Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Những việc bạn có thể làm với kết nối NFC trên các máy Windows Phone

Su_dung_NFC_Windows_Phone_Tag.

NFC (Near Field Communication) là kết nối tầm gần và nó đã có mặt trên rất nhiều điện thoại thông minh trong khoảng 2 năm trở lại đây, và các máy Windows Phone cũng không là ngoại lệ. Kết nối này giúp chúng ta chia sẻ rất nhiều loại nội dung giữa các điện thoại với nhau, chẳng hạn như gửi một đường link trang web, gửi thông tin về một số liên lạc trong danh bạ. NFC còn cho phép chúng ta nhanh chóng ghép đôi hai smartphone Windows Phone lại để gửi ảnh, nhạc, phim, tài liệu, hoặc ghép đôi máy Windows Phone với một phụ kiện Bluetooth bên ngoài nữa. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn cho các bạn làm những công việc trên với NFC.

Bài viết có 4 phần: chia sẻ bằng NFC giữa các máy Windows Phone với nhau, chia sẻ giữa Windows Phone với Android, sử dụng NFC Tag và ghép đôi phụ kiện Bluetooth với máy Windows Phone.

Video

1. Chia sẻ nội dung giữa máy Windows Phone với nhau

Trước hết bạn cần đảm bảo rằng tính năng chia sẻ NFC đã được bật lên bằng cách vào trình Cài đặt của máy > chạm + gửi > bật tính năng này lên. Tất nhiên là người bạn của bạn đang dùng máy Windows Phone cũng phải kích hoạt chạm + gửi, nếu không thì chúng ta sẽ không thể kết nối được. Có một số bạn hỏi mình là để NFC thường xuyên như thế thì có sợ hao pin hay không, thì câu trả lời là có hao pin nhưng không đáng kể. Nếu bạn thường xuyên trao đổi dữ liệu với người khác, bạn có thể luôn mở NFC trên máy Windows Phone để khi nào cần chia sẻ thì chỉ việc chạm hai máy lại là xong, khỏi phải mất công đi sâu vào cài đặt rồi mở mở lên, mất thời gian lắm.

tat_bat_NFC.

Kể từ đó về sau, tất cả những gì bạn cần làm khi muốn chia sẻ nội dung bằng NFC đó là nhấn vào nút chia sẻ trong ứng dụng đang chạy, chọn “Tap+Send” hoặc “Chạm+Gửi” nếu bạn đang dùng giao diện tiếng Việt. Mình sẽ ví dụ cho các bạn cách chia sẻ một số nội dung thông dụng như.

A. Chia sẻ trang web

Giả sử như bạn đang vào một chủ đề nào đó trên tinhte.vn, bạn thấy nó hay và bạn muốn chia sẻ nó cho người bạn ngồi kế bên. Bình thường thì chúng ta sẽ email đường link hoặc đọc cho người kia nhập đường link vào máy, nhưng hai cách cũ kĩ này rất mất thời gian. Thay vào đó, bạn có thể nhấn vào nút menu của Internet Explorer > chia sẻ trang > chạm + gửi.

Share_web_NFc.

Sau đó, bạn áp lưng máy Windows Phone của bạn vào máy của người kia như hình bên dưới đến khi nào nghe tiếng bíp nhỏ và máy rung nhẹ lên là kết nối đã được thiết lập. Lưu ý là nếu máy chưa thông báo lên thì khoan dứt hai máy ra nhé.

Ghep_hai_may.

Người bạn của bạn chỉ việc nhấn nút “Chấp nhận” để nhận đường link là xong, web sẽ được mở ra ngay lập tức. Rất hay. Cách này cũng dùng được cho máy Android, mình sẽ nói ở phần 2.

Accept_noi_dung.

B. Chia sẻ danh bạ

Để “bắn” một số liên lạc nào đó cho bạn bè, bạn cũng thực hiện tương tự như khi chia sẻ trang web, đó là vào ứng dụng Mọi người > chọn tên số liên lạc muốn gửi > nhấn tiếp phím menu > chia sẻ liên lạc > chạm + gửi. Ở đây Windows Phone sẽ trình diễn cho chúng ta xem tất cả thông tin về số liên lạc để bạn xác nhận thêm lần nữa, sau đó nhấn tiếp nút ok ở cạnh dưới màn hình. Tiếp tục, áp hai lưng máy Windows Phone của bạn và người kia lại với nhau, nói người kia nhấn nút “Chấp nhận” trên màn hình rồi tiến hành lưu số liên lạc như bình thường. Cách này cũng xài được cho Android.

Share_contact.


C. Chia sẻ một ứng dụng hay trên Windows Phone Store

Khi đang duyệt kho ứng dụng của Windows Phone, bạn chợt thấy một app nào đó khá hay. Bạn cũng nhấn tiếp vào phím chia sẻ > chạm + gửi > tiếp hành áp lưng máy để chia sẻ. Trên máy của người kia sẽ hiện dòng chữ “tải về ứng dụng” (hoặc get app), bạn chỉ việc nhấn vào đó là Windows Phone Store sẽ chạy lên và tự mở ra đúng app đó luôn.

Share_app_NFC_Windows_Phone_Store.

D. Chia sẻ ảnh

Đây mới thật sự là tính năng mà mình thích nhất khi xài NFC đây. Bình thường, để chuyển những tập tin lớn như ảnh hay phim thì NFC không làm được, chúng ta phải xài Bluetooth. Tuy nhiên, Bluetooth lại vướng một vấn đề đó là chuyện ghép đôi rồi nhập mật khẩu giữa hai máy quá khó khăn và lằn nhằn, tốn thời gian. Chính vì thế mà các hãng sản xuất di động mới nghĩ ra cách kết hợp NFC với Bluetooth. NFC sẽ làm nhiệm vụ ghép đôi, sau đó Bluetooth truyền tải tập tin. Quá tiện lợi. Nghe nguyên lý thì có vẻ dài dòng chứ việc thực hiện cũng y như các thao tác chia sẻ bên trên mà thôi, anh em đừng lo lắng. Lưu ý rằng khi chia sẻ file như thế này thì chỉ có các máy Windows Phone mới tương thích với nhau, bạn không thể gửi cho máy Android được.

Chia_se_anh.

Để gửi hình ảnh, trước tiên bạn mở ứng dụng Ảnh mặc định trên máy lên, chọn lấy tấm hình ưng ý, sau đó nhấn vào phím menu > chia sẻ > Chạm+Gửi. Áp lưng hai máy Windows Phone lại với nhau, trên máy nhận chọn vào nút “Chấp nhận” để việc truyền tải bắt đầu được diễn ra. Nếu bạn chưa mở sẵn Bluetooth, có thể thiết bị sẽ yêu cầu bạn bật Bluetooth lên trước.

E. Chia sẻ nhạc, video, tập tin văn phòng và các loại file khác

Cũng giống như việc “bắn” hình ảnh, quá trình chia sẻ nhạc, video hay tập tin Microsoft Office cũng diễn ra hoàn toàn y như cách chia sẻ ảnh nói trên. Bạn chạy ứng dụng Xbox Music hoặc Office Mobile lên, sau đó chọn tập tin cần chia sẻ, nhấn phím menu > chia sẻ > Chạm + Gửi > áp hai máy lại > Chấp nhận. Thế là xong. Với những ứng dụng bên thứ ba có hỗ trợ share bằng NFC thì bạn cũng thực hiện y chang như trên nhé.

Share_Music.

2. Chia sẻ nội dung giữa máy Windows Phone với máy Android

Việc chia sẻ chéo giữa hai nền tảng như thế này vẫn có thể được diễn ra bởi vì NFC là một chuẩn chung và các nhà sản xuất buộc phải tuân theo một số quy tắc nhất định để hai thiết bị có thể kết nối và gửi dữ liệu bằng giao tiếp tầm gần này. Mình đã thử qua thì thấy rằng nếu muốn chia sẻ giữa máy Windows Phone với Android thì bạn có thể thực hiện với một số loại nội dung nhỏ như Danh bạ hay Địa chỉ trang web mà thôi.

Để gửi những loại dữ liệu như thế, trên máy Windows Phone bạn cũng cần kích hoạt tính năng Tap + Send như hướng dẫn ở đầu bài. Còn trên máy Android, các bạn vào trình Cài đặt > More > bật NFC lên.

Truyen_ben_Android.

Bây giờ chẳng hạn như mình muốn gửi một địa chỉ web từ Android -> Windows Phone, trên máy Android mình sẽ mở trang web muốn chia sẻ. Áp hai lưng máy lại với nhau, trên thiết bị Android sẽ xuất hiện một giao diện ghi chữ “Chạm để truyền” (hoặc Touch to Beam). Bạn chỉ cần nhấn vào màn hình là địa chỉ web sẽ được chuyển sang máy Windows Phone và chúng ta mở ra là xong. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm nút chia sẻ của trình duyệt, chọn chia sẻ qua NFC. Hai cách như nhau, nhưng cách đầu tiên thì nhanh hơn. Việc chia sẻ số liên lạc trong danh bạ thì thực hiện hoàn toàn tương tự.

3. Sử dụng NFC Tag

NFC Tag là những cái thẻ nhỏ nhỏ để bạn có thể dán lên tường, bàn ghế hoặc móc vào chùm chìa khóa của mình. NFC Tag có thể kiếm rất dễ, bạn chỉ cần ra những tiệm bán điện thoại di động hoặc Khacten.com để mua một cái tag. Giá của tag tùy thuộc vào dung lượng nó có thể chứa, nhìn chung vào khoảng 70.000 đồng đến 100.000 đồng tùy loại. Có một số nơi bán một bộ 3 hoặc 5 thẻ luôn. Bạn lưu ý rằng khi dùng tag NFC có thể dùng chung, không phân biệt Android hay Windows Phone bởi tất cả tag đều được chế tạo theo cùng quy chuẩn. Chỉ có nội dung mà chúng ta ghi vào thì mới phân biệt hệ điều hành thôi nhé.

NFC_tag.

Để ghi tag NFC, bạn có thể sử dụng một số phần mềm như Nokia NFC Writer hoặc NFC Tag Writer. Ở đây mình sẽ minh họa bằng Nokia NFC Writer bởi nó có nhiều tính năng và hay hơn, những phần mềm khác cách dùng cũng hoàn toàn tương tự. App Nokia NFC Writer có thể tải về tại đây.

Sau khi đã tải về và có trong tay tag NFC, bạn hạy chạy app lên. Chúng ta có một số trang như Compose để ghi dữ liệu mới lên tag, Favorites để quản lí những dữ liệu bạn thường ghi và History là lịch sử những dữ liệu nào đã ghi lên tag trong quá khứ. Hãy chọn vào trang Compose.

Trong giao diện mới, bạn sẽ thất rất nhiều loại nội dung khác nhau có thể ghi. Chẳng hạn như ở trang Contact, bạn có thể ghi dữ liệu vào thẻ NFC để khi áp thẻ vào máy là gọi ngay cho một số do bạn chỉ định. Bạn cũng có thể soạn sẵn nội dung email hoặc tin nhắn, khi áp thẻ vào thì nội dung sẽ hiện ra ngay. Chúng ta cũng có thể ghi dữ liệu về số liên lạc của mình vào tag NFC nữa. Do có rất nhiều tính năng nên mình chỉ hướng dẫn các bạn những thao tác cơ bản, việc ghi những loại nội dung kia thì bạn tiến hành hoàn toàn tương tự nhé.

A. Ghi dữ liệu để thực hiện cuộc gọi hoặc ghi danh bạ

Tại giro diện chính của Nokia NFC Writer, thẻ Contact, bạn chọn nút “Make a call” để ghi tag ra lệnh gọi điện hoặc “Share contact” để ghi dữ liệu danh bạ vô tag. Chọn tiếp số liên lạc muốn ghi. Khi màn hình thông báo có hình chiếc điện thoại và dấu NFC hiện ra, bạn áp NFC tag của mình vào máy, chờ cho đến khi màn hình hiện ra dấu check màu xanh tức là bạn đã ghi thành công. Dữ liệu đã có trong tag rồi, bạn có thể đem nó sang những máy Windows Phone hoặc Android khác để xài, rất tiện lợi.

Ghi_tag_NFC.

B. Ghi dữ liệu để post status mới lên Twitter

Giả sử như bạn muốn viết một status là “Tôi đã về đến nhà rồi” mỗi khi bạn bước vào nhà, thay vì phải thực hiện thủ công thì bạn có thể ghi dòng chữ này vào tag NFC. Mỗi khi về nhà bạn chỉ cần áp điện thoại của mình vào thẻ NFC là status sẽ được post cho bạn, rất tiện phải không nào? Cách làm đó là bạn mở trang Social lên, chọn “Post a tweet”, gõ tiếp dòng nội dung cần post rồi nhấn Enter. Sau đó bạn cũng đưa tag NFC lại gần máy để ghi như bên trên.

Share_twitter_NFC_tag.

C. Ghi dữ liệu về trang web vào tag

Bạn có thể ghi dữ liệu vào tag để việc truy cập web được nhanh hơn. Thay vì phải gõ tay thì giờ chúng ta chỉ cần lưu địa chỉ web, ví dụ tinhte.vn, vào tag NFC. Khi cần dùng thì chúng ta chạm tag này vào điện thoại là hoàn tất. Để làm chuyện này: mở trang Location+Web, chọn “share webpage”, nhập tiêu đề trang web, địa chỉ cụ thể rồi Enter. Á thẻ NFC vào điện thoại để ghi là xong.

Share_Web_tag_NFC.

D. Tắt bật nhanh Wi-Fi

Bạn thử tưởng tượng xem mỗi khi bạn ra khỏi nhà thì bạn phải tắt Wi-Fi thủ công, xong về lại bật lên, tốn thời gian vô cùng. Giờ chúng ta có tag NFC rồi thì hãy để cho tag làm việc đó. Để ghi lệnh tắt bật kết nối Wi-Fi, trong app Nokia NFC Writer, bạn chuyển sang trang “Settings” > chạm vào nút WiFi, áp thẻ NFC vào máy để ghi. Xong! Từ giờ trở đi, bạn chỉ cần chạm điện thoại vào tag, nhấn chấp nhận là kết nối Wi-Fi sẽ được tự động mở hoặc tắt.

Một số loại dữ liệu khác mà bạn có thể dùng Nokia NFC Writer để ghi vào thẻ:
  • Chia sẻ một đường link YouTube
  • Chia sẻ link đến bài nhạc nào đó
  • Chia sẻ địa điểm trên bản đồ
  • Chia sẻ địa chỉ của nơi nào đó
  • Ghi lệnh chạy một ứng dụng có trong máy
  • Chia sẻ một ghi chú, một ứng dụng trên Windows Phone Store
  • Tắt bật nhanh các kết nối như Wi-Fi, Bluetooth, chọn độ sáng, bật tắt chế độ tiết kiệm pin, khởi chạy trình cài đặt bàn phím, chuyển theme…
4. Dùng NFC để ghép đôi máy Windows Phone với thiết bị ngoại vi

Như mình đã nói ở trên, NFC có thể tự động hóa khâu ghép nối hai thiết bị với nhau, không chỉ giữa máy Windows Phone với một máy Windows Phone khác mà còn giữa điện thoại với một thiết bị ngoại vi. Ở đây mình lấy vị dụ là tai nghe Bluetooth, bạn có thể áp dụng cách tương tự với loa ngoài, đế loa, thậm chí cả một vài model máy in và nhiều thứ khác.

Pair_tai_nghe_Bluetooth.

Để ghép đôi, trước hết bạn phải đảm bảo rằng máy Windows Phone của mình đã bật NFC ở mục Tap+Send như hướng dẫn ở trên. Sau đó, bạn chạm điện thoại của mình vào vị trí có đánh dấu NFC trên thiết bị ngoại vi, trong ví dụ của mình là ở mặt sau của cục nhận tín hiệu Bluetooth. Lúc này, trên màn hình sẽ hiện ra thông báo hỏi xem bạn có cho phép ghép đôi hai thiết bị lại với nhau hay không thì nhấn vào nút “ghép” (Pair). Ngay lập tức kết nối Bluetooth giữa máy Windows Phone và tai nghe sẽ được thiết lập và bạn đã có thể bắt đầu sử dụng rồi đó.

Pair_Bluetooth_NFC.

Chúc các bạn thành công!

Benchmark một vài smartphone Android cao cấp với ứng dụng AnTuTu Benchmark X Editor

Tinhte.vn-Benchmark-smartphone-4.

Để chống tình trạng gian lận điểm khi đo sức mạnh của smartphone, AnTuTu đã cập nhật ứng dụng benchmark của mình lên phiên bản AnTuTu Benchmark X Editor. Hôm nay, mình sẽ thử đo lại sức mạnh của 4 chiếc smartphone cao cấp vào loại bậc nhất hiện nay, đó là LG G2, Sony Xperia Z1, Sony Xperia Z UltraSamsung Galaxy Note 3.

* Điều kiện Benchmark:

- Tất cả các máy đều chạy ROM gốc chính thức.
- Tất cả máy được reset về tình trạng ban đầu.
- Chỉ cài ứng dụng AnTuTu Benchmark X Editor từ Google Play.
- Thực hiện tổng cộng 3 lần benchmark.
- Tắt máy và khởi động lại sau mỗi lần Benchmark.


* Kết quả:

Benchmark-LG-G2.
LG G2

Benchmark_Sony_Z1.
Sony Xperia Z1

Benchmark-Z-Ultra.
Sony Xperia Z Ultra

Benchmark_Note3.
Samsung Galaxy Note 3

Như các bạn thấy ở trên, các kết quả sau mỗi lần test đều khác nhau cho dù là sự chênh lệch không quá cao và sự khác biệt giữa các máy cũng không quá đáng kể. Trong số 4 chiếc smartphone nói trên thì Samsung Galaxy Note 3 cho kết quả benchmark tốt nhất. Điểm cao nhất mà Note đạt được là 35085 điểm, còn nếu tính trung bình 3 lần test thì là 33983 điểm, cũng cao nhất trong số 4 máy.

Sony Xperia Z1 có điểm benchmark tốt nhất là 34360, cao hơn cả lần tốt nhất của Z Ultra, nhưng nếu tính điểm trung bình thì lại thấp hơn. Điểm trung bình của Z1 là 33027, trong khi Z Ultra đạt 33915. Thấp nhất trong số 4 chiếc smartphone Android này là LG G2 với điểm trung bình là 31981.

Qua các điểm số nói trên thì có thể nhận ra rằng, điểm số benchmark nó chỉ là một yếu tố mang tính tham khảo để đo sức mạnh của các điện thoại mà thôi. Tuỳ mỗi hãng mà họ tinh chỉnh máy của mình để cho ra kết quả benchmark tốt, còn có hãng thì chấp nhận điểm benchmark thấp hơn để bù lại máy của mình chạy ổn định và mát mẻ hơn.

Một điều quan trọng đối với người dùng đó chính là trải nghiệm thực tế, chứ đừng quá tin vào các con số này. Kinh nghiệm bản thân của mình cho thấy, trong số 4 chiếc điện thoại trên thì Sony Xperia Z Ultra là chiếc máy mạnh nhất. Máy hoạt động mượt mà và ổn định trong quá trình sử dụng, chơi phim 4K rất xuất sắc và không bị giật. LG G2 cũng là một chiếc máy Android ngon ở thời điểm hiện tại, các tác vụ được thực hiện ngon lành, bao gồm cả việc chơi video 4K. Mặc dù LG G2 thấp điểm hơn 3 chiếc máy còn lại, nhưng rõ ràng không thể nói rằng nó yếu hơn. Hoặc Note 3 với điểm số cao nhất nhưng lại giới hạn không chơi đc phim 4k như các máy còn lại.

Các bạn có thể xem lại các bài cũ có liên quan:

- Kết quả benchmark Xperia Z Ultra bản quốc tế (chip Snapdragon 800)
- Đánh giá LG G2: Nhiều trải nghiệm hay và mới lạ
- Kết quả benchmark Galaxy Note 3 bản 3G: CPU 8 nhân, GPU Mali-T628
- Kết quả benchmark Sony Xperia Z1 C6903 bản thử nghiệm
- Thử Antutu Benchmark X Edition: HTC One giảm 35%, LG G2 23%, Note 3 giảm 11%, Z1 tăng 13% điểm

Đo sức mạnh của một vài smartphone Android cao cấp với ứng dụng AnTuTu Benchmark X Editor

Tinhte.vn-Benchmark-smartphone-4.

Để chống tình trạng gian lận điểm khi đo sức mạnh của smartphone, AnTuTu đã cập nhật ứng dụng benchmark của mình lên phiên bản AnTuTu Benchmark X Editor. Hôm nay, mình sẽ thử đo lại sức mạnh của 4 chiếc smartphone cao cấp vào loại bậc nhất hiện nay, đó là LG G2, Sony Xperia Z1, Sony Xperia Z UltraSamsung Galaxy Note 3.

* Điều kiện Benchmark:

- Tất cả các máy đều chạy ROM gốc chính thức.
- Tất cả máy được reset về tình trạng ban đầu.
- Chỉ cài ứng dụng AnTuTu Benchmark X Editor từ Google Play.
- Thực hiện tổng cộng 3 lần benchmark.
- Tắt máy và khởi động lại sau mỗi lần Benchmark.


* Kết quả:

Benchmark-LG-G2.
LG G2

Benchmark_Sony_Z1.
Sony Xperia Z1

Benchmark-Z-Ultra.
Sony Xperia Z Ultra

Benchmark_Note3.
Samsung Galaxy Note 3

Như các bạn thấy ở trên, các kết quả sau mỗi lần test đều khác nhau cho dù là sự chênh lệch không quá cao và sự khác biệt giữa các máy cũng không quá đáng kể. Trong số 4 chiếc smartphone nói trên thì Samsung Galaxy Note 3 cho kết quả benchmark tốt nhất. Điểm cao nhất mà Note đạt được là 35085 điểm, còn nếu tính trung bình 3 lần test thì là 33983 điểm, cũng cao nhất trong số 4 máy.

Sony Xperia Z1 có điểm benchmark tốt nhất là 34360, cao hơn cả lần tốt nhất của Z Ultra, nhưng nếu tính điểm trung bình thì lại thấp hơn. Điểm trung bình của Z1 là 33027, trong khi Z Ultra đạt 33915. Thấp nhất trong số 4 chiếc smartphone Android này là LG G2 với điểm trung bình là 31981.

Qua các điểm số nói trên thì có thể nhận ra rằng, điểm số benchmark nó chỉ là một yếu tố mang tính tham khảo để đo sức mạnh của các điện thoại mà thôi. Tuỳ mỗi hãng mà họ tinh chỉnh máy của mình để cho ra kết quả benchmark tốt, còn có hãng thì chấp nhận điểm benchmark thấp hơn để bù lại máy của mình chạy ổn định và mát mẻ hơn.

Một điều quan trọng đối với người dùng đó chính là trải nghiệm thực tế, chứ đừng quá tin vào các con số này. Kinh nghiệm bản thân của mình cho thấy, trong số 4 chiếc điện thoại trên thì Sony Xperia Z Ultra là chiếc máy mạnh nhất. Máy hoạt động mượt mà và ổn định trong quá trình sử dụng, chơi phim 4K rất xuất sắc và không bị giật. LG G2 cũng là một chiếc máy Android ngon ở thời điểm hiện tại, các tác vụ được thực hiện ngon lành, bao gồm cả việc chơi video 4K. Mặc dù LG G2 thấp điểm hơn 3 chiếc máy còn lại, nhưng rõ ràng không thể nói rằng nó yếu hơn. Hoặc Note 3 với điểm số cao nhất nhưng lại giới hạn không chơi đc phim 4k như các máy còn lại.

Các bạn có thể xem lại các bài cũ có liên quan:

- Kết quả benchmark Xperia Z Ultra bản quốc tế (chip Snapdragon 800)
- Đánh giá LG G2: Nhiều trải nghiệm hay và mới lạ
- Kết quả benchmark Galaxy Note 3 bản 3G: CPU 8 nhân, GPU Mali-T628
- Kết quả benchmark Sony Xperia Z1 C6903 bản thử nghiệm
- Thử Antutu Benchmark X Edition: HTC One giảm 35%, LG G2 23%, Note 3 giảm 11%, Z1 tăng 13% điểm

Qualcomm đang phát triển Zeroth, bộ xử lí có khả năng học hỏi tương tự như não người

Qualcomm_NPU_Zeroth.

Qualcomm mới đây đã tiết lộ về một bộ xử lí mang tên Zeroth mà họ đang phát triển trong suốt vài năm qua. Hãng nói rằng đây là một bộ xử lí máy tính mới có khả năng "mô phỏng hoạt động của não ngườihệ thần kinh, nhờ vậy các thiết bị có thể sở hữu tri thức giống như con người". Với Zeroth, Qualcomm muốn sử dụng một bộ các phần mềm cho phép thiết bị tự học hỏi trong quá trình hoạt động và lấy phản hồi từ môi trường xung quanh. Giải pháp này sẽ thay thế cho việc lập trình sẵn các hành vi và kết quả bằng hàng đống code như từ trước đến nay chúng ta vẫn làm với máy tính và các thiết bị di động.

Để minh họa cho việc này, Qualcomm đăng tải một đoạn video có một chú robot trong hình dáng chiếc xe. Ban đầu, chiếc xe này sẽ chạy khắp phòng để "khám phá" môi trường xung quanh nó, tức là những ô vuông với nhiều màu xanh, trắng và vàng. Lúc xe đã ghi nhớ dữ liệu về môi trường, nhân viên điều khiển sẽ nhấn nút "khen" chú robot khi nó đang dừng trên ô trắng. Và kể từ đó thì thiết bị này chỉ nhắm đến các ô vuông màu trắng mà thôi. Qualcomm nói việc học hỏi như thế này dựa trên hoạt động giống với hệ thần kinh của con người khi được khen.


Ngoài ra, chip Zeroth còn cho phép thiết bị nhìn thế giới xung quanh theo cách của con người. Các nhà khoa học đã tạo ra những mô hình toán học cho phép mô phỏng chính xác hành vi của nơ-ron thần kinh khi chúng gửi, nhận hoặc xử lí dữ liệu. Các nơ-ron sẽ gửi các xung điện chỉ khi màng tế bào trong cơ thể nhận được một mức điện áp nhất định, và hãng áp dụng cùng cơ chế này cho thiết bị sử dụng bộ xử lí Zeroth.

Mục tiêu cuối cùng của Qualcomm với Zeroth đó là tạo ra một "đơn vị xử lí thần kinh", tức Neural Processing Unit—NPU, không phải là CPU như bình thường. NPU, theo mô tả của hãng, sẽ là một kiến trúc xử lí mới mà Qualcomm mong muốn sẽ tạo ra, định nghĩa và chuẩn hóa nó. NPU có thể hoạt động độc lập hoặc kết hợp với các SoC trong tương lai. Điều này giúp chúng ta tạo ra được những phần mềm bằng ngôn ngữ lập trình truyền thống nhưng vẫn có khả năng dạy cho thiết bị các hành động và sự tương tác giống con người. Qualcomm hứa hẹn sẽ chia sẽ nhiều hơn về NPU và Zeroth trong thời gian tới.

npus.

brainarchitecture.


Rò rỉ video trên tay nhiều mặt của chiếc Google Nexus 5

Google_Nexus_5_Vidoe.

Một đoạn video rõ ràng bắt nguồn từ Pháp về chiếc Nexus 5 mới đây đã được đăng tải lên YouTube. Trong đoạn clip dài 7 phút này chúng ta sẽ thấy được nhiều phía của chiếc điện thoại Nexus thế hệ kế tiếp và giao diện của Android 4.4. Bản build hệ điều hành trong máy vẫn ghi tên mã là Key Lime Pie chứ chưa phải là Kit Kat, vỏ ngoài có vẻ như cũng chưa được hoàn thiện cộng với dòng chữ "không dành để bán" ở mặt sau thiết bị gợi ý đây chỉ mới là bản thử nghiệm mà thôi. Cụm camera tròn với kích thước khá lớn ở mặt sau thì tương tự như những hình ảnh rò rỉ mà ta từng thấy trước đây, tuy nhiên không có chữ Nexus. Về phần mềm, so với bản build mới hơn bị rò rỉ ngày hôm qua thì thanh trạng thái ở cạnh trên màn hình không trong suốt, biểu tượng máy ảnh ở ngoài màn hình chính cũng không có.

Google được cho là sẽ ra mắt Nexus 5 tại một sự kiện diễn ra trong ngày 14/10, tức là ngày mai. Trong lúc chờ đợi, mời các bạn cùng xem đoạn video bên dưới về Nexus 5.



Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Thử nghiệm S-Pen trên Galaxy Note 3

S-Pen Note 3 copy.

S-Pen là tính năng độc quyền cho các dòng Note của Samsung và trên Note 3 thì họ lại tiếp tục nâng cấp nó lên nhiều tính năng nữa so với bản của Note 2 hay Note 10.1 trước kia. S-Pen trên Note 3 có thêm 3 tính năng chính yếu bao gồm Scrap Booker, S Finder & Pen Window. Kết hợp với Action Memo và Screen Write có từ trước, Samsung đặt cả 5 tính năng của S-Pen vào một giao diện mới mà họ gọi là Air Command. Thay vì phải nhấn vào màn hình để biết từng tính năng, với Air Command bạn chỉ việc giữ bút ở khoảng cách 0,5cm trước màn hình là diễn giải của nó đã hiện ra.

Air Command:
Air Command sẽ được kích hoạt khi bạn rút bút ra khỏi máy hoặc nhấn nút trên thân bút và giữ nó cách màn hình khoảng 0,5cm trong nửa giây. Giao diện rẻ quạt này bao gồm 5 tính năng chính như đã nói ở trên. Trong trường hợp bạn không thích cách tiếp cận mới thì ta vẫn có thể kích hoạt Action Memo bằng cách nhấn nút trên bút và chạm hai lần vào màn hình như Note 2. Ta cũng có thể tắt hẳn lệnh AirCommand khi rút bút trong thiết lập của hệ thống.

S-Pen Note 3-2.
Thử nghiệm thực tế cho thấy khi bạn rút bút ra là lệnh Air Command đã sẵn sàng hiện ra cho chúng ta sử dụng. Nhưng nếu bút đã rút sẵn mà kích hoạt Air Command thì máy sẽ tốn khoảng 0,5 giây mới mở được Air Command, không dài nhưng sẽ gây khó chịu nếu bạn cần làm gì đó thật gấp.

Action Memo:
Action Memo là tính năng cũ nhưng nó được cải tiến rất nhiều trên Note 3. Không chỉ là ghi chú đơn thuần, người dùng đã có thể tương tác với Action Memo thông qua lệnh Link to action mới. Ở lệnh này, bạn có thể khoanh một địa chỉ web, địa chỉ nhà, tên quán cafe, số điện thoại…. và nhấn vào Link to action để đưa ra hành vi tương ứng. Lấy ví dụ, mình viết Cafe Tinhte vào Action Memo, chọn phần bản đồ trong Link to action là phần mềm bản đồ đã hiện ra và dẫn đường cho chúng ta tới quán. Bạn có thể chọn số điện thoại hay địa chỉ nhà, email…. tùy theo nội dung.

Scrap Booker:
Scrap Booker hoạt động như một sổ tay lưu trữ, chúng ta sẽ nhét tất cả những gì muốn vào đó để xem lại sau này. Ví dụ thấy một video hay mà chưa có thời gian coi, bạn kích hoạt Scrap Booker lên và khoanh tròn video đó. Nếu có bài báo nào đang muốn đọc nhưng không có thời gian, khoanh tròn nó lại và Scrap Booker sẽ chụp ảnh màn hình đồng thời lưu địa chỉ web để bạn truy cập sau này.

Mình rất thích Scrap Booker nhưng cách tương tác hiện tại của Samsung là chưa hay. Thay vì chỉ cần nhấn nút trên bút và khoanh vùng thì bạn buộc phải kích hoạt Scrap Booker trước.Bạn có thể tạm khắc phục bằng cách nhấn bút và vẽ trên màn hình, sau đó chọn Scrap Booker. Khi này ảnh chụp màn hình sẽ chỉ lưu lại một phần chứ không phải toàn bộ nhưng nó đỡ tốn thời gian hơn khá nhiều.

Screen Write:
Tính năng thứ 3 là Screen Write. Screen Write tự động chụp ảnh màn hình lại khi được chọn đồng thời hiện giao diện bút để bạn ghi chú, đánh dấu….Đây không phải là một cái gì đó quá mới.

S Finder
S Finder có thể là tính năng mới hữu ích nhất trên Note 3 khi nó cho phép chúng ta tìm kiếm toàn bộ nội dung trong máy và cả mạng Internet. Bằng cách sử dụng tìm kiếm tag theo thời gian hay nội dung thì bạn sẽ không phải đánh vật với hàng loạt ứng dụng để tìm cái mình muốn nữa. Để dễ hình dung, nó là Universal Search ở màn hình Start của Windows 8 hay Spotlight của Mac & iOS.

Nhân nói về S Finder, giao diện của chương trình này rất lạ so với phần còn lại của hệ thống. Không rõ đây là do Samsung thuê công ty bên thứ 3 làm hay họ tự thiết kế nhưng nó theo xu thế phẳng và trực quan hơn và cách dùng hình ảnh mà Samsung vẫn đang theo đuổi. Có lẽ sau này sẽ có nhiều phần mềm Samsung chuyển sang cách thể hiện này.

Pen Window:
Người dùng Samsung luôn đề cao khả năng làm nhiều việc cùng lúc của chiếc điện thoại họ đang sở hữu và Note 3 tiếp tục kế hoạch máy tính hóa điện thoại thông qua Pen Window. Để sử dụng, bạn sẽ vẽ một hình vuông hoặc chữ nhật nhỏ lên màn hình, sau đó chọn một trong tám ứng dụng Samsung cho phép (máy tính, đồng hồ, YouTube, Điện thoại, ChatOn, danh bạ, Google Hangout và trình duyệt). Khi này ứng dụng được chọn sẽ chiếm một phần diện tích màn hình, phần màn hình còn lại dùng cho các nội dung khác. Kết hợp với Multi Window cũ, bạn có thể mở rất nhiều ứng dụng khác nhau cùng lúc. Trong video thì mình mở 5 ứng dụng, nếu bạn nào đa nhiệm giỏi thì có lẽ mở được 10 hoặc hơn thế nữa.

Mẹo: Chúng ta có thể bổ sung thêm một số ứng dụng mà Samsung không hỗ trợ trên Pen Windows bằng cách root máy và thực hiện một số tinh chỉnh. Bạn Duy Luân sẽ sớm hướng dẫn chúng ta làm điều đó.


Trình gọi điện RapDialer cho WP có cập nhật: tự ngắt cuộc hội thoại khi gửi SMS nhiều người

RapDialer_Windows_Phone.

RapDialer là trình gọi điện thoại thay thế rất hay dành cho Windows Phone. Nó không chỉ cho phép chúng ta tìm tên theo kiểu bàn phím T9 mà còn tìm theo số điện thoại, điều mà ứng dụng gốc của Microsoft không làm được. Tốc độ hiển thị và thì nhanh chóng hơn rất nhiều, lại còn tích hợp khả năng quay số nhanh. Mới đây nhà phát triển RapDialer đã cập nhật app này lên phiên bản 2.6.1.18 để bổ sung chức năng tự động ngắt thành 2 cuộc hội thoại gửi cần khi gửi SMS cho nhiều người cùng lúc (Batch Mode). Việc ngắt như thế này giúp chúng ta quản lý các cuộc hội thoại SMS với nhiều người một cách dễ dàng hơn. Bạn có thể chỉnh lại số lượng người nhận tối thiểu để kích hoạt Batch Mode trong phần "Settings/Behaviors/SMS Recepient Limit".

Ngoài ra, bản RapDialer 2.6 còn có thêm tính năng tự động thoát sau khi đã gửi emai/SMS. Tính năng này có nghĩa là khi bạn chọn số liên lạc và gửi SMS hay email cho họ thì RapDialer sẽ đóng, bạn nhấn phím Back sẽ quay ra màn hình Start. Còn nếu không bật tính năng này thì khi nhấn phím Back sẽ quay lại RapDialer. Tùy nhu cầu mà bạn có thể chọn lựa cho phù hợp nhé.

Tải về RapDialer phiên bản 2.6.1.18 tại đây (miễn phí)

Xem thêm hướng dẫn chi tiết về các tính năng của RapDialer

8 ứng dụng theo dõi sức khỏe cho iPhone 5s có hỗ trợ chip M7 tiết kiệm pin

tinhte.vn-5s-m7.

iPhone 5s là chiếc điện thoại duy nhất hiện nay của Apple được trang bị chip M7. Đây là một con chip phụ có nhiệm vụ thu thập dữ liệu từ các loại cảm biến chuyển động trong điện thoại và quy đổi chúng ra thành các thông tin hoạt động của cơ thể ví dụ như số bước chân hoặc quãng đường đã đi. Ưu điểm lớn nhất của M7 là giúp tiết kiệm pin cho hệ thống nhưng không phải tất cả ứng dụng hiện có nào cũng hỗ trợ, hiện chỉ mới có một số ít phần mềm là đã được cập nhật để làm việc với M7, sau đây là một số ứng dụng bạn có thể thử với iPhone 5s:

Miễn phí

1. M7 Pedometer - Steps: Miễn phí
Phần mềm đơn giản này có hai chức năng, đếm số bước chân của bạn mỗi ngày và lập biểu đồ theo dõi trong 7 ngày.

2. Strava Run: Miễn phí
Phần mềm luyện tập sức khỏe có giao diện đẹp hơn cái ở trên và tích hợp chức năng thi đấu với bạn bè. Có chức năng xem bản đồ GPS những nơi đã chạy qua.

3. Burning Meter Pro: Miễn phí
Thêm một phần mềm đếm số bước đi bộ hoặc chạy có chức năng đơn giản nhưng giao diện đẹp.

4. Pedometer++: Miễn phí
Đếm số bước chân trong ngày và tổng số bước trong bảy ngày vừa qua, icon ngoài Homescreen của chương trình sẽ thể hiện số bước chân hiện tại trong ngày bằng con số ở góc phải cho bạn dễ theo dõi mà không cần mở ứng dụng lên.

5. StepTracker: Miễn phí
Phần mềm đơn giản có cùng chức năng, dung lượng siêu nhẹ (0,2 MB), giao diện đơn giản nhưng có quảng cáo.

Có Phí

Ứng dụng theo dõi gần như mọi hoạt động trong ngày của bạn như đếm số bước chân, theo dõi sức khỏe, ăn uống, luyện lập, theo dõi chu kỳ ngủ, bổ sung nước cho cơ thể... Giao diện đẹp, dễ sử dụng.

Cũng là ứng dụng theo dõi sức khỏe, đếm bước chân, nhịp tim, theo dõi chu kỳ ngủ của cơ thể và tự động đánh thức bạn khi tới thời điểm thích hợp. Phần mềm có giao diện chuyên nghiệp, dễ theo dõi nhưng không đẹp như ARGUS.

7. WeatherRun: 1,99 USD
Một phần mềm theo dõi quá trình luyện tập ngoài trời kèm theo các thông tin thời tiết, địa lý, độ ẩm mô trường, nhiệt độ, xem bản đồ những nơi đã đi qua...


ChargeKey - Đầu cắm sạc Lightning nhỏ gọn, tiện lợi dành cho các thiết bị Apple

in-pile.

Cổng Lightning chỉ có trên các thế hệ iPhone 5/5c/5s hay iPad Mini, do đó nhiều người muốn sạc cho máy của mình đều phải luôn mang bên mình dây cáp Lightning. Tuy nhiên, dây kết nối thì lúc nào cũng rườm rà và bất tiện nếu mang theo người 24/24, và chính vì thế các chàng trai trong nhóm Nomad đã nghĩ ra ChargeKey - đầu cắm sạc Lightning cực kỳ nhỏ gọn dành cho người dùng các dòng máy mới của Apple. Rõ ràng là khi nhìn vào hình ảnh của ChargeKey, chúng ta đều phải thừa nhận là nó rất nhỏ, chiều dài cỡ như một chiếc chìa khoá, và thật dễ dàng để mang nó đi mọi nơi.

Đề cập sơ qua về kiểu dáng, ChargeKey gồm ba phần chính: cổng sạc USB 2.0 ở đầu dài nhất, ở phía trên có hai nhánh là đầu kết nối cổng Lightning, và đầu còn lại dùng để móc vào dây đeo chìa khoá. Nomad nói rằng với ChargeKey, bạn không phải bận tâm về việc tìm đâu ra một sợi dây Lightning thích hợp, bởi ChargeKey sẽ luôn đi theo bạn và luôn nằm yên trên chùm chìa khoá. Hiện Nomad đã bắt đầu cho đặt hàng ChargeKey với giá 25$ (chưa bao gồm phí vận chuyển), nếu bạn nào đặt trên 2 cái thì sẽ được miễn phí ship. Ngày 30/11 tới đây sẽ là thời điểm Nomad bắt đầu giao hàng.

ChargeKey-2000.ChargeKey-Thin.ChargeKey-Thin-2.


Toshiba ra mắt dòng SSD Q-Series Pro dùng cho các máy tính xách tay mỏng nhẹ, giá từ 160$

SSD_Toshiba_Q-Series_Pro.

Toshiba mới đây đã cho ra mắt dòng SSD mới Q-Series Pro nhắm đến những người dùng máy tính cá nhân cần một tốc độ truy cập dữ liệu nhanh. Series ổ đĩa thể rắn này sử dụng chuẩn 2,5" tiêu chuẩn giống với các ổ đĩa dành cho laptop nhưng có chiều dày là 7mm nên phù hợp cho các Ultrabook hoặc những máy tính mỏng nhẹ. Hãng cũng có tặng kèm một bộ khung để gắn các ổ SSD vào khay 9,5mm của những laptop thông thường. Được biết các ổ SSD Q-Series Pro dùng giao tiếp SATA 3 với tốc độ đọc liên tục là 554MB/s, ghi liên tục 512MB/s. Ba mức dung lượng được Toshiba cung cấp cho dòng SSD này là 128GB, 256GB và 512GB. Chúng sẽ được bán ra vào cuối tháng này trước hết tại thị trường Mỹ với giá lần lượt là 159,99$, 309,99$ và 739,99$.

SSD_Toshiba_Q-Series_Pro_2.


[Infographic] Giải pháp gia tăng hiệu suất hoạt động của pin trong các thiết bị di động

header.

Pin là phụ kiện quan trọng cần được quan tâm trên các thiết bị di động, đặc biệt khi chọn mua cho nhu cầu di chuyển nhiều. Chúng ta đã có công nghệ cho phép gửi tin nhắn ngay cả khi pin cạn nguồn, nhưng bạn nghĩ sao nếu trong tương lai có thể sở hữu một chiếc điện thoại không bao giờ hết pin?

Với sự phát triển của công nghệ, phần cứng trên thiết bị di động ngày càng được nâng cấp đáng kể về tốc độ vi xử lý, màn hình lớn, độ phân giải cao, khả năng xử lý đa nhân... Theo đó, pin cũng là một phụ kiện đang được các nhà sản xuất quan tâm nhiều nhất để đáp ứng được khả năng tiêu thụ năng lượng của phần cứng.

Trong infographic này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn công nghệ để làm tăng hiệu suất hoạt động và kéo dài tuổi thọ pin cho thiết bị di động của bạn.

Giai-phap-gia-tang-hieu-suat-hoat-dong-cua-pin--trong-cac-thiet-bi-di-dong.


[Hướng dẫn] Các phương pháp chạy đa nhiệm trên Samsung Galaxy Note 3

Samsung_Galaxy_Note_3_da_nhiem_multitasking_Pen_Windows_Multi_Windows.

Galaxy Note 3 có một màn hình lớn đến 5,7” và nó giúp chúng ta chạy đa nhiệm một cách tuyệt vời. Trên Note 3, Samsung tích hợp sẵn hai cách chạy, bao gồm việc chạy hai cửa sổ lớn song song nhau hoặc chạy ứng dụng trong các cửa sổ nhỏ, cộng với một phương pháp mặc định của Android nữa là chúng ta có đến 3 cách để thực thi nhiều công việc cùng lúc một cách hiệu quả. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng chúng, đồng thời chia sẻ thêm một cách thủ thuật nho nhỏ để việc chạy đa nhiệm của bạn được thuận tiện hơn nhé.

Video

1. Cách chạy đa nhiệm truyền thống của Android

Cách này thì có lẽ nhiều bạn cũng đã biết, đó là khi chúng ta mở nhiều app thì có thể nhấn giữ nút Home trên máy để chuyển qua lại giữa các phần mềm với nhau. Mỗi một ứng dụng bạn đã mở trong thời gian gần đây sẽ được hiển thị trong một hình đại diện nhỏ và bạn muốn chuyển sang cái nào thì chỉ việc nhấn lên ứng dụng đó là xong. Cách này áp dụng cực kì hiệu quả khi bạn muốn sử dụng một ứng dụng nào đó với kích thước toàn màn hình, chẳng hạn như khi viết email, soạn tin nhắn, đọc báo… nhưng vẫn có nhu cầu chuyển sang một app khác để theo dõi thông tin.

Multitasking_co_dien_Android.

2. Chạy đa nhiệm với nhiều cửa sổ nhỏ Pen Windows

Đây là tính năng mới toanh trên Galaxy Note 3. Nó cho phép chúng ta sử dụng nhiều ứng dụng cùng lúc và mỗi ứng dụng sẽ nằm trong một cửa sổ thu nhỏ. Bạn có thể tưởng tượng như mình đang làm việc trên máy tính vậy, chúng ta có thể mở nhiều cửa sổ khác nhau, di chuyển các cửa sổ này đến vị trí mong muốn, chỉnh kích thước cửa sổ, thu nhỏ cửa sổ lại hoặc phóng to ra toàn màn hình. Chúng ta cũng có thể chạy cửa sổ bên trên một ứng dụng to khác nữa, ví dụ như đang duyệt web mà cần lấy máy tính ra tính xem món hàng này bao nhiêu tiền chẳng hạn. Đây cũng là tính năng mình cảm thấy thích thú nhất trên Note 3 bởi nó mô phỏng một chiếc máy tính hoàn chỉnh rất tuyệt vời.

Để kích hoạt Pen Windows, các bạn hãy sử dụng đến cây bút S Pen đi kèm theo máy, nhấn giữ vào nút nhỏ trên thân bút và đưa bút đến gần màn hình. Một giao diện hình rẽ quạt nhỏ sẽ xuất hiện trên màn hình và chọn biểu tượng cuối cùng bên phải với tên gọi Pen Windows.

Pen_Windows_1.

Bước kế tiếp, bạn sử dụng S Pen để vẽ lên màn hình một cửa sổ với kích thước và vị trí tùy ý, to nhỏ bao nhiêu cũng được. Khi đã hoàn thành một hình chữ nhật, nhấc bút ra khỏi màn hình thì máy sẽ yêu cầu bạn chọn ứng dụng để khởi chạy trong Pen Windows. Chọn app mà bạn mong muốn là xong.

Như đã nói ở trên, bạn có thể mở nhiều ứng dụng Pen Windows cùng lúc, bất kể đó là khi bạn đang ở màn hình chính hay đang chạy một ứng dụng nào khác. Mình đã có thể mở đến 7 cửa sổ khác nhau và chuyển giữa chúng mà máy vẫn chạy nhanh và phản hồi tốt, đáng khen cho Samsung ở mặt đa nhiệm.

Pen_Windows_chinh_kich_thuoc.

Để di chuyển các cửa sổ, bạn có thể dùng ngón tay hoặc S Pen nhấn vào thanh màu trắng to bảng ở ngay trên mỗi cửa sổ rồi kéo nó đến nơi mong muốn. Tương tự, khi cần chỉnh kích thước các Pen Windows, bạn sử dụng ngón tay hay bút chạm vào các cạnh của cửa sổ rồi kéo rộng nó ra như y muốn. Thao tác này thì mình khuyên các bạn nên dùng bút vì nó chính xác hơn rất nhiều so với việc dùng tay. Còn khi muốn thu nhỏ thì bạn nhấn vào nút gạch nhỏ ở cạnh trên của cửa sổ Pen Windows. Những app đã thu nhỏ sẽ nằm trong một hình tròn nhỏ và bạn có thể chạm vào để tái kích hoạt chúng bất kì khi nào bạn muốn.

Lưu ý khi dùng Pen Windows: Mặc định, Samsung chỉ cho phép một số ứng dụng nhất định chạy Pen Windows, chẳng hạn như ứng dụng danh bạ, trình duyệt, YouTube, trình gọi điện, nhắn tin ChatON, đồng hồ, máy tính, Google Hangouts. Các ứng dụng khác muốn tương thích với Pen Windows thì cần phải được tinh chỉnh một chút trong hệ thống. Phần này mình sẽ chia sẻ với các bạn trong bài viết khác bởi nó liên quan đến việc root máy nữa.

3. Chạy đa nhiệm hai cửa sổ với Multi Windows

Tính năng này phù hợp khi chúng ta muốn dành sự tập trung lớn cho cả hai ứng dụng như nhau. So với Pen Windows, Multi Windows sẽ trải dài hai cửa sổ ra khắp cả màn hình, xem như bạn đang chạy hai app cùng lúc chứ không chỉ là một cửa sổ nho nhỏ nữa. Mình số tình huống mà bạn có thể cần đến Multi Windows đó là vừa duyệt web vừa muốn nghe clip từ YouTube, vừa duyệt YouTube vừa chơi Facebook, sao chép nội dung từ trình xem ảnh sang ứng dụng nhắn tin, sao chép văn bản từ trình duyệt sang ứng dụng ghi chú Evernote…

Để kích hoạt Multi Windows, trước tiên bạn cần vào trình Cài đặt của máy > thẻ Thiết bị > kích hoạt Multi Window lên. Bạn cũng có thể kích hoạt nó thông qua thanh Quick Settings của hệ thống bằng cách kéo hai ngón tay từ cạnh trên màn hình xuống, chạm vào nút Multi Windows.

Kich_hoat_multi_windows_2.
Một khi đã bật lên, bạn hãy nhấn giữ phím Back (quay lại) trên Note 3 để mở tính năng này ra. Bạn sẽ thấy có một thanh dài xuất hiện ở cạnh bên trái màn hình với biểu tượng dấu mũi tên nhỏ. Khi không xài thì thanh này sẽ tự động ẩn vào bên trong, khi cần thì bạn nhấn vào mũi tên đó để gọi nó ra lại.

Multi_Windows.

Để bắt đầu mở cửa sổ Multi Windows, tất cả những gì bạn cần làm đó là kéo thả ứng dụng mong muốn từ thanh dài ra giữa màn hình là xong. Bạn có thể mở tối đa hai ứng dụng cùng lúc khi chạy Multi Windows, nên sau khi kéo thả app đầu tiên thì bạn tiến hành kéo thả thêm app còn lại. Ngoài ra, khi đang chạy sẵn một phần mềm nào đó thì bạn cũng có thể gọi app mới ra cũng bằng thao tác kéo thả như trên.

keo_tha_app_Ra_multi_windows.

Một khi hai ứng dụng đã mở ra thì màn hình sẽ bị chia đôi. Ở giữa hai app có một thanh màu xanh kéo dài với chấm tròn nhỏ, bạn hãy di chuyển cái chấm này để chỉnh sửa kích thước cửa sổ cho đúng với ý muốn của mình nhé. Cửa sổ nào đang chọn thì sẽ được đóng khung màu xanh và bạn có thể tương tác với nó y như app bình thường.

Multi_Windows_Ngang.
Di chuyển hình tròn để chỉnh lại kích thước cho cửa sổ Multi Windows

Ngoài ra, khi bạn nhấn vào chấm màu xanh nói trên, bạn có một số lựa chọn như:
  • Switch app: chuyển đổi ứng dụng trong một nửa đang chọn của màn hình, nửa còn lại sẽ không ảnh hưởng gì.
  • Switch windows: chuyển giữa cửa sổ bên trái với cửa sổ bên phải.
  • Drag and Drop Content: kéo nội dung từ một nửa cửa sổ bên này và thả sang nửa cửa sổ còn lại trên màn hình. Những nội dung mà bạn có thể kéo thả đó là văn bản và hình ảnh. Như lúc nãy mình nói, bạn có thể tận dụng việc kéo thả này để sao chép nội dung từ một trang web sang email, từ một web sang Evernote. Lưu ý rằng có thể một số nội dung sẽ không được hỗ trợ việc kéo thả, khi đó máy sẽ thông báo lên cho bạn biết.
  • Close Application: đóng ứng dụng ở một nửa cửa sổ đang chọn.
Nut_chinh_tinh_nang.

Với một số ứng dụng như trình duyệt, nhắn tin hay ChatON, bạn có thể mở hai cửa sổ của cùng một app. Thao tác mở thì cũng y như lúc đầu, đó là kéo thả biểu tượng của ứng dụng bạn muốn chạy ra giữa màn hình là xong. Giả sử như trình duyệt “Internet” đang mở sẵn, bạn chỉ việc kéo nó thêm một lần nữa ra giữa màn hình thì cửa sổ thứ hai sẽ hiện ra.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo một cặp cửa sổ ưa thích để mai mốt chỉ cần gọi chúng ra là cả hai app sẽ được cùng lúc, bạn không phải mất công mở từng cái một. Để thực hiện việc này, trước tiên bạn cần phải mở hai ứng dụng Multi Windows mà mính thích, ví dụ như Internet với Google Play Music chẳng hạn. Sau đó, nhấn vào dấu mũi tên nhỏ của thanh liệt kê app, kéo xuống dưới cùng nhấn vào nút mũi tên màu xám, chọn “Create” (hoặc “Tạo”).

Tao_cap_ung_dung_de_chay_len.

Kế tiếp máy sẽ yêu cầu bạn nhập tên cho bộ đôi app này, thích gì nhập đó hoặc xài tên mặc định cũng được. Xong xuôi đâu đó thì chạm vào nút OK là xong. Trong thanh liệt kê app bạn sẽ thấy cặp ứng dụng của mình xuất hiện.

Da_tao_xong_cap_ung_dung.

Cuối cùng là khả năng chỉnh sửa những ứng dụng nào có thể có mặt trong thanh liệt kê của Multi Windows. Mặc định Samsung họ bỏ vào cho chúng ta quá trời app, có nhiều cái bạn không xài, trong khi cái cần dùng thì lại không có. Để làm việc này, bạn cũng mở mũi tên của thanh liệt kê app, kéo xuống dưới cùng, nhấn nút mũi tên nhỏ, chạm vào chữ “Edit” (“Sửa”). Trong cửa sổ mới hiện ra, bạn có thể kéo thả những ứng dụng nào mình thích từ bảng bên phải sang thanh liệt kê app, còn muốn bỏ ra thì kéo từ thanh liệt kê app sang bên phải là xong.

Chinh_sua_thanh_da_nhiem.

Chúc các bạn thành công!