Hiện nay, than đá đang là nguồn tài nguyên lớn nhất trên Trái Đất dùng để tạo ra điện, tiếp đó là gas tự nhiên. Tuy nhiên, người ta dự báo trong 5 năm tới vị trí thứ hai sẽ được thay thế bởi một nguồn năng lượng khác xanh hơn, sạch hơn và rẻ hơn đó chính là những năng lượng có thể tái tạo, ví dụ như năng lượng Mặt trời, gió và năng lượng sinh học. Theo số liệu dự đoán của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết thì trong vòng 5 năm nữa, điện tạo ra từ những nguồn năng lượng xanh gần như vô tận này sẽ tăng 40% để chiếm lấy vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng những nguồn năng lượng điện nhiều nhất trên toàn cầu.
Báo cáo của IEA được phát hành vào thứ Tư vừa qua cho biết vào năm 2018, năng lượng tái tạo sẽ chiếm 1/4 trên tổng số nguồn năng lượng mà Trái Đất có, tăng 20% so với năm 2011 và đồng thời nó cũng là nguồn năng lượng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất hiện nay, một phần nhờ vào chi phí dùng để đầu tư các thiết bị cho nó đang ngày càng trở nên rẻ hơn trước, đặc biệt là các thiết bị dùng để khai thác năng lượng Mặt trời và năng lượng gió. Tuy nhiên, để viễn cảnh này diễn ra đúng vào 5 năm nữa thì không chỉ các cá nhân mà bản thân các quốc gia, nhất là các nước công nghiệp cần phải tiếp tục đầu tư nhiều hơn vào các nguồn năng lượng xanh.Đồ thị chỉ sự tăng trưởng của năng lượng điện tái tạo theo các vùng lãnh thổ
Đáng chú ý là những quốc gia không nằm trong khối "Tổ chức Hợp tác và Phát phát triển Tinh tế" (OECD, gồm 34 nước, đa phần là các cường quốc thuộc châu Âu, châu Mỹ và là những nước có độ phát triển cao) được dự báo sẽ tạo ra 58% trên tổng số nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2018, tăng 54% so với năm 2012. Riêng Trung Quốc sẽ đóng góp khoảng 40% vào sự tăng tưởng của năng lượng tái tạo trong vòng 5 năm tới, báo cáo cho biết.
Ở một số thị trường, chi phí đầu tư khai thác năng lượng gió và mặt trời đang ngày càng giảm nên có thể cạnh tranh tốt được với các nguồn nhiêu liệu hóa thạch truyền thống, tuy nhiên ở Mỹ thì hơi trớ trêu vì than đá và khí gas đang được chính phủ trợ giá nhiều gấp 6 lần mức trợ giá dành cho năng lượng tái tạo, cho nên nó vẫn chưa tạo ra đủ sức thuyết phục để người ta chuyển sang dùng các nguồn năng lượng xanh. Do đó mới đây tổng thống Mỹ Barack Obama đã có yêu cầu cắt giảm nguồn trợ giá dành cho nhiên liệu hóa thạch nhằm mục đích giảm 10% khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2050. Qua đó cũng khuyến khích người ta quan tâm đến các nguồn năng lượng xanh hơn.
Số liệu và báo cáo chi tiết của IEA bạn có thể xem tại đây.Theo The Verge
Hiển thị các bài đăng có nhãn năng lượng tái tạo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn năng lượng tái tạo. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013
Năng lượng tái tạo có thể trở thành nguồn năng lượng điện lớn thứ hai toàn cầu
Nhãn:
điện
,
năng lượng
,
năng lượng điện
,
năng lượng gió
,
năng lượng mặt trời
,
năng lượng sinh học
,
năng lượng tái tạo
,
năng lượng xanh
,
Tin tức - Sự kiện
Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013
SKWID - hệ thống tua-bin khai thác đồng thời năng lượng gió và hải lưu của Nhật
Hiện nay, những hệ thống khai thác năng lượng tái tạo từ gió và dòng hải lưu không hiếm. Nhưng mới đây, công ty MODEC (Mitsui Ocean Development & Engineering Co.) của Nhật đã công bố họ sắp sửa thử nghiệm SKWID - hệ thống đầu tiên có thể khai thác cùng lúc cả 2 nguồn năng lượng trên.
SKWID (viết tắt của Savonius Keel and Wind Turbine Darrieus) là một hệ thống nổi được neo tại chỗ với một tua-bin gió Savonius "chìm bên dưới" và một tuabin gió Darrieus dạng trục đứng trên mặt nước. Cả 2 đều được kết nối với một hệ thống bánh răng/máy phát, cho phép thiết bị tạo ra điện từ dòng hải lưu, gió biển hoặc cả 2. Thêm vào đó, hoạt động xoay của tua-bin Savonius có thể bổ trợ cho tua-bin gió phía trên khi gió lặng và cần quán tính.
Thiết kế của tua-bin Darrieus khiến nó có thể quay từ trái sang phải hoặc ngược lại, vì vậy nó hoạt động không phụ thuộc vào hướng gió. Trong khi đó, tua-bin Savonius dù chỉ có thể quay một chiều nhưng cũng không phụ thuộc vào hướng dòng hải lưu. Theo MODEC thì tua-bin này có thể khai thác điện với cả những dòng hải lưu yếu nhất và không bị ảnh hưởng bởi sự sinh sôi của các sinh vật biển trên các gầu xoay dạng bán xy-lanh. Ngoài ra, do tua-bin không quay nhanh bằng tốc độ dòng hải lưu nên nó cũng được xem là an toàn đối với môi trường biển.
SKWID được neo tại tại những vùng biển động và thiết kế của máy phát trên mặt biển và tua-bin Savonius bên dưới sẽ giữ trọng tâm thấp cho hệ thống. Thêm vào đó, ụ nổi hình tròn phía trên được gắn vào cấu trúc trung tâm bằng các gờ cao su dẻo giúp nó đung đưa theo nhịp sóng trong khi vẫn giữ được độ ổn định và duy trì hoạt động của các tua-bin và máy móc tích hợp.
Theo một báo cáo trên kênh NHK News, một trong số các hệ thống SKWID đầu tiên sẽ được thiết lập và thử nghiệm ngoài khơi Nhật Bản vào mùa thu tới. Tua-bin gió sẽ cao hơn mặt biển 47 m, tua-bin hải lưu bên dưới có đường kính 15 m. Khi hoạt động cùng nhau, cả 2 tua-bin có thể tạo ra đủ điện để cung cấp cho khoảng 300 ngôi nhà.
Tại sao Tua-bin gió Savonius lại được sử dụng dưới mặt nước?
Nhãn:
hải lưu
,
Khoa học
,
MODEC
,
năng lượng tái tạo
,
SKWID
,
tua bin Darrieus
,
tua bin gió
,
tua bin hải lưu
,
tua bin Savonius
,
tuabin gió
Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013
SKWID - hệ thống tua-bin khai thác đồng thời năng lượng gió và hải lưu của Nhật
Hiện nay, những hệ thống khai thác năng lượng tái tạo từ gió và dòng hải lưu không hiếm. Nhưng mới đây, công ty MODEC (Mitsui Ocean Development & Engineering Co.) của Nhật đã công bố họ sắp sửa thử nghiệm SKWID - hệ thống đầu tiên có thể khai thác cùng lúc cả 2 nguồn năng lượng trên.
SKWID (viết tắt của Savonius Keel and Wind Turbine Darrieus) là một hệ thống nổi được neo tại chỗ với một tua-bin gió Savonius "chìm bên dưới" và một tuabin gió Darrieus dạng trục đứng trên mặt nước. Cả 2 đều được kết nối với một hệ thống bánh răng/máy phát, cho phép thiết bị tạo ra điện từ dòng hải lưu, gió biển hoặc cả 2. Thêm vào đó, hoạt động xoay của tua-bin Savonius có thể bổ trợ cho tua-bin gió phía trên khi gió lặng và cần quán tính.
Thiết kế của tua-bin Darrieus khiến nó có thể quay từ trái sang phải hoặc ngược lại, vì vậy nó hoạt động không phụ thuộc vào hướng gió. Trong khi đó, tua-bin Savonius dù chỉ có thể quay một chiều nhưng cũng không phụ thuộc vào hướng dòng hải lưu. Theo MODEC thì tua-bin này có thể khai thác điện với cả những dòng hải lưu yếu nhất và không bị ảnh hưởng bởi sự sinh sôi của các sinh vật biển trên các gầu xoay dạng bán xy-lanh. Ngoài ra, do tua-bin không quay nhanh bằng tốc độ dòng hải lưu nên nó cũng được xem là an toàn đối với môi trường biển.
SKWID được neo tại tại những vùng biển động và thiết kế của máy phát trên mặt biển và tua-bin Savonius bên dưới sẽ giữ trọng tâm thấp cho hệ thống. Thêm vào đó, ụ nổi hình tròn phía trên được gắn vào cấu trúc trung tâm bằng các gờ cao su dẻo giúp nó đung đưa theo nhịp sóng trong khi vẫn giữ được độ ổn định và duy trì hoạt động của các tua-bin và máy móc tích hợp.
Theo một báo cáo trên kênh NHK News, một trong số các hệ thống SKWID đầu tiên sẽ được thiết lập và thử nghiệm ngoài khơi Nhật Bản vào mùa thu tới. Tua-bin gió sẽ cao hơn mặt biển 47 m, tua-bin hải lưu bên dưới có đường kính 15 m. Khi hoạt động cùng nhau, cả 2 tua-bin có thể tạo ra đủ điện để cung cấp cho khoảng 300 ngôi nhà.
Tại sao Tua-bin gió Savonius lại được sử dụng dưới mặt nước?
Nhãn:
hải lưu
,
Khoa học
,
MODEC
,
năng lượng tái tạo
,
SKWID
,
tua bin Darrieus
,
tua bin gió
,
tua bin hải lưu
,
tua bin Savonius
,
tuabin gió
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)