Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

Phong cảnh Chào em, Bình Ba!

Rời Nha Trang, tôi ghé thăm Bình Ba, cái nắp xinh đẹp của chiếc ấm - Vịnh Cam Ranh. Một hòn đảo xinh đẹp với đặc sản tôm hùm nổi tiếng của Khánh Hòa. Nhưng không phải vì loài tôm này, tôi đến với Bình Ba để tận hưởng cảm giác yên bình khi hòa mình vào biển. Bình Ba nhỏ lắm, một ngày là đủ để đi hết hòn đảo, nhìn ngắm mọi cảnh vật. Tuy nhiên, để có thể chán chê cái đảo bé nhỏ này thì tôi không biết phải mất bao lâu!


1/ Ánh bình minh, một ngày mới bắt đầu
[​IMG]P1100558 by thanh_tung41189, on Flickr


2/ Cũng như tôi, có rất nhiều du khách tranh thủ dậy thật sớm để đón ánh dương đầu ngày
[​IMG]P1100580 by thanh_tung41189, on Flickr


3/ Hướng mắt ra xa về phía vịnh Cam Ranh, vài chuyến tàu chở hàng và dân cư trên đảo vào bờ, cảng Ba Ngòi
[​IMG]P1100578 by thanh_tung41189, on Flickr




Tôi dạo quanh đảo, tận hưởng cái không khí của buổi sáng và những khung cảnh tuyệt vời.
4/
[​IMG]P1100582 by thanh_tung41189, on Flickr


5/ Toàn cảnh Bình Ba
[​IMG]P1100595 by thanh_tung41189, on Flickr



6/ Những bông cỏ tắm nắng sớm
[​IMG]P1100601 by thanh_tung41189, on Flickr



7/ Lưng chừng đỉnh radar, một khung cảnh như tranh hiện ra trước mắt tôi.
[​IMG]P1100608 by thanh_tung41189, on Flickr



8/ Hít một hơi dài căng đầy buồng phổi những cơn gió biển. Đây rồi, chính là Bình Ba tôi muốn tìm về, biển xanh, nắng vàng, đất trời, cỏ cây hòa quyện...
[​IMG]P1100626 by thanh_tung41189, on Flickr


9/ Hòn rùa xinh đẹp
[​IMG]P1100635 by thanh_tung41189, on Flickr



10/ Bãi Nồm, có lẽ vì nằm hướng đông nam, đón gió nồm mà nó có tên này chăng? Tôi chỉ biết nó và bãi Chướng là những tấm lá chắn cho vịnh Cam Ranh yên ả. Bình Ba - chắn sóng chính là đây!
[​IMG]P1100641 by thanh_tung41189, on Flickr



11/ Bãi Nhà Cũ, một bãi biển yên sóng, đẹp tuyệt. Đẹp đến mức tôi chỉ chụp được một tấm ảnh và lao vội xuống làn nước mát lạnh kia.
[​IMG]P1100425 by thanh_tung41189, on Flickr


Tắm biển xong, bụng đói rã rời, tôi được tour guider đưa xe điện đến đón đến nơi ăn trưa.

12/ Xe điện, một phương tiện phổ biến bật nhất trên đảo. Bình Ba giờ đây có thể nói là bùng nổ về làm du lịch, khác hẳn hơn ba năm về trước.
[​IMG]P1100438 by thanh_tung41189, on Flickr


13/ Những bè tôm giờ chuyển thành bè nổi phục vụ khách du lịch
[​IMG]P1100442 by thanh_tung41189, on Flickr



14/ Háo hức với biển xanh
[​IMG]P1100445 by thanh_tung41189, on Flickr




Bình Ba đẹp quá! Tôi ăn cơm xong mà vẫn muốn đi dạo quanh đảo.

15/ Một góc bãi Chướng
[​IMG]P1100452 by thanh_tung41189, on Flickr



16/ Biển Bình Ba luôn xanh
[​IMG]P1100454 by thanh_tung41189, on Flickr


17/ Khoảng cách ngắn nhất từ đất liền đến đảo là đây
[​IMG]P1100465 by thanh_tung41189, on Flickr


Mệt lử, tôi về nhà trọ nghỉ trưa lấy lại sức, nhưng quan trọng là sạc pin máy ảnh. Làm một giấc đến bốn giờ chiều, tôi quyết định lội bộ trở lại bãi Nhà Cũ để ngắm hoàng hôn.

18/ Chiều xuống trên bãi Nhà Cũ
[​IMG]P1100486 by thanh_tung41189, on Flickr




Hoàng hôn phủ vàng từng nhánh cây, ngọn cỏ
19/
[​IMG]P1100490 by thanh_tung41189, on Flickr


20/
[​IMG]P1100492 by thanh_tung41189, on Flickr



Lại lưng chừng đỉnh radar ngắm ánh chiều tà. Tôi luyến tiếc một ngày trôi đi quá nhanh.
21/
[​IMG]P1100499 by thanh_tung41189, on Flickr



Thời gian quá ngắn ngủi, tôi trở về đất liền mà lòng đầy vương vấn. Tạm biệt em, Bình Ba, tôi sẽ trở lại!
22/
[​IMG]P1100629 by thanh_tung41189, on Flickr

Thanh trạng thái mới của Android được tiết lộ trên trang web của Google I/O?

Google_I_O_Android_status_bar.
Hình ảnh trên website của Google I/O (trái) và Android 4.4 hiện nay (phải)

Trên trang web chính thức của sự kiện Google I/O có một tấm ảnh cho thấy thanh status bar mới so với phiên bản Android hiện nay. Bạn có thể thấy là các biểu tượng nhỏ hơn, các cột tín hiệu cách xa nhau hơn. Điểm đáng chú ý đó là thanh trạng thái này trong suốt để cho phép chúng ta thấy được màu nền của ứng dụng bên dưới. Chưa rõ điều này sẽ áp dụng cho tất cả mọi app hay chỉ cho màn hình chính như Android 4.4. Nếu điều thứ nhất trở thành hiện thực thì sẽ rất tốt vì nó mang lại cảm giác màn hình rộng rãi hơn và giảm cảm giác khó chịu so với thanh status bar màu đen mà chúng ta thường thấy từ trước đến nay.

Hiện một vài hãng sản xuất điện thoại Android cũng đã làm thanh status bar trong suốt, ví dụ như Asus với dòng ZenFone. Sự kiện Google I/O sẽ diễn ra vào ngày 25, 26 tháng này, chúng ta hãy đợi xem Google có công bố thanh trạng thái mới cùng với một bản Android thế hệ kế tiếp hay không.

Nguồn: Google

Daihatsu Copen chiếc kei car có thể tùy chọn ngoại hình

copen-frame-panel-630x424.

Kei car là tên gọi của những dòng xe cở nhỏ, có động cơ được giới hạn theo luật ở mức 0,66 lít và rất được ưa chuộng tại thị trường Nhật Bản. Mẫu Copen vừa được Daihatsu bán ra thị trường sau khi ra mắt tại triển lãm Tokyo hồi năm ngoái là một mẫu kei car vô cùng đặc biệt khi nó cho phép khách hàng chọn lựa giữa 2 bộ thân vỏ khác nhau.

Ngoài phần khung gầm, động cơ và nội thất sử dụng chung thì phần ngoại thất chiếc xe có thể "biến hình" theo sở thích. Có tổng cộng 11 bộ phận có thể thay đổi, bao gồm: nắp ca-pô, nắp cốp chứa đồ đuôi xe, cản trước/sau, các tấm ốp 2 bên xe trước sau, hệ thống đèn trước/sau, và nắp bình xăng.

Ý tưởng độc đáo này được Subaru gọi là "Dress-Formation". Về cơ bản, chúng ta có thể dễ dàng thay đổi ngoại hình chiếc xe theo phong cách yêu thích: cá tính, hiện đại với bộ thân vỏ thiết kế nhiều đường sắc cạnh hay sành điệu, cổ điển với bộ thân vỏ thiết kế mềm mại hơn cùng bộ đèn pha hình tròn. Tuy nhiên, Daihatsu vẫn chưa cho chúng ta biết rõ về cách tự làm điều này như thế nào.
Daihatsu-Copen-0046. Copen sẽ có chiều dài 3.395 mm, chiều rộng 1.475 mm và cao 1.280 mm. Chiếc kei car 2 chỗ, dẫn động cầu trước còn được trang bị hệ thống mui xếp loại cứng điều khiển điện. Sức mạnh đến từ động cơ 0,66 lít cho công suất 64 mã lực và mômen xoắn đạt 92 Nm. Ngoài ra khách hàng có thêm tùy chọn bộ vi sai hạn chế trượt LSD cho 2 bánh trước.

Được biết phiên bản Copen sử dụng hộp số tay 5 cấp có giá bán 1.819.800 yên. Trong khi đó bản Copen số tự động vô cấp CVT sở hữu mức giá rẻ hơn, chỉ 1.798.200 yên.




Các nhà khoa học sử dụng các photon nhằm mô phỏng quá trình du hành xuyên thời gian

space-time structure.
Cấu trúc không thời gian dùng các đường ngang, dọc để mô tả trục thời gian và không gian. Một hạt photon sẽ thông qua lỗ sâu, di chuyển ngược thời gian và quay trở về cùng một vị trí trong không gian ban đầu.

Nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Queensland dẫn đầu bởi tiến sĩ Martin Ringbauer vừa mô phỏng thành công việc du hành thời gian bằng cách sử dụng các hạt cơ bản của ánh sáng. Theo tiến sĩ Ringbauer, nhóm nghiên cứu đã dùng các photon nhằm mô phỏng quá trình di chuyển vượt thời gian của các hạt lượng tử và khảo sát hành vi của chúng. Thông qua đó, các nhà nghiên cứu đã khám phá thêm nhiều khía cạnh kỳ hết sức bất ngờ trong vật lý hiện đại và cung cấp một cái nhìn sâu sắc về khả năng thực hiện du hành thời gian theo dự đoán của các học thuyết vật lý trước đây.

Theo lập luận của tiến sĩ Ringbauer: "Câu hỏi về du hành thời gian vẫn còn đứng giữa giữa 2 học thuyết vững chắc nhất trong lịch sử vật lý: thuyết tương đối rộng của Einstien và thuyết cơ học lượng tử. Thuyết tương đối mô tả thế giới dưới quy mô vô cùng lớn của các ngôi sao và Thiên Hà, trong khi cơ học lượng tử lại là một minh chứng tuyệt vời dưới góc độ vi mô về hoạt động của các nguyên tử và phân tử."

Học thuyết của Einstein cho thấy hoàn toàn có khả năng đi ngược thời gian bằng cách men theo con đường không-thời gian nhằm quay về thời điểm khởi đầu trong không gian nhưng phải vào trước lúc đóng đường nối - trước đường cong không thời gian. Vào năm 1946, nhà toán học và logic học Kurt Gödel đã đề xuất "định lý bất toàn" và khiến cho nhiều nhà vật lý học cũng như triết học đau đầu khi đặt nó trong mối quan hệ với học thuyết của Einstein.

Cụ thể như "nghịch lý ông bà", nếu một người du hành từ tương lai trở về quá khứ và ngăn cản ông và bà gặp nhau, vậy câu hỏi đặt ra là người du hành thời gian đó có tồn tại hay không? Đây chính là điều khiến cho việc du hành thời gian là việc hoàn toàn phi lý và không thể thực hiện được. Tuy nhiên, một thành viên trong nhóm nghiên cứu tại Đại học Queensland, giáo sư vật lý Tim Ralph đã đưa ra dự đoán hồi năm 1991 rằng việc du hành thời gian trong thế giới lượng tử sẽ có thể tránh được phát sinh ra các nghịch lý.

Giáo sư Ralph tuyên bố rằng không có một bằng chứng nào cho thấy thế giới tự nhiên vận hành khác với thế giới vi mô của hệ thống cơ học lượng tử. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được kiểm chứng tại những trạng thái siêu hiệu ứng theo tiêu chuẩn của thuyết tương đối rộng, chẳng hạn như ở gần lỗ đen. Theo giáo sư Ralph: "Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp một cái nhìn sâu sắc nhằm trả lời cho câu hỏi ở đâu và làm thế nào mà tự nhiên lại hành xử khác với những gì mà học thuyết của chúng ta dự đoán."

Ví dụ, nghiên cứu đã chỉ ra sự tồn tại của lực hấp dẫn tại thời điểm đóng không thời gian cong. Điều này bao hàm việc củng cố cho nguyên lý bất định của Heisenberg về việc thay đổi cấu trúc của hạt lượng tử và tạo thành một bản sao hoàn hảo khác cũng dưới góc độ lượng tử nhằm thực hiện du hành thời gian. Như hình minh họa đầu bài đã mô tả một cấu trúc không thời gian và một hạt lượng tử có thể quay ngược thời gian sau đó trở về cùng một vị trí trong không gian thông qua lỗ sâu.

Cuối cùng, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Queensland chưa phải là chế tạo cỗ máy thời gian. Nhưng đây là một phương pháp tiếp cận hoàn toàn mới dưới góc độ cơ học lượng tử nhằm tìm kiếm những lập luận củng cố cho tính khả thi của việc du hành thời gian. Dù vậy, nghiên cứu đã tạo nên một cái nhìn toàn cảnh và gợi ra tương lai đầy hứa hẹn về việc du hành thời gian được thực hiện và kiểm soát bởi con người trong tương lai.

Theo Physics, Nature

Đây là HTC Volantis, chiếc tablet Nexus 8,9" tỉ lệ 4:3, độ phân giải 2048 x 1536, thiết kế nhôm

HTC_Volantis_nexus_9_2.

Trang Android Police mới đây đã nhận được thông tin về HTC Volantis, một thiết bị sắp trở thành chiếc máy tính bảng Nexus đầu tiên sử dụng màn hình 8,9". Người tiết lộ về Volantis có độ tin cậy cao đến nỗi Android Police không xem đây là tin đồn, đồng thời gần như chắc chắn đây sẽ là chiếc Nexus 9 (có thể tên gọi sẽ thay đổi khi máy chính thức được giới thiệu). Thiết bị này sử dụng tấm nền độ phân giải 2048 x 1440* (281ppi, tỉ lệ 4:3, không phải 16:9 như hầu hết tablet Android khác), vi xử lí NVIDIA Tegra K1 64-bit, RAM 2GB, bộ nhớ trong 16GB hoặc 32GB, camera chính 8 megapixel có chống rung quang học. Máy mỏng chỉ 7.9mm mà thôi

*Độ phân giải có thể là 2048 x 1536, tuy nhiên một phần pixel đã bị chiếm mất bởi thanh navigation ảo của Android bao gồm nút Back, Home và Recent Apps.

Đặc biệt, Volantis sở hữu thiết kế bằng nhôm "không có khoảng hở" và loa stereo ở mặt trước, một phong cách thiết kế từng xuất hiện trên HTC One M8. Nhìn tổng quan thì Volantis trông cũng khá giống một chiếc Nexus 5 được phóng to ra. Việc chuyển sang dùng tỉ lệ màn hình 4:3 hứa hẹn giúp việc cầm máy thuận tiện hơn theo cả hai chiều ngang và dọc. Mới đây Microsoft cũng đã bỏ tỉ lệ 16:9 và dùng 3:2 cho chiếc máy tính bảng Surface Pro 3, còn Apple thì đã áp dụng tỉ lệ 4:3 cho iPad ngay từ những ngày đầu.

Volantis nhiều khả năng sẽ được bán ra với mức 399$ cho bản 16GB, 499$ cho bản 32GB, còn phiên bản có kết nối LTE thì có thể nầ ở tầm giá 600$ hoặc hơn. Số tiền này cao hơn khá nhiều so với giá của Nexus 7 vì máy được định vị vào phân khúc cao cấp. Về thời điểm ra mắt, chúng ta có thể kỳ vọng Volantis sẽ xuất hiện trong Q4 năm nay và chạy phiên bản Android có tên bắt đầu bằng chữ "L".

Cấu hình rò rỉ của HTC Volantis (Nexus 9):
  • Màn hình: 8,9" độ phân giải 2048 x 1440 (281ppi)
  • CPU: NVIDIA Logan 64-bit (Tegra K1)
  • RAM: 2GB RAM
  • Bộ nhớ trong: 16/32GB
  • Camera chính 8MP OIS, camera phụ 3MP
  • Kích thước: 22,63 x 15,19 x 0,79cm
  • Trọng lượng: 418g (hoặc 427g cho bản LTE)
  • Có một vài phụ kiện chính hãng, bao gồm một bộ vỏ bàn phím
HTC_Volantis_nexus_9_1.

Nguồn: Android Police

Video slow-motion đẹp về những chú ễnh ương sau một trận mưa

Bullfrog-1.

Trong một trận mưa như trút nước ở khu rừng gần nông trại Robert Frost Farm, nhiếp ảnh gia Michael N. Sutton đã quay lại một số hình ảnh của các chú ễnh ương tại một cái hồ. Tại tốc độ quay bình thường thì trông chúng không có gì khác biệt so với những loài ếch nhái khác. Nhưng khi quay chất lượng HD tại tốc độ 1.000 khung hình/giây, chúng bỗng trở nên oai nghiêm và đầy ấn tượng.

Màu xanh của khu rừng cùng với những giọt nước rơi xuống mặt hồ, cũng như những tia nước toé lên khi các chú ễnh ương nhảy đi nhảy lại cũng ấn tượng hơn khi được quay với tốc độ cao. Mời các bạn cùng xem video bên dưới.



Mozilla đang bí mật phát triển một thiết bị truyền nội dung giống Chromecast, chạy Firefox OS

Mozilla_Netcast.

Trang GigaOM mới đây cho biết rằng Mozilla đang bí mật bắt tay với một đối tác để phát triển thiết bị truyền nội dung không dây nhỏ gọn tương tự như Google Chromecast. Tấm ảnh mà bạn thấy ở trên là một nguyên mẫu do nhân viên của Mozilla đăng tải. Nó được cài sẵn hệ điều hành Firefox OS và có thể chạy ít nhất là vài ứng dụng vốn được thiết kế cho Chromecast (ví dụ như Play Music, YouTube, Plex). Khả năng truyền nội dung từ thiết bị di động hoặc máy tính của người dùng sang TV tất nhiên là được hỗ trợ, và thay vì dùng trình duyệt Chrome như Chromecast thì Mozilla sẽ yêu cầu khách hàng xài Firefox trên smartphone/tablet/PC của họ.

Chưa rõ ai đang hợp tác cùng Mozilla và tên gọi chính thức của sản phẩm cũng đang được hãng cân nhắc, nhưng ở thời điểm hiện tại thì nó mang tên mã "Netcast". GigaOM nói thêm rằng Mozilla hi vọng sẽ làm cho sản phẩm của mình khác biệt so với các đối thủ bằng tính mở và dễ hack, ngay cả bootloader cũng để mở. Nền tảng này có thể sẽ không đặt ra bất kì giới hạn nào về loại nội dung mà các lập trình viên có thể phát triển.

Video trình diễn việc điều khiển Netcast chơi video YouTube từ một chiếc Nexus 7

Nguồn: GigaOM

Tổng hợp 220 tổ hợp phím tắt trên Microsoft Excel cho Windows và Mac OS

whisper.
Excel là một trong các ứng dụng văn phòng chủ đạo của Microsoft Office và với những người làm việc văn phòng thì nó được sử dụng rất thường xuyên. Cũng như nhiều phần mềm khác thì nó có rất nhiều phím tắt để giúp chúng ta thao tác hiệu quả hơn, nhanh hơn và thuận tiện hơn. Tuy nhiên với lượng phím tắt rất nhiều thì không phải ai cũng có thể nhớ hết được, rất may là trang Exceljet đã tổng hợp được 220 phím tắt Excel phổ biến và liệt kê nó theo 2 hệ điều hành, Windows và Mac OS.

Những phím tắt này sử dụng cho Excel, được chia ra theo từng mục cụ thể, ví dụ khi thao tác với File thì có những phím tắt hữu ích nào, khi thao tác với bảng tính, định dạng ô, làm biểu đồ thì có thể dùng phím tắt nào. Tổ hợp phím tắt được minh họa theo 2 cột, các phím màu đen là trên Windows và các phím trắng là Mac OS.

Nhấn vào đây để xem trọn bộ 220 phím tắt. Anh em nhớ bookmark lại để coi sau nhé.

excel.


Stephanie L. Kwolek, người phát minh ra sợi Kevlar dùng làm áo chống đạn, đã qua đời ở tuổi 90

kwolek-obitn-1-master675.

Stephanie L. Kwolek, nhà hóa học đã phát minh ra sợi Kevlar, loại vật liệu nhẹ và siêu bền được dùng để sản xuất áo giáp chống đạn, vừa mới qua đời ở tuổi 90. Phát minh trên là thành quả của 15 năm miệt mài nghiên cứu thầm lặng tại công ty hóa chất DuPont, nơi Kwolek từng làm việc nhằm giúp cứu sống hàng triệu người trên khắp thế giới. Kwolek được mệnh danh là "bậc thầy chống đạn" và được giới khoa học thế giới công nhận như là 1 hình mẫu tiên phong của phụ nữ làm khoa học.

Stephanie Louise Kwolek sinh vào ngày 31 tháng 7 năm 1923 tại New Kensington, Hoa Kỳ trong một gia đình gốc Ba Lan. Từ nhỏ, Kwolek luôn mơ ước được trở thành 1 bác sĩ tuy nhiên gia đình đã không đủ tiền để giúp bà theo học trường y. Vào năm 1946, bà tốt nghiệp cử nhân hóa tại Đại học Carnegie Mellon, Pittsburgh. Ngay sau khi tốt nghiệp, Kwolek bắt đầu làm việc tại phòng thí nghiệm trực thuộc công ty hóa chất DuPont tại Wilmington. Trong quá trình nghiên cứu tại đây, Kwolek đã có 1 phát minh khiến tên tuổi của bà nổi danh trên khắp thế: sợi Kevlar.

Kevlar là tên thương mại của loại sợi aramid đanh, cứng và được nhiều người biết tới với ứng dụng gia cố nhựa tổng hợp trong áo chống đạn hoặc dụng cụ hộ thân. Theo ước tính của công ty hóa chất DuPont, từ những năm 1970 đến nay áo giáp chống đạn đã góp phần cứu sống hơn 3000 nhân viên cảnh sát trên khắp nước Mỹ. Cho tới hiện nay, sợi Kevlar vẫn còn tiếp tục được phát triển nhằm cải thiện độ bền và trọng lượng giảm xuống đáng kể so với nguyên mẫu ban đầu.

Aramid_fiber2.

Ngoài được dùng làm áo chống đạn, Kevlar còn hiện diện ở khắp nơi trên thế giới với nhiều ứng dụng khác nhau. Kevlar có thể được sử dụng trong lốp xe, giày cho lính cứu hỏa, gậy khúc côn cầu, găng tay bắt dao, cáp quang, nệm chống cháy, bọc thép cho xe hơi và được dùng làm vật liệu để sản xuất cano. Ngoài ra, Kevlar còn được dùng làm vật liệu xây dựng cho các công trình có khả năng chống đạn, bom. Người ta còn dùng Kevlar để xây dựng các căn phòng an toàn trong nhà nhằm chóng lại mưa, bão,... Thậm chí, Kevlar còn được sử dụng để tăng cường khả năng chịu tải cho những công trình cầu đường.

Công trình nghiên cứu dẫn đến sự ra đời của Kevlar được bắt đầu từ những năm 1960. Đây là giai đoạn mà sự xuất hiện của phụ nữ trong giới khoa học là khá hiếm hoi. Và khi đó, nữ hóa học Kwolek đã lãnh đạo nhóm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm thuộc công ty hóa chất DuPont với mục tiêu phát triển một loại vật liệu bền, đủ để thay thế thép sử dụng trong lốp xe dạng tỏa tròn.

Vào năm 1964, Kwolek đã thực hiện các thử nghiệm nhằm chuyển vật liệu polymer từ thể rắn sang lỏng. Tuy nhiên, kết quả tạo thành không giống như những mong đợi ban đầu. Đó chỉ là 1 dung dịch loãng mà mờ đục. Do đó, các đồng nghiệp của Kwolek đã không tán thành hướng nghiên cứu của bà. Tuy nhiên, bà vẫn tiếp tục thử nghiệm. Giải pháp bà đưa ra là "quay" dung dịch polymer bằng máy tạo tơ trong phòng thí nghiệm nhằm loại bỏ hết chất lỏng dung môi.

Dunham_helmet.
Sợi Kevlar được sử dụng trong mũ bảo hộ của quân đội​

Và một cách hết sức tình cờ khi Kwolek đặt dung dịch polumer vào máy tạo tơ, bà phát hiện ra rằng những phân tử polyamide (một dạng tinh thể lỏng) chứa trong dung dịch xếp thành từng hàng song song với nhau. Khi dung dịch được làm lạnh sẽ tạo thành các sợi vô cùng cứng. Kwolek hết sức ngạc nhiên với phát hiện trên. Sau đó, bà tiếp tục tiến hành các thử nghiệm dựa trên loại sợi tạo thành.

Qua hàng loạt các thử nghiệm tiến hành vào năm 1965, Kwolek đã nhận thấy rằng đây là 1 loại sợi bền như thép với cân nặng tương đương và đặc biệt là có khả năng chống cháy. Ngay khi đó, Herbert Blades, Joseph Rivers và nhiều nhà lãnh đạo tại DuPont đã sớm nhận thấy tiềm năng thương mại vô cùng to lớn của loại sợi đặc biệt này. Và cuối cùng, những chiếc lốp xe sử dụng "sợi B" (tên đầu tiên của Kevlar) đã được sản xuất thử nghiệm tại nhà máy Richmond.
Gần 1 thập niên sau đó, các nhà nghiên cứu bắt đầu phát triễn mẫu áo chống đạn súng ngắn sử dụng sợi Kevlar. Vào năm 1975, những chiếc áo giáp chống đạn đầu tiên chính thức được trang bị tại nhiều sở cảnh sát tại Mỹ. Các phiên bản sau đó tiếp tục được gia cố và tăng cường số lớp Kevlar nhằm tăng tính an toàn cho người mặc. Kể từ năm 1990, áo giáp được bổ sung thêm các tấm gốm nhằm tăng khả năng chịu lửa.

Và từ đó đến nay, trang phục bảo hộ liên tục được phát triển và hoàn thiện dựa vào nguyên mẫu bằng sợi Kevlar ban đầu do Kwolek phát minh ra. Ngoài ra, sợi Kevlar còn được sử dụng để chế tạo hàng loạt các sản phẩm trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau trên khắp thế giới. Cuối cùng thì tác giả của loại vật liệu đột phá này đã qua đời, nhưng có lẽ tên tuổi của bà sẽ sống mãi như một tấm gương về phụ nữ làm khoa học với những cống hiến vĩ đại của bà cho sự phát triển của nhân loại.

Theo NYtime, Debbies, Wiki

Boeing 787 Dreamliner của Air India nứt kính buồng lái khi đang bay

boeing-787.

Vận đen có vẻ vẫn chưa chịu ngừng đeo bám 787 Dreamliner của Boeing. Vào ngày 18/6 vừa qua khi đang bay trên bầu trời, chiếc 787 mang số hiệu chuyến bay AI-020 của Air India (Ấn Độ), bị phát hiện vết nứt trên kính chắn gió phía bên phải. Ngay sau khi phát hiện có vứt nứt trên kính, các phi công vẫn quyết định giữ lộ trình bay như cũ của chiếc 787, tức là đáp ở sân bay Kolkata, thay vì tìm một nơi đáp khẩn cấp nào khác. Lúc này trên máy bay đang chở hơn 200 khách cùng phi hành đoàn.

Kính buồng lái của máy bay 787 Dreamliner vốn được làm rất chắc chắn, có độ dày khoảng 5cm và chống được rất nhiều các va chạm, kể cả đạn bắn, tuy nhiên vì sao nó bị nứt khi đang bay trên trời thì người ta vẫn còn phải điều tra. Trước đây thì cũng có vài chuyến bay bằng 787 Dreamliner của Air India bị sự cố nứt kính buồng lái, ví dụ trong chuyến bay từ New Delhi đi Melbourne (Úc), trước vụ này thì hồi tháng 5 vừa qua cũng có một vụ tương tự xảy ra, trong chuyến bay từ Delhi đi Frankfurt (Đức).

Như vậy rõ ràng là Boeing 787 Dreamliner vẫn chưa hết xui, không biết là khi nào thì vận đen mới ngừng đeo bám "giấc mơ bay" của nước Mỹ.


CEO của Razer nói về công ty phần cứng 2.0: khi phần cứng gặp phần mềm

Razer -900-80.

Trong thời đại ngày nay, việc "chỉ" là một công ty phần cứng hoặc "chỉ" là một công ty phần mềm là không đủ. Đây là thời đại của phần cứng 2.0, nơi mà Apple mua lại tên tuổi tai nghe Beats, Google mua lại hãng cảm biến Nest còn Facebook thì chi mạnh tay để có được doanh nghiệp cung cấp phần cứng thực tế ảo Oculus. Theo lời CEO Min-Liang Tan của Razer thì "chúng ta đang chứng kiến sự trỗi dậy của các công ty phần cứng 2.0. Đây không phải là những công ty trong quá khứ chỉ vận chuyển những cái hộp từ nơi này đến nơi khác như thời của Dell và IBM nữa". Tan cho rằng sắp tới đây, phần cứng chính là một dạng phần mềm mới.

Vị CEO này cho biết rằng "với phần cứng, không có thời gian cho việc cập nhật đi cập nhật lại. Trong khi đó, phần cứng thì hoàn toàn là về việc thay đổi trong quá trình sử dụng. Đây chính là tình trạng 'căng thẳng' giữa việc ra mắt phần cứng và phần mềm từ trước đến nay". Đối với Razer, việc trở thành một công ty phần cứng 2.0 là rất quan trọng. "Chúng tôi tiếp cận phần cứng từ góc độ của phần mềm. Chúng tôi không phiền khi phải bỏ đi một sản phẩm của mình và thay đổi mọi thứ. Khả năng này cho phép chúng tôi thành công trong cả mảng phần cứng lẫn phần mềm".

Tan nói tiếp: "Chúng tôi liên tục thay đổi. Chúng tôi sẵn sàng bắt đầu lại từ đầu ngay cả khi chúng tôi buộc phải bỏ đi cả triệu đô la. Chúng tôi tập trung vào game thủ và nói rằng 'Đây là thứ mà game thủ muốn dưới góc độ phần mềm, đây là thứ mà game thủ muốn dưới góc độ phần cứng'. Nó cho phép chúng tôi xây dựng các sản phẩm tốt hơn với cách thức như thế".

Tan lấy một ví dụ cụ thể cho phương pháp mà công ty đang áp dụng, đó là Razer Naga, thứ mà công ty gọi là dòng chuột tốt nhất của hãng dành cho các game trực tuyến nhiều người chơi (MMO). Ông nói: "Nhiều game thủ thề đặt niềm tin vào nó", nhưng để có được một sản phẩm như vậy không phải là chuyện dễ dàng. Razer đã phải tạo ra khoảng 80 đến 100 phiên bản "nháp" trước khi tìm ra được một mẫu phù hợp để có thể đưa ra thị trường.
Razer_Naga.
Vậy về "phần cứng 2.0" thì sao? Nó bộc lộ ở điểm nào trên con chuột Naga? Tan giải thích rằng phần cứng và phần mềm liên quan đến chú chuột này có mối quan hệ mật thiết với nhau. "Chính việc tích hợp giữa phần cứng và phần mềm đã mang lại sự ma thuật đó. Naga được kết hợp và đắm chìm vào chính trò MMO", thậm chí nó còn có một plugin riêng dùng cho trò World of Warcraft nữa.

Ngoài ra, hãng còn mang đến cho game thủ Synapse 2.0, driver nền đám mây có khả năng lưu cấu hình của game vào con chuột Naga nói riêng và các phần cứng khác của Razer (ngoài ra nó còn sở hữu nhiều chức năng khác nữa). Chưa hết, công ty còn có Comms, dịch vụ chat và gọi thoại qua Internet - và Surround - một ứng dụng tinh chỉnh âm thanh dùng cho các tai nghe Razer. Tất cả những điều trên cho thấy rằng Razer thật sự rất coi trọng phần mềm và họ phát triển nó một cách hết sức nghiêm túc.

Tan nói: "Synapse, Razer Comms và Razer Surround được tích hợp toàn diện vào những phần cứng chơi game của chúng tôi. Có một số lượng rất lớn việc tích hợp phần mềm vào phần cứng như thế này đang diễn ra tại công ty".

Một trong số những lý do mà Razer làm tốt cả về phần mềm lẫn phần cứng đó là bởi doanh nghiệp này rất tập trung theo chiều sâu. Họ đầu tư và dồn toàn lực của mình cho mảng chơi game. Tan nhắc đến Beats và Jawbone, hai công ty phần cứng 2.0 cũng đang rất tập trung vào phân khúc thị trường của riêng mình, không đầu tư dàn trải. "Đã có vài tên tuổi trong ngành quân sự và y tế tới gặp chúng tôi để đem một vài công nghệ đến cho họ, nhưng trọng tâm của chúng tôi là game thủ và đó là lý do mà chúng tôi tích hợp phần cứng, phần mềm rất tốt".

Đối với một công ty làm chuột chơi game, tai nghe chơi game, bàn phím và laptop cũng phục vụ cho mục đích chơi game, việc phối hợp giữa phần cứng và phần mềm một cách thực thụ là điều không phải bàn cãi. Theo số liệu từ Razer, mỗi ngày có khoảng 2,5 triệu người dùng tích cực chạy các phần mềm mà công ty cung cấp, còn tính chung thì có 7,5 triệu người các phần mềm gắn mác Razer. Tổng cộng hãng đã giao được 11 triệu thiết bị tính đến thời điểm hiện tại.

Thực chất thì động lực để Razer vượt xa khỏi quy mô của một đơn vị sản xuất phần cứng đã có từ những ngày đầu họ đi vào hoạt động. "Ngay từ những ngày ấy, tầm nhìn của công ty là phải trở thành một công ty phần mềm với việc tích hợp vào phần cứng", Tan chia sẻ. Các game thủ cũng có thể thấy triết lý này trong việc Razer làm cho bộ driver Synapse tương thích với các thiết bị cũ lẫn những sản phẩm mới, chẳng hạn như vòng đeo tay thông minh Nabu.

Nabu.

"Với Nabu, đó là tương lai tích hợp mà chúng tôi thật sự rất chú trọng. Nabu sẽ cho phép game thủ kết nối vào những nền tảng mà chúng tôi đã xây dựng. Chúng tôi rất tham vọng về điều đó kể từ ngày đầu Nabu ra đời".

Ngay cả Razer Comms cũng được cung cấp miễn phí, do đó game thủ có thể thoải mái gọi điện hoặc chat nhóm trong lúc chơi. Tan nói rằng một số nhà phát triển game lớn sẽ tích hợp Comms vào những trò chơi sắp tới của họ. "Điều mà chúng tôi thật sự cảm thấy hứng thú đó là nó sẽ trở thành một nền tảng mở", đồng thời tiết lộ rằng các lập trình viên có thể xài Comms thông qua một bộ SDK. Theo kế hoạch, dich vụ VoIP này thậm chí còn hiện diện trên Android và iOS vào cuối năm nay để kết nối người chơi di động với nhau.

Tan không ngại khi nói về tiềm năng của Comms: "Chúng tôi nghĩ nó sẽ trở thành một trong những nền tảng giao tiếp phục vụ cho mục đích chơi game lớn nhất thế giới".

Việc chọn lấy một thứ và làm cho nó thật tốt dường như không phù hợp lắm trong thời đại phần cứng 2.0. Thực chất thì cách này không sai, tuy nhiên nếu bạn muốn đem đến cho khách hàng một trải nghiệm thống nhất và mang tính tổng quan chứ không chỉ gói gọn một sản phẩm, bạn phải cung cấp nhiều thứ đa dạng. "Cố gắng làm chỉ riêng phần cứng hay phần mềm thực sự là rất, rất khó", Tan nhận xét. Tuy nhiên, mặc cho những khó khăn đó, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng khi một công ty chấp nhận làm cả hai. "Nền tảng phần mềm thật sự đã cho phép chúng tôi cung cấp những dịch vụ rất tuyệt vời đến với người dùng phần cứng của công ty", Tan kết lại.

Nguồn: TechRadar

Tăng cường thực tế ảo (Augmented Reality) sẽ là tương lai của việc tìm kiếm thông tin

Tang_cuong_thuc_te_ao.

Không nghi ngờ gì khi hiện nay Wikipedia trở thành cách dễ nhất mà chúng ta có thể dùng để tra cứu thông tin. Quyển từ điển bách khoa trực tuyến này có hầu hết mọi thứ trên đời, từ những món ăn, đồ chơi cho đến các định nghĩa, khái niệm khoa học cao siêu. Tuy nhiên nếu như bạn cầm tìm thông tin về một thứ mà bạn không biết tên thì sao? Bạn chỉ đơn giản là đang nhìn vào nó và thắc mắc thôi, vậy thì làm sao mà biết chữ gì để nhập vào?

Những biện pháp thay thế cho việc tìm kiếm bằng từ khóa cũng đang dần nổi lên. Chẳng hạn, tính năng tìm kiếm bằng giọng nói đã ngày càng được hoàn thiện và được tích hợp vào rất nhiều smartphone hiện nay từ tầm trung cho đến cao cấp. Thế nhưng, trong số những giải pháp mới đó thì đáng chú ý nhất có lẽ là việc ứng dụng công nghệ tăng cường thực tế ảo (augmented reality - AR).

Hiện nay AR cũng đã bắt đầu xuất hiện ở một vài nơi, chẳng hạn như quyển ca-ta-lô tương tác của hãng bán đồ nội thất IKEA nổi tiếng, sách chỉ công thức nấu ăn của Heinz hay mới đây là tính năng tự động nhận diện vật phẩm Fireflight nằm trong chiếc điện thoại Amazon Fire. Đó là những ví dụ cho thấy AR rất có tiềm năng và nhiều công ty lớn đã bắt đầu hiện thực hóa nó cho phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của họ. Một cách chậm rãi, AR đang dần đi vào cuộc sống của con người.

AR-heinz-619x357.

Nếu như xu hướng này tiếp tục phát triển thì chúng ta sẽ cần đến một thứ tương tự như Wikipedia nhưng chuyên dùng để tra cứu các đối tượng 3D. Đó chính là thử thách lớn nhất của thế giới công nghệ, ngoài ra người ta còn phải làm sao để nó có thể được truy cập mọi lúc, mọi nơi nữa kìa. Thế nhưng đây là chuyện khác, chúng ta sẽ nói về nó sau.

Các mạng xã hội như Instagram, Pinterest, Snapchat và Facebook hiện đang dẫn đầu những cuộc thay đổi trong cách mà con người chúng ta trao đổi thông tin. Một nghiên cứu của Đại học New York cho thấy rằng khoảng 80% lượng thông tin được tiêu thụ trên Internet hiện nay là thông qua hình ảnh, trong khi chỉ 10% là qua việc đọc hiểu. Nếu chúng ta tiếp thu được kiến thức ở dạng đa phương tiện thông qua một thiết bị nào đó, chúng ta sẽ học, nhớ và diễn tả ý tưởng/thông tin của mình một cách hiệu quả hơn.

Ambarish Mitra, CEO của Blippar (công ty chuyên cung cấp nền tảng thực tế ảo để quảng cáo và phát hành nội dung), cho biết rằng ông đã làm việc với rất nhiều ý tưởng về AR. Trong số đó có việc sử dụng Google Glass để tìm kiếm các đối tượng 3D trong đời sống, và điều này hoàn toàn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, một câu hỏi mà Mitra hay nhận được đó là: Vì sao chúng ta lại sử dụng AR thay cho việc tìm kiếm bằng văn bản như truyền thống? Liệu một quyển ca-ta-lô các hình ảnh ba chiều có thật sự giúp chúng ta tiêu thụ những nội dung hiện đại một cách hiệu quả hơn hay không?

AR-Cadillac2-619x357.

Mitra nói rằng chắc chắn là tốt hơn. Tất nhiên vẫn có những tình huống mà việc tìm kiếm bằng văn bản sẽ là công cụ thực tế nhất, thế nhưng AR sẽ đáp ứng tốt hầu hết nhu cầu truy vấn thông tin từ những thứ mà chúng ta gặp hằng ngày. Hiện tại chúng ta chỉ có mỗi công cụ tìm kiếm dựa trên từ khóa, thế nên chúng ta chưa biết được AR sẽ tốt đến đâu và nó có thể đáp ứng nhu cầu của con người tới mức nào.

Bạn hãy thử tưởng tượng, một hôm nào đó bạn đang đi trên đường và thấy một thứ gì đó lạ lạ, bạn chỉ việc rút smartphone, tablet hay thậm chí là chiếc smartwatch ra và chĩa vào vật đó. Ngay lập tức kết quả sẽ trả về và bạn biết được cái cây đó thuộc họ gì, bộ bàn ghế kia do ai sản xuất, chiếc xe đẹp đẹp xịn xịn đậu bên đường bao nhiêu tiền. Quá đơn giản phải không?

Bằng cách rút thiết bị điện tử, bật app và chĩa camera như thế, chúng ta không chỉ tìm thấy thông tin nhanh hơn và việc tiêu thụ thông tin cũng hữu hiệu hơn. Công nghệ nhận dạng hình ảnh sẽ sớm trở thành đôi mắt của con người, nó sẽ tự động tìm ra các thông tin có liên quan. Có thể ở những ngày đầu thì kết quả trả về vẫn chỉ ở dạng văn bản, nhưng không gì có thể ngăn cản nó "tiến hóa" thành phản hồi giọng nói hay thậm chí là phản hồi bằng các vật thể 3D.

Cách chúng ta tương tác với thiết bị sẽ là nhân tố cực kì quan trọng trong AR. Chúng ta luôn nghĩ rằng smartphone, tablet hay máy tính chính là những phần mở rộng cho các giác quan của con người, và những thiết bị wearable đã phản ánh rõ điều này trong vòng 5 năm trở lại đây. Google Glass đi đầu trong việc sử dụng mắt và giọng nói để tìm kiếm. Hành vi này rất mới mẻ và mang tính cách mạng. Nó đòi hỏi con người phải nói, nhìn và lắng nghe môi trường xung quanh thông qua các giải pháp công nghệ.

Kĩ thuật tăng cường thực tế ảo, khi kết hợp với thiết bị wearable cũng như smartphone, tablet, sẽ nhanh chóng mở ra một cánh cổng tới thế giới tri thức theo cách nhanh và tiện hơn hiện nay. Nó thậm chí có thể thay đổi khái niệm về địa điểm bán hàng, cả ngoài đời lẫn trên mạng. Thay vì phải tìm kiếm, đăng nhập, mua hàng, tính tiền hoặc nhập mã thẻ tín dụng, AR có thể khiến việc giao dịch trở nên đơn giản hơn nhiều. Bạn chỉ cần dùng một chiếc kính như Google Glass và đặt lệnh mua, chẳng phải là nhanh hơn hay sao? Thông tin về tài khoản người dùng và thẻ ngân hàng thì sẽ được thiết bị tự xử lý rồi. Nói cách khác, AR dẫn đến một kỉ nguyên thương mại điện tử cực kì mới mẻ, và chúng ta chỉ mới ở buổi đầu của thời kì đó mà thôi.

AR-mistubishi-619x357.

Những công ty công nghệ hàng đầu hiện đang đầu tư tiền bạc và thời gian vào việc phát triển sản phẩm AR của riêng họ. Chúng ta đã thấy hàng đống các bản quyền liên quan đến tăng cường thực tế ảo và giao tiếp hình ảnh được đăng kí bởi nhiều tên tuổi khác nhau, lớn có nhỏ có. Facebook mới đây đã mua lại công ty thực tế ảo Oculus VR với giá 2 tỉ USD để hiện thực hóa mong muốn mang không gian ảo đến với mọi người. Samsung, Sony, Apple cũng chẳng chịu thua với những bản quyền hết sức sáng tạo liên quan đến các đối tượng ảo được chiếu vào không gian thật để người dùng tương tác và tìm kiếm thông tin.

Trong bối cảnh các thiết bị wearable nói chung và những sản phẩm AR nói riêng đang dần có mặt trên thị trường, và trong bối cảnh AR tiếp tục tăng trưởng như một kênh truyền thông đại chúng, người tiêu dùng sẽ nhanh chóng thích nghi với giải pháp công nghệ mới này và ở góc nhìn kinh doanh, chúng ta có một thị trường trị giá cả tỉ hoặc chục tỉ USD trên toàn cầu. Còn ở góc nhìn về dữ liệu, nhờ sự phổ biến của các sản phẩm AR, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng nên một thư viện các đối tượng ba chiều, một trang Wikipedia dành riêng cho tăng cường thực tế ảo.

Thực chất thì tăng cường thực tế ảo cũng đang tự chứng tỏ tiềm năng của mình. Theo nghiên cứu của Research and Markets, có khoảng 60 triệu người đã tiếp xúc với AR trong năm 2013 và nó đã mang về doanh thu gần nửa tỉ USD cho các công ty. Còn theo báo cáo của Juniper, thị trường này sẽ vượt ngưỡng 1 tỉ USD vào năm 2015.

Bằng cách liên tục tương tác với môi trường thông qua các giải thuật thông minh, những bộ máy tìm kiếm AR sẽ học được cách chúng ta mô tả và hình tượng hóa những vật thể khác nhay trong đời sống. Chẳng phải chúng ta cũng có câu nói là "A picture is worth a thousand words" đó sao (dịch: một bức ảnh thì đáng giá bằng cả nghìn lời nói).


Trong các năm qua, chúng ta đã nhận ra sức mạnh của việc chia sẻ thông tin thông qua hình ảnh và video. Điều đó đã thay đổi căn bản cách chúng ta nghĩ về thiết bị, ứng và các nền tảng công nghệ. Với các thiết kế và sản phẩm thông minh, con người sẽ học được cách cung cấp những công cụ cho chính mình nhằm tìm kiếm và tiêu thụ thông tin một cách hiệu quả nhất. Tăng cường thực tế ảo cũng sẽ đóng vai trò cực kì quan trọng trong những hình thức giao tiếp mới, và biết đâu trong vài năm nữa thôi, chúng ta sẽ có một Wikipedia dành cho AR thì sao?

Nguồn: Wired