Hiển thị các bài đăng có nhãn SoC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SoC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

[Benchmark] Snapdragon 800 trên tablet và smartphone: tuyệt vời

qualcomms800benchmarks14-1371620123-500

Trước khi giới thiệu chip chính thức, các hãng sản xuất chip như Qualcomm thường có những thiết bị chạy thử chip bao gồm smartphone và tablet gọi là MDP (viết tắt của Mobile Development Platform). Lần này họ vừa gửi cho trang Engadget hai chiếc MDP (một tablet và một smartphone) được trang bị sẵn con chip SoC mới nhất và mạnh nhất của họ hiện nay, Snapdragon 800 (tên mã MSM8974, xung nhịp tối đa 2.3GHz, bốn nhân Krait), để người ta có thể thử nghiệm và đánh giá. So với các máy MDP trước đây chạy chip S4 Pro, kết quả benchmark cho thấy chip Snapdragon 800 nhanh hơn chip cũ rất nhiều, một số bài thử chênh lệch đến gần 300%.

Thông tin về hai máy MDP:
Hình ảnh hai thiết bị MDP chạy chip Snapdragon 800 của Qualcomm


Kết quả Benchmark
Điểm số càng cao càng tốt, duy nhất chỉ có SunSpider là càng thấp càng tốt.

Bảng 1:
So sánh hai máy MDP chạy Snapdragon 800 với máy MDP chạy chip S4 Pro cũ và Galaxy S4 tám nhân. Có thể thấy chip Snapdragon 800 mới nhanh hơn các chip cũ từ hai lần trở lên (riêng kết quả đo bằng phần mềm Quadrant 2.0 và AnTuTu chênh lệch nhau gần 300%).

1

Bảng 2:
So sánh điểm số của các dòng chip Snapdragon 600, 400 với S4 Pro.

2

Bảng 3:
So sánh chip Exynos 4 nhân của Samsung với chip Tegra 4 của NVIDIA.

3


[Benchmark] Snapdragon 800 trên tablet và smartphone thử nghiệm của Qualcomm

qualcomms800benchmarks14-1371620123-500

Trước khi giới thiệu chip chính thức, các hãng sản xuất chip như Qualcomm thường có những thiết bị chạy thử chip bao gồm smartphone và tablet gọi là MDP (viết tắt của Mobile Development Platform). Lần này họ vừa gửi cho trang Engadget hai chiếc MDP (một tablet và một smartphone) được trang bị sẵn con chip SoC mới nhất và mạnh nhất của họ hiện nay, Snapdragon 800 (tên mã MSM8974, xung nhịp tối đa 2.3GHz, bốn nhân Krait), để người ta có thể thử nghiệm và đánh giá. So với các máy MDP trước đây chạy chip S4 Pro, kết quả benchmark cho thấy chip Snapdragon 800 nhanh hơn chip cũ rất nhiều, một số bài thử chênh lệch đến gần 300%.

Thông tin về hai máy MDP:
Hình ảnh hai thiết bị MDP chạy chip Snapdragon 800 của Qualcomm


Kết quả Benchmark
Điểm số càng cao càng tốt, duy nhất chỉ có SunSpider là càng thấp càng tốt.

Bảng 1:
So sánh hai máy MDP chạy Snapdragon 800 với máy MDP chạy chip S4 Pro cũ và Galaxy S4 tám nhân. Có thể thấy chip Snapdragon 800 mới nhanh hơn các chip cũ từ hai lần trở lên (riêng kết quả đo bằng phần mềm Quadrant 2.0 và AnTuTu chênh lệch nhau gần 300%).

1

Bảng 2:
So sánh điểm số của các dòng chip Snapdragon 600, 400 với S4 Pro.

2

Bảng 3:
So sánh chip Exynos 4 nhân của Samsung với chip Tegra 4 của NVIDIA.

3


AMD tiết lộ về SoC đầu tiên của hãng dùng kiến trúc ARM: 8 hoặc 16 nhân Cortex-A57, dùng cho máy chủ

ARM_AMD_SoC_Seattle_may_chu_server

AMD mới đây đã tiết lộ một số bộ xử lí mới dành cho máy chủ dự kiến ra mắt vào năm sau, trong đó đáng chú ý có SoC với tên mã "Seattle". Đây là con chip đầu tiên của AMD được xây dựng dựa trên kiến trúc ARM 64-bit chứ không dùng x86 như từ trước đến nay. Seattle có hai cấu hình: 8 hoặc 16 nhân Cortex-A57 và có thể hoạt động ở xung nhịp từ 2GHz trở lên. SoC này được kì vọng là sẽ có hiệu năng cao hơn 2 đến 4 lần so với dòng chip AMD Opteron X-Series mới ra mắt gần đây với mức độ tiêu thụ điện tốt hơn đáng kể. Seattle sẽ hỗ trợ đến 128GB RAM, tương thích các chuẩn mã hóa dành cho server và tích hợp nhiều kết nối mạng.

Thực chất AMD đã từng có những chip lai giữa x86 và ARM dành cho thiết bị nhúng, còn Seattle là sản phẩm đầu tiên dùng hoàn toàn nhân ARM. Trong khi đó, đối thủ lớn của AMD là Intel thì vẫn quyết tâm theo đuổi nền tảng x86 cho bổ xử lí dùng trong server lẫn trong máy tính cá nhân. AMD nói thêm rằng Seattle sẽ là bộ xử lí đầu tiên của hãng sử dụng công nghệ Freedom Fabric để đặt cả hệ thống điện toán dày đặt lên một con chip có kích thước nhỏ với dây chuyền 28nm. Theo kế hoạch, công ty sẽ bắt đầu giao mẫu Seattle vào quý đầu của năm 2014 và bán ra trong nửa sau của năm.

Tuy nhiên, Seattle không phải là chip duy nhất của AMD dành cho máy chủ trong năm sau, hãng vẫn còn hai sản phẩm x86 khác là Berlin và Warsaw. Berlin sẽ có xuất hiện dưới dạng CPU (không có bộ xử lí đồ họa tích hợp) và APU (có GPU tích hợp). Nó bao gồm bốn nhân được thiết kế bằng vi kiến trúc "Steamroller" và sẽ đem lại hiệu năng gigaflops trên mỗi watt điện cao hơn chip Opteron 6386SE hiện nay. Đây là APU dành cho máy chủ đầu tiên sử dụng Heterogeneous System Architecture (HSA - kiến trúc hệ thống hỗn tạp) cho phép thống nhất việc truy cập CPU và GPU. Berling hứa hẹn mang lại hiệu suất sử dụng năng lượng ấn tượng và sẽ ra mắt trong nửa đầu năm 2014.

Trong khi đó, Warsaw thì nhắm đến việc giảm thiểu chi phí sở hữu máy chủ trong doanh nghiệp. CPU này sở hữu 12 hoặc 16 nhân "Piledrive", có hiệu năng trên mỗi watt điện được cải tiến so với dòng AMD Opteron 6300 Series, đồng thời tương thích các socket cũng như phần mềm hiện tại nên đảm bảo chi phí sẽ ở mức thấp. Warsaw được kì vọng sẽ xuất hiện trong quý 1 năm sau.

Lo_tring_AMD_server_2014


Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

[Computex 2013]Qualcomm ra mắt chip Snapdragon 400 bốn nhân MSM8926, tích hợp 3G/4G, hỗ trợ Wi-Fi ac

Snapdragon_400
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Qualcomm hôm nay vừa ra mắt một con chip lõi tứ mới thuộc dòng Snapdragon 400 với mã hiệu MSM8926. SoC này sử dụng bốn nhân Cortex-A7 xung nhịp 1,2GHz, GPU Adreno 305 và được tích hợp sẵn bộ thu phát sóng 3G cũng như 4G LTE. Trước đây cấu trúc kết hợp mạng di động vào SoC như thế này chỉ có mặt ở một số chip cao cấp thuộc dòng Snapdragon S4 Pro, còn bây giờ thì các thiết bị tầm trung sử dụng Snapdragon 400 cũng có được khả năng tiết kiệm điện tương tự. Ngoài việc tương thích mạng HSPA+ (42Mbps), 4G LTE Cat 4 (150Mbps), chip này còn hỗ trợ chế độ hai sim hai sóng, Bluetooth, FM, NFC, kết nối Wi-Fi 802.11ac và chuẩn truyền nội dung không dây Miracast. Tính năng QuickCharge 1.0 cũng có mặt trong MSM8926 giúp thiết bị sạc nhanh hơn bình thường 40%. Qualcomm cho biết SoC MSM8926 sẽ xuất hiện trên thị trường vào cuối năm nay.

Cũng trong dịp này, Qualcomm đã ra mắt thiết kế tablet tham chiếu mới với hai phiên bản 7" và 10". Mẫu thiết kế này sử dụng chip Snapdragon 400 phiên bản cũ hơn không được tích hợp 4G LTE Cat 4, cụ thể là model MSM8230 và MSM8030 (hai nhân, xung nhịp 1,2GHz/1,4GHz, GPU Adreno 305). Mẫu tablet này chạy Android Jelly Bean, hỗ trợ Wi-Fi 802.11n, HSPA+ (21Mbps), cho phép phát phim Full-HD ở tốc độ 30fps. Qualcomm chưa đưa ra hình ảnh của mẫu thiết kế tham chiếu này, hãng chỉ nói nó sẽ được trưng bày tại Computex và bắt đầu giao đến các hãng sản xuất vào cuối năm nay.


Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

MediaTek ra mắt SoC bốn nhân Cortex-A7 mới dành cho tablet giá rẻ

mediatek

MediaTek mới đây đã ra mắt chip MT8125 bốn nhân dành cho các máy tính bảng giá rẻ. SoC này có bốn lõi xử lí Cortex-A7, bộ xử lí đồ họa PowerVR Series5XT (chưa rõ model), xung nhịp cao nhất đạt mức 1,5GHz. So với con chip MT6589 tiền nhiệm, xung này cao hơn 0,3GHz. MT8125 đảm đương được màn hình độ phân giải tối đa 1920 x 1200, cao hơn một chút so với mức 1920 x 1080 của chip thế hệ trước. MT8125 còn hỗ trợ camera 13 megapixel, cho phép quay phim Full-HD 1080p, tương thích với hầu hết các kết nối thông dụng như Wi-Fi, Bluetooth 4.0, GPS, FM, EDGE, HSPA+, thậm chí dùng được với chuẩn truyền nội dung không dây Miracast. Hiện đã có dòng tablet IdeaTab S6000 của Lenovo là sử dụng MT8125, trong thời gian tới MediaTek nói rằng sẽ có thêm nhiều sản phẩm từ các hãng khác ra mắt.


Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

AMD giới thiệu chi tiết về APU Temash, Kabini và Richland

[IMG]

AMD mới đây đã đưa ra một số thông tin cơ bản về các APU di động sử dụng vi kiến trúc Jaguar, người kế nhiệm cho nhân Bobcat được hãng ra mắt hai năm trước. Jaguar cũng chính là kiến trúc được sử dụng để làm lõi CPU của hai chiếc console mới là XBOX One và PlayStation 4. Còn khi xuất hiện trên các PC di động thì nó sẽ nằm trong hai dòng APU với tên mã TemashKabini. Trong đó Temash thuộc phân khúc siêu tiết kiệm điện, thích hợp dùng cho các laptop giá rẻ hoặc máy tính bảng. Kabini mạnh hơn một chút và được xếp vào loại phổ thông. Hãng cũng có giới thiệu thêm dòng APU Richland với kiến trúc Piledrive (cùng loại với dòng APU Trinity hiện nay) và chúng sẽ được tích hợp trong các hệ thống yêu cầu hiệu năng hoạt động cao.

AMD dự tính sẽ mang những con chip Temash vào tablet và laptop giá rẻ chạy Windows 8 để cung cấp hiệu năng cũng như thời gian dùng pin tốt. Hãng cho biết SoC Temash sẽ có ba model, trong đó một chip hai nhân sở hữu TDP chỉ 3,9W, hai chip hai và bốn nhân còn lại là 8W. Về mặt hiệu năng, AMD nói Temash sẽ nằm vào khoảng giữa những CPU Intel Core i3 với Intel Atom. Nó tiết kiệm pin hơn 45% so với CPU i3 và mạnh mẽ hơn so với Atom. AMD chia sẻ rằng hiệu năng đồ họa của Temash mạnh hơn 100% so với thế hệ trước và các laptop chạy Kabini hoàn toàn có thể đạt được thời lượng pin là 9 giờ khi dùng lướt web hoặc 6 giờ khi xem phim HD 720p.

Ngoài ra, Temash còn được tích hợp Turbo Dock, một công nghệ tinh chỉnh năng lượng và hiệu năng dùng cho các máy tính lai. Khi một máy tính bảng gắn vào đế bàn phím, hoặc khi người dùng chạy các tác vụ nặng như dựng hình/phim, Turbo Dock sẽ tự động điều chỉnh lại APU để có hiệu năng cao hơn khoảng 40% so với bình thường. Còn nếu hệ thống nhận thấy thiết bị đang không kết nối với đế mà chỉ dùng ở dạng tablet truyền thống, Turbo Dock sẽ giảm mức độ tiêu thụ năng lượng của APU xuống để có thời lượng dùng pin dài hơn.

Chi tiết các model APU Temash
AMD_Temash

Về phần Kabini, APU xác định đây sẽ là dòng APU phổ thông của mình chứ không còn dành cho các máy giá rẻ như Temash. Kabini sẽ là SoC x86 đầu tiên trên thị trường có bốn nhân và hãng hứa hẹn nó sẽ giúp mang lại "chỉ số giá/hiệu năng cao chưa từng thấy" đối với một CPU lõi tứ. So với các APU đời trước, Kibini có mức độ tiêu thụ điện ít hơn 25% và nó giúp kéo dài thời gian sử dụng máy thêm 1,7 giờ khi xem phim HD 720p. Những chip Kabini E-Series hai nhân sẽ cạnh tranh với Intel Celeron, dòng A4 lõi tứ sẽ là đối thủ của chip Pentium và dòng A6 bốn nhân sẽ đương đầu với CPU Core i3.

Chi tiết các dòng APU Kabini
AMD_Kabini

Cũng trong dịp này, AMD đã giới thiệu những APU Richland và đây là dòng chip di động cao cấp. Richland nhắm đến việc cạnh tranh trực tiếp với những CPU Intel Core i3/i5 và sẽ được tách làm hai loại: APU thông thường và APU tiết kiệm điện (dùng cho các hệ thống mỏng-nhẹ), có đủ cả hai lẫn bốn nhân. Hãng cho biết Richland có thể đạt hiệu năng đồ họa tốt hơn 71% so với Core i5, hiệu năng chung cao hơn 12% so với thế hệ Trinity đi trước trước, đồng thời giúp cho laptop phục hồi từ trạng thái ngủ nhanh như tablet nhờ công nghệ AMD Start Now. Về thời lượng pin, các máy chạy trên Richland có thể đạt 7,5 giờ khi lướt web hoặc trên 10 giờ nếu dùng với các tác vụ nhẹ.

Những APU Richland A6, A8 và A10 sẽ được trang bị công nghệ AMD Screen Mirror cho phép chia sẻ nội dung và truyền hình ảnh không dây từ máy tính sang màn hình ngoài. AMD hứa hẹn công nghệ này có độ phản hồi cao hơn 3,9 lần so với Intel Wireless Display. Độ trễ của nó ở mức thấp nhất là 41ms, so với Intel WiDi là 201ms. AMD nói Screen Mirror là giải pháp không dây duy nhất có thể thật sự giúp truyền hình ảnh khi chơi game ra bên ngoài. Nó hỗ trợ phát lại phim HD 1080p 60Hz và tất nhiên là đi kèm cả âm thanh.

Ngoài ra, APU Richland còn hỗ trợ hàng loạt công nghệ khác như AMD Steady Video (giảm rung khi xem video), AMD Gesture Control (điều khiển máy tính bằng cử chỉ), AMD Face Login (đăng nhập bằng khuôn mặt). Với những con chip A10 được thiết kế để mang lại hiệu năng chơi game tốt nhất, nó sẽ được bán kèm với một số game tùy vùng miền. Bạn có thể xem thêm chi tiết về các công nghệ dùng trong APU Richland.


Chi tiết về APU Richland
AMD_Richland

Một số slide thuyết trình khác