Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

HP giới thiệu loạt 17 thiết bị cho thị trường Việt Nam

Sau một thời gian khá im ắng thì HP đã giới thiệu một loạt 17 sản phẩm mới tại thị trường Việt Nam. Loạt sản phẩm kỳ này trải dài từ các máy tính xách tay cho tới máy in chuyên dụng trị giá hàng trăm triệu đồng. Những thiết bị đáng chú ý bao gồm máy tính xách tay EliteBook Revolve với màn hình lật xoay, máy trạm di động mỏng nhẹ ZBook 14 & 17", máy tính AIO màn hình cảm ứng và chân đế linh hoạt ProOne 600 hay máy để bàn AIO Slate 21 với giá chỉ từ 8 triệu đồng.....
  • HP ZBook 14 Mobile Workstation giá từ 25,200,000 VND
  • HP ZBook 17 Mobile Workstation giá từ 37,500,000 VND
  • HP ElitePad Mobile POS Solution giá được cập nhật sau
  • HP Designjet T2500 eMultifunction Printer (eMFP) giá khoảng 315,000,000 VND
  • HP Designjet Z5400 PostScript® Large-format ePrinter giá khoảng 126,000,000 VND
  • HP LaserJet Enterprise flow MFP M806X+ giá khoảng 260,000,000 VND
  • HP Probook440 giá từ 12,900,000 VND
  • HP EliteBook Revolve 810 giá từ 31,900,000 VND
  • HP EliteOne 800 All-in-One Desktop giá từ 30,000,000 VND
  • HP ProOne 600 All-in-One Desktop giá từ 22,000,000 VND
  • Máy tính để bàn HP Slate 21 All-in-One giá 8.000.000 VND
  • Máy in laser đa chức năng HP LaserJet Pro MFP M127fn giá 5,300,000đồng
  • Máy in laser màu đa chức năng HP Laserjet Pro MFP M176n giá 7,500,000 đồng
  • Máy in laser màu đa chức năng HP Laserjet Pro MFP M177fw giá 8,500,000 đồng
  • Máy scan hình phẳng HP Scanjet 200 giá 1,700,000 đồng
  • Notebook HP Pavillion 11 TouchSmart giá từ 9,990,000 VND
  • Ultrabook HP Pavillion TouchSmart 14 giá từ 16,990,000 VND
  • Sleekbook HP Pavillion Touchsmart 15 giá từ 16,990,000 VND
  • Notebook PC HP 14 giá từ 9,300,000 VND

[Thiên nhiên] Bão hoạt động như thế nào?

huracc3a1n.

Trong suốt hàng ngàn năm trong lịch sử loài người, những cơn bão được nhắc đến như một kẻ phá hoại hoặc sự nổi giận của mẹ Thiên Nhiên hay hiện thân của sức mạnh Thượng Đế. Bản thân từ "hurricane" xuất phát từ "Hurakan" - một vị thần hủy diệt của người Maya. Thật khó có thể diễn tả hết sức mạnh cũng như sức tàn phá của một cơn bão. Hằng năm, nước ta phải hứng chịu mùa mưa bão kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12, với những cơn bão hình thành từ Biển Đông di chuyển và gây ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, nhất là các tỉnh ven biển.

Dường như bão đã là một chủ đề quen thuộc đối với mỗi người chúng ta. Vậy bão là gì? Tại sao bão hình thành? Bão hoạt động như thế nào? Và còn điều gì có thể chúng ta chưa biết rõ về bão?

Bão là gì?

Nói chung, bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan. Bão là hệ thống xoáy thuận nhiệt đới đặc trưng bởi một vùng khí áp thấp tại tâm bão, gió giật mạnh và hệ thống mây phát triển mạnh theo hình xoắn ốc đi kèm với giông và mưa lớn trên diện rộng.



Tùy theo khu vực hình thành mà thuật ngữ bão có những tên gọi khác nhau.
  • Bão hình thành trên Đại Tây Dương: hurricanes
  • Bão hình thành trên Thái Bình Dương: typhoons
  • Bão hình thành trên Ấn Độ Dương: cyclones
Tại Việt Nam, thuật ngữ "bão" dùng để diễn tả những cơn bão nhiệt đới, một loại thời tiết đặc trưng của các vùng biển nhiệt đới, thường có gió mạnh kèm theo mưa lớn.
Theo tiêu chuẩn quốc tế , người ta phân chia bão dựa vào sức gió (dựa vào Thang sức gió Beaufort và Thang bão Saffir-Simpson):
  • Sức gió dưới 63 km/h gọi là áp thấp nhiệt đới (tropical depression)
  • Sức gió trên 63 km/h (cấp 8) gọi là bão nhiệt đới ("tropical cyclone" hoặc "tropical storm")
  • Sức gió trên 118 km/h (cấp 12) gọi là bão to với cuồng phong (typhoon)
  • Sức gió trên 241 km/h gọi là bão rất to hay siêu bão (super typhoon)
Mỗi năm trên toàn thế giới phải gánh chịu một mùa mưa bão, trong thời gian này, có từ 40 đến 50 cơn áp thấp nhiệt đới hình thành ở khu vực xung quang đường xích đạo phát triển mạnh lên thành bão. Ở Bắc Bán Cầu, mùa bão bắt đầu từ 1/6 đến 30/11 trong khi ở Nam Bán Cầu, mùa bão thường bắt đầu từ tháng giêng đến tháng 3.

hurricane_scale.
Thang Bão Saffir - Simpson (Nguồn: houmatoday)


Bão được hình thành như thế nào?

Để hiểu được bão hoạt động như thế nào? Trước tiên bạn phải hiểu được nguyên lý căn bản về áp suất không khí. Lượng khí trong bầu khí quyển cũng chịu tác dụng của lực hấp dẫn, không khí càng gần bề mặt Trái Đất sẽ có trọng lực lớn hơn so với không khí ở xa bề mặt Trái Đất. Không khí nhận lượng nhiệt chủ yếu từ mặt đất và đại dương chứ không phải từ Mặt Trời. Không khí càng gần bề mặt Trái Đất sẽ có nhiệt độ càng cao hơn so với không khí ở xa bề mặt Trái Đất.

Khi không khí nóng lên, các phân tử trong không khí cách xa nhau hơn, làm cho không khí nhẹ hơn, khi đó, luồng không khí nóng ấy sẽ bay lên cao hơn chiếm vị trí của luồng không khi trên cao, vì thế, luồng không khí trên cao sẽ bị đẩy xuống phía dưới, tiếp tục nhận nhiệt lượng từ bề mặt Trái Đất. Vòng tuần hoàn ấy cứ lặp đi lặp lại và càng mạnh hơn, gọi là sự di chuyển của không khí do chênh lệch áp suất, tạo thành một luồng gió ngày càng mạnh hơn.

hurricane09.
Sơ lược cách một cơn bão hình thành (Nguồn: scienceinthenews)

Khi vòng tuần hoàn của không khí ấy xảy ra ngoài đại dương, ngoài nhiệt lượng nhận được từ mặt biển, khi nước biển đạt tới một nhiệt độ cần thiết (26 - 27oC) không khí còn được làm ẩm bằng lượng hơi nước bốc lên, biến nó thành luồn không khí nóng chứa đầy hơi nước. Khi luồng khí đó bay lên theo chiều thẳng đứng từ dưới lên đến độ cao khoảng 9000m, nếu gặp phải một luồng gió mạnh thổi theo chiều ngang có cùng vận tốc với luồng không khí thẳng đứng ấy, nó sẽ uốn cong hướng di chuyển thẳng đứng, tạo nên một khu vực trung tâm không có không khí nóng ẩm chính là tâm của cơn bão. Đồng thời, luồng gió mạnh thổi theo chiều ngang ấy cũng giúp duy trì sự di chuyển của luồng không khí nóng ẩm lan rộng ra xung quanh tâm của cơn bão.

Luồng gió mạnh thổi theo chiều ngang với cùng một tốc độ với luồng khí nóng ẩm thổi từ dưới lên này chính là mấu chốt để cơn bão có thể được duy trì, nếu không, cơn bão sẽ dần mất tổ chức và suy yếu dần. Lúc bấy giờ, trung tâm của cơn bão sẽ trở thành một khu vực không có không khí nóng ẩm và có áp suất cao, nó sẽ hút không khí lạnh khô ở độ cao hơn để đẩy xuống phía dưới một cách liên tục để lặp lại quá trình đó, giúp tăng cường tốc độ gió làm cơn bão càng mạnh hơn. Đồng thời, lượng hơi nước được mang lên từ mặt biển sẽ được ngưng kết thành những đám mây bao phủ xung quanh tâm bão, sự ngưng tụ của hơi nước này còn giải phóng ra nhiệt lượng gọi là năng lượng ẩn nhiệt ngưng kết, đây chính là nguồn năng lượng cho hệ thống bão.


Từ những điều trên, ta rút ra được rằng một cơn bão chỉ hình thành khi có đủ các điều kiện sau: Nhiệt, độ ẩm và động lực để tạo xoáy.

Nhà khí tượng Erik Palmen (1898 - 1985) đã chứng minh được rằng bão chỉ có thể hình thành ở dải vĩ độ 5 đến 20o vĩ hai bên xích đạo, nơi có nhiệt độ nước biển cao từ 26 - 27oC trở lên và lực Coriolis (lực sinh ra do sự tự quay quanh trục của Trái Đất) đủ lớn để hình thành nên luồng gió đủ mạnh trên cao nhằm tạo xoáy cho cơn bão. Năm 1956, Palmen đưa ra 3 điều kiện cơ bản cho sự hình thành của bão như sau:

1. Khu vực đại dương có diện tích đủ lớn với nhiệt độ mặt biển đủ cao (từ 26 - 27oC trở lên) đảm bảo nước bốc hơi đủ mạnh nhằm cung cấp năng lượng ngưng kết lớn cho hệ thống bão.
2. Vị trí hình thành bão có lực Coriolis đủ lớn để tạo xoáy.
3. Khả năng làm lạnh nhanh luồn không khí nóng ẩm bay lên tạo ra lượng ẩn nhiệt ngưng tụ đủ để duy trì cơn bão tại thời điểm phát sinh bão

Sau Palmen, năm 1848, nhà khí tượng học Riehl bổ sung thêm 2 điều kiện:
4. Ở trên cao, trường khí áp phải phân kỳ (dãn ra) đủ để đảm bảo giải tỏa khối lượng không khí hội tụ (tập trung) ở mặt đất.
5. Ở mặt đất phải có sự nhiễu động áp thấp ban đầu.

Cấu tạo của một cơn bão

Vùng trung tâm có áp suất thấp gọi là mắt bão
Khu vực phụ cận mắt bão gọi là thành mắt bão, đây là nơi có gió giật mạnh nhất hệ thống bão.
Các đám mây mưa gây mưa giông xung quanh tâm bão gọi là dải mây. Dải mây này đóng một vai trò quan trọng trong chu kỳ bay hơi - ngưng tụ nhằm cung cấp năng lượng để duy trì cơn bão.

hurricane20.
Cấu trúc mặt cắt dọc của một cơn bão (Nguồn: commons.wikimedia)

Có thể hình dung bão là một cột xoáy khổng lồ, ở tầng thấp (từ 0 đến 3km so với mặt nước biển) không khí nóng ẩm chuyển động xoắn ốc (ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc Bán Cầu, thuận chiều kim đồng hồ ở Nam Bán Cầu do tác động của lực Coriolis) hội tụ vào tâm bão, chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão và tỏa ra bên ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngược lại. Ở vị trí trung tâm của mắt bão, không khí di chuyển xuống phía dưới thấp, tạo thành một vùng trời quan mây tạnh tại tâm bão.

Không những lực Coriolis ảnh hưởng đến chiều quay của cơn bão mà nó quy định hướng di chuyển của cơn bão. Theo đó, cơn bão hình thành ở Bắc Bán Cầu luôn di chuyển lệch về bên phải, còn bão hình thành ở Nam Bán Cầu luôn di chuyển lệch về bên trái. Chính vì thế, khi bão hình thành ở biển Đông luôn có xu hướng di chuyển về phía đất liền Việt Nam.



Các cơn bão khác nhau có các kích thướt vật lý khác nhau, có cơn bão có kích thướt chỉ với vài cụm mây và gây mưa trên một khu vực nhỏ, có cơn bão lớn với kích thướt các cụm mây và diện tích mưa trải rộng từ hàng trăm đến hàng nghìn km.

Dấu hiệu bắt đầu cơn bão là những nhiễu động nhiệt đới với những cụm mây và sấm chớp. Khu vực này có đặc điểm là có áp suất thấp, gradient áp suất yếu. Phần lớn các nhiễu động này sẽ dần suy yếu và tan biến, nhưng một số nhiễu động được tiếp tục duy trì sẽ hình thành nên một cơn bão. Trong trường hợp này, sấm chớp sẽ cung cấp ẩn nhiệt cho vùng nhiễu động của luồng không khí nóng này. Điều này làm cho mật độ không khí trong vùng nhiễu động giảm xuống, tốc độ gió ngày càng nhanh hơn, luồng không khí lạnh bên trên lao xuống phía dưới nhanh hơn trong khi luồng khí nóng bên dưới cung di chuyển lên bên trên với tốc độ ngày càng nhanh. Những cơn gió mang độ ẩm từ bên dưới sẽ ngưng tụ thành những đám mây làm cụm mây hoạt động mạnh hơn, nhờ đó lượng ẩn nhiệt ngưng tụ sẽ ngày nhiều hơn.

Vòng đời của một cơn bão

Có thể cơn bão không phải là một sinh vật sống, nhưng "con quái vật" này cũng cần nhận được sự nuôi dưỡng liên tục bởi không khí nóng ẩm. Nếu các xáo trộn nhiệt đới tìm đủ lượng "thức ăn" này đồng thời gặp đúng các điều kiện áp suất và gió với độ mạnh tối ưu, nó sẽ "tiến hóa" thành một cơn bão thật sự.

76745-004-A1546E88.
Vong đời của một cơn bão tại Bắc Đại Tây Dương (Nguồn: britannica)

Quá trình này có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày thông qua 3 giai đoạn chính để biến một cơn nhiễu động nhiệt đới thành một cơn bão:
1. Cơn áp thấp nhiệt đới: tốc độ gió dưới 38 mph
2. Dông tố nhiệt đới: tốc độ gió từ 39 đến 73 mph
3. Bão: tốc độ gió trên 74 mph

Khi một cơn bão đã được hình thành, con đường duy nhất mà chúng sẽ trải qua là sẽ dần suy yếu và cuối cùng là hoàn toàn tan biến. Khi cơn bão duy chuyển vào vùng biển lạnh hơn ở vĩ độ cao, gradient áp suất giảm, tốc độ gió chậm lại, cơn bão không còn đủ lượng không khí nóng ẩm để duy trì năng lượng cũng như các điều kiện duy trì, nó sẽ suy yếu đi.

Điều tương tự cũng xảy ra với cơn bão khi cơn bão đổ bộ vào đất liền, lúc đó lượng không khí ẩm không còn, đồng thời do địa hình không đồng đều của đất liền làm giảm tốc độ gió, điều đó khí cơn bão dần thu hẹp diện tích hoạt động vào tâm bão, cuối cùng cơn bão mất hết năng lượng ẩn nhiệt và bị triệt tiêu hoàn toàn.

Ảnh hưởng nguy hiểm của bão

Một ảnh hưởng của cơn bão là gây mưa rất lớn. Một cơn bão lớn có thể trút xuống đất liền hàng trăm mm nước mưa chỉ trong một vài ngày. Lượng nước ấy hoàn toàn có thể gây ra ngập lụt tàn phá trên một diện tích rộng chịu ảnh hường của cơn bão. Đôi khi, gió của cơn bão còn sinh ra hiện tượng lốc xoáy hay vòi rồng, một hiện tượng với những cơn gió xoáy dữ dội hết sức nguy hiểm.

Tornado.
Vòi rồng trong một cơn bão tại Oklahoma, tháng 5 năm 2013 (Nguồn: mashable)

Tác động thứ hai của cơn bão là sức gió cực kỳ lớn. Những cơn gió giật mạnh có thể tàn phá tất cả những gì mà nó gặp phải trên đường đi. Gió mạnh có thể làm dừng một chiếc xe đang chạy, làm đổ sập những bức tường và làm cây cối ngã đổ. Cơn gió trong một cơn bão còn đẩy nước tạo thành một bức tường nước phía trước nó, gọi là sóng cồn. Nếu thời gian bão hoạt động trùng hợp với thời điểm thủy triều dâng cao, nó có thể gây sự xối mòn bờ biển, làm vỡ đê bao gây lũ lụt trên diện tích rộng lớn.



Những thiệt hại của cơn bão không chỉ phụ thuộc vào sức mạnh của nó mà còn phụ thuộc vào vị trí trên đất liền mà nó hoạt động. Có trường hợp vùng ảnh hưởng của nó chỉ sượt qua bờ biển, không gây thiệt hại nhiều về người và của. Nhưng cũng có trường hợp bão tiến sâu vào đất liền gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho con người.

Katrina-Flooding-NOAA-2005.
Ngâp lụt trên diện rộng tai bang New Orleans do bão Katrina vào tháng 9 năm 2005 (Nguồn: floodsite)

Mức độ phá hủy của cơn bão còn phụ thuộc vào nó tiếp xúc với đất liền ở phía bên trái hay bên phải của nó. Bên phải cơn bão có sức tàn phá mạnh hơn do có tốc độ gió mạnh hơn vì tốc độ gió và tốc độ di chuyển của cơn bão được bổ sung từ phía bên phải của cơn bão. Ngược lại, do năng lượng của cơn bão bị gió triệt tiêu ở phía bên trái của nó nên nơi đó cũng gây ra mức độ phá hủy ít hơn.


Theo dõi một cơn bão

Các nhà khí tượng học dùng các tín hiệu từ vệ tinh cũng như các du thập thu thập bởi các máy bay đặc biệt nhằm giám sát và theo dõi sự phát triển và hướng di chuyển của một cơn bão.
Trên mặt đất, Trung tâm khí tượng chuyên dụng của từng lãnh thổ hình thành nên một mạng lưới của tổ chức Khí tượng thủy văn toàn cầu, mạng lưới này có nhiệm vụ theo dõi và thông bão cho công chúng biết về diễn biến của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm.

Vệ tinh thời tiết sử dụng nhiều loại cảm biến khác nhau nhằm thu thập các thông tin khác nhau về một cơn bão. Các vệ tinh ấy theo dõi hình thái các đám mây và cấu trúc lưu thông của không khí, trong khi đó, các radar đo đạc tốc độ gió, lượng mưa cũng như phạm vi mưa. Người ta còn dùng các cảm biến hồng ngoại nhằm phát hiện ra sự thay đổi nhiệt độ trong cơn bão cũng như tại bề mặt của các đám mây.


hurricane17.
Ảnh theo dõi hoạt động của bão Sandy (Ảnh bởi Cliffmass, Weather Blog)

Cơ quan săn bão Hurricane Hunter là thành viên thứ 53 của tổ chức dự báo thời tiết trực thuộc căn cứ không quân Keesler tại Biloxi. Kể từ năm 1865, nhóm săn bão này đã sử dụng máy bay phản lực cánh quạt C-130 Hercules để bay vào trong những cơn bão. C-130 Hercules được trang bị những cảm biến thời tiết vô cùng nhạy bén, nó có nhiệm vụ thăm dò những cơn bão mỗi ngày tại bất cứ nơi nào trên biển từ giữa Đại Tây Dương đến Hawaii. Nó sẽ thu thập những thông tin về tốc độ gió, lượng mưa và áp suất không khí trong cơn bão, sau đó chuyển về trung tâm dự báo bão tại Florida. Các nhà khí tượng sẽ dùng những thông tin này để tạo thành một mô hình sự báo trên máy tính.

hurricane15.
Chiếc phản lực C-130 Hercules dùng để bay vào trong cơn bão

Sau đó họ sẽ kết hợp với các dữ liệu thống kê trong quá khứ với mô hình cơn bão ảo để dự báo con đường di chuyển cũng như là cường độ của một cơn bão khi nó đổ bộ vào đất liền. Với dữ liệu này, các quốc gia có vùng chịu ảnh hưởng của cơn bão có thể cảnh báo cho cư dân khu vực ven biển nhằm làm giảm những hậu quả do cơn bão gây ra cho con người.
Ngoài ra, nhờ những dữ liệu thu thập trong quá khứ, các nhà khí tượng học còn có thể đưa ra dự báo về số lượng cơn bão sẽ diễn ra trong tương lai cũng như nghiên cứu về các xu hướng khí hậu toàn cầu.

hurricane16.
Bảng đồ những cơn bão và hướng đi của chúng trong quá khứ (Nguồn: Weather.com)

Đặt tên một cơn bão

Thật ra, tên của các cơn bão được đặt bởi các nhà khí tượng học chứ không phải do giới truyền thông tự đặt tên. Việc đặt tên một cơn bão xuất phát từ tình huống khi có nhiều cơn bão đang hoạt động tại cùng một thời điểm, người ta phải đặt tên chúng để phân biệt chúng với nhau.

Vài trăm năm trước, người dân ở Tây Ấn thường đặt tên cho cơn bão bằng tên vị thánh có ngày bổn mạng tương ứng với ngày mà cơn bão đổ bộ vào đất liền. Nếu một cơn bão đến vào ngày kỷ niệm của một cơn bão trước đó, người ta vẫn dùng tên vị Thánh ấy nhưng có đánh số phía sau để đặt tên cho cơn bão này. Một thí dụ là vào ngày 13/9/1876, cơn bão đổ bộ vào Puerto được đặt tên là bão San Felipe, sau đó cơn bão đến vào ngày 13/9/1928 được đặt tên là San Felipe 2.

Trong thế chiến II, các nhân viên khí tượng chỉ lấy tên của nam để đặt tên cho bão. Những cái tên này giống một bí danh được tạo thành bằng cách xếp các tên đàn ông theo thứ tự bản chữ cái. Giống như cách đặt tên của người dân Tây Ấn, cách đặt tên này vẫn bị hạn chế về số lượng tên. Đến đầu những năm 1950, người ta bắt đầu chỉ dùng tên nữ giới theo thứ tự bảng chữ cái để lần lượt đặt tên cho cơn bão. Đến cuối những năm 1970, người ta kết hợp xen kẽ cả tên nam và nữ để đặt tên cho các cơn bão. Cho đến nay, tổ chức khí tượng thế giới (WMO) vẫn còn dùng cách này để đặt tên cho các cơn bão.

hurricane19.JPG
Bão New England vào tháng 9 năm 1938 gây ra cái chết cho hơn 800 người Mỹ (Nguồn: hurricanes-blizzards-noreasters.com)

Theo đó, cơn bão đầu tiên trong mùa bão sẽ có tên bắt đầu bằng chữ cái A, cơn bão sau đó sẽ có tên bắt đầu bằng chữ cái B và cứ tiếp tục như thế. Các cơn bão hình thành tại các vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới sẽ mang những cái tên chịu ảnh hưởng của các nên văn hóa của các quốc gia tại khu vực bão hình thành.

Các cơn bão hình thành tại Thái Bình Dương sẽ có tên khác với các cơn bão tại Đại Tây Dương. Thí dụ, cơn bão đầu tiên trong mùa bão năm 2001 tại Thái Bình Dương mang tên là Adoft. Trong khí đó, cơn bão đầu tiên trong mùa bão năm 2001 tại Đại Tây Dương có tên là Allison.

Từ năm 2011, người ta đặt tên những cơn bão theo danh sách có sẵn theo từng khu vực bão hình thành trực thuộc WMO, mỗi khu vực sẽ có một danh sách tên bão khác nhau. Nếu một cơn bão gây ra hậu quả nặng nề tại một quốc gia, quốc gia đó có quyền yêu cầu WMO loại bỏ tên cơn bão đó ra khỏi danh sách tên bão. Khi đó, người ta sẽ không dùng tên đó để đặt cho bất cứ cơn bão nào khác trong suốt 10 năm tiếp theo. Danh sách đó sẽ được

Tên những cơn bão mà Việt Nam đóng góp vào danh sách quốc tế bao gồm: Son-Tinh, Trami, Lekima, Halong, Bavi, Vamco, Conson, Songda, Sonca, Saola.

hurricane18.
Tên những cơn bão (nếu có) trong mùa bão năm 2013 tại Đại Tây Dương (Nguồn: wjla.com)

Cuộc chiến của con người chống lại thiên nhiên trong tương lai
Theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, các nhà khí tượng học cũng áp dụng nhiều biện pháp để theo dõi sự hình thành và giám sát hoạt động của những cơn bão. Ngoài ra, họ còn nghiên cứu những lớp trầm tích để phân tích bằng chứng về những cơn bão đã xảy ra trong quá khứ, điều đó không chỉ giúp các nhà khí tượng học hiểu rõ hơn về tình hình khí hậu toàn cầu mà thông qua những nghiên cứu đó, các nhà khoa học còn có những số liệu thống kê để đánh giá xu hướng thời tiết hiện nay. Tất cả những nghiên cứu đó đều nhằm mục đích dự báo được sự hình thành và hoạt động của những cơn bão, nhằm chủ động hơn trong việc đối phó với bão. giúp giảm tỷ lệ tử vong và những thiệt hại do cơn thịnh nộ của mẹ thiên nhiên giáng xuống con người.

hurricane07.


Những "khách hàng tiềm năng" từng được cho là sẽ mua lại BlackBerry

[IMG]

Bắt đầu từ cuối năm ngoái cho đến tận tháng 10 năm nay, BlackBerry đã được đồn thổi là sẽ bị mua lại bởi nhiều công ty, tổ chức và cá nhân khác nhau. Giờ đây nhà sản xuất điện thoại Canada đã nhận 1 tỷ USD tiền đầu tư từ hãng tài chính Fairfax và một số nhà đầu tư khác, đồng thời thay đổi CEO. Việc mua bán công ty chắc chắn chưa phải là kết thúc, tuy nhiên nó có thể sẽ hoãn lại một thời gian. Và để nhìn lại chặn đường đã qua, chúng ta hãy cùng xem những tên tuổi nào đã từng xuất hiện như là các "khách hàng tiềm năng" cho việc thâu tóm BlackBerry.

Đồng sáng lập BlackBerry Mike Lazaridis

Mike Lazaridis đã thành lập RIM (tên cũ của BlackBerry) từ năm 1984, và chủ mới rời khỏi chức đồng CEO của mình hồi năm ngoái mà thôi. Giờ đây có vẻ như ông đang muốn khôi phục và làm mới lại "đứa con" của mình. Chỉ ít hôm trước, Lazaridis được cho là đang làm việc với hãng tài chính Cerberus Capital Management và có thể với cả Qualcomm để mua lại BlackBerry.

Thực chất thì Lazaridis chưa bao giờ muốn rời khỏi BlackBerry, thế nên không có gì quá ngạc nhiên khi chúng ta nghe đồn về việc ông sẽ trở lại. Trong cuộc phỏng vấn với trang The Globe and Mail, khi thảo luận về vấn đề đi xuống của BlackBerry, Lazaridis nói điều đó "thật sự làm tôi rất đau". "Mọi người đều nói về viễn cảnh BlackBerry bị tách ra nhiều phần nhỏ rồi đem đi bán. Nhưng điều gì sẽ xảy ra cho vùng Waterloo, hay Canada? Công ty nào sẽ thay thế cho BlackBerry?"

Facebook

Hồi tuần trước chúng ta cũng có thông tin nói là Facebook đã có cuộc gặp mặt với những quan chức cấp cao thuộc BlackBerry để bàn về việc mua lại. Cuộc đàm phán như thế này khá lạ và nó không thật sự phù hợp với những gì Facebook đang kinh doanh, mặc dù hãng cũng có để mắt đến phần cứng có khả năng kết hợp với Facebook. Có thể đây là nỗ lực của BlackBerry trong việc thu hút sự chú ý từ đế chế của Mark Zuckerberg mà thôi.

Cựu CEO Apple, ông John Sculley

John Sculley từng giữ chức CEO của Apple trong 10 năm (1983 - 1993) và nổi tiếng vì là người đã sa thải Steve Jobs trong thập niên 80. Sau khi rời Apple, Sculley chủ yếu làm việc như một nhà đầu tư và ông được cho là đã khám phá tiềm năng của thương vụ mua lại BlackBerry cùng với các đối tác của mình. Mặc dù Sculley từng nhận xét việc hồi sinh BlackBerry sẽ là một thử thách nhưng ông vẫn nghĩ rằng "có rất nhiều giá trị tương lai ở BlackBerry".

Lenovo

Lenovo hiện đang mở rộng việc kinh doanh smartphone của mình ra khỏi Châu Á nên không lạ khi hãng có ý định mua lại BlackBerry. Đã hai lần công ty Trung Quốc này được cho là đang thương thảo với BlackBerry, nhưng tin tức mới nhất nói rằng chính phủ Canada đã ngăn không cho điều này xảy ra vì lo ngại đến an ninh quốc gia.

Google, Samsung, Intel, Cisco, LG...

BlackBerry không chỉ ngồi một chỗ và chờ người mua đến với mình, hãng cũng đã tích cực và chủ động đi tìm khách hàng tiềm năng và đã tiếp cận những cái tên kể trên. Chưa rõ những cái tên này có thật sự muốn mua BlackBerry hay không, nhưng hãng thông tấn Reuters từng nói rằng BlackBerry đã đàm phán với Cisco, Google và SAP (công ty chuyên về phần mềm doanh nghiệp của Đức). Nguồn tin của Reuters tiết lộ thêm rằng BlackBerry cũng có tìm kiếm phản ứng từ những "khách hàng tiềm năng khác", bao gồm Intel và những công ty châu Á như LGSamsung, trong khoảng đầu tuần sau.

Tập đoàn tài chính Fairfax

Vào cuối tháng 9, Fairfax đề nghị một thương vụ tư nhân hóa BlackBerry trị giá 4,7 tỉ USD. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng có vẻ như không muốn cho Fairfax mượn tiền để thực hiện ý định của mình vì không tin vào tương lai của BlackBerry. Cuối cùng thì Fairfax cũng đã không chi ra số tiền nói trên, hãng chỉ hợp tác cùng nhiều nhà đầu tư khác bơm cho BlackBerry 1 tỉ USD để nắm quyền kiểm soát một phần công ty và cho CEO Thorsten Heins ra đi. Đây là người mua "tiềm năng" duy nhất thật sự đã có hành động cụ thể tính đến thời điển hiện tại. Và hiện BlackBerry vẫn đang là một công ty độc lập và có niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

IBM

Khoảng một năm trước, IBM được cho là đang cân nhắc mua lại bộ phận dịch vụ doanh nghiệp của BlackBerry. IBM là một công ty chuyên cung cấp giải pháp cho các công ty, tổ chức, nên việc hãng "nhòm ngó" các công nghệ và dịch vụ của BlackBerry là hoàn toàn có lý. Sau này cái tên IBM không còn xuất hiện nhiều nữa trong những tin tức liên quan đến BlackBerry, nhưng vẫn còn đó khả năng IBM sẽ quay trở lại với thương vụ này trong trường hợp BlackBerry bị chia nhỏ ra thành nhiều phần.

Oracle

CEO Larry Ellison của Oracle hồi năm ngoái tiết lộ rằng công ty ông thực chất đã từng cân nắc đến việc mua lại BlackBerry hoặc Palm để gia nhập vào cuộc chơi smartphone. Số phận của Palm sau đó đã về với HP, trong khi BlackBerry thì rõ ràng vẫn còn quá đắt giá ở thời điểm đó. Bây giờ thì đã khác, nhưng có vẻ như Oracle sẽ không mua lại BlackBerry trong tương lai gần.

"Tiến sĩ" Nono C. Pearson

Trong số những khách hàng mua BlackBerry có sự xuất hiện của "tiến sĩ tự phong" Nono C. Pearson, nhà sáng lập và là CEO của một công ty giải trí mang tên United Vision Marketing Firm (UVMF). Đề nghị mua lại RIM được công ty UVMF đưa ra sau một cuộc bàn bạc chiến lược với các thành viên đứng đầu cũng như những người tư vấn, kèm theo đó là "tuyên bố mới đây của CEO RIM về việc muốn bán công ty". Pearson muốn thương vụ này được thực hiện thông qua việc trao đổi cổ phiếu với công ty của ông, vốn đang chuẩn bị công bố cổ phiếu ra công chúng (IPO). Pearson khởi nghiệp là một DJ và nhà viết nhạc, năm nay 38 tuổi, hiện đang làm việc liên quan đến nhạc rap. Bạn nghĩ thế nào về việc một rapper có ý định mua lại RIM?

Microsoft và Nokia

Một thời gian dài trước khi Microsoft quyết định mua lại Nokia, cả hai công ty đều đã từng được cho là đã thương thảo với BlackBerry để mua lại hãng smartphone Canada. Hai khách hàng này không còn xuất hiện nhiều trong thời gian sau đó, nhưng cũng đã có lúc BlackBerry nghĩ đến việc nhảy sang Windows Phone rồi đấy! Giờ đây thì Microsoft đã thâu tóm Nokia nên khó có khả năng Microsoft sẽ cân nhắc đến việc mua BlackBerry.

Amazon

Năm 2011, Amazon được cho là đã thuê một ngân hàng đầu tư để đánh giá khả năng và lợi nhuận nếu như Amazon mua lại BlackBerry. BlackBerry đã không hứng thú với thương vụ này vào thời điểm đó. Lại một lần nữa cái tên Amazon không còn xuất hiện nhiều trong các tin tức về BlackBerry trong khoảng một năm trở lại đây.

Kết

Hiện Fairfax đang chỉ định John Chen - một người nổi tiếng trong việc phục hồi các công ty đang trên đà thất bại - làm CEO lâm thời của BlackBerry. Chen sẽ có nhiệm vụ cắt bỏ các mảng kinh doanh không mang lại lợi nhuận cho công ty và tập trung nhiều hơn trong việc phục vụ đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Nhưng nếu Chen không thành công, nhiều khả năng những cái tên nói trên (và cả những công ty mới) sẽ lại bắt đầu cân nhắc đến việc mua lại BlackBerry.

Xem thêm: Vì sao BlackBerry thất bại - một câu chuyện được kể từ bên trong


Nexus 5 không hẳn là một chiếc điện thoại thuần Android, nó là một sản phẩm thuần Google

Tinhte_Nexus_5_Android_phone.

Trong vòng 5 năm qua, chúng ta đã được chứng kiến sự ra đời của năm thế hệ điện thoại Nexus, và hoàn toàn phù hợp khi mà chiếc mới nhất được gọi là Nexus 5. Thế nhưng đã từ rất lâu rồi chúng ta vẫn chưa thật sự giải đáp được một câu hỏi rất quan trọng: chính xác thì Google đang cố gắng thu được điều gì thông qua chương trình Nexus, và chiến lược của hãng trong các bản cập nhật Android là gì? Trang The Verge mới đây đã có dịp nói chuyện với 3 trong số 4 người lãnh đạo chính của nhóm Android để hỏi lại hai câu hỏi này, đồng thời trao đổi thêm về chiếc Nexus 5 cũng như Android 4.4 mới được ra mắt.

Hiroshi Lockheimer, phó chủ tịch chịu trách nhiệm về mặt kĩ thuật của Android, cho biết rằng "Nexus đại diện cho một thiết bị có cấu hình cao nhưng mức giá vừa phải. Một thứ nữa là bản cập nhật những thiết bị này đến trực tiếp từ Google. Đó là hai tính chất của Nexus mà tôi nghĩ mọi người cảm thấy thích và chúng tôi chưa có ý định thay đổi chiến lược đó".

Ông Lockheimer vẫn chưa thật sự trả lời được cho hai câu hỏi nói trên, cũng như những quan chức khác của Google trong nhiều năm qua vẫn chưa không đưa ra một câu trả lời thật sự chính xác. Nhưng với Nexus 5 và Android 4.4 KitKat, chúng ta thấy được một phần của câu hỏi này, và phần này rõ nét hơn so với những chiếc điện thoại Nexus đi trước: Nexus 5 là một chiếc điện thoại của Google, thuần Google, không hẳn là thuần Android như mọi người vẫn nghĩ.

PHẦN CỨNG CỦA GOOGLE

Những chiếc điện thoại Nexus trong thời gian gần đây đều là phiên bản của một thiết bị sẵn có nào đó, ví dụ như Nexus 4 là một bản khác của LG Optimus G, Nexus 5 thì lại có phần cứng bên trong tương tự như LG G2. Tuy nhiên, Nexus 5 vẫn có nhiều điểm khác biệt rõ so với G2, chẳng hạn như màn hình có kích thước khác (5" trên Nexus 5 và 5,2" trên G2), cảm biến ảnh khác và thiết kế công nghiệp bên ngoài cũng khác, trông mạnh mẽ hơn rất nhiều. Matias Duarte, giám đốc thiết kế của Android, chia sẻ: "Chúng tôi dành thời gian hơn cho phần cứng này (Nexus 5) nhiều hơn bất kì sản phẩm nào của chúng tôi". Ông nói thêm rằng kiểu dáng tương tự giữa Nexus 5 và Nexus 7 cũng chẳng phải là ngẫu nhiên. "Bạn đã bắt đầu thấy được một kiểu giá trị, một kiểu thiết kế chung giữa các thành viên trong gia đình Nexus".

Neuxs_5_mat_sau.

Duarte chỉ ra rằng các "điểm điêu khắc vui vẻ" trên Nexus 5, từ cạnh được bo nhẹ cho đến nút vật lý phủ lớp sứ đều là "những chi tiết nhỏ nhưng tốt" và chúng hoàn toàn phù hợp trong tổng thể thiết bị. Nexus 5 cũng có nhiều phần được làm bằng nhựa, và Duarte nói rằng "đây không phải là loại nhựa rẻ tiền". Ông tiết lộ thêm rằng Google đã tham gia gia công và khắc laser để giúp tạo ra những đường nét chính xác trên Nexus 5 sau khi khung máy được làm ra.

Chiếc Nexus 5 cũng là sản phẩm có xu hướng về thiết kế phần cứng giống theo phong cách Google nhất từ trước đến nay, và bao gồm cả giá bán chỉ 349$ không hợp đồng cho bản 16GB. Nhưng cũng cũng có những thứ mà Google phải hi sinh để có được điều đó: nhựa của Nexus 5 tuyệt vời, nhưng pin và camera thì không tốt bằng. Nhưng điểm mấu chốt ở đây đó là Google cũng xem Nexus giống như cách mà các nhà sản xuất khác làm. Hãng cũng phải tùy biến lại bản Android của mình để nó phù hợp với phần cứng và thiết kế của máy. "Cuối cùng, chúng tôi phải thiết kế cả phần cứng và phần mềm cùng với nhau". Những công ty khác cũng như thế, cũng phải tinh chỉnh lại phần mềm để nó trông hòa hợp với thiết kế tổng quan của máy mà thôi. "Đó là một nhóm, một sự lãnh đạo, và chúng tôi nhìn vào sản phẩm một cách tổng thể."

NỀN TẢNG ANDROID CỦA GOOGLE

KitKat có rất nhiều điểm mới đáng khen, giao diện cũng đã thay đổi nhẹ, nhưng sự thật thì Android 4.4 vẫn chỉ là một bản cải tiến nhẹ so với những gì mà Google giới thiệu hai năm trước trong Android 4.0 Ice Cream Sandwich. Nó không phải là một sự lột xác mạnh mẽ như từ Android 2.3 lên 4.0. Duarte cho biết rằng "kể từ khi chúng tôi giới thiệu kiểu Android như thế này trong Ice Cream Sandwich, chúng tôi đã tự tin rằng mình đang làm một việc có tính dẫn dắt cao. Trong những năm sau đó, chúng tôi có cảm giác dạng như 'ừ, đó là nước đi đúng đấy'. Và những gì chúng tôi đang làm hiện tại đó là làm cho nó trở nên tốt hơn".

Kit_Kat.

Phó chủ tịch Lockheimer đồng ý với điều này. Ông nói thêm rằng bởi vì phần lõi của hệ điều hành và giao diện không cần phải thay đổi nhiều, thế nên Google tập trung bổ sung thêm tính năng và nâng cao những gì mà nền tảng Android có thể làm được. "Điểm nhấn của KitKat đó là nó là một tập hợp của - tôi không nhớ rõ con số cụ thể, khoảng 200, 300 hay một số lớn nào đó - các tính năng ở khắp mọi nơi. Và tôi nghĩ rằng đây là dấu hiệu cho thấy nền tảng của chúng tôi đã đạt đến một mức độ trưởng thành nhất định".

Giám đốc kĩ thuật Dave Burke thì mô tả như sau: "KitKat có một danh sách dài các tính năng". Ông bày tỏ hi vọng rằng phiên bản Android mới nhất sẽ giúp giải quyết những vấn đề đã và đang ảnh hưởng đến nền tảng này, chẳng hạn như việc các nhà sản xuất mất quá nhiều thời gian để nâng cấp thiết bị của mình lên Android bản mới. "Với mỗi bản Android nhỏ, chúng tôi không phải thiết kế lại hay xây dựng lại các thành phần cốt lõi", ông nói, "điều đó giúp các nhà sản xuất rút ngắn thời gian đưa Android mới đến với các thiết bị đã bán ra, đồng thời tiết kiệm thời gian tích hợp lên sản phẩm mới".

Cả Burke và Lockheimer đều lạc quan về những thay đổi về cách quản lý bộ nhớ trong KitKat để giúp nó phù hợp hơn trong những thiết bị tầm thấp. Điều này sẽ giúp tăng tốc độ phát triển cho Android 4.4. Google gọi cải tiến này là "Project Svelte" và họ đã dùng Nexus 4 để phát triển nó. "Nó là một đống công việc", Burke cho biết, nhưng đó lại là việc cần thiết để giúp các nhà sản xuất thoát khỏi việc sử dụng bản Android Gingerbread đã 3 năm tuổi trên những máy giá rẻ.

PHẦN MỀM CỦA GOOGLE

Những chiếc điện thoại Nexus trước đây đóng vai trò như các "bản mẫu" để chạy Android nguyên gốc và cũng là để trình diễn các dịch vụ, ứng dụng mà Google cung cấp. Nexus 5 vẫn thực hiện nhiệm vụ này, nhưng trật tự về tính quan trọng dường như đã thay đổi. Google nói rằng launcher mới trên Nexus 5 được thiết kế dành riêng cho chiếc điện thoại này. Cũng có thể một ngày nào đó hãng đem nó lên Nexus 4 hay thậm chí là Play Store, nhưng ở thời điểm hiện tịa, Google muốn xem người dùng sẽ cảm nhận launcher mới như thế nào trước khi mang nó lên các máy khác.

Nexus_5_Google_Apps.

Duarte gọi việc tích hợp chặt chẽ Google Now vào launcher mới là "thứ thú vị nhất của Nexus 5", và đây cũng là một trong những tính năng quan trọng nhất của KitKat. Launcher này có khả năng luôn luôn lắng nghe lệnh từ người dùng và bất kì khi nào bạn nói "OK Google" thì Now sẽ xuất hiện. Bạn không cần phải kéo nút Home ảo từ dưới lên trên để kích hoạt Now như trước. Ngoài ra, KitKat còn cho phép chúng ta kéo từ cạnh trái thiết bị vào trong màn hình để chạy Now lên.

"Cái chất Google" của Nexus 5 tất nhiên vẫn còn ở nhiều nơi khác chứ không chỉ trong launcher. Hangouts giờ đây là ứng dụng SMS mặc định của Nexus 5, nó cung cấp cho chúng ta một nơi quản lý tất cả tin nhắn, tin chat, cuộc gọi video... Tính năng này rồi cũng sẽ xuất hiện trên những máy khác trong thời gian tới. Người dùng vẫn có thể tải về những trình SMS khác để xài, nhưng theo Lockheimer thì việc dùng Hangouts mới là có lợi. "Sự hợp nhất... đó là một trải nghiệm người dùng tốt, Chúng tôi đã gom ba icon lại làm một, và điều đó giúp mọi người dễ hiểu hơn".

Chưa hết, trình gọi điện cũng được tích hợp chặt chẽ hơn với "cái chất Google". Nó sở hữu khả năng tìm kiếm số liên lạc từ các doanh nghiệp và người dùng một cách tự động, do đó bạn sẽ không phải chạy những ứng dụng khác lên. Và, theo góc nhìn của Google, tại sao lại không tận dụng hết tất cả những điểm tốt này để loại bỏ đi những thứ dư thừa? Burke chia sẻ: "Một trong những điều tuyệt vời khi làm ở Google đó là bạn có thể nhìn xung quanh và có một hạ tầng khổng lồ. Chúng tôi có những máy chủ có khả năng biết được làm cách nào để thực hiện một tác vụ nào đó. Nếu bạn thêm vào một thay đổi nhẹ thôi thì cũng đã có thể mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng rồi". Google cho biết thêm rằng mặc dù trình gọi điện mới là một phần của Android nhưng tính năng tự tìm kiếm tên người gọi lại sử dụng hàm API riêng của hãng.

Ngoài ra, KitKat còn có một trình đính kèm tập tin mới. Khi bạn cần đính kèm file để gửi email hoặc làm gì đó, KitKat sẽ hiển thị một danh sách các nơi mà bạn có thể lấy tập tin, trong đó những nền tảng đám mây như Google Drive được ưu tiên hàng đầu. Nó cũng là một điểm mới mà Google đã mang đến cho Nexus 5.

CHIẾC ĐIỆN THOẠI CỦA GOOGLE

Tất nhiên, chẳng có gì sai khi biến Nexus từ một dòng điện thoại Android cao cấp trở thành một chiếc điện thoại của Google, nhưng nó thật sự đã làm thay đổi Google và cả phần còn lại của hệ sinh thái Android. KitKat nhấn mạnh vào việc "tinh chỉnh", "đánh bóng" và cung cấp "một danh sách dài những tính năng", nhưng nó cũng liên quan đến việc giúp các dịch vụ của Google phát huy đến mức tối đa. Nói cách khác, các ứng dụng do Google thiết kế sẽ đạt đến mức hoàn hảo khi chúng chạy trên Nexus 5.

Dien_thoai_Nexus_5_Google.

Đây cũng chính là thứ mà những hãng thiết bị khác như Samsung, HTC và chính LG phải cân nhắc một cách kĩ lưỡng. Họ phải chấp nhận một trong hai điều sau: hoặc Google đang ngày càng chiếm nhiều không gian hơn trên màn hình chính và phải cố gắng cạnh tranh trực tiếp với các dịch vụ của Google, hoặc cung cấp một bản Android "thu gọn" hơn nhưng lại thua kém về mặt trải nghiệm so với điện thoại Nexus. Hiện chưa rõ mỗi công ty sẽ làm gì, nhưng đó không phải là một lựa chọn dễ dàng.

Lockheimer nói thêm rằng Google không xem Nexus 5 như là một "thú vui", thay vào đó, "chúng tôi kinh doanh chúng một cách nghiêm túc, và hiện có rất nhiều người đã mua những máy Nexus". Lần đầu tiên trong lịch sử Android, các hãng khác trong cùng hệ sinh thái cũng sẽ phải xem xét Nexus 5 một cách nghiêm túc.