An toàn, một tiêu chí ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định mua một chiếc xe, nhất là khi ô-tô còn đóng vai trò phương tiện đi lại có chức năng bảo vệ hành khách bên trong. Ở Việt Nam tiêu chí an toàn cũng ít khi được chúng ta quan tâm và hiện nay vẫn chưa có cơ quan chính thức nào để đánh giá vấn đề này trên những xe ô-tô có tại thị trường. Tuy nhiên chúng ta có thể tham khảo độ an toàn của chiếc xe mình quan tâm nhờ cơ sở dữ liệu đáng tin cậy từ Ủy ban đánh giá xe Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN NCAP.
ASEAN NCAP được thành lập vào tháng 12 năm 2011. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm đánh giá độ an toàn của các mẫu xe đang được bán trên thị trường Đông Nam Á, với các bài kiểm tra đạt tiêu chuẩn chung của tổ chức NCAP trên toàn thế giới. Các số liệu của ASEAN NCAP gần gũi với thị trường Việt Nam hơn là vì họ lấy trực tiếp các mẫu xe được sản xuất cho khu vực Đông Nam Á, thường có tiêu chuẩn an toàn thấp hơn các thị trường Mỹ, Úc, Châu Âu. Thể hiện qua việc cắt giảm số lượng túi khí cũng như các hệ thống điện tử ổn định thân xe để hạ giá thành đến mức thấp nhất và dễ tiếp cận khách hàng ở các nước đang phát triển.
ASEAN NCAP đánh giá tác động của va chạm lên hành khách bên trong xe bao gồm người lớn và cả trẻ em. Cụ thể hơn, họ sẽ tổ chức 2 bài kiểm tra: va chạm phía trước và va chạm hông. Với va chạm phía trước, ASEAN NCAP sắp đặt cho xe thử nghiệm chạy cố định ở tốc độ 64 km/h và đâm vào vật cản với 40% phần mũi xe tiếp xúc. Còn ở bài va chạm hông chiếc xe sẽ đứng yên để một vật cản di chuyển với tốc độ 50 km/h đâm vào. 2 Đợt thử đầu do điều kiện hạn chế nên ASEAN NCAP chỉ áp dụng bài thủ va chạm phía trước. Đợt thử thứ 3 gần đây nhất thì có đủ cả 2 bài test trên.
Tác động va chạm được đo dựa trên những chấn thương của 4 người nộm gặp phải. 4 Người nộm này gồm 2 người lớn ở hàng ghế trước và 2 trẻ em, 3 tuổi và 1,5 tuổi ngồi sau. Tùy theo khả năng bảo vệ của mỗi chiếc xe mà kết quả cuối cùng sẽ được ASEAN NCAP quy ra số sao tương ứng. Cao nhất là 5 sao, 4 sao đạt mức khá, 3 sao trung bình, 2 sao kém, 1 sao là cực kém.
Tuy nhiên để thỏa mãn được điều kiện 5 sao thì chiếc xe phải được trang bị ít nhất 2 túi khí, hệ thống ổn định thân xe và cảnh báo thắt dây an toàn cho người ngồi hàng ghế trên. Dù kết quả sau va chạm của chiếc xe có là 5 sao nhưng trạng bị an toàn không thỏa mãn điều kiện trên thì kết quả cuối cùng cũng chỉ nhận được 4 sao.
Trong bài này, mình sẽ tổng hợp các kết quả từ 3 đợt thử xe của ASEAN NCAP. Bên cạnh đó, mình cũng đối chiếu thông tin với các mẫu xe đang có mặt tại thị trường Việt Nam để mang đến thông tin chính xác nhất. Vì một số xe như Kia Picanto 1.25, bản ASEAN NCAP thử có 6 túi khí nhưng bản phân phối tại Việt Nam lại chỉ có 2 túi khí nên kết quả của ASEAN NCAP mang tính tham khảo không cao.
ĐỢT 1 & 2
Honda Civic 1.8 Số lượng túi khí: 2 An toàn người lớn: 5 sao Mức độ bảo vệ trẻ em: 82%
Subaru XV 2.0 Số lượng túi khí: 3 An toàn người lớn: 5 sao Mức độ bảo vệ trẻ em: 67%
Ford Fiesta 1.5 Số lượng túi khí: 7 An toàn người lớn: 5 sao Mức độ bảo vệ trẻ em: 66%
Honda City 1.5 Số lượng túi khí: 2 An toàn người lớn: 5 sao Mức độ bảo vệ trẻ em: 81%
Toyota Vios 1.5 - thế hệ thứ 2 Số lượng túi khí: 2 An toàn người lớn: 4 sao Mức độ bảo vệ trẻ em: 48%
Suzuki Swift 1.4 Số lượng túi khí: 2 An toàn người lớn: 4 sao Mức độ bảo vệ trẻ em: 81%
Mitsubishi Mirage Số lượng túi khí: 2 An toàn người lớn: 4 sao Mức độ bảo vệ trẻ em: 43%
Huyndai i10 1.1 Số lượng túi khí: 2 An toàn người lớn: 2 sao Mức độ bảo vệ trẻ em: 48%
Mitsubishi Pajero Sport Số lượng túi khí: 2 An toàn người lớn: 4 sao Mức độ bảo vệ trẻ em: 40%
ĐỢT 3
* Độ an toàn trẻ em ở đợt 3 đánh giá theo sao chứ không theo mức độ % của 2 đợt đầu ** Phần va chạm bên hông được đánh giá theo 2 cấp độ: đạt hay không đạt Honda CR-V 2.0 Số lượng túi khí: 2 An toàn người lớn: 5 sao An toàn trẻ em: 4 sao Va chạm hông: đạt
Toyota Corolla Altis 2.0 - sắp ra mắt tại Việt Nam Số lượng túi khí: 6 An toàn người lớn: 5 sao An toàn trẻ em: 4 sao Va chạm hông: đạt
Chevrolet Colorado (Pick-up) Số lượng túi khí: 2 An toàn người lớn: 5 sao An toàn trẻ em: 3 sao Va chạm hông: đạt
Volkswagen Polo Sedan 1.6 Số lượng túi khí: 4 (bản nhập khẩu tại Việt Nam chỉ có 2 túi khí) An toàn người lớn: 4 sao An toàn trẻ em: 4 sao Va chạm hông: đạt
Toyota Corolla Altis 1.8 - sắp ra mắt tại Việt Nam Số lượng túi khí: 2 (bản phân phối tại Việt Nam chỉ có 2 túi khí) An toàn người lớn: 4 sao An toàn trẻ em: 4 sao Va chạm hông: đạt
Kia Picanto (Morning) 1.25 Số lượng túi khí: 6 (bản phân phối tại Việt Nam chỉ có 2 túi khí) An toàn người lớn: 4 sao An toàn trẻ em: 4 sao Va chạm hông: đạt
Isuzu D-Max 4x4 2014 Số lượng túi khí: 2 An toàn người lớn: 4 sao An toàn trẻ em: 4 sao Va chạm hông: đạt
Theo Paultan, ASEAN NCAP
Honda đúng là hòn đá. 3 chiếc Civic, City, CR-V có mặt ở đây đều đạt kết quả 5 sao, mức bảo vệ trẻ em cũng cao ngất hơn cả mấy chiếc SUV, Pick-up khủng long nữa. Hyundai i10 chỉ đc có 2 sao trong khi được trang bị 2 túi khí
Mấy chiếc xe Mỹ như Ford Fiesta đâm 1 góc thì móp đúng 1 góc. Còn mấy chiếc xe Nhật đâm 1 góc là nguyên dàn đầu cũng nát bét theo. Hèn chi dàn đồng đám xe Mỹ thường nặng hơn đám xe Nhật.
Nhưng cũng đừng vội nghĩ xe Nhật ko an toàn. Coi nát vậy chứ mà mức độ bảo vệ cũng tương đương đám Mỹ do khung xe, chính xác thì là vùng co cụm, thiết kế theo chiều hướng mỏng nhẹ để phân tán lực tốt hơn và bảo vệ cả người đi bộ nếu chẳng may đâm phải. Tính ra các bạn Nhật tuy keo kiệt nhưng lại đậm chất nhân văn
Elon Musk là người hay có những ý tưởng và phát biểu táo bạo, và mới đây ông đã úp mở về ước mơ tạo ra một chiếc xe hơi có thể bay được và một chiếc lặn được. Trong thời điểm này, Elon Musk là một người có thể tin tưởng được, và chúng ta có thể hy vọng những điều ông phát biểu sẽ sớm trở thành sự thật.
“Chúng tôi hoàn toàn có thể tạo ra một chiếc xe hơi bay - đó không phải là điều gì khó khăn. Thử thách nằm ở chỗ làm thế nào bạn có thể tạo ra một chiếc xe bay tuyệt đối an toàn và êm ái? Bởi vì nếu nó phát ra âm thanh quá lớn, bạn sẽ khiến những người xung quanh cảm thấy phiền,” Elon Musk nói.
Một chiếc xe hơi bay được đã từng là một giấc mơ trong nhiều thập kỷ qua, nhưng gần như chúng ta vẫn chưa có một sản phẩm hoàn hảo. Ngay cả với chiếc Terrafugia Transition cũng cần đường băng để cất cánh và khó có thể phù hợp với tình trạng giao thông bình thường.
Trong khi một chiếc xe hơi bay dường như mới chỉ là một ước mơ, thì Musk có vẻ như nghiêm túc hơn với thiết bị chạy được dưới nước. Musk tiết lộ với The Independent rằng: “Chúng tôi sẽ tạo ra một chiếc xe hơi có thể lặn được. Nó có thể biến đổi từ một chiếc tàu lặn sang một chiếc xe và có thể chạy trên bãi biển. Có thể chúng tôi sẽ tạo ra 2 hoặc 3 chiếc, nhưng sẽ không nhiều hơn thế."
Elon Musk cũng đã có kinh nghiệm ở lĩnh vực này. Ông đã mua lại chiếc xe có thể lặn được Lotus Espirit trong loạt phim James Bond The Spy Who Loved Me và có dự định gắn động cơ của một chiếc Tesla Model S lên nó. Giờ thì chúng ta chờ xem Elon Musk sẽ tạo ra thứ gì.
PureView, Lumia, Asha, ClearBlack... những cái tên và công nghệ nổi tiếng mà Nokia trang bị cho sản phẩm của họ nay đã chính thức thuộc quyền sở hữu của Microsoft. Khi Microsoft mua lại Nokia, người ta chưa rõ liệu những thương hiệu nói trên sẽ thuộc quyền sở hữu của ai nhưng nay thì điều đó đã rõ ràng. Trong hình trên bạn sẽ thấy có tổng cộng 6 thương hiệu mà Microsoft Mobile Oy (tên mới của mảng phần cứng Nokia sau khi được Microsoft mua lại) sẽ nắm giữ.
ClearBlack là công nghệ màn hình giúp chúng ta có thể nhìn rõ màn hình của máy ngoài trời nắng. Asha là tên dòng điện thoại thông minh giá rẻ của Nokia. Lumia là tên dòng điện thoại WP, PureView là công nghệ xử lý ảnh cao cấp. Surge là tên của chiếc điện thoại Nokia 6790 chạy hệ điều hành Symbian còn Nokia Mural là tên chiếc điện thoại sản xuất cho hãng AT&T.
Chiếc Audi R18 e-tron quattro số 2 do các tay đua Marcel Fässler, André Lotterer và Benoît Tréluyer cầm lái đã cán đích đầu tiên sau khi hoàn thành 379 vòng tại cuộc đua 24 Hours of Le Mans 2014. Đứng đầu hạng mục LMP1-H, thành tích của họ cũng đã chính thức mang về thắng lợi chung cuộc cho đội đua Audi Sport Team JOEST.
Để đạt chiến thắng lần thứ 13 tại Le Mans, Audi đã phải vượt qua rất nhiều đối thủ và hứng chịu nhiều tổn thất sau khi chiếc R18 e-tron quattro đầu tiên đã bị phá huỷ gần như toàn bộ trong quá trình chạy thử do tay đua Loic Duval mất lái ở tốc độ cao và anh này cũng đã phải nhập viện sau vụ tai nạn. Điều đáng ngạc nhiên là đội đua Audi đã phục hồi chiếc R18 e-tron quattro gặp nạn và chiếc xe này cùng tay đua kỳ cựu người Đan Mạch - Tom Kristensen, Lucas Di Grassi và Marc Gené đã xuất sắc giành vị trí thứ 2 với thành tích 376 vòng. Vị trí thứ 3 thuộc về chiếc Toyota TS040 Hybrid số 8 của Anthony Davidson, Nicolas Lapierre và Sébastien Buemi thuộc đội đua Toyota Racing.
Ngoài chiến thắng chung cuộc, Audi còn lập kỷ lục về tốc độ với chiếc R18 e-tron quattro số 1 do André Lotterer cầm lái. Anh chỉ mất 3 phút 42 giây để hoàn tất một vòng đua dài hơn 13,6 km.
Về các hạng mục khác, chiếc Zytek Z11SN của đội đua Jota Sport giành chiến thắng lớp LMP2 - dành cho các mẫu xe nguyên mẫu với trọng lượng tối thiểu 775 kg, dung tích thùng nhiên liệu 90L và dùng động cơ lấy khí tự nhiên 8 xy-lanh, dung tích động cơ tối đa 3400 cc, động cơ tăng áp đơn kỳ 6 xy-lanh, dung tích tối đa 2000 cc hoặc động cơ diesel dung tích tối đa 4400 cc.
Tiếp theo là hạng mục GTE dành cho xe thể thao 2 cửa, 2 hoặc 2+2 chỗ ngồi được phép vận hành hợp pháp trên đường hoặc đang được kinh doanh trên thị trường. Các mẫu xe tham gia không được dùng hệ thống truyền động 4 bánh, hộp số giới hạn ở 6 cấp, động cơ phải tương tự phiên bản thương mại giới hạn dung tích 5.5L, không có thành phần bằng sợi carbon, titanium, magnesium ngoại trừ cánh gió và la-zăng, trọng lượng tối thiểu 1245 kg.
Hạng mục này được chia làm 2 lớp là GTE Pro và GTE Am (các mẫu xe phải có ít nhất 1 năm tuổi hoặc được chế tạo theo các thông số kỹ thuật của năm trước). Vị trí quán quân của lớp GTE Pro thuộc về chiếc Ferrari 458 Italia của đội đua AF Corse. Về nhất lớp GTE Am là chiếc Aston Martin Vantage V8 của đội đua Aston Martin Racing.
Nhân đây cũng xin nhắc lại thông tin về giải đua 24 Hours of Le Mans. Đây là giải đua xe thể thao thử thách sức bền của cả tay đua và phương tiện lâu đời nhất thế giới được tổ chức thường niên từ năm 1923 tại thị trấn Le Mans, Pháp và được xem là một trong những giải đua xe uy tín nhất thế giới. Thường được biết đến với tên gọi Grand Prix of Endurance and Efficiency, các đội đua sẽ phải cân bằng giữa yếu tố tốc độ và hiệu năng của xe để có thể trải qua các chặng đua kéo dài liên tục 24 giờ mà phương tiện không mắc bất cứ hỏng hóc cơ khí nào cũng như giám sát các đặc tính tiêu thụ của xe chủ yếu là nhiên liệu, độ hao mòn lốp và vật liệu thắng. Ngoài ra, sức bền của tay đua cũng được thử thách khi họ phải ngồi sau tay lái trong suốt 2 giờ trước khi vào đường pit để thay người. Do giới hạn 3 tay đua cho mỗi xe tham gia nên họ sẽ phải thay phiên nhau điều khiển và nghỉ ngơi.
Cuộc đua được tổ chức bởi Automobile Club de l'Ouest (ACO) và diễn ra trên đường đua Circuit de la Sarthe dài 13,629 km - một đường đua phối hợp giữa các đường công cộng và đường đua chuyên dụng để thử nghiệm tất cả các khía cạnh của một chiếc xe và tài xế. Các đội đua tham gia sẽ tranh tài theo nhóm chia theo các lớp xe với thông số kỹ thuật tương tự. Ban đầu cuộc đua được tổ chức dành cho các mẫu xe khi chúng được bán ra thị trường. Ngày nay, cuộc đua được chia thành 2 hạng mục: hạng mục LMP dành riêng cho các mẫu xe thể thao dạng nguyên mẫu (Prototype) 2 chỗ ngồi và GTE dành cho các mẫu xe thể thao tính năng vận hành cao đã được bán ra thị trường.
Về phần Audi R18 e-tron quattro, đây là phiên bản hybrid của Audi R18 ultra với trang bị bánh đà tích luỹ năng lượng 500 kJ do Williams Hybrid Power sản xuất, 2 mô-tơ điện 74 kW (100 mã lực) dẫn động bánh trước và động cơ diesel tăng áp V6 Audi TDI dẫn động bánh sau, dung tích thùng nhiên liệu 58 lít. Khung xe được chế tạo bằng nhôm và sợi carbon. Theo thể lệ cuộc đua năm nay, phiên bản R18 e-tron quattro đã được thiết kế lại đôi chút, giảm chiều rộng thân xe 10 cm, từ 2 m xuống 1,9 m và tăng chiều cao 20 cm từ 1,03 m lên 1,05 m, đồng thời bổ sung cấu trúc chịu va chạm và thiết kế monocoque được gia cố bằng các sợi carbon tổng hợp.
Như tiêu đề, nhờ các bác tư vấn giúp em 1 laptop cho nữ chủ yếu làm văn phòng và xem phim tầm 20-25tr. Em đang cân nhắc Dell series 7000 và Macbook. Cảm ơn các bác trước.
Như tiêu đề, nhờ các bác tư vấn giúp em 1 laptop cho nữ chủ yếu làm văn phòng và xem phim tầm 20-25tr. Em đang cân nhắc Dell series 7000 và Macbook. Cảm ơn các bác trước.
Bắt đầu từ iOS 8, Apple cho phép các ứng dụng trong máy có thể sử dụng username và password lưu trong mục AutoFill của trình duyệt Safari để giúp người dùng đăng nhập nhanh mà không cần phải gõ lại. Ví dụ bạn đã đăng nhập Evernote trên Safari và dùng AutoFill để lưu username/password thì khi cài phần mềm Evernote vào máy, nó sẽ hỏi bạn có muốn dùng AutoFill của Safari để đăng nhập luôn hay không.
Trên iOS 7, AutoFill chỉ làm việc trong Safari, nó giúp chúng ta lưu trữ và tự động đăng nhập vào các website hay xem. Với iOS 8 thì Apple đã mở rộng nó hơn và cho phép tương tác với cả các ứng dụng bên ngoài Safari. Để kích hoạt chức năng này, các lập trình viên phải liên kết ứng dụng của họ với website của họ bằng cách đặt một file làm việc trên website và một file chức năng bên trong ứng dụng. Hai file sẽ kết nối chúng với nhau, sau đó sử dụng một số hàm API để truy cập vào các dữ liệu username và password của Safari.
Riêng đối với những ứng dụng chưa có dữ liệu đăng nhập trong AutoFill thì chức năng này của iOS 8 còn cho phép chúng có thể lưu dữ liệu ngược lại vào AutoFill và iCloud Keychain, tức là khi đã đăng nhập bằng app rồi thì không cần phải đăng nhập trên website nữa, mục đích là để tạo ra sự liền mạch ("Continuity") mà Apple đang nhắm tới khi phát triển iOS 8 và OS X 10.10.
Đúng một năm sau khi ra mắt chiếc MT-09 hoàn toàn mới, Yamaha đã giới thiệu một phiên bản đặc biệt của chiếc xe này mang tên MT-09 Street Tracker 2014. Được phát triển dựa trên MT-09 tiêu chuẩn nên về cơ bản MT-09 Street Tracker không có nhiều khác biệt. Sự mới mẻ nằm ở phong cách với nguồn cảm hứng đến từ đường đua.
Theo đó, bên cạnh kết cấu và kiểu dáng tương tự như MT-09 tiêu chuẩn thì MT-09 Street Tracker đã được bổ sung thêm những chi tiết làm bằng nhôm và sợi carbon. Chi tiết nhôm đầu tiên phải kể đến đó là tấm chắn nằm ngay trên cụm đèn pha, nó được tạo hình giống như một chiếc khiên giúp phong cách của xe mang đậm chất "xe đua" hơn.
Điểm mới tiếp theo đó là yên xe hai tông màu bắt mắt được thiết kế dài và phẳng hơn so với yên trên MT-09 tiêu chuẩn. Ngoài ra, khu vực chỗ để chân và đầu gối cũng được thiết kế lại để giúp người lái thao tác tốt hơn mỗi khi tăng tốc, phanh hay vào cua. Một số điểm mới khác bao gồm tay lái bằng nhôm rộng hơn, tấm ốp phía trước làm bằng sợi carbon, khung xe màu đen mờ, vành màu đồng mờ và thân xe màu xám.
Về sức mạnh, MT-09 Street Tracker vẫn sử dụng động cơ giống như chiếc MT-09 tiêu chuẩn. Đó là loại 3 xy lanh thẳng hàng Crossplane, dung tích 847cc, làm mát bằng chất lỏng có công suất cực đại 113,4 mã lực tại 10.000 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 87,4 Nm tại 8.500 vòng/phút. Đáng chú ý, Yamaha còn cung cấp ống xả Akrapovic đặt sát đuôi xe dưới dạng tùy chọn.
Hiện Yamaha chưa tiết lộ giá bán của MT-09 Street Tracker 2014 mà mới chỉ cho biết thời điểm bán ra là vào tháng 8 tới.
HEXO+ chính là giải pháp dành cho những ai muốn có một thợ quay phim từ trên cao quay lại những cảnh thể thao hành động của mình. Đây là một chiếc máy bay có khả năng tự hành không cần người điều khiển, tự động bay theo bạn ở khoảng cách và góc quay được định sẵn, liên tục quay lại toàn bộ những hành động của bạn từ trên cao bằng camera GoPro 3 và được ổn định bằng hệ thống Gimbal để video không bị rung lắc. Toàn bộ quá trình này diễn ra hoàn toàn tự động, bạn thiết lập để camera tự bay theo và quay phim nên không cần phải có thêm người thứ hai để điều khiển nó.
HEXO+ là một chiếc máy bay có 6 cánh quạt, pin đủ dùng cho 15 phút và vận tốc tối đa đạt 70 km/h. Bạn sẽ dùng điện thoại (Android, iOS) để giao tiếp và cài lệnh bay cho nó. Cụ thể, trên màn hình điện thoại sẽ hiện ra một giao diện mô phỏng lại chính bạn, việc bạn cần làm là đặt khoảng cách quay giữa bạn với camera/máy bay và góc quay phim (quay thấp, quay cao, quay song song...).
Sau khi thiết lập xong, máy bay sẽ tự động cất cánh và chỉ di chuyển theo sự di chuyển của bạn, mà thực ra là bay theo chiếc smartphone mà bạn đang mang trong người. Đặc biệt, hệ thống của HEXO+ còn có khả năng tiên đoán trước vị trí di chuyển tiếp theo của bạn để tối ưu đường bay phía trước và cho ra những cảnh quay hoàn hảo nhất, dựa vào các cảm biến được trang bị sẵn trong điện thoại vào HEXO+. Sau khi quay xong thì HEXO+ sẽ tự động hạ cánh xuống mặt đất.
Hiện HEXO+ đã hoàn tất quá trình góp vốn trên trang KickStarter, dự kiến sẽ được bán ra vào tháng 5/2015 với giá 499 USD cho một bộ HEXO+ không kèm GoPro hoặc 699 USD nếu muốn có thêm GoPro 3 White Edition + 2D Gimbal.
Hãng Steamboy Machine mới đây đã tiết lộ một chiếc máy chơi game cầm tay cùng tên được thiết kế dựa trên nền tảng Steam Machine của Valve. Nó khác biệt so với những Steam Machine trước đây ở kích thước nhỏ gọn và có thể cầm đi dễ dàng chứ không to cồng kềnh như những cỗ máy desktop. Steamboy sở hữu màn hình 5", vi xử lý bốn nhân (có thể là Intel Atom hoặc AMD A4), RAM 4GB, kết nối 3GB cùng bộ nhớ trong 32GB. Nhà sản xuất thừa nhận rằng thiết bị này sẽ không thể mạnh như một chiếc desktop chơi game thực thụ, tuy nhiên nó vẫn có thể chơi hầu hết những tựa game được phát hành cho Steam OS. Phần nút điều khiển và touchpad của Steamboy thì được thiết kế dựa theo tay cầm Steam Controller để đảm bảo tính tương thích giữa game và máy. Hiện chưa có giá và thời gian bán chính thức cho sản phẩm này.