Hiển thị các bài đăng có nhãn điện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn điện. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Năng lượng tái tạo có thể trở thành nguồn năng lượng điện lớn thứ hai toàn cầu

pin-mat-troi

Hiện nay, than đá đang là nguồn tài nguyên lớn nhất trên Trái Đất dùng để tạo ra điện, tiếp đó là gas tự nhiên. Tuy nhiên, người ta dự báo trong 5 năm tới vị trí thứ hai sẽ được thay thế bởi một nguồn năng lượng khác xanh hơn, sạch hơn và rẻ hơn đó chính là những năng lượng có thể tái tạo, ví dụ như năng lượng Mặt trời, gió và năng lượng sinh học. Theo số liệu dự đoán của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết thì trong vòng 5 năm nữa, điện tạo ra từ những nguồn năng lượng xanh gần như vô tận này sẽ tăng 40% để chiếm lấy vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng những nguồn năng lượng điện nhiều nhất trên toàn cầu.

Báo cáo của IEA được phát hành vào thứ Tư vừa qua cho biết vào năm 2018, năng lượng tái tạo sẽ chiếm 1/4 trên tổng số nguồn năng lượng mà Trái Đất có, tăng 20% so với năm 2011 và đồng thời nó cũng là nguồn năng lượng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất hiện nay, một phần nhờ vào chi phí dùng để đầu tư các thiết bị cho nó đang ngày càng trở nên rẻ hơn trước, đặc biệt là các thiết bị dùng để khai thác năng lượng Mặt trời và năng lượng gió. Tuy nhiên, để viễn cảnh này diễn ra đúng vào 5 năm nữa thì không chỉ các cá nhân mà bản thân các quốc gia, nhất là các nước công nghiệp cần phải tiếp tục đầu tư nhiều hơn vào các nguồn năng lượng xanh.

global-renewable-electricity
Đồ thị chỉ sự tăng trưởng của năng lượng điện tái tạo theo các vùng lãnh thổ

Đáng chú ý là những quốc gia không nằm trong khối "Tổ chức Hợp tác và Phát phát triển Tinh tế" (OECD, gồm 34 nước, đa phần là các cường quốc thuộc châu Âu, châu Mỹ và là những nước có độ phát triển cao) được dự báo sẽ tạo ra 58% trên tổng số nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2018, tăng 54% so với năm 2012. Riêng Trung Quốc sẽ đóng góp khoảng 40% vào sự tăng tưởng của năng lượng tái tạo trong vòng 5 năm tới, báo cáo cho biết.

Ở một số thị trường, chi phí đầu tư khai thác năng lượng gió và mặt trời đang ngày càng giảm nên có thể cạnh tranh tốt được với các nguồn nhiêu liệu hóa thạch truyền thống, tuy nhiên ở Mỹ thì hơi trớ trêu vì than đá và khí gas đang được chính phủ trợ giá nhiều gấp 6 lần mức trợ giá dành cho năng lượng tái tạo, cho nên nó vẫn chưa tạo ra đủ sức thuyết phục để người ta chuyển sang dùng các nguồn năng lượng xanh. Do đó mới đây tổng thống Mỹ Barack Obama đã có yêu cầu cắt giảm nguồn trợ giá dành cho nhiên liệu hóa thạch nhằm mục đích giảm 10% khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2050. Qua đó cũng khuyến khích người ta quan tâm đến các nguồn năng lượng xanh hơn.

Số liệu và báo cáo chi tiết của IEA bạn có thể xem tại đây.


Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Động cơ điện dùng khi máy bay chạy taxi sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm việc trì hoãn

Dong_co_dien_may_bay_EGST_500px
Chiếc máy bay thử nghiệm được gắn động cơ điện EGST

Tại triển lãm hàng không Paris Air Show mới diễn ra, hãng Honeywell và Safran đã trình diễn một hệ thống động cơ điện giúp máy bay taxi - thuật ngữ dùng để chỉ việc di chuyển từ bãi đáp ra đường băng hoặc ngược lại - mà không cần phải dùng đến động cơ chính. Với tên gọi Electric Green Taxiing System (EGTS), hệ thống này bao gồm một cặp mô-tơ 50 kVA (khoảng 67 mã lực) nặng 300 kg được gắn giữa hai bánh xe của mỗi càng đáp chính. Điện cho hệ thống được cấp từ một bộ nguồn phụ (APU) vốn đã được sử dụng trên các máy bay để phát điện khi đậu ở cổng. Trong quá trình taxi, mức độ tiêu thụ nhiên liệu của APU chỉ bằng 1/6 so với động cơ chính.

Nhà sản xuất nói rằng EGTS có khả năng giảm 150 gallon (567 lít) nhiên liệu tiêu thụ mỗi ngày đối với các máy bay dân dụng như Airbus A320 hay Boeing 737, tức mỗi năm sẽ tiết kiệm được 4% nhiên liệu so với việc sử dụng động cơ chính để taxi. EGTS được thiết kế cho các máy bay chặng ngắn cần phải cất cánh và hạ cánh nhiều lần mỗi ngày chứ nó không nhắm đến các phi cơ đường dài vốn chỉ lên xuống một hai lần trong cả hành trình.

Lợi ích của EGST không chỉ dừng lại ở việc tiết kiệm nhiên liệu, nó còn giúp giảm việc trì hoãn ở sân bay. Olivier Savin, đại diện cho hãng Safran, cho biết rằng với các phi cơ sử dụng EGTS, việc sử dụng một chiếc xe kéo (Taxibot) để trợ giúp máy bay vào đúng vị trí đỗ hoặc để rời đi là không cần thiết. Savin nói chính những xe kéo này là nguyên nhân dẫn đến việc chuyến bay bị hoãn. Còn với EGTS, phi công có thể lùi, quẹo và đẩy máy bay tiến tới phía trước mà không cần đến bất kì sự giúp đỡ nào từ bên ngoài. "Đây là một sự cải tiến lớn về tốc độ và độ linh hoạt của phi cơ khi chúng ở các cổng bay".

Hệ thống EGST được kiểm nghiệm lần đầu tiên vào tháng 4 vừa qua. Kể từ lúc đó, nó đã giúp chiếc A320 thử nghiệm chạy taxi được khoảng 160km. Bài kiểm tra kế tiếp sẽ nhằm mục đích tăng tốc độ taxi lên 37 km/h, máy bay cũng sẽ được tăng trọng tải lên mức tối đa cho phép. Hai hãng phát triển nên EGTS đang trong quá trình thảo luận với các nhà sản xuất máy bay cũng như các hãng hàng không để tích hợp EGTS vào đội bay của họ.


Dong_co_dien_may_bay_EGST
Cận cảnh động cơ EGST