Hiển thị các bài đăng có nhãn robot. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn robot. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Ford là nhà sản xuất đầu tiên sử dụng robot để kiểm nghiệm độ bền xe hơi

Ford_robot_kiem_nghiem_4

Ford mới đây đã bắt đầu sử dụng công nghệ robot để phục vụ cho việc kiểm tra tính bền bỉ của những chiếc xe do mình sản xuất, bao gồm các xe full-size van Transit sắp bán ra vào năm sau. Ford nói họ là nhà sản xuất xe ô tô đầu tiên xây dựng chương trình lái xe thử nghiệm bằng robot. Công nghệ này sẽ giúp hãng tăng số lượng bài kiểm tra có thể thực hiện mỗi ngày so với chỉ 1 bài/ngày khi sử dụng tài xế. Nó cũng giúp Ford chạy các cuộc kiểm nghiệm mà nếu để con người lái thì tình huống trở nên quá nguy hiểm. Hãng cũng có thể dựa vào module robot này để tạo ra các bài kiểm khó hơn, từ đó phát triển nên những dòng xe bền hơn. Được biết công nghệ này do Ford và hãng Atonomous Solutions đồng phát triển và nó đang hoạt động tại cơ sở của Ford ở Michigan.

Hệ thống kiểm tra của Ford không phải là một giải pháp tự động hoàn toàn như những chiếc xe mà Google hay Audi đang phát triển. Thay vào đó, module robot sẽ lái xe theo một đường đi đã lập trình từ trước, vị trí của xe thì được theo dõi từ một phòng điều khiển trung tâm thông qua GPS và các camera với độ chính xác là cộng trừ 1 inch. Cỗ máy lắp trong xe sẽ có nhiệm vụ bẻ lái, tăng tốc và thắng khi ô tô chạy qua đường bê tông vỡ, đường đá, bùn cũng như các thanh hãm tốc độ. Nếu xe đi trượt khỏi lộ trình, kĩ sư có thể dừng xe, tinh chỉnh đường chạy và khởi động lại cuộc kiểm tra. Trong trường hợp có người hoặc phương tiện nào đó chắn đường, các cảm biến trên xe có thể dừng xe lại hoàn toàn.

Trong tương lai, tất cả các xe của Ford Bắc Mỹ đều phải vượt qua bài kiểm tra độ bền do robot này điều khiển trước khi được chứng nhận an toàn cho việc sử dụng.

Video robot lái xe Ford trong các bài kiểm tra độ bền

Một số hình ảnh



Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Brazil áp dụng nhiều công nghệ cao chuẩn bị World Cup 2014: Robot, "Robocop", UAV

irobot-packbot

Brazil sẽ là nước đăng cai tổ chức sự kiện World Cup 2014 vào năm sau. Để đảm bảo các vấn đề an ninh được thông suốt, hãng iRobot cho biết họ sẽ trang bị cho chính quyền Brazil 30 con robot quân đội PackBot trong một hợp đồng trị giá 7,2 triệu USD, bao gồm cả chi phí bảo dưỡng, phụ tùng và các thiết bị cần thiết. Riêng mỗi con robot PackBot 510 có giá từ 100.000 đến 200.000 USD. Ngoài ra cảnh sát nước này còn được trang bị mắt kính camera có khả năng nhận dạng gương mặt và chính quyền còn mua hẳn 4 chiếc máy bay không người lái (UAV) để phục vụ công tác đảm bảo an ninh cho sự kiện FIFA Confederation diễn ra vào tháng sau.

PackBot 510 là loại robot 4 bánh xe đang được sử dụng rất nhiều trên các chiến trường ở Iraq, Afghanistan và bên trong nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản. Robot này được trang bị camera, có thể gắn thêm các thiết bị tháo gỡ bom mìn và được điều khiển từ xa, giúp cho cảnh sát có thể dễ dàng thám thính những vật hay những nơi khả ngi và có tính nguy hiểm cao.

brazilian-police

Từng được nhắc đến trước đây, chính quyền Brazil sẽ trang bị cho cảnh sát nước họ loại mắt kính thông minh có gắn camera (không phải Google Glass) có khả năng nhận diện lên tới 400 gương mặt mỗi giây trong phạm vi tối đa 500 mét và lưu trữ vào cơ sở dữ liệu với số lượng tối đa là 13 triệu gương mặt. Chiếc kính sẽ phân tích và so sánh 46.000 điểm sinh trắc học trên mỗi gương mặt để có thể nhận diện và phát hiện từng tên tội phạm. Đặc biệt, khi được điều chỉnh sang chế độ dò tìm 1 đối tượng riêng biệt, chiếc kính này sẽ có tầm quét tối đa lên tới 12 dặm (hơn 19 km). Ngay cả Robocop trong phim ảnh cũng chưa đạt tới khả năng quét xa như thế này.

Ngoài họ, người ta còn cho biết Brazil đã mua không những một mà tới bốn chiếc máy bay không người lái do Israel sản xuất nhằm phục vụ vấn đề bảo đảm an ninh cho sự kiện FIFA Confederation sẽ diễn ra từ ngày 15-30/06 tới.


Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Đại học California chế tạo cánh tay robot linh hoạt lấy ý tưởng từ đuôi cá ngựa

ca_ngua_01

Có vẻ như những phát minh lấy ý tưởng từ thiên nhiên là "sở trường" của đại học California và hôm nay, nhóm nghiên cứu tại trường kỹ thuật Jacobs thuộc UC San Diego đã giới thiệu một cấu trúc độc đáo lấy tưởng từ bộ áo giáp của loài cá ngựa. Họ đang tìm cách áp dụng cấu trúc này vào lĩnh vực robot nhằm cải thiện độ linh hoạt của cánh tay robot khi thực hiện các công việc như thăm dò dưới biển hoặc tháo gỡ bom mìn.

Mặc dù cá ngựa không phải là loài duy nhất được tạo hóa ban tặng cho lớp áo giáp nhưng có lẽ đây là thiết kế linh hoạt nhất. Sở hữu đặc tính cầm nắm tương tự đuôi khỉ, đuôi của cá ngựa cho phép nó neo mình trên các rặng san hô và tảo biển. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tự hỏi liệu lớp áo giáp này có mang lại khả năng bảo vệ khỏi sự nghiền nát - một cơ chế tấn công phổ biến của các loài săn mồi bao gồm cả cua và rùa? Bằng cách thử nghiệm khả năng chịu lực của đuôi cá ngựa, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng lớp áo giáp có thể bị đè nén đến hơn 1 nửa chiều rộng ban đầu mà không gặp phải thương tổn vĩnh viễn. Chỉ khi bị đè nén đến hơn 60%, cột sống của cá ngựa mới bị tổn thương hoàn toàn và lúc này các mô và cơ đuôi sẽ hấp thụ hầu hết lực nén. Dĩ nhiên là chú cá ngựa tội nghiệp bị đem thí nghiệm đã chết.

ca_ngua_02

Đuôi của một con cá ngựa bao gồm 36 đoạn với kích thước nhỏ dần cho đến chóp đuôi. Mỗi đoạn có dạng hình vuông, được tạo thành từ 4 đĩa chữ L có thể xoay và trượt lên nhau. Chúng được kết nối với cột sống bằng các mô liên kết và đây là cấu trúc tạo ra độ linh hoạt lớn cho đuôi.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ in 3D để tái tạo cấu trúc của các đĩa chữ L và chúng được đính vào nhau bằng polymer để mô phỏng các cơ. Mục tiêu của nhóm nghiên cứu là chế tạo một cánh tay robot với cả 2 vật liệu cứng và mềm. Với các đặc tính tương tự đuôi cá ngựa, họ cho rằng cánh tay robot có thể cầm nắm các vật thể với nhiều kích thước và tiềm năng được sử dụng trên nhiều lĩnh vực từ thiết bị y tế, khám phá đại dương cho đến tháo gỡ bom mìn.

Cá ngựa thuộc chi Hippocampus và họ Syngnathidae, bao gồm cả cá chìa vôi. Riêng chi Hippocampus có đến 54 loài đã được biết đến. Nhà nghiên cứu Michael Porter tại trường kỹ thuật Jacobs cho biết: "Cá ngựa độc đáo ở chỗ nó có một cái đầu như ngựa, một cái mõm dài hình ống như thú ăn kiến, một cái đuôi linh hoạt như khỉ, một cái túi nuôi con như kangaroo, lớp vảy ngụy trang như cá bơn, cặp mắt chuyển động độc lập như tắc kè." "Chúng tôi nghiên cứu trọng tâm về chiếc đuôi của cá ngựa bởi khả năng cầm nắm linh hoạt của nó và được bảo vệ bằng một lớp giáp tự nhiên." Đối với nghiên cứu trên, nhóm của Porter đã sử dụng loài cá ngựa cửa sông hay cá ngựa vàng (Hippocampus kuda) rất phổ biến tại vùng biển duyên hải Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Dưới đây là video trình diễn nguyên mẫu đầu tiên của cấu trúc nhân tạo giống đuôi cá ngựa:



Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Nhật Bản phát triển robot giúp phát hiện hôi miệng, hôi chân

kaori-chan

Nếu biết Hơi thở của mình có mùi sẽ khiến bạn mặc cảm và làm những người xung quanh không vui, nhưng làm sao để biết được mùi vị hơi thở của chúng ta như thế nào để có cách mà ứng phó? Mới đây, các nhà khoa học Nhật Bản cho biết họ đã phát triển thành công thế hệ robot có khả năng nhận biết mùi hôi cơ thể, phát ra từ miệng và từ đôi bàn chân. Bộ đôi robot này gồm có Kaori - một cái đầu người máy hình dáng cô gái - và một chú chó máy tên là Shuntaro.

Dự án kể trên được phát động bởi Kennosuke Tsutsumi, chủ tịch công ty chuyên sản xuất robot ở Nhật là CrazyLabo và phối hợp phát triển với Đại học Công nghệ Kitakyushu. Theo đó, Kaori (nghĩa là "mùi thơm" trong tiếng Nhật) có nhiệm vụ đo hơi thở của bạn, chỉ cần hà hơi vô mặt cô gái này và chờ một chút, kết quả sẽ nhanh chóng được trả về với 4 mức độ tương ứng với mùi vị hơi thở của người thử nghiệm, gồm có Không có mùi, chấp nhận được, có mùi hôi và rất hôi.

Tương tự, chú chó robot Shuntaro sẽ làm nhiệm vụ ngửi mùi vị đôi chân của người thử nghiệm để cho biết bàn chân đó có mùi hôi hay không. Khi phát hiện mùi hôi, Shuntaro sẽ sủa, nếu mùi hôi nặng hơn thì nó sẽ nằm xuống và gầm gừ, tệ hơn nữa thì chú chó sẽ "ngất xỉu" luôn. Được biết, có khoảng 10 sinh viên ĐH Kitakyushu đã tình nguyện tham gia phát triển dự án này, bằng cách ăn những thức ăn nặng mùi như tỏi, đậu hũ lên men và mang vớ nhiều ngày không giặt, nhằm giúp robot nhận biết mùi hôi.

shuntaro