Những chiếc smartphone trong tương lai sẽ hoàn toàn không có viền màn
hình?
Cách đây không lâu, hãng Sharp đã chính thức giới thiệu đến chúng ta 2 chiếc điện thoại có viền siêu mỏng và tạo nên cảm giác dường như là "không có viền màn hình". Đây được xem như một bước tiến lớn cổ vũ cho xu hướng thiết kế màn hình frameless (không khung) vốn đang nổi lên trong những năm gần đây. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là chúng ta có thể hoàn toàn loại bỏ viền màn hình? Những chiếc điện thoại trong tương lai sẽ thật sự không có viền?
Trong tiếng Anh, từ bezel (vát cạnh, mép vát, khung lắp, gờ gắn mặt kính, niềng, viền,...) xuất phát từ giới buôn bán đá quý. Theo đó, bezel được dùng để mô tả một bề mặt thường được khắc các rãnh, khe để cố định viên đá quý. Ngoài ra, bezel cũng được dùng để diễn tả bộ phận niềng bao bọc quanh mặt kính đồng hồ hoặc vòng bao quanh đồ kim hoàn. Trong thế giới smartphone, thuật ngữ bezel được dùng để chỉ bộ khung vững chắc, có nhiệm vụ giữ cố định màn hình của thiết bị.
Vào thuở ban đầu, gần như toàn bộ chiếc điện thoại là khung sườn để giữ cố định bàn phím cứng và màn hình kích thước nhỏ. Đây là thiết kế hoàn toàn phù hợp với các thế hệ điện thoại bấy giờ. Mãi cho đến sự xuất hiện của thao tác chạm và vuốt trên màn hình cảm ứng, kích thước màn hình đã lớn hơn rất nhiều và cấu trúc khung sườn cũng đòi hỏi phải lớn hơn để có thể giữ cố định và bảo vệ cho màn hình. Lúc bấy giờ, nhu cầu về viền màn hình phải ngày càng nhỏ hơn bắt đầu xuất hiện.
Sau đó, theo một số logic thì những thế hệ smartphone từ đó trở về sau phải có viền màn hình ngày cảng mỏng hơn nữa. Theo lối suy luận này thì có thể, một ngày nào đó viền màn hình trên điện thoại sẽ hoàn toàn biến mất. Một số ý tưởng còn cho rằng những chiếc smartphone trong tương lai sẽ có màn hình uốn cong mềm mại từ mặt trước ra mặt sau, các cạnh sẽ không còn và thậm chí là thiết bị còn trong suốt hoàn toàn. Dù đây là một ý tưởng khá độc đáo và mới mẻ nhưng có lẽ phải cần một chặng đường dài với nhiều sự phát triển trong tương lai thì điều đó mới biến thành sự thật.
Viền màn hình là một yếu tố công thái học (Ergonomic)
Cho dù, viền màn hình không phải là phần hấp dẫn nhất trên một chiếc smartphone (hoặc tablet hoặc bất cứ thiết bị nào có màn hình) nhưng đây vẫn là chi tiết khá hữu ích cho con người. Những bộ khung viền chắc chắn vẫn cần thiết để cố định và bảo vệ cho màn hình điện thoại ngày một mỏng, to và thanh tao hơn.
Hơn nữa, vẫn tồn tại một sự thật là viền màn hình là yếu tố cần thiết cho tính công thái học của thiết bị. Đây là nơi để người dùng có thể cầm thiết bị của mình một cách vững chắc mà không đánh rơi. Đồng thời, viền màn hình còn là điểm tựa để thực hiện các thao tác điều khiển trên màn hình cảm ứng một cách chính xác, đặc biệt là đang khi sử dụng smartphone bằng 1 tay.
Hãy thử tưởng tượng bạn đang cố gắng đặt một bức tranh màu nước vẫn còn ướt trên một tấm vải bạt. Khi đó, màu có thể bị lem ra các cạnh hoặc thậm chí là len lỏi ra cả phía sau do chuyển động của tấm bạt khiến cả bức vẽ bị hỏng. Khi đó bạn cần phải nhẹ nhàng đặt nó vào một cái khung tranh để giúp nó đứng vững và căng thẳng ra. Tương tự, một chiếc màn hình cảm ứng mong manh và dễ vỡ cũng cần phải được đặt vào đúng vị trí của nó.
Bằng chứng rõ ràng nhất chính là trên chiếc điện thoại mới của Sharp, chắc chắn rằng có thể 3 cạnh của màn hình có viền rất mỏng, nhưng cạnh còn lại phải đủ lớn để người dùng có thể cầm chặt vào đó. Đó cũng là nơi bố trí các phím điều hướng. Mặt khác, ngón tay của con người khá to, rộng so với màn hình và có xu hướng dễ bị trơn trượt. Chính vì lẽ đó, một nơi cầm nắm vững chãi sẽ giúp người dùng sử dụng thiết bị an toàn và thoải mái hơn. Do đó, đến hiện tại thì chúng ta vẫn phải cần có viền màn hình. Nhưng điều này có kéo dài mãi mãi?
Phần mềm sẽ là giải pháp cho vấn đề phần cứng?
Giả sử rằng bạn vẫn cảm thấy thoải mái khi cầm một chiếc điện thoại viền mỏng mặc dù những gặp phải không ít khó khăn. Dù vậy, vấn để ở đây là một phần nhỏ của bàn tay sẽ luôn chạm vào màn hình. Nếu bạn cầm điện thoại bằng 1 tay và tay kia dùng để thao tác điều khiển trên màn hình, có thể máy sẽ nhầm lẫn không biết đâu là ngón tay điều khiển thật sự và đâu là phần tay vô tình chạm vào. Do đó, nhiệm vụ của hệ điều hành là phải tìm được điểm khác biệt này. Tuy nhiên, đây là một vấn đề không dễ dàng thực hiện.
Khi kích thước viền nhỏ lại buộc các hãng phải tìm giải pháp để phânvbiệt thao tác cầm thiết bị và với thao tác điều khiển chính. Điển hình như bạn đang đọc sách trên tablet, bạn đang cầm chặt vào 1 cạnh của tablet và tay kia thực hiện thao tác lật trang. Nếu cả 2 tay đều chạm vào màn hình thì quyển sách sẽ lật sang bên trái hay phải? Nhận biết được vấn đề này, các hãng đã thực hiện nhiều cách tiếp cận khác nhau với hàng loạt bằng sáng chế đã sở hữu hoặc đang chờ công nhận.
Điển hình như trong một bằng sáng chế được cấp cho Apple hồi năm 2011, hãng đã đề xuất phương pháp là xem viền màn hình như một giao diện điều khiển thứ 2 thông qua việc tích hợp các cảm biến cho phép điều chỉnh âm lượng, tắt/mở và điều hướng.
Trong một cách tiếp cận khác, Apple đề xuất ý tưởng chỉ gắn viền vào 2 đầu trên và dưới của thiết bị, còn 2 cạnh bên sẽ được bao quanh từ mặt trước ra mặt sau bởi màn hình.
Trong trường hợp muốn loại bỏ hoàn toàn viền, theo bằng sáng chế được cấp cho Apple hồi năm ngoái thì hãng sẽ dùng các cấu trúc ở bên trong thiết bị để cố định màn hình.
Với mục đích tương tự, bằng sáng chế vừa được công bố mới đây cũng Samsung đã đề xuất giải quyết bằng cách tích hợp thêm 2 hoặc 3 giao diện điều khiển kiêm luôn viền màn hình ở 2 cạnh bên. Theo đó, màn hình sẽ cong từ mặt này sang mặt kia của thiết bị và viền kim loại sẽ không còn xuất hiện nữa.
Tuy nhiên, dù hãng có chế tạo viền màn hình là khung kim loại hay xem nó là giao diện điều khiển và sử dụng màn hình phụ để thay thế thì rõ ràng viền màn hình vẫn là thành phần cần thiết cho thiết bị, đảm bảo cho người dùng sử dụng được thoải mái nhất. Tuy nhiên, có thể là chúng ta chưa tìm được giải pháp cho vấn đề và biết đâu trong tương lai, hãng nào đó sẽ tìm được cách loại bỏ hoàn toàn viền màn hình nhưng vẫn đảm bảo các trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng?
Viền mỏng không có nghĩa là không có viền
Cho đến hiện tại, chúng ta vẫn chưa thấy được những chiếc thoại hoàn toàn không có viền được bán ra trên thị trường. Nhưng rõ ràng, với thiết kế quá sexy và viền cực mỏng thì Sharp có thể sẽ thu hút được sự chú ý của nhiều tín đồ công nghệ, đặc biệt là những người luôn hy vọng về một thiết bị viền càng mỏng càng tốt.
Theo các báo cáo mới nhất thì Sharp cũng đã tối ưu hóa phần mềm nhằm phần nào hạn chế được tình huống máy hiểu sai thao tác do vô tình chạm vào màn hình. Hy vọng rằng chúng ta sẽ chứng kiến được các chức năng này trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, nên nhớ rằng đây vẫn là những chiếc điện thoại có viền và việc nhảy từ có viền thành không viền là việc làm không hề dễ dàng.
Tóm lại, viền màn hình không chỉ là chiếc khung giữ mặt kính hay màn hình cảm ứng trên smartphone, nó còn giúp người dùng sử dụng chiếc điện thoại một cách thuận lợi nhất. Chúng ta vẫn còn một chặng đường dài phía trước nhưng rõ ràng với sự ra mắt của 2 mẫu điện thoại mới, Sharp đã giúp giấc mơ đó tiến gần hơn. Hy vọng rằng, những chiếc điện thoại với phần mềm thông minh và màn hình không viền sẽ chính thức trở thành hiện thực trong tương lai không xa.