Tuổi thọ của Trái Đất chúng ta đang ở là 4,5-4,6 tỷ năm. Hơn 6 tỷ con người đang ở trên bề mặt của một “quả cầu” với vô số điều kỳ lạ và “khó tin” xảy ra hàng ngày. Có rất nhiều thứ trên hành tinh này đã làm cho thế giới chúng ta trở thành một nơi thật sự tuyệt vời. Điều mà bạn có thể làm bây giờ là ngồi yên đấy và thưởng thức những điều kỳ thú đó qua bài Infographic dưới đây.Nguồn: infographicsarchive
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trái đất. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trái đất. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013
[Infographic] 50 sự thật khó tin về Trái Đất
Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013
CO2 trong không khí đạt mức cao kỷ lục trong vòng 3-5 triệu năm qua
Trạm quan sát khí tượng Mauna Loa Observatory ở Hawaii vừa công bố một vài con số về mức độ CO2 trong không khí, làm tăng thêm mối lo ngại của giới khoa học về sự ấm lên của toàn cầu. Theo dự đoán của họ thì sự tích tụ khí CO2 trong không khí đã đạt tới con số 400 ppm (Parts Per Million, tức 400 mg CO2/lít không khí), cao nhất tong khoảng thời gian từ 3-5 triệu năm trở lại đây.
Sự tích tụ CO2 trong không khí chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự ấm lên của toàn cầu, tạo ra hiệu ứng nhà kính, vốn là một vấn đề lớn của môi trường kể từ khi con người thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp. Theo dữ liệu của đài quan sát Mauna Loa từ năm 1958, mức CO2 lúc đó chỉ vào khoảng 317 ppm. Còn lượng CO2 trong không khí đo vào năm ngoái 2012 đã đạt 35,6 tỷ tấn, tăng 2,6% so với năm 2011 trước đó.
Mặc dù con số 400 ppm còn mang nhiều tính phỏng đoán nhưng vấn đề chỉ là thời gian, với cường độ phát triển và hoạt động công nghiệp nhiều như hiện nay thì không sớm thì muộn, con số này sẽ còn tăng cao thêm nữa. Người ta cho biết trái đất hiện đang ở trạng thái ấm nhất trong khoảng ít nhất là 11.300 năm trở lại đây và nó làm cho băng ở hai cực tan ra, làm cho mực nước biển dâng cao, bạn có thể đọc thêm các hậu quả do hiệu ứng nhà kính gây ra trên Wikipedia.
Nhãn:
co2
,
hiệu ứng nhà kính
,
không khí
,
môi trường
,
Tin tức - Sự kiện
,
Trái đất
Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013
Xem cực quang được quay bằng ống fisheye, 4 tiếng rút gọn trong 2 phút
Sơ lược lại về Cực quang, thì Cực quang là hiện tượng thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm, được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh (trong trường hợp này là Trái Đất). Các cực quang mạnh nhất thường diễn ra sau sự phun trào hàng loạt của Mặt Trời. Các dải sáng này liên tục chuyển động và thay đổi làm cho chúng trông giống như những dải lụa màu trên bầu trời. Đây có thể coi là một trong những hình ảnh đẹp nhất của tự nhiên.
Cực quang không giới hạn riêng cho Trái Đất, thực vậy, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh cũng có cực quang, các cực quang được sinh ra do tương tác của các hạt trong gió mặt trời với từ trường của hành tinh, và vì thế chúng là rõ nét nhất ở các vĩ độ cao gần các cực từ. Vì lý do này, cực quang diễn ra ở Bắc bán cầu Trái Đất được gọi là bắc cực quang; và ở Nam bán cầu thì là nam cực quang.
Ở trên Mặt trời của chúng ta có các Vệt đen mặt trời (Sunspot)
Vết đen Mặt Trời là các khu vực tối trên bề mặt Mặt Trời. Độ sáng bề mặt của vết đen vào khoảng 1/4 độ sáng của những vùng xung quanh (độ sáng này là rất nguy hiểm đối với mắt người). Nguyên nhân xuất hiện vết đen là do nhiệt độ của chúng thấp hơn các vùng xung quanh (nhiệt độ vết đen vào khoảng 4000 đến 5000 K, theo định luật Stefan-Boltzmann, trong khi vùng xung quanh vào khoảng 6000 K), một hiện tượng gây ra bởi các biến đổi từ trường rất mạnh trên Mặt Trời. Trong quá trình phát triển, từ trường của vết đen cũng tăng dần. Chu kỳ xuất hiện vết đen vào khoảng xấp xỉ 11 năm.
Vết đen thường xuất hiện thành từng nhóm đặc biệt là các nhóm đôi, từ trường của các nhóm đôi thường khác cực. Những vết đen rộng nhất, đường kính vào cỡ 104 km, tồn tại khoảng 2 tháng, còn hầu hết các vết đen chỉ tồn tại vài ngày sau đó được thay thế bởi các vết đen khác.
Sự phân bố vết đen chủ yếu tập trung trong phạm vi từ 8 độ đến 35 độ hai bên đường xích đạo của Mặt trời.
Vào ngày 15/3/2013, một vụ phun trào diễn ra gần đốm mặt trời 1692 (tên vết đen)
Mời bạn xem video quay hiện tượng cực quang này dùng ống kính mắt cáMình rất thích video này nên mạn phép tải về và up lên đây, các bạn nếu thích có thể tải về xem.Bạn có thể xem thêm video hiện tượng cực quang trái đất nhìn từ ISS.Video từ Fotograf Goran Strand
Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013
Chuyện gì sẽ xảy ra: Nếu Trái Đất tồn tại mà không có Mặt Trăng?
Xin chào các bạn, mình tên là Tí, em không cùng cha nhưng mà khác mẹ của anh Tèo. Lần trước anh Tèo có dịp lên Mặt Trăng du lịch, khi quay về ảnh kể cơ man là chuyện vui trên ấy, nào là được chị Hằng tiếp đãi hậu hĩnh rồi còn được tặng cho mấy chú thỏ ngọc xinh xắn. Mình thật là ganh tị! Không những thế, Tèo còn đặt câu hỏi cho mình mà anh ấy đã nghĩ ra khi nhìn về phía Trái Đất lúc ở Mặt Trăng:" Thế chú em có biết liệu chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất của chúng ta tồn tại mà không có Mặt Trăng không?" Vậy là mình tìm ngay tư liệu và trả lời ảnh, hôm nay mình xin chia sẻ những thứ mà mình đã sưu tầm được về sự ảnh hưởng của Mặt Trăng đến Trái Đất.
Thủy triều
Như các bạn biết, thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông... lên xuống trong một chu kỳ do sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt Trăng (phần chủ yếu) và từ các thiên thể khác như Mặt Trời (phần nhỏ) vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày. Nếu Mặt Trăng biến mất, thủy triều vẫn sẽ xảy ra nhưng nó sẽ chỉ phụ thuộc vào Mặt Trời, điều đó đồng nghĩ với việc triều dâng cao vào mỗi buổi giữa trưa, và diễn ra ở khắp mọi nơi. Sự thay đổi này làm ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt của ngư dân, sinh hoạt của con người... Ngoài ra, nó còn tác động tiêu cực đến các yếu tố trong lòng Trái Đất, kéo theo những trận động đất, núi lửa phun trào hỗn loạn.
Độ nghiêng của trục Trái Đất
Cũng theo những gì mà Tí tìm được thì Mặt Trăng là nhân tố giúp Trái đất ổn định độ nghiêng của nó trong suốt quá trình xoay quanh Mặt Trời. Trục tự quay của Trái Đất hoàn thành một chu kỳ trong khoảng 26.000 năm, Mặt Trăng giúp làm ổn định trục quay này, đưa đến sự ổn định của các vùng khí hậu trên Trái đất. Độ nghiêng trục quay của Trái Đất hiện dao động trong khoảng từ 22-25 độ, nếu như không có Mặt Trăng thì trục sẽ dịch chuyển một góc lên đến 85 độ.
Sự thay đổi lớn như vậy sẽ khiến hai cực Địa Cầu lần lượt xuất hiện sự biến đổi khí hậu rõ rệt và nhanh chóng. Cuộc sống trên hành tinh của chúng ta sẽ có một bộ mặt khác hoàn toàn với các chu kỳ di trú và vòng ngày - đêm ngắn hơn, các loài sinh vật khó lòng phát triển được. May mắn là dao động này không xảy ra tức thời mà phải trải qua thời gian nhiều triệu năm, do đó nếu Mặt Trăng đột nhiên biến mất thì anh em Tí-Tèo và các bạn vẫn sống sót (trước khi mấy cái thiên tai mà mình nói ở phần trên xảy ra).
Động đất, núi lửa
Ahhhh!!! Đang gõ phím thì chỗ Tí ngồi rung lắc, chui ngay xuống gầm bàn. Ai dè xe tải hạng năng nó chạy qua làm rung nền đất. Làm nhỏ tưởng động đất.À mà các bạn ơi, Mặt Trăng cũng góp phần tạo nên các trận động đất nữa đấy. Các nhà địa chấn học của Trung tâm nghiên cứu nguyên tử Bhabba (Ấn Độ) từng phát hiện các hoạt động núi lửa tăng mạnh khi mặt trăng đến gần Trái Đất và khi Trăng tròn. Họ cũng tìm được các dữ liệu cho thấy các cơn địa chấn lớn xảy ra nhiều hơn khi trăng tròn xuất hiện trùng với thời điểm nó vừa di chuyển tới điểm gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo. Lúc đó, động đất có thể đạt đến cường độ 6 độ Richter.
Bên cạnh đó, hiện tượng động đất được cho là thay đổi trong thời gian 24 giờ và xuất hiện nhiều vào ban đêm hơn là ban ngày. Theo đó, số lượng động đất giảm dần trong ngày và đạt mức tối thiểu vào buổi trưa (từ 3 đến 4 giờ chiều) và sau đó tăng dần cho đến nửa đêm. Kiểu này chắc bọn mình chui xuống gầm bàn ngủ cho chắc, nhớ đem theo máy tính bảng hay smartphone để có gì còn cập nhật status. Vậy là nếu không có Mặt Trăng, Trái Đất sẽ được bình yên hơn một xíu đấy nhỉ!
Các yếu tố khác
Ngoài những tác động của Mặt Trăng đối với Trái Đất mà Tí nói ở trên, vẫn còn nhiều yếu tố khác như: toán học, nghệ thuật, âm lịch hay ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Nếu không có Mặt Trăng thì sẽ không bao giờ có những bài thơ, bài hát có liên quan đến Trăng; sẽ không còn Trăng để ngắm; không còn Nguyệt Thực, Nhật Thực... còn nhiều lắm! Tuy nhiên bài viết này Tí chỉ nói đến sự ảnh hưởng của Mặt Trăng đối với Quả Địa Cầu thôi.
Mình xin hết ạ!
Bài viết có tham khảo các nguồn:
http://news.discovery.com/earth/weather-extreme-events/blog-what-if-the-moon-disappeared-130425.htm
http://www.astronomytoday.com/astronomy/earthmoon.html
http://www.thehindu.com/sci-tech/science/earthquake-counts-go-up-as-moon-comes-closer-baarc/article842579.ece
http://vi.wikipedia.org/wiki/
Nhãn:
chuyện gì sẽ xảy ra
,
động đất
,
Khoa học
,
Mặt trăng
,
núi lửa
,
ổn định độ nghiêng
,
Thủy triều
,
Trái đất
,
trục quay
,
Trục tự quay của Trái Đất
Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013
[Video] Phi hành gia trên trạm ISS chia sẻ kinh nghiệm chụp ảnh trong không gian
Chỉ huy trưởng trạm vũ trụ quốc tế ISS, Chris Hadfield đang khá bận rộn với việc chụp ảnh Trái đất từ trạm ISS trong vài tháng vừa qua. Ông đã cho chúng ta thấy được hình ảnh những thành phố nhìn từ độ cao 400km, nhưng trong một bức ảnh mới chụp gần đây, Chris Hadfield đã giới thiệu một thứ khác biệt, đó là vẻ đẹp của chân trời với Mặt trăng đang dần mọc lên từ mảng tối của Trái đất. Chúng ta không rõ là các thành phố trong ảnh là ở đâu, nhưng Hadfield cho biết rằng đó là vùng Đông Nam nước Mỹ (xem ảnh lớn bên dưới bài).
Trong thời gian qua, Hadfield không chỉ chụp rất nhiều ảnh mà ông còn thực hiện các video chia sẻ về cuộc sống trên trạm ISS, và trong video mới nhất ông đã mô tả lại việc chụp ảnh trái đất từ không gian. Theo bạn thì có bí mật gì không? Đừng nghĩ xa quá, vì ông chỉ cần một chiếc máy ảnh đủ ngon và một ống kính khổng lồ.
Hadfield chủ yếu dùng một chiếc máy ảnh Nikon DSLR (có thể là D4) cùng với ống kính 400mm. Bộ này khá là nặng, nhưng nhờ tình trạng không trọng lực cho nên Hadfield không cần phải vác máy trên vai hay là phải tập tạ để mà có thể nâng máy lên chụp. Chiếc máy ảnh trôi lơ lửng phía trước Hadfield và ông chỉ cần với tay lấy nó và chụp ảnh khi muốn. Thậm chí Hadfield còn cho biết ông có đem theo bộ máy ảnh này trong lúc đi bộ ngoài không gian. Hy vọng chúng ta sẽ sớm được chiêm ngưỡng những hình ảnh do Chris Hadfield chụp. Còn bây giờ thì mời các bạn xem đoạn video của ông.
Nhãn:
Chris Hadfield
,
ISS
,
Khoa học
,
không gian
,
Mặt trăng
,
Trái đất
,
trạm ISS
,
trạm vũ trụ quốc tế
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)