Hiển thị các bài đăng có nhãn ánh sáng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ánh sáng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

[The Big Picture] Thắp sáng màn đêm (P2)

lightup_the_night

Ban ngày, con người được soi rọi bởi ánh sáng Mặt trời, còn khi màn đêm buông xuống, chúng ta sử dụng lửa, nến hay hiện đại hơn là những ngọn đèn điện. Ban đầu, những bóng đèn điện chỉ có mục đích chiếu sáng, nhưng giờ đây thì nó đã trở thành những thứ mang tính nghệ thuật. Hàng năm, rất nhiều thành phố trên thế giới tổ chức "Lễ hội ánh sáng", với những màn trình diễn ánh sáng nghệ thuật trên các công trình lớn của đất nước. Khi được chiếu sáng vào ban đêm, các công trình bỗng trở nên khác lạ và đẹp hơn. Mời các bạn xem một số hình ảnh được chụp khi các công trình trên khắp thế giới được chiếu sáng theo nhiều cách khác nhau.

[IMG]
“Siegessaeule” (Tượng đài chiến thắng) được chiếu sáng trong một buổi tập dượt cho “Lễ hội ánh sáng” ở Berlin, Đức. Một số công trình khác ở thủ đô nước Đức, bao gồm các đại lộ, quảng trường, tháp, các toà nhà cổ và hiện đại cũng được chiếu sáng.

[IMG]
Nhà thờ lớn ở Berlin được chiếu sáng vào dịp “Lễ hội ánh sáng” thường niên.

[IMG]
Một ngôi đền cổ được thắp sáng với ánh nến trong đêm tiệc để tôn vinh cuộc đời của ca sĩ opera Luciano Pavarotti ở Petra, Jordan.

[IMG]
Một người đàn ông đi ngang một công trình sắp đặt ánh sáng ở gần cầu London vào giờ cao điểm ở thủ đô nước Anh.

http://cache.boston.com/universal/site_graphics/blogs/bigpicture/light_10_22/light05_16355881.jpg
Du khách chụp ảnh những luồng sáng mạnh phát ra từ khu vực Ground Zero, ở Hạ Manhattan, New York.

http://cache.boston.com/universal/site_graphics/blogs/bigpicture/light_10_22/light06_16748791.jpg
Mặt trăng chiếu sáng sau tháp truyền hình Fernsehturm ở Berlin vào dịp “Lễ hội ánh sáng”.

[IMG]http://cache.boston.com/universal/site_graphics/blogs/bigpicture/light_10_22/light07_16425711.jpg
Một chiếc xe máy kéo có gắn đèn chiếu sáng đi giữa cánh đồng nho trong buổi thu hoạch đêm ở St. Supery Winery, St. Helena, California.

[IMG]http://cache.boston.com/universal/site_graphics/blogs/bigpicture/light_10_22/light08_16556625.jpg
Hàng trăm ngàn tín đồ Hồi giáo đứng quanh Kaaba, cả bên trong và bên ngoài ngôi đền Grand Mosque, trong tuần lễ cuối cùng của mùa chay Ramadan, ở Mecca, Saudi Arabia.
[IMG]
Công trình Brandenburg Gate nổi tiếng ở Berling, Đức, được chiếu sáng vào dịp “Lễ hội ánh sáng”.
[IMG]
Nhà Trắng được chiếu sáng màu hồng để kêu gọi mọi người nâng cao ý thức về căn bênh ung thư vú.
[IMG]
Tháp truyền hình Fernsehturm ở Berlin được chiếu sáng kế bên một bức tượng trong buổi tập dượt cho “Lễ hội ánh sáng”.
[IMG]
Biểu tượng nghệ thuật của Nhật Bản được chiếu trên những cây cầu và tượng đài từ một chiếc thuyền đậu trên dòng sông Seine, ở Paris, Pháp.
[IMG]
Một nhân viên cảnh sát của NYPD đứng trước bức tượng sư tử được chiếu sáng màu hồng trước sự kiện giới thiệu đĩa DVD của bộ phim “Sex and the City: The Movie” ở New York.
[IMG]
Tháp truyền thông Milad, toà tháp cao nhất ở Iran, được chiếu sáng vào ngày khánh thành, ở Tehran, 07//10/2008.
[IMG]
Ánh sáng được chiếu lên một bức tường ở tháp David (Tower of David) tại thành phố Jerusalem cổ, trong một buổi trình diễn có tên “Or Shalem, Jerusalem Lights the Night”. Tower of David là một thành luỹ lớn, qua hàng thế kỷ, nó từng là pháo đài, doanh trại quân đội, và nơi đặc súng thần công. Giờ đây thì Tower of David là một địa điểm thu hút khách du lịch.
[IMG]
Quảng trường Gendarmenmarkt ở Berlin, Đức, bên phải là nhà hát và bên trái là nhà thờ Deutscher Dom được chiếu sáng trong buổi tập dượt trước “Lễ hội ánh sáng”.
[IMG]
Các tín đồ cầm nến trong một thánh lễ ở nhà thờ Fatima, miền Trung Bồ Đào Nha.
[IMG]
Khách bộ hành dừng lại chiêm ngưỡng toà nhà Palais am Festungsgraben, được chiếu sáng rực rỡ vào dịp “Lễ hội ánh sáng” ở Berlin, Đức.
[IMG]
Nhà thờ lớn ở Berlin được chiếu sáng trong đêm khai mạc “Lễ hội ánh sáng”.
[IMG]
Hình ảnh những kệ sách được chiếu lên các bức tường của Tower of David ở thành phố Jerusalem cổ.

Xem lại:
[The Big Picture] Thắp sáng màn đêm (P1)


Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Xem cực quang được quay bằng ống fisheye, 4 tiếng rút gọn trong 2 phút

aurora

Sơ lược lại về Cực quang, thì Cực quang là hiện tượng thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm, được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh (trong trường hợp này là Trái Đất). Các cực quang mạnh nhất thường diễn ra sau sự phun trào hàng loạt của Mặt Trời. Các dải sáng này liên tục chuyển động và thay đổi làm cho chúng trông giống như những dải lụa màu trên bầu trời. Đây có thể coi là một trong những hình ảnh đẹp nhất của tự nhiên.

Cực quang không giới hạn riêng cho Trái Đất, thực vậy, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh cũng có cực quang, các cực quang được sinh ra do tương tác của các hạt trong gió mặt trời với từ trường của hành tinh, và vì thế chúng là rõ nét nhất ở các vĩ độ cao gần các cực từ. Vì lý do này, cực quang diễn ra ở Bắc bán cầu Trái Đất được gọi là bắc cực quang; và ở Nam bán cầu thì là nam cực quang.

Ở trên Mặt trời của chúng ta có các Vệt đen mặt trời (Sunspot)

Vết đen Mặt Trời là các khu vực tối trên bề mặt Mặt Trời. Độ sáng bề mặt của vết đen vào khoảng 1/4 độ sáng của những vùng xung quanh (độ sáng này là rất nguy hiểm đối với mắt người). Nguyên nhân xuất hiện vết đen là do nhiệt độ của chúng thấp hơn các vùng xung quanh (nhiệt độ vết đen vào khoảng 4000 đến 5000 K, theo định luật Stefan-Boltzmann, trong khi vùng xung quanh vào khoảng 6000 K), một hiện tượng gây ra bởi các biến đổi từ trường rất mạnh trên Mặt Trời. Trong quá trình phát triển, từ trường của vết đen cũng tăng dần. Chu kỳ xuất hiện vết đen vào khoảng xấp xỉ 11 năm.

auro-1

Vết đen thường xuất hiện thành từng nhóm đặc biệt là các nhóm đôi, từ trường của các nhóm đôi thường khác cực. Những vết đen rộng nhất, đường kính vào cỡ 104 km, tồn tại khoảng 2 tháng, còn hầu hết các vết đen chỉ tồn tại vài ngày sau đó được thay thế bởi các vết đen khác.
Sự phân bố vết đen chủ yếu tập trung trong phạm vi từ 8 độ đến 35 độ hai bên đường xích đạo của Mặt trời.

Vào ngày 15/3/2013, một vụ phun trào diễn ra gần đốm mặt trời 1692 (tên vết đen)

auro-2

aura-3

aura-4

Mời bạn xem video quay hiện tượng cực quang này dùng ống kính mắt cá


Mình rất thích video này nên mạn phép tải về và up lên đây, các bạn nếu thích có thể tải về xem.

Bạn có thể xem thêm video hiện tượng cực quang trái đất nhìn từ ISS.