rời trạm vào thứ 2 (13 tháng 5), trở về trái đất sau 5 tháng làm việc. Vì vậy, Hadfield lo ngại rằng sự cố rò rỉ sẽ làm giảm năng lượng từ các chuỗi pin mặt trời và có thể gây chậm trễ kế hoạch rời trạm của cả nhóm.
*Theo thông tin mới nhất từ Hadfield thì cả nhóm đã quyết định thực hiện chuyến đi bộ ra không gian để sửa chỗ rò vào hôm qua. 2 nhà du hành Chris Cassidy và Tom Marshburn đã sẵn sàng và dự kiến sẽ mất 6 tiếng để khắc phục. NASA sẽ phải tắt một hệ thống cấp điện để đảm bảo an toàn cho các phi hành gia khi tiếp cận.
Thông tin sẽ tiếp tục được cập nhật.
Nhãn:
ammoniac
,
hệ thống tản nhiệt
,
ISS
,
Khoa học
,
làm mát
,
nasa
,
pin mặt trời
,
sự cố rò rỉ
,
tản nhiệt
,
trạm không gian quốc tế
Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013
NASA: Dự án vệ tinh PhoneSats mang theo smartphone đã thành công, đăng tải ảnh chụp từ chúng
NASA mới đây đã thông báo về sự thành công của chiếc ba vệ tinh nano PhoneSats-1 (còn được gọi là "Bell"), PhoneSats-2 ("Graham") và PhoneSats-3 ("Alexander"). Đây là ba vệ tinh được NASA phóng lên không gian hồi hôm 24/4 vừa qua để thử nghiệm khả năng hoạt động của smartphone trong không gian. Chúng có giá rất rẻ và kích thước vệ tinh cực kì nhỏ gọn. Graham và Bell mang trong mình chiếc Nexus One, trong khi Alexander thì sử dụng Nexus S. Mặc dù cả ba vệ tinh PhoneSats đều đã bị thiêu rụi trên bầu khí quyển vào ngày 27/4 đúng như dự kiến nhưng NASA cho biết chúng đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. PhoneSats giúp chứng tỏ rằng những phần cứng ở mức độ tiêu dùng hoàn toàn có thể được áp dụng vào chương trình không gian và hoạt động tốt ở môi trường khắc nghiệt đó.
Nói thêm về những bức ảnh do các vệ tinh PhoneSats chụp lại, chúng được chuyển từ vũ trụ về Trái Đất dưới dạng các gói dữ liệu, mỗi gói chứa một phần của tấm ảnh. Nhiều trạm mặt đất trên khắp Trái Đất sẽ tiếp nhận dữ liệu này và tổng hợp lại để cho ra tấm ảnh mà bạn thấy ở trên. Tất cả các ảnh đều được chụp bằng camera gốc của điện thoại, còn hiệu tượng mờ và bể ảnh là do việc truyền tín hiệu qua sóng UHF.Nguồn: NASA
Nhãn:
Alexander
,
Bell
,
Graham
,
Khoa học
,
nasa
,
Nexus One
,
Nexus S
,
orbital sciences corporation
,
vệ tinh nano
Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013
NASA công bố hoạt động giải cứu tàu Fermi trước thảm họa va chạm với "cục sắt" nặng 1,4 tấn
Hồi tháng 3 năm ngoái, vệ tinh quan sát không gian Fermi đã tránh khỏi một vụ va chạm khủng khiếp với "rác" vũ trụ. Bằng những nổ lực tuyệt vời của các nhà khoa học tại NASA, con tàu trị giá nửa tỉ đô đã được cứu sống và mãi đến hôm nay, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ mới chính thức công bố những gì họ đã làm để giải cứu Fermi.
Chuyện bắt đầu từ ngày 29 tháng 3 năm 2012 khi Julie McEnery - một nhà nghiên cứu phụ trách dự án khoa học của Fermi kiểm tra hòm thư điện tử của mình như thường lệ. Cô đã giật mình khi nhìn thấy một loạt tin nhắn được gởi tự động trong suốt 6 ngày cho thấy quỹ đạo của Fermi sẽ giao cắt với đường đi của một mảnh rác vũ trụ. Nghe có vẻ không nghiêm trọng lắm nếu thứ va chạm với Fermi chỉ là một con ốc hay một con chip rơi ra từ một vệ tinh nào đó nhưng thực sự là ... Fermi đang đối mặt với một vệ tinh gián điệp nặng hơn 1,4 tấn có tên Cosmos 1805, được Liên Xô phóng trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Được phóng lên quỹ đạo thấp của Trái Đất vào năm 2008, Fermi là một tàu quan sát không gian, sử dụng kính thiên văn tia gamma để bản đồ hóa các tia sáng có mức năng lượng cao nhất trong vũ trụ. Fermi có kích thước khoảng 1,8 m2 vuông, cao 2,9 m, rộng 15 m tính cả 2 "cánh" pin mặt trời và có tổng trọng lượng lên đến 4,3 tấn.
Các trang thiết bị trên Fermi được phát triển để phục vụ cho công tác nghiên cứu về vật lý học thiên thể và các hiện tượng vũ trụ chẳng hạn như các hạt nhân hoạt hóa trong thiên hà, ẩn tinh, các chùm tia gamma, các nguồn năng lượng cao và vật chất tối. Fermi hiện đã ở trên quỹ đạo được 5 năm và con tàu được thiết kế để có thể hoạt động trong suốt 10 năm.
Còn về phần Cosmos 1805, đây là một vệ tinh truyền thông quân sự lớp Tselina D của Liên Xô được phóng từ sân bay vũ trụ Plesetsk vào năm 1986. Nhiệm vụ của Cosmos 1805 là theo dõi các tín hiệu từ hoạt động quân sự ngoài khơi và thời gian hoạt động của nó chỉ kéo dài trong 6 tháng. Tuy nhiên, do vấn đề rác vũ trụ đến nay vẫn chưa được quan tâm đúng mực nên Cosmos 1805 vẫn bay trên quỹ đạo của nó gần 27 năm qua. Con tàu nặng 1,4 tấn và bay trên một quỹ đạo gần cực. Vì vậy, quỹ đạo của nó sẽ vuông góc với quỹ đạo của Fermi.
Cả 2 vật thể đều đang bay với vận tốc khoảng 11 km/s và NASA ban đầu dự đoán sẽ chúng bay cắt mặt nhau trong cự ly chỉ 213 m. Mặc dù cự ly này khá an toàn nhưng các nhà quản lý sứ mạng không thể không cẩn thận. Bởi lẽ vào tháng 2 năm 2009, vệ tinh truyền thông Iridium 33 và tàu Cosmos 2251 đã va chạm vào nhau ở một vị trí cách vùng Siberi của Nga 800 km, để lại 1,5 tấn mảnh vỡ kim loại trôi tự do trong không gian. Trước khi vụ va chạm xảy ra, hệ thống theo dõi vệ tinh đã đưa ra dự đoán 2 con tàu sẽ chệch nhau khoảng 584 m. Nếu Fermi va chạm với Cosmos 1805, 2 con tàu sẽ bị phá hủy hoàn toàn và năng lượng từ vụ nổ sẽ tương đương với 2,5 tấn thuốc nổ cực mạnh.
Vì vậy, NASA đã quyết định cho Fermi bay tránh tàu Cosmos 1805 đang lao tới rất nhanh. Nhưng trớ trêu thay, để thực hiện điều này thì Fermi phải sử dụng đến các động cơ đẩy - ban đầu được thiết kế nhằm đẩy con tàu ra khỏi quỹ đạo sau khi kết thúc sứ mạng để nó tự cháy khi lao xuống khí quyển và không đe dọa đến các vệ tinh khác.
Mặc dù mục đích của NASA là đưa Fermi ra khỏi tầm nguy hiểm nhưng bản thân giải pháp này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Cụ thể, trước khi kích hoạt động cơ đẩy, Fermi phải ngưng mọi hoạt động chụp quét bầu trời, định hướng vệ tinh dọc theo hướng chuyển động, gập gọn các cánh pin mặt trời và hạ ăng-ten giao tiếp xuống. Thêm nữa, hệ thống động cơ đẩy trên Fermi chưa từng được NASA thử nghiệm và chỉ một sai sót nhỏ tiềm năng sẽ khiến Fermi trở thành một cục sắt không hơn không kém. Đây là lý do tại sao NASA rất thận trọng với quyết định này.
Cuối cùng, mọi chuyện đã diễn ra thuận buồm xuôi gió khi động cơ đẩy được kích hoạt vào ngày 3 tháng 4 và Fermi đã trở lại hoạt động quan sát khoa học trong chỉ 1 giờ sau đó. Ngày hôm sau, Fermi và Cosmos 1805 tiếp tục gặp nhau nhưng vị trí của cả 2 đã cách xa 10 km - một cự ly an toàn hơn nhiều.
"Việc điều hướng được thực hiện trên Fermi dựa trên các thủ tục mà chúng tôi đã phát triển từ rất lâu trước đây, rất đơn giản, chỉ là kích hoạt tất cả các động cơ đẩy trong vòng 1 giây. Chúng tôi đã nhiều lần trì hoãn và căng thẳng trước khi đưa ra quyết định nhưng khi sự việc kết thúc, chúng tôi đã thở phào nhẹ nhõm rằng mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp," Eric Stoneking - kỹ sư trưởng bộ phận kiểm soát độ cao của Fermi cho biết.
Ngày nay, hoạt động điều hướng để tránh va chạm giữa các vệ tinh đã trở thành một yêu cầu bắt buộc và thường xuyên. Mặc dù vậy, số lượng mảnh vỡ trong vũ trụ vẫn tiếp tục tăng. Không phải tất cả trong số chúng đều có thể phát hiện được và rất ít mảnh vỡ trên quỹ đạo vẫn còn khả năng điều chỉnh hướng bay. Điều này đã được nhấn mạnh bởi chỉ huy trưởng Chris Hatfield điều hành trạm không gian quốc tế ISS khi ông phát hiện ra một mảnh vỡ nhỏ đã làm thủng một lỗ trên tấm pin mặt trời của trạm.
Dưới đây là video mô tả Fermi đã "hút chết" như thế nào:
Nhãn:
Cosmos 1805
,
Fermi
,
giải cứu Fermi
,
hàng không vũ trụ
,
Khoa học
,
nasa
,
rác vũ trụ
,
va chạm
,
vệ tinh
NASA công bố hoạt động giải cứu tàu Fermi trước thảm họa va chạm với "cục sắt" nặng 1,4 tấn
Hồi tháng 3 năm ngoái, vệ tinh quan sát không gian Fermi đã tránh khỏi một vụ va chạm khủng khiếp với "rác" vũ trụ. Bằng những nổ lực tuyệt vời của các nhà khoa học tại NASA, con tàu trị giá nửa tỉ đô đã được cứu sống và mãi đến hôm nay, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ mới chính thức công bố những gì họ đã làm để giải cứu Fermi.
Chuyện bắt đầu từ ngày 29 tháng 3 năm 2012 khi Julie McEnery - một nhà nghiên cứu phụ trách dự án khoa học của Fermi kiểm tra hòm thư điện tử của mình như thường lệ. Cô đã giật mình khi nhìn thấy một loạt tin nhắn được gởi tự động trong suốt 6 ngày cho thấy quỹ đạo của Fermi sẽ giao cắt với đường đi của một mảnh rác vũ trụ. Nghe có vẻ không nghiêm trọng lắm nếu thứ va chạm với Fermi chỉ là một con ốc hay một con chip rơi ra từ một vệ tinh nào đó nhưng thực sự là ... Fermi đang đối mặt với một vệ tinh gián điệp nặng hơn 1,4 tấn có tên Cosmos 1805, được Liên Xô phóng trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Được phóng lên quỹ đạo thấp của Trái Đất vào năm 2008, Fermi là một tàu quan sát không gian, sử dụng kính thiên văn tia gamma để bản đồ hóa các tia sáng có mức năng lượng cao nhất trong vũ trụ. Fermi có kích thước khoảng 1,8 m2 vuông, cao 2,9 m, rộng 15 m tính cả 2 "cánh" pin mặt trời và có tổng trọng lượng lên đến 4,3 tấn.
Các trang thiết bị trên Fermi được phát triển để phục vụ cho công tác nghiên cứu về vật lý học thiên thể và các hiện tượng vũ trụ chẳng hạn như các hạt nhân hoạt hóa trong thiên hà, ẩn tinh, các chùm tia gamma, các nguồn năng lượng cao và vật chất tối. Fermi hiện đã ở trên quỹ đạo được 5 năm và con tàu được thiết kế để có thể hoạt động trong suốt 10 năm.
Còn về phần Cosmos 1805, đây là một vệ tinh truyền thông quân sự lớp Tselina D của Liên Xô được phóng từ sân bay vũ trụ Plesetsk vào năm 1986. Nhiệm vụ của Cosmos 1805 là theo dõi các tín hiệu từ hoạt động quân sự ngoài khơi và thời gian hoạt động của nó chỉ kéo dài trong 6 tháng. Tuy nhiên, do vấn đề rác vũ trụ đến nay vẫn chưa được quan tâm đúng mực nên Cosmos 1805 vẫn bay trên quỹ đạo của nó gần 27 năm qua. Con tàu nặng 1,4 tấn và bay trên một quỹ đạo gần cực. Vì vậy, quỹ đạo của nó sẽ vuông góc với quỹ đạo của Fermi.
Cả 2 vật thể đều đang bay với vận tốc khoảng 11 km/s và NASA ban đầu dự đoán sẽ chúng bay cắt mặt nhau trong cự ly chỉ 213 m. Mặc dù cự ly này khá an toàn nhưng các nhà quản lý sứ mạng không thể không cẩn thận. Bởi lẽ vào tháng 2 năm 2009, vệ tinh truyền thông Iridium 33 và tàu Cosmos 2251 đã va chạm vào nhau ở một vị trí cách vùng Siberi của Nga 800 km, để lại 1,5 tấn mảnh vỡ kim loại trôi tự do trong không gian. Trước khi vụ va chạm xảy ra, hệ thống theo dõi vệ tinh đã đưa ra dự đoán 2 con tàu sẽ chệch nhau khoảng 584 m. Nếu Fermi va chạm với Cosmos 1805, 2 con tàu sẽ bị phá hủy hoàn toàn và năng lượng từ vụ nổ sẽ tương đương với 2,5 tấn thuốc nổ cực mạnh.
Vì vậy, NASA đã quyết định cho Fermi bay tránh tàu Cosmos 1805 đang lao tới rất nhanh. Nhưng trớ trêu thay, để thực hiện điều này thì Fermi phải sử dụng đến các động cơ đẩy - ban đầu được thiết kế nhằm đẩy con tàu ra khỏi quỹ đạo sau khi kết thúc sứ mạng để nó tự cháy khi lao xuống khí quyển và không đe dọa đến các vệ tinh khác.
Mặc dù mục đích của NASA là đưa Fermi ra khỏi tầm nguy hiểm nhưng bản thân giải pháp này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Cụ thể, trước khi kích hoạt động cơ đẩy, Fermi phải ngưng mọi hoạt động chụp quét bầu trời, định hướng vệ tinh dọc theo hướng chuyển động, gập gọn các cánh pin mặt trời và hạ ăng-ten giao tiếp xuống. Thêm nữa, hệ thống động cơ đẩy trên Fermi chưa từng được NASA thử nghiệm và chỉ một sai sót nhỏ tiềm năng sẽ khiến Fermi trở thành một cục sắt không hơn không kém. Đây là lý do tại sao NASA rất thận trọng với quyết định này.
Cuối cùng, mọi chuyện đã diễn ra thuận buồm xuôi gió khi động cơ đẩy được kích hoạt vào ngày 3 tháng 4 và Fermi đã trở lại hoạt động quan sát khoa học trong chỉ 1 giờ sau đó. Ngày hôm sau, Fermi và Cosmos 1805 tiếp tục gặp nhau nhưng vị trí của cả 2 đã cách xa 10 km - một cự ly an toàn hơn nhiều.
"Việc điều hướng được thực hiện trên Fermi dựa trên các thủ tục mà chúng tôi đã phát triển từ rất lâu trước đây, rất đơn giản, chỉ là kích hoạt tất cả các động cơ đẩy trong vòng 1 giây. Chúng tôi đã nhiều lần trì hoãn và căng thẳng trước khi đưa ra quyết định nhưng khi sự việc kết thúc, chúng tôi đã thở phào nhẹ nhõm rằng mọi thứ đã diễn ra tốt đẹp," Eric Stoneking - kỹ sư trưởng bộ phận kiểm soát độ cao của Fermi cho biết.
Ngày nay, hoạt động điều hướng để tránh va chạm giữa các vệ tinh đã trở thành một yêu cầu bắt buộc và thường xuyên. Mặc dù vậy, số lượng mảnh vỡ trong vũ trụ vẫn tiếp tục tăng. Không phải tất cả trong số chúng đều có thể phát hiện được và rất ít mảnh vỡ trên quỹ đạo vẫn còn khả năng điều chỉnh hướng bay. Điều này đã được nhấn mạnh bởi chỉ huy trưởng Chris Hatfield điều hành trạm không gian quốc tế ISS khi ông phát hiện ra một mảnh vỡ nhỏ đã làm thủng một lỗ trên tấm pin mặt trời của trạm.
Dưới đây là video mô tả Fermi đã "hút chết" như thế nào:
Nhãn:
Cosmos 1805
,
Fermi
,
giải cứu Fermi
,
hàng không vũ trụ
,
Khoa học
,
nasa
,
rác vũ trụ
,
va chạm
,
vệ tinh
NASA kêu gọi cộng đồng gởi thông điệp bằng thơ Haiku lên sao Hỏa
Vào tháng 11 năm nay, tàu thăm dò Mars Atmosphere and Volatile EvolutioN (MAVEN) sẽ được phóng lên quỹ đạo sao Hỏa để thăm dò khí quyển và hơi nước. Bên cạnh sứ mạng chính vừa nêu, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ - NASA cũng đang mời gọi cộng đồng đệ trình các thông điệp dưới dạng thơ Haiku (một loại thơ ngắn của Nhật) để ghi vào đĩa DVD và nó sẽ được MAVEN mang theo đến hành tinh đỏ.
Hoạt động trên là một phần của chiến dịch Going to Mars Campaign được các nhà nghiên cứu phụ trách sứ mạng đến từ phòng thí nghiệm khí quyển và vật lý không gian Boulder thuộc đại học Colorado (CU/LASP) khởi xướng. Theo đó, mọi người có thể vào trang web chính thức của chiến dịch và gởi lên một thông điệp cá nhân dưới dạng thơ Haiku.
Người gởi có thể in một giấy chứng nhận từ chương trình Going to Mars và tên của mọi người gởi sẽ được ghi vào đĩa DVD. Tuy nhiên, chỉ 3 bài thơ Haiku được chọn sẽ được gởi đến sao Hỏa.
Stephanie Renfrow - lãnh đạo chương trình MAVEN Education and Public Outreach tại CU/LASP cho biết: "Chiến dịch Going to Mars mang lại cho mọi người trên thế giới một phương thức để kết nối cá nhân với không gian, các sứ mạng khám phá vũ trụ và khoa học nói chung, đồng thời giúp họ chia sẻ niềm đam mê về sứ mạng MAVEN với chúng tôi."
MAVEN là tàu vũ trụ đầu tiên được phát triển dành riêng cho mục đích thăm dò tầng khí quyển trên cao của sao Hỏa. Nó được trang bị một loạt công cụ bao gồm từ kế, phổ kế ảnh hóa cực tím, và nhiều thiết bị nghiên cứu gió mặt trời. Nhiệm vụ của MAVEN là tìm hiểu nguyên nhân khiến sao Hỏa mất hầu hết khí quyển, đặc biệt là các thành phần như CO2, NO2 và nước cũng như lịch sử hình thành của nước. Các nhà khoa học hy vọng rằng bằng cách này, tàu MAVEN sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về khí quyển sao Hỏa và khả năng sự sống từng tồn tại trên hành tinh đỏ.
Hạn cuối để đệ trình các thông điệp bằng thơ Haiku cho chiến dịch Going to Mars là ngày 1 tháng 7. Sau đó, một cuộc bình chọn trực tuyến từ cộng đồng sẽ được tiến hành và bắt đầu từ ngày 15 tháng 7, 3 bài thơ Haiku với tỉ lệ bình chọn cao nhất sẽ được ghi vào đĩa DVD.
Nhãn:
Going to Mars
,
hành tinh đỏ
,
Khoa học
,
Mars Atmosphere and Volatile EvolutioN
,
MAVEN
,
nasa
,
sao Hỏa
,
tàu thăm dò
,
thông điệp
,
thơ Haiku
Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013
Tàu Opportunity được tìm thấy ở chế độ dự phòng sau khi giai đoạn ngừng liên lạc kết thúc
Đầu tháng 05 này, NASA đã chính thức kết thúc giai đoạn ngừng liên lạc với các tàu vũ trụ khám phá sao Hoả do hiện tượng giao hội giữa hành tinh đỏ và Mặt Trời. Và các nhà khoa học của NASA đã tìm thấy Opportunity đang ở chế độ standby (dự phòng) trong lúc đang thực hiện chuyến đi khám phá bằng camera thường ngày trên hành tinh đỏ. Trong giai đoạn tạm ngừng liên lạc, Opportunity đã tự đưa về chế độ dự phòng (hay còn gọi là chế độ tự động) để có thể cân bằng được năng lượng và lịch trình truyền thông tin, đồng thời chờ lệnh mới từ Trái đất.
NASA đã tìm thấy Opportunity từ ngày 27/04 và hiện đã chuẩn bị các câu lệnh mới để đưa chiếc tàu tự hành này trở về chế độ làm việc bình thường. Thật ra khoảng thời gian mà tàu Opportunity hoạt động ở chế độ dự phòng không lâu như NASA dự kiến. Nó chỉ phải chuyển sang chế độ này từ ngày 22/04, dù trước đó NASA cho rằng họ sẽ có kỳ nghỉ bắt buộc kéo dài từ 17-21 ngày.
Opportunity đã chính thức nối lại liên lạc với Trái đất từ hôm 30/04, còn tàu Curiosity thì chậm hơn một ngày, vào 01/05. Việc nối lại liên lạc sẽ giúp các nhà khoa học nhận được những thông tin mà 2 chiếc tàu này ghi nhận được trong khoảng thời gian không thể “giao tiếp” với nhau.
Nhãn:
curiosity
,
esa
,
hiện tượng giao hội
,
khám phá sao hoả
,
Khoa học
,
mars exploration rover opportunity
,
mars express
,
mars odyssey
,
mars reconnaissance orbiter
,
mặt trời
,
nasa
,
sao hoả
,
tàu khám phá sao hoả
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)