Những chiếc iPad Air đầu tiên đã bắt đầu cập bến Việt Nam và nhiều người vẫn còn đang chờ model yêu thích của mình về tới. Trong khi đó, ở bên kia bờ đại dương, các anh kĩ sư của trang iFixit đã có máy trong tay thì lại tháo tung nó ra để chúng ta xem bên trong mẫu iPad mới nhất những gì. Giống những chiếc iPad khác, iPad Air không hề dễ sửa chữa và chỉ được chấm 2 điểm trên thang 10. Apple có tách riêng phần LCD hiển thị và mặt kính để chúng ta không phải thay cả cụm khi bị nứt màn hình, nhưng còn rất nhiều linh kiện khác trong máy được dán keo nên việc tháo ra gắn lại là rất khó khăn, nhất là khi thay pin. Bù lại, hãng đảm bảo độ mỏng cho iPad Air. Giờ thì mời các bạn cùng theo dõi.Nhân vật chính của chúng ta đây, màu trắng nhéChuẩn bị mở màn hình ra, và phải cạy như thế này mới đượcVừa cạy vừa hít mới lên...Đã mở được phần kính ra, bạn có thể thấy là Apple đã tách riêng hai phần hiển thị và lớp kính, như vậy nếu bạn có làm rớt máy bể kính thì chỉ cần thay mặt kính thôi, đỡ tốn tiền hơnBên trong sẽ là lớp LCD hiển thịBắt đầu mở nó ra xem có gì bên dưới nàoTháo ốc raiFixit đánh giá việc tách màn hình này ra là khá dễ dàngHai thỏi pin chiếm diện tích cực lớn, gần hết không gian của ipad Air là piniPad Air sở hữu viên pin 3,73V với dung lượng 32,9Wh, có hai cell. Để dễ so sánh thì iPad 4 có pin 43Whr, 3 cell. Nhưng mặc dù sỡ hữu pin nhỏ hơn nhưng thời lượng dùng pin của Air lại tương đương iPad 4Tháo rời màn hình ra xem xét cho kĩ nàoHóa ra màn hình của iPad Air là do LG làm, ít nhất là trên model mà iFixit mổ xẻĐây là khay SIM và phần bo mạchTháo phần khung này ra cho dễ thao tác hơn nàoĐây là nút home của chúng ta, không có TouchID nhé các bạnGiờ thì cạy pin ra. Mặc dù pin không bị dán hay hàn chặt vào bo mạch nhưng Apple lại dán nó vào thân máy, nên việc thay thế cũng không hề dễ dàng chút nàoTháo pin ra hoàn toàn luônCạy khay SIM raBo mạch chủ của iPad Air đây. Chúng ta sẽ xem xét nó tiếpCó thể thấy rõ ràng màu đỏ chính là Apple A7, SoC trung tâm và là bộ não của iPad Air. Con chip này dựa trên kiến trúc ARMv8 và hỗ trợ cho điện toán 64 bit. Hai nhân của nó hoạt động với xung nhịp cao hơn một chút so với iPhone. Chưa hết, màu cam là RAM 1GB, màu vàng là bộ nhớ trong 16GB, màu xanh lá là chip Apple M7 do NXP sản xuất, màu hồng là module Wi-Fi, màu đen là bộ giải mã âm thanh cùng loại với iPhone 5c.Xem gần lại anh chàng A7 của chúng ta nàoMàu đỏ trong hình này là bộ điều khiển màn hình cảm ứng của iPad Air do Broadcom sản xuấtMàu đỏ là bộ xử lí Qualcomm LTE M9616 với RAM riêng của nó là 128MB, màu xanh là bộ khuếch đại năng lượng giống iPhone 5s, màu xanh lá là hai module sóng di động, màu đen là IC quản lí nguồnCổng Lightning bị bóc ra khỏi thân máy, ngoài ra còn có hai ăng-ten Wi-Fi MIMO giúp tăng tốc độ truy cập Wi-FiCamera trước của thiết bị đâyĐây là hai loa của iPAd AirCamera sau 5 megapixelTất cả linh kiện của iPad AirNguồn: iFixit
Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013
Bên trong iPad Air: màn hình không dính liền lớp kính, vẫn khó sửa chữa
[Nhiếp ảnh CB] Chụp đúng sáng - P.1
Chúng ta vẫn quan tâm đến ánh sáng cho một bức ảnh. Với một khung cảnh có ánh sáng phức tạp, nghĩa là có vùng rất sáng, vùng rất tối, vùng ánh sáng trung bình, chắc chắn bức ảnh sẽ có nhiều vùng sáng tối chênh lệch khác nhau và vật thể cần chụp ở vị trí trong vùng nào sẽ phản chiếu ánh sáng tại vùng đó. Chụp một người đứng trước hậu cảnh màu trắng sáng hoặc màu tối đen... thì có thể sẽ có một bức ảnh mặt người tối đen, hoặc mặt người vừa rõ sáng, hoặc mặt người sáng chói như trong thực tế thường thấy. Và, chúng ta sẽ nghe các cụm từ "một bức ảnh đúng sáng", "một bức ảnh sai sáng", "thiếu sáng", "dư sáng", "chói sáng", "vừa đủ sáng"... Vậy, dựa vào đâu để có những nhận định ấy? Chúng ta sẽ bàn các phần:
- Dẫn nhập: Đúng sáng hay Đúng ý?
- Các cách làm chủ ánh sáng đúng ý dựa vào Zone System và Histogram
- Chụp ảnh bằng điện thoại sao cho ánh sáng đúng ý?
Phần 1: Đúng sáng hay Đúng ý?
Với một bức ảnh có hai thời điểm nhận ra ánh sáng trên nó: tiên liệu trước được ánh sáng của chủ thể bức ảnh trước khi chụp hoặc phải chụp xong mới biết được. Zone System là cách để giúp thấy trước kết quả ảnh trước khi bấm máy và Histogram là biểu đồ có sau khi bức ảnh đã được chụp. Zone System là một hệ thống có từ thời film, gồm 11 vùng trị số thời chụp. Trị số vùng 0 là vùng đen tuyệt đối, vùng X gọi là vùng trắng tuyệt đối, vùng V là vùng đặt trị số thời chụp. Trong máy số, có thể xem dưới khung ngắm có thanh ngang có các vạch thông số: ... -2 -1 0 +1 +2 ... và mũi tên chỉ vào đâu thì đó chính là thông số máy ảnh đo và thông báo.Thứ hai là cái Histogram. Cái này chỉ có khi bức ảnh đã được chụp. Nó là một biểu đồ sắc độ với hai trục: trục ngang là thang sắc độ xám từ 0 - 255 [từ đen đến sáng trắng], trục đứng biểu thị lượng điểm ảnh [pixel] tương ứng dãy sắc độ. Chúng ta tạm chia thành 5 vùng như hình dưới.
- Vùng 0 là vùng tối, vùng đen tuyệt đối
- Vùng I là vùng tối, gần như không còn chi tiết.
- Vùng II là vùng tối, còn rất ít chi tiết.
- Vùng III là vùng tối, với khá nhiều chi tiết.
- Vùng IV là vùng tối, với đầy đủ chi tiết có thể nhận diện được.
- Vùng V là vùng đặt trị số thời chụp, nơi những chi tiết sáng rõ giá trị nhất được tái hiện.
- Vùng VI là vùng sáng, với đầy đủ chi tiết ghi nhận được.
- Vùng VII là vùng sáng, với khả năng thấy được khá nhiều chi tiết.
- Vùng VIII là vùng sáng, không còn thấy nhiều chi tiết nữa.
- Vùng IX là vùng sáng, khó có thể thấy được chi tiết nào.
- Vùng X là vùng sáng tuyệt đối, hoàn toàn không có khả năng thấy được chi tiết gì.
Vậy, dựa vào Zone System, có phải chủ thể trong một bức ảnh cứ thuộc vùng sáng Zone V là "bức ảnh đúng sáng"? Hoặc bức ảnh có Histogram không "rất tối" và không "rất sáng", mà chỉ có độ sáng vừa phải là "bức ảnh đúng sáng"? Chúng ta thử khảo sát.
Có hai kiểu "đúng sáng":
Kiểu A: Đối tượng sáng đúng ý muốn người chụp. Chọn khẩu độ ống kính, tốc độ màn trập, nhạy sáng ISO sao cho đối tượng cần chụp ở vùng đúng sáng Zone 5, không cần biết ngoài thực tế đối tượng nằm ở vùng sáng zone nào. Máy ảnh số đo sáng kiểu phản xạ [reflected light], cân chỉnh các thông số sao cho vạch đo sáng báo đúng mức mà người chụp thấy "đủ sáng" là bấm máy, dù cho ngoài thực tế bối cảnh rất tối hoặc rất sáng, và không bận tâm thuộc bất cứ zone sáng nào. Chẳng hạn hai bức ảnh sau:
Ảnh trước, ánh sáng thực tế cho thông số trên máy đo sáng với các thông số chẳng hạn: F/8 - s1/125 với ISO200 - Zone 3. Kết quả ảnh là đúng sáng thực tế, nhưng chủ thể cần chụp lại không sáng như ý muốn. Nên, dịch chuyển vùng sáng của chủ thể lên Zone 5 để đúng ý đồ hơn, khi đó hiệu chỉnh thông số phải chụp là F/4 - s1/125 với ISO200 chẳng hạn. Bức ảnh sau sẽ đúng ý hơn.
Kiểu B: Đối tượng sáng đúng như ánh sáng thực tế. Chọn khẩu độ ống kính, tốc độ màn trập, nhạy sáng ISO sao cho đối tượng cần chụp ở vùng sáng [zone] đúng như ánh sáng mà mắt người nhìn thấy ngoài thực tế tại thời điểm chụp. Đối tượng thuộc vùng sáng zone 3 thì chụp đúng zone 3 chẳng hạn. Chúng ta không bận tâm đối tượng / vật thể trong ảnh phản xạ bao nhiêu ánh sáng, thuộc vùng sáng nào của Zone System hay Histogram. Máy đo sáng thế nào, chụp y như vậy. Kết quả ảnh có ánh sáng đúng như thực tế. Chẳng hạn bức ảnh sau:
Như thế, người chụp không cho người xem biết họ chụp "đúng sáng" theo kiểu nào. Các người hướng dẫn chụp ảnh vẫn dạy người học chụp theo kiểu A, ép ánh sáng thực tế phản chiếu tại vật thể/ đối tượng về đúng sáng zone 5, không "thừa sáng", không "thiếu sáng", tức là chụp bức ảnh có ánh sáng không đúng như mắt thấy ngoài thực tế. Nhưng, các người chụp rành hơn thì họ làm chủ / khống chế / điều tiết được ánh sáng thực trong studio, hoặc dùng các phụ kiện tản sáng, lọc sáng, gom sáng ... thì lại là chụp ảnh đúng sáng theo kiểu B.
Chẳng hạn bức ảnh sau đây, rõ ràng là chủ thể không đủ / đúng sáng, tức là có vùng sáng zone khoảng từ 2 - 4, tức là được chụp theo kiểu B [đúng sáng thực tế], nếu theo kiểu A thì chủ thể là em bé và khuôn mặt sẽ sáng sủa rực rỡ hơn, khi ấy không quan tâm bất kể các vùng sáng khác trong thực tế sẽ như thế nào. Nhưng, người xem sẽ không chê bức ảnh như thế này là "sai sáng", vì bức ảnh đạt ý đồ của người chụp nó là chủ thể có vùng sáng Zone 2 - 3 thôi.Film Fuji 120 - asa100 - f/5.6 - s1/125
Như vậy, một bức ảnh có thể được chụp "đúng ý muốn" của người cầm máy thì sẽ giải thích được nhiều cảm xúc khi xem ảnh, cảm thụ vẻ đẹp mà người chụp muốn nhiều hơn. Người ta có thể chụp "đúng sáng" theo kiểu nào, vứt bỏ mọi kỹ thuật đúng sáng / sai sáng ... để tập trung vào ý đồ sáng tác của người chụp nhiều hơn. Bản lãnh của người chụp, cá tánh cũng như phong cách của họ cũng thể hiện qua "ý đồ" cho ánh sáng trong ảnh của họ. Mỗi người có cái "đúng ý đồ" khác hẳn nhau và diễn tả ảnh hoàn toàn khác nhau. Và, chúng ta sẽ không bàn với nhau bức ảnh này chói sáng, thiếu sáng chỉ để soi về kỹ thuật mà ... bức ảnh này được người chụp với ý đồ gì!
Nếu quan tâm chủ đề, mời bạn chờ xem tiếp:Chúc các bạn vui vẻ!
- Các cách làm chủ ánh sáng đúng ý dựa vào Zone System và Histogram
- Chụp ảnh bằng điện thoại sao cho ánh sáng đúng ý?
Bài viết có sự hỗ trợ của anh @taitinhte
Một vài tấm ảnh chụp đúng sáng thực tế.
Link Wallet - Ví tiền thông minh dạng thẻ với kích thước nhỏ gọn
Ví hay bóp là vật dụng mà hầu hết ai cũng phải dùng để đựng tiền, thẻ tín dụng, ngân hàng hay các hoá đơn chẳng hạn. Thế nhưng một điểm khá khó chịu đó là ví thường rất dày - và càng dày hơn khi ngày nay nhiều loại thẻ ra đời - đặc biệt khi ta cố nhét ví vào túi quần Jean bó, rất cực khổ. Thấy được "vấn đề nan giải" của một số người, một công ty có tên là Link đã nghĩ ra chiếc ví thông minh siêu mỏng, có tên gọi là Link Wallet (trước đây có tên là Ping Wallet). Ngoài đặc tính mỏng, Link Wallet còn có những tính năng rất hữu ích như khả năng tự định vị vị trí, báo trộm hay nhắc nhở.
Link Wallet trước đây là dự án được gây quỹ trên trang KickStarter. Sau hơn 1 tháng, dự án đã đạt được hơn 59.000$, cao hơn so với mục tiêu đề ra là 30.000$. Hiện Link Wallet đang cho phép đặt hàng trước với giá 49$ cho bản màu bạc và 65$ cho các bản màu đỏ, đen, xanh lá, tím và xanh dương. Bạn nào ở ngoài nước Mỹ thì sẽ phải thêm 5$ phí vận chuyển. Thời gian giao hàng dự kiến là vào tháng 12 năm nay.
Mình xin nhắc lại là vì lý do nào đó, công ty phát triển đã quyết định đổi tên của chiếc ví này từ Ping sang Link. Hình ảnh trong bài được lấy từ lúc ví chưa chính thức đổi tên, Ping và Link là một nên không có sự thay đổi nào về tính năng hay hình dáng cả.
Link Wallet - chiếc ví nhỏ gọn, đẹp và cao cấp.
Đầu tiên là nói về kiểu dáng: Link trông không khác gì một chiếc thẻ ATM thông dụng, chỉ khác đây là một chiếc thẻ với nguyên vật liệu cao cấp được tích hợp thêm một số công nghệ. Cụ thể hơn nữa, Link chỉ gồm hai thành phần chính hợp lại: một tấm thẻ làm bằng nhôm dát mỏng và một quai đeo, đúng hơn là sợi dây - có nhiệm vụ giữ chặt thẻ hay tiền. Đó là tất cả những gì có ở trên Link, rất đơn giản và vô cùng nhỏ gọn.
Một số bạn nhìn vào Link thì nghĩ nó sẽ chỉ "kẹp" được một vài tờ tiền, tuy nhiên theo nhà sản xuất, bạn có thể thoải mái kẹp theo 10 tấm thẻ với Link, cùng với đó là khá nhiều tờ tiền nếu như gấp lại gọn gàng. Các nhà phát minh nhấn mạnh rằng "tấm quai" trên Link là vô cùng vững chắc và bền bỉ, do đó nó sẽ có khả năng ôm chặt và không dễ dàng đánh rơi thẻ hay tiền của bạn xuống đất.
Các tính năng chính của Link Wallet
Đó là một vài mô tả về hình dáng cũng như một vài lợi ích ban đầu của Link. Tiếp đến mình sẽ đề cập những công nghệ khiến cho Link trở thành chiếc ví thông minh. Về cơ bản thì Link sẽ được điều khiển thông qua một ứng dụng dành cho các thiết bị iOS và Android, cả hai sẽ được kết nối thông qua Bluetooth 4.0, khoảng cách hỗ trợ tối đa là 30m trở lại. Bên trong Link cũng có tích hợp một loa ngoài nhằm phát ra âm thanh báo hiệu khi cần thiết.
Được biết pin của Link có thể kéo dài 2 năm, và không thể sạc đầy lại. Muốn mua pin mới thì bạn cần lên trang web www.linkwallet.com để mua.
Tìm ra hành tinh giống Trái Đất về kích thước và khối lượng nhưng nóng hơn 2000 độ
Hôm thứ 4, các nhà thiên văn đã phát hiện ra một hành tinh có khối lượng và kích thước tương tự Trái Đất. Hành tinh được cho là có cấu tạo gồm đá và sắt hiện đang di chuyển trên quỹ đạo quanh một ngôi sao cách chúng ta 700 năm ánh sáng tại chòm sao Cygnus. Tuy nhiên, các nhà thiên văn không kỳ vọng là sẽ có một Trái Đất 2.0 tại đây.
Josh Winn - phó giáo sư vật lý tại MIT đồng thời là thành viên của viện nghiên cứu vật lý học thiên thể & không gian Kavli cho biết: "Nó giống Trái Đất về mặt kích thước và khối lượng nhưng lại nóng hơn Trái Đất 2000 độ. Việc phát hiện ra hành tinh này là một bước tiến trên con đường tìm hiểu về những hành tinh thật sự giống Trái Đất."
Hành tinh nói trên được đặt tên là Kepler 78b. Nó chỉ mất 8,5 giờ để quay hết 1 vòng quanh sao chủ trong khi quỹ đạo của Trái Đất quanh Măt Trời mất 8.765,81 giờ hay 365 ngày. Hoạt động của Kepler 78b đã được nhóm thiên văn phát hiện lần đầu tiên hồi tháng 8 vừa qua.
Tuy nhiên, những nghiên cứu sau đó tiết lộ nhiều điều bất ngờ về Kepler 78b. Khối lượng của hành tinh này bằng 1,7 lần Trái Đất nhưng bề măt lại có nhiệt độ nóng như thiêu đốt và điều này cũng có nghĩa sự sống khó có khả năng tồn tại.
Việc phát hiện các hành tình trong không gian liên sao là một thử thách lớn. Để tìm được Kepler 78b, nhóm các nhà thiên văn đã phân tích ánh sáng phát ra từ ngôi sao chủ khi hành tinh bay cắt mặt hoặc dịch chuyển. Các nhà nghiên cứu nhận biết sự chuyển dịch của hành tinh mỗi khi ngôi sao trở nên tối đi và đo mức độ giảm sáng để xác định kích thước của hành tinh. Hành tinh càng lớn thì nó càng chắn nhiều ánh sáng.
Để đo khối lượng của hành tinh, nhóm nghiên cứu đã theo dõi chuyển động của ngôi sao chủ. Tùy thuộc vào khối lượng, hành tinh có thể gây ra một lực hút hấp dẫn về phía ngôi sao. Chuyển động sao có thể được phát hiện dưới dạng một rung động nhẹ, được biết đến với tên gọi hiệu ứng Doppler hay dịch chuyển Doppler.
Josh Winn và các công sự đã tìm cách đo sự dịch chuyển Doppler của Kepler 78b bằng cách phân tích những hình ảnh quan sát thu được tại đài quan sát Keck ở Hawaii - một trong những kính thiên văn lớn nhất trên thế giới. Nhóm đã phân tích dữ liệu độ sáng của sao ghi lại trong vòng 8 ngày liên tục. Mặc dù đã sử dụng những kính thiên văn tối tân nhất nhưng tín hiệu từ ngôi sao vẫn rất mờ nhạt khiến công tác phân tích trở nên rất khó khăn.Theo: Fox News
Cài thêm tính năng Motiongraph và Motion Shot vào Xperia Z1 để có được những ảnh chuyển động đẹp
Khi chạy ứng dụng camera của Sony Xperia Z1 lên, chúng ta sẽ thấy sẵn một số chế độ như iA, tự động, Info-Eye, Social Live... Không những thế, Sony còn cho phép chúng ta tải và cài thêm những tính năng khác từ trên mạng xuống để làm phong phú thêm khả năng chụp ảnh của Z1. Hôm nay mình xin chia sẻ với anh em hai tính năng bổ trợ có tên là Motiongraph (tạo ảnh GIF động) và Motion Shot (ghép chuỗi ảnh và tạo hiệu ứng vật thể chuyển động) để giúp các bạn xài Z1 hiệu quả và vui vẻ hơn.
Trước hết là cách cài đặt hai tính năng này: Đầu tiên, các bạn chạy ứng dụng camera của Z1 lên, nhấn vào biểu tượng chọn chế độ ở góc dưới bên phải màn hình. Trong giao diện mờ mờ mới xuất hiện, bạn sẽ thấy nút "+Apps", còn tiếng Việt là "+Ứng dụng". Nhấn vào đây, tìm hai icon Motiongraph và Motion Shot, sau đó lần lượt cài từng cái giống như khi cài các ứng dụng thông thường.
Khi đã cài xong, bạn hãy chạy ứng dụng camera của Z1 lên lại, nhấn vào biểu tượng chọn chế độ khi nãy thì sẽ thấy hai tính năng Motiongraph và Motion Shot, chọn một trong hai để sử dụng.
Giờ mình sẽ nói về Motiongraph trước. Nó là tính năng cho phép chúng ta tạo ảnh GIF động bằng cách chụp và ghép liên tục nhiều ảnh lại với nhau. Đặc điểm của tính năng này là ảnh cho ra sẽ có tỉ lệ 1:1. Bạn hãy thử chụp một cảnh nào đó mà có đối tượng chuyển động, ví dụ hành động của một ai đó, hoặc ra đường chụp xe chạy cũng được. Hãy giữ máy cố định nhất có thể trong vòng 2 giây để Z1 ghi nhận lại hình ảnh. Khi ảnh kết quả xuất hiện, bạn có thể tùy chỉnh thêm những vùng chuyển động bằng cách "tô màu" lên ảnh, chọn chế độ nhanh chậm, số khung hình sẽ đóng thành file GIF... Khi đã hoàn tất thì ảnh sẽ được xuất ra trong thư viện ảnh cho bạn.
Thứ hai là Motion Shot. Nguyên lý hoạt động của tính năng này đó là xác định một chuyển động trong một chuỗi các ảnh chụp liên tục. Ví dụ: khi bạn chụp một người đang nhảy lên để chơi bóng rổ, Z1 sẽ ghi nhận nhiều ảnh, sau đó phân tích xem đối tượng nào chuyển động rồi ghép lại với nhau. Khi đó bạn sẽ thấy anh chàng vận động viên xuất hiện nhiều lần, tạo hiệu ứng đẹp mắt. Bạn cũng thử chụp một người hay em bé nào đang chạy cũng thì sẽ có kết quả tương tự. Sau khi chụp xong, bạn có thể chỉnh lại tần suất mà đối tượng chuyển động sẽ hiển thị trong ảnh tùy ý thích.
Đó là hai tính năng mình rất thích khi xài Xperia Z1. Mời anh em cùng dùng thử, xong rồi đừng quên chia sẻ ảnh kết quả của anh em ngay trong topic này nhé.
Google ra mắt đế sạc không dây Qi mới cho Nexus 5/7, có nam châm để giữ máy chặt hơn
Hồi năm ngoái Google đã ra mắt đế sạc không dây theo chuẩn Qi dành cho Nexus 4 với hình bán cầu khá lạ mắt. Năm nay hãng đã thay đổi thiết kế đó và công bố một chiếc đế sạc mới hình chữ nhật truyền thống dành cho Nexus 5, Nexus 7 (và tất nhiên là cả những thiết bị nào tương thích chuẩn Qi). Bên cạnh đó, Google còn bổ sung thêm nam châm vào đế để giúp giữ thiết bị trên dock sạc một cách chắn chắn hơn, tính năng này thì chỉ hoạt động với các máy có nam châm tích hợp như Nexus 5/7. Bề mặt của đế cũng được làm bóng để ít bám bụi hơn lớp phủ cao su của năm ngoái. Hiện đế sạc không dây mới của Google đã được bán trên Play Store nhưng chưa rõ giá là bao nhiêu.Nguồn: The Verge
Panasonic sẽ chính thức dừng sản xuất tấm nền cho TV Plasma vào cuối tháng 12 năm nay
Panasonic hôm nay xác nhận rằng hãng sẽ dừng sản xuất tấm nền dành cho TV Plasma vào cuối tháng 12 năm nay và toàn bộ hoạt động kinh doanh liên quan đến dòng sản phẩm này sẽ chấm dứt trong tháng 3 năm sau. Phát ngôn này khớp với tin đồn mà chúng ta được nghe vài hôm trước. Hiện tại 2 trong số 3 nhà máy của Panasonic đã không còn tiếp tục sản xuất TV Plasma mới. Panasonic tiết lộ thêm rằng "sự thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ trong môi trường kinh doanh" cộng với áp lực giá thấp từ các TV LCD đã khiến công ty phải đưa ra quyết định nói trên. Bản thân Panasonic cũng đang cần phải cấu trúc lại hoạt động của mình cho hiệu quả hơn.
Trước đó:Nguồn: Panasonic (PDF)
Bộ thu nhận tín hiệu 4G LTE đa băng tần đầu tiên của Intel chính thức có mặt trên thị trường
Intel hôm nay vừa cho biết rằng bộ thu nhận tín hiệu mạng di động (modem) XMM 7160 hỗ trợ 4G LTE của hãng đã bắt đầu có mặt trên thị trường trong chiếc Samsung Galaxy Tab 3 10.1 bản cho Châu Á và Châu Âu. Modem này là giải pháp 4G LTE đầu tiên của Intel và nó tương thích với 15 băng tần LTE của các nhà mạng trên khắp thế giới, ngoài ra còn hỗ trợ thêm mạng 2G, 3G và cả tính năng Voice-over-LTE. Trong thời gian tới, XMM 7160 sẽ có mặt trên nhiều sản phẩm hơn, kể cả một số tablet dùng CPU Bay Trail.
Đối thủ của Intel là Qualcomm cũng đã ra mắt RF360 - chip băng tần có khả năng tương thích với 40 băng tần mạng và hỗ trợ hầu hết các chế độ LTE, 3G và 2G trên khắp toàn cầu.Nguồn: Engadget
Motorola công bố lộ trình nâng cấp Android 4.4 cho smartphone
Rất nhanh sau khi Google giới thiệu Android 4.4 với tên mã KitKat, Motorola đã đưa ra lộ trình nâng cấp lên phiên bản Android mới nhất này cho những smartphone của họ. Cụ thể hơn, tất cả các biến thể của chiếc Moto X sẽ đều được nâng cấp lên KitKat trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, những model mới nhất được bán ra ở nhà mạng Verizon bao gồm Droid Mini, Droid Ultra hay Droid Maxx cũng nằm trong danh sách được cập nhật hệ điều hành mới nhất. Đối với Droid Razr HD, Razr Maxx HD hay Razr M, Motorola không cho biết thời điểm cụ thể mà chỉ nói rằng những kế hoạch cho tương lai sẽ có sớm. Trong khi đó, Droid Bionic, Razr Maxx và Droid 4 sẽ tiếp tục tại vị ở Android 4.1.2 mà thôi. Motorola cho biết thông tin cụ thể hơn sẽ được cập nhật liên tục trên trang web của họ.Nguồn: Android Central
DISTREE APAC diễn ra từ ngày 11-13/11, sự kiện dành cho các nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm
Từ ngày 11-13/11 sắp tới, tại Singapore sẽ diễn ra một sự kiện triển lãm lớn có tên DISTREE APAC (châu Á TBD). Đây là một sự kiện triển lãm sản phẩm công nghệ ví dụ như tablet, máy tính hay smartphone... nhưng không phải nhắm tới người dùng cuối. Thành phần tham dự DISTREE sẽ là đại diện cấp cao của những hãng sản xuất và nhà cung cứng lớn trong khu vực, họ tới đây để gặp gỡ, tìm kiếm đối tác, kinh doanh và tìm hiểu những xu thế kinh doanh mới của khu vực cũng như thế giới.
Điểm hay của DISTREE là ban tổ chức sẽ cho phép người ta có thể tự tạo các buổi họp mặt một-đối-một với những đối tác mà họ quan tâm. Đây là một sự kiện tập trung vào việc phát triển kênh kinh doanh phân phối giữa các hãng và nhà cung cứng. Trong 3 ngày diễn ra sự kiện, những doanh nghiệp tham gia có thể gặp gỡ trực tiếp và họp với toàn bộ những đối tác mà họ cho là có tiềm năng và có khả năng hợp tác. Sự kiện DISTREE sẽ giúp người ta tiết kiệm được thời gian tổ chức hội thảo, tìm kiếm đối tác cũng như nâng cao khả năng tìm thấy đối tác tiềm năng của mình trong tương lai. DISTREE sẽ đóng vai trò là cầu nối doanh nghiệp giữa những nhà sản xuất và nhà cung ứng.
Đây là lần đầu tiên DISTREE được tổ chức tại châu Âu, trước đây sự kiện từng được diễn ra ở châu Âu, Nga, Trung Đông hay Nam Mỹ... Năm nay DISTREE sẽ diễn ra tại Khu tổ hợp nghỉ dưỡng Shangri-La Rasa Sentosa Resport tại Singapore. Tinh Tế cũng sẽ có mặt tại đây để truyền tải những thông tin có ích đến với các bạn.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về sự kiện này tại trang chủ: www.distree-apac.com.
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)