Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Xem cực quang được quay bằng ống fisheye, 4 tiếng rút gọn trong 2 phút

aurora

Sơ lược lại về Cực quang, thì Cực quang là hiện tượng thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm, được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh (trong trường hợp này là Trái Đất). Các cực quang mạnh nhất thường diễn ra sau sự phun trào hàng loạt của Mặt Trời. Các dải sáng này liên tục chuyển động và thay đổi làm cho chúng trông giống như những dải lụa màu trên bầu trời. Đây có thể coi là một trong những hình ảnh đẹp nhất của tự nhiên.

Cực quang không giới hạn riêng cho Trái Đất, thực vậy, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh cũng có cực quang, các cực quang được sinh ra do tương tác của các hạt trong gió mặt trời với từ trường của hành tinh, và vì thế chúng là rõ nét nhất ở các vĩ độ cao gần các cực từ. Vì lý do này, cực quang diễn ra ở Bắc bán cầu Trái Đất được gọi là bắc cực quang; và ở Nam bán cầu thì là nam cực quang.

Ở trên Mặt trời của chúng ta có các Vệt đen mặt trời (Sunspot)

Vết đen Mặt Trời là các khu vực tối trên bề mặt Mặt Trời. Độ sáng bề mặt của vết đen vào khoảng 1/4 độ sáng của những vùng xung quanh (độ sáng này là rất nguy hiểm đối với mắt người). Nguyên nhân xuất hiện vết đen là do nhiệt độ của chúng thấp hơn các vùng xung quanh (nhiệt độ vết đen vào khoảng 4000 đến 5000 K, theo định luật Stefan-Boltzmann, trong khi vùng xung quanh vào khoảng 6000 K), một hiện tượng gây ra bởi các biến đổi từ trường rất mạnh trên Mặt Trời. Trong quá trình phát triển, từ trường của vết đen cũng tăng dần. Chu kỳ xuất hiện vết đen vào khoảng xấp xỉ 11 năm.

auro-1

Vết đen thường xuất hiện thành từng nhóm đặc biệt là các nhóm đôi, từ trường của các nhóm đôi thường khác cực. Những vết đen rộng nhất, đường kính vào cỡ 104 km, tồn tại khoảng 2 tháng, còn hầu hết các vết đen chỉ tồn tại vài ngày sau đó được thay thế bởi các vết đen khác.
Sự phân bố vết đen chủ yếu tập trung trong phạm vi từ 8 độ đến 35 độ hai bên đường xích đạo của Mặt trời.

Vào ngày 15/3/2013, một vụ phun trào diễn ra gần đốm mặt trời 1692 (tên vết đen)

auro-2

aura-3

aura-4

Mời bạn xem video quay hiện tượng cực quang này dùng ống kính mắt cá


Mình rất thích video này nên mạn phép tải về và up lên đây, các bạn nếu thích có thể tải về xem.

Bạn có thể xem thêm video hiện tượng cực quang trái đất nhìn từ ISS.