Hiển thị các bài đăng có nhãn năng lượng mặt trời. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn năng lượng mặt trời. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Apple chuẩn bị xây dựng một trang trại mặt trời công suất 18-20 MW ở Nevada, Mỹ

Apple_trang_trai_mat_troi
Một trang trại mặt trời mà Apple từng xây dựng trước đây

Theo trang GigaOM, Apple đang lên kế hoạch xây dựng một trang trại năng lượng mặt trời rộng 137 hecta kế bên trung tâm dữ liệu của hãng ở Reno, Nevada, Mỹ. Trang trại này có khả năng cung cấp 18 đến 20 megawatt điện, tương tự như công suất của trang trại tại Bắc California cũng do Apple sở hữu, tuy nhiên nó sẽ sử dụng một công nghệ khác. Thay vì chỉ sử dụng các tấm pin mặt trời truyền thống, Apple sẽ trang bị thêm cho cơ sở của mình nhiều tấm gương có tác dụng hội tụ ánh sáng vào tấm thu năng lượng, nhờ đó lượng điện tạo ra sẽ nhiều hơn. Apple tiết lộ thêm rằng trang trại của mình ở Nevada không chỉ cấp điện cho trung tâm dữ liệu của hãng mà nó cũng sẽ được hòa vào lưới điện của địa phương. Việc lắp đặt và thi công sẽ do công ty SunPower thực hiện. Cho đến khi công trình này hoàn thành, Apple vẫn sẽ tiếp tục sử dụng địa nhiệt điện do các nhà máy xung quanh cung cấp.


Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Năng lượng tái tạo có thể trở thành nguồn năng lượng điện lớn thứ hai toàn cầu

pin-mat-troi

Hiện nay, than đá đang là nguồn tài nguyên lớn nhất trên Trái Đất dùng để tạo ra điện, tiếp đó là gas tự nhiên. Tuy nhiên, người ta dự báo trong 5 năm tới vị trí thứ hai sẽ được thay thế bởi một nguồn năng lượng khác xanh hơn, sạch hơn và rẻ hơn đó chính là những năng lượng có thể tái tạo, ví dụ như năng lượng Mặt trời, gió và năng lượng sinh học. Theo số liệu dự đoán của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết thì trong vòng 5 năm nữa, điện tạo ra từ những nguồn năng lượng xanh gần như vô tận này sẽ tăng 40% để chiếm lấy vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng những nguồn năng lượng điện nhiều nhất trên toàn cầu.

Báo cáo của IEA được phát hành vào thứ Tư vừa qua cho biết vào năm 2018, năng lượng tái tạo sẽ chiếm 1/4 trên tổng số nguồn năng lượng mà Trái Đất có, tăng 20% so với năm 2011 và đồng thời nó cũng là nguồn năng lượng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất hiện nay, một phần nhờ vào chi phí dùng để đầu tư các thiết bị cho nó đang ngày càng trở nên rẻ hơn trước, đặc biệt là các thiết bị dùng để khai thác năng lượng Mặt trời và năng lượng gió. Tuy nhiên, để viễn cảnh này diễn ra đúng vào 5 năm nữa thì không chỉ các cá nhân mà bản thân các quốc gia, nhất là các nước công nghiệp cần phải tiếp tục đầu tư nhiều hơn vào các nguồn năng lượng xanh.

global-renewable-electricity
Đồ thị chỉ sự tăng trưởng của năng lượng điện tái tạo theo các vùng lãnh thổ

Đáng chú ý là những quốc gia không nằm trong khối "Tổ chức Hợp tác và Phát phát triển Tinh tế" (OECD, gồm 34 nước, đa phần là các cường quốc thuộc châu Âu, châu Mỹ và là những nước có độ phát triển cao) được dự báo sẽ tạo ra 58% trên tổng số nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2018, tăng 54% so với năm 2012. Riêng Trung Quốc sẽ đóng góp khoảng 40% vào sự tăng tưởng của năng lượng tái tạo trong vòng 5 năm tới, báo cáo cho biết.

Ở một số thị trường, chi phí đầu tư khai thác năng lượng gió và mặt trời đang ngày càng giảm nên có thể cạnh tranh tốt được với các nguồn nhiêu liệu hóa thạch truyền thống, tuy nhiên ở Mỹ thì hơi trớ trêu vì than đá và khí gas đang được chính phủ trợ giá nhiều gấp 6 lần mức trợ giá dành cho năng lượng tái tạo, cho nên nó vẫn chưa tạo ra đủ sức thuyết phục để người ta chuyển sang dùng các nguồn năng lượng xanh. Do đó mới đây tổng thống Mỹ Barack Obama đã có yêu cầu cắt giảm nguồn trợ giá dành cho nhiên liệu hóa thạch nhằm mục đích giảm 10% khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2050. Qua đó cũng khuyến khích người ta quan tâm đến các nguồn năng lượng xanh hơn.

Số liệu và báo cáo chi tiết của IEA bạn có thể xem tại đây.


Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Khám phá bên trong con tàu chạy bằng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới

turanor-planetsolar-photo-top

Con tàu chạy bằng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới - MS Tûranor PlanetSolar – mới đây đã cập cảng North Cove Marina ở Hạ Manhattan, trong chuyến hành trình dài 8.000km theo dòng chảy của hải lưu Gulf Stream trên biển Đại Tây Dương. Được trang bị các thiết bị nghiên cứu đặc biệt, tàu Tûranor sẽ chở theo một đội các nhà khoa học để thực hiện công việc giám sát không khí và nước của dòng hải lưu Gulf Stream (dòng nước ấm từ vịnh Mexico qua Đại Tây Dương đến châu Âu) trên Đại Tây Dương, một dòng hải lưu có ảnh hưởng đến khí hậu của vùng bờ biển phía Đông Bắc Mỹ và Tây châu Âu.

Các nhà vật lý học, sinh vật học và khí hậu học đến từ trường đại học Geneva, dẫn đầu bởi giáo sư Martin Beniston, giám đốc viện nghiên cứu môi trường (Institute of Environmental Sciences) của trường đại học, sẽ liên tục thực hiện việc kiểm tra không khí và nước của vùng biển, trong dự án có tên đầy đủ là PlanetSolar DeepWater. Chỉ hoạt động bằng năng lượng mặt trời nên Tûranor không hề tạo ra khí thải gây ô nhiễm, điều đó giúp cho các thiết bị cảm biến cực nhạy và số liệu thu được không bị ảnh hưởng.

Trong lúc dừng chân ở New York, các phóng viên báo chí đã được mời lên tàu để tham quan. Con tàu này có thể không phải là cái tốt nhất – nó to, chạy chậm và cần phải né các đám mây – nhưng nó là thứ để chứng minh khả năng của nhiên liệu thay thế được dùng để vận hành tàu thuyền trong tương lai. Trang The Verge có chia sẻ lại một số hình ảnh chụp tàu MS Tûranor PlanetSolar ở New York, mời các bạn xem qua để biết thêm về con tàu đặc biệt này.

turanor-planetsolar-photo-essay9_2040_verge_super_wide
Tàu PlanetSolar đậu ở cảng North Cove Marina, Hạ Manhattan hồi đầu tuần rồi.

turanor-planetsolar-photo-essay10_2040_verge_super_wide
Con tàu này dài 35m, rộng 23m, vận hành hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời với các tấm tế bào quang điện phủ kín trên boong.

turanor-planetsolar-photo-essay7_2040_verge_super_wide
Tûranor trong ngôn ngữ Elvish có nghĩa là “được tiếp sức mạnh bởi Mặt trời”.

turanor-planetsolar-photo-essay8_2040_verge_super_wide
Tất cả phần ăc-quy lithium-ion và hai động cơ điện công suất 60kW được đặt ở trong hai thân bị chìm một phần dưới nước.

turanor-planetsolar-photo-essay12_2040_verge_super_wide
Thuỷ thủ đoàn sẽ phải đi vào trong phần đáy của tàu và qua những “cánh tay” này để có thể đến vị trí của ăc-quy và động cơ, đặt trong một khoang chứa không thấm nước.

turanor-planetsolar-photo-essay23_2040_verge_super_wide
Con tàu được thiết kế để có bề mặt rộng nhất có thể nhằm tối ưu cho việc gắn các tấm pin quang điện ở trên. Không gian sinh hoạt trên tàu khá hạn chế và chỉ có một vài cửa sổ.

turanor-planetsolar-photo-essay11_2040_verge_super_wide
Phần khoang gồm nhiều tấm lớn có thể điều chỉnh góc nghiên bằng thuỷ lực nhằm tối ưu hoá khả năng thu nhận ánh nắng Mặt trời.

turanor-planetsolar-photo-essay4_2040_verge_super_wide
Lúc đậu ở cảng thì các tấm pin quang được được xếp lại để chừa lối đi. Còn khi đi trên biển thì các thuỷ thủ sẽ mở rộng lớp trên của nó bằng phương pháp thủ công về hai bên, tạo nên diện tích là 516 mét vuông.

turanor-planetsolar-photo-essay15_2040_verge_super_wide
Các tấm pin quang điện có hiệu suất sản sinh điện năng là 22,6% và phủ gần như toàn bộ boong tàu. Không giống với các tấm pin khác, những tấm pin trên Tûranor có thể chịu được trọng lượng của một người: khoảng 80kg/mét vuông.

turanor-planetsolar-photo-essay14_2040_verge_super_wide
Thuyền trưởng Gérard d'Aboville, người sẽ đưa con tàu đi từ Miami đến Na Uy. Hồi còn trẻ, ông đã từng một mình chèo thuyền qua Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, hai hành trình của ông kéo dài 71 ngày và 134 ngày.

turanor-planetsolar-photo-essay17_2040_verge_super_wide
Khoang lái khá chật hẹp, chỉ đủ không gian cho thêm vài người bên cạnh thuyền trưởng. Những gì bạn thấy trong ảnh là rất căn bản đối với một chiếc tàu lớn cỡ này, mặc dù nó vẫn có một vài tính năng đặc biệt.

turanor-planetsolar-photo-essay18_2040_verge_super_wide
Hai động cơ điện 60kW được điều khiển từ đây, cung cấp sức mạnh cho PlanetSolar. Thuyền trưởng Gérard d'Aboville cho biết, “tương tự như một chiếc xe điện, con tàu di chuyển nhẹ nhàng, không có tiếng động và sự rung lắc nào.”

turanor-planetsolar-photo-essay19_2040_verge_super_wide
Bản đồ thể hiện dự báo về độ phủ của mây trong 3 ngày tới. Thuyền trưởng Gérard d'Aboville nói: “thông thường thì chúng tôi phải quan tâm đến biển cả, gió và dòng chảy. Tuy nhiên ở đây chúng tôi còn phải theo dõi Mặt trời. Thường thì chúng tôi không đi thẳng từ điểm A đến điểm B… mà phải cố gắng tránh những đám mây.

turanor-planetsolar-photo-essay20_2040_verge_super_wide
Thuyền trưởng cũng dùng các bản đồ truyền thống khác để lên kế hoạch cho chuyến đi đến Boston sắp tới của PlanetSolar. Tốc độ tối đa của tàu này là 14 knot (25km/h), nhưng vận tốc trung bình là 5 knot (10km/h) – bằng với tốc độ của một con thuyền buồm. Để đi từ New York đến Boston nó phải mất khoảng 2 ngày rưỡi.

turanor-planetsolar-photo-essay21_2040_verge_super_wide
Với khối lượng 8,5 tấn của bộ ăc-quy lithium-ion trên tàu, PlanetSolar được xem là “bộ ăc-quy di động dân dụng lớn nhất” trên thế giới. Để sạc đầy ăc-quy của tàu từ lúc cạn phải mất đến 2 ngày, và nó sẽ giúp con tàu vận hành trong vòng 72 giờ nếu không có ánh nắng.

turanor-planetsolar-photo-essay16_2040_verge_super_wide
Đây là bảng điều khiển hệ thống đèn chiếu sáng bên trong tàu. Thuyền trưởng Gérard d'Aboville cho biết “con tàu có thể được xây dựng với trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với bản mẫu… nhưng chủ đầu tư muốn sau khi nó hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới thì nó sẽ bắt đầu “kiếp thứ hai” và sẽ được sửa lại để có thể chở được 60 hành khách.

turanor-planetsolar-photo-essay2_2040_verge_super_wide
Bên trong tàu có đủ chỗ cho 9 thành viên thuỷ thủ đoàn với 6 phòng.

turanor-planetsolar-photo-essay22_2040_verge_super_wide
Gian bếp trên tàu. Nó sẽ mất tổng cộng khoảng 584 ngày để đi vòng quanh thế giới.

turanor-planetsolar-photo-essay1_2040_verge_super_wide
PlanetSolar rời Monaco vào ngày 27/09/2010 và trở lại vào ngày 04/05/2012 sau một chuyến đi vòng quanh thế giới. Nó đã dừng lại ở 28 quốc gia và 52 thành phố trong hành trình.