Hiển thị các bài đăng có nhãn mặt trời. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn mặt trời. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Apple chuẩn bị xây dựng một trang trại mặt trời công suất 18-20 MW ở Nevada, Mỹ

Apple_trang_trai_mat_troi
Một trang trại mặt trời mà Apple từng xây dựng trước đây

Theo trang GigaOM, Apple đang lên kế hoạch xây dựng một trang trại năng lượng mặt trời rộng 137 hecta kế bên trung tâm dữ liệu của hãng ở Reno, Nevada, Mỹ. Trang trại này có khả năng cung cấp 18 đến 20 megawatt điện, tương tự như công suất của trang trại tại Bắc California cũng do Apple sở hữu, tuy nhiên nó sẽ sử dụng một công nghệ khác. Thay vì chỉ sử dụng các tấm pin mặt trời truyền thống, Apple sẽ trang bị thêm cho cơ sở của mình nhiều tấm gương có tác dụng hội tụ ánh sáng vào tấm thu năng lượng, nhờ đó lượng điện tạo ra sẽ nhiều hơn. Apple tiết lộ thêm rằng trang trại của mình ở Nevada không chỉ cấp điện cho trung tâm dữ liệu của hãng mà nó cũng sẽ được hòa vào lưới điện của địa phương. Việc lắp đặt và thi công sẽ do công ty SunPower thực hiện. Cho đến khi công trình này hoàn thành, Apple vẫn sẽ tiếp tục sử dụng địa nhiệt điện do các nhà máy xung quanh cung cấp.


Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Xem cực quang được quay bằng ống fisheye, 4 tiếng rút gọn trong 2 phút

aurora

Sơ lược lại về Cực quang, thì Cực quang là hiện tượng thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm, được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh (trong trường hợp này là Trái Đất). Các cực quang mạnh nhất thường diễn ra sau sự phun trào hàng loạt của Mặt Trời. Các dải sáng này liên tục chuyển động và thay đổi làm cho chúng trông giống như những dải lụa màu trên bầu trời. Đây có thể coi là một trong những hình ảnh đẹp nhất của tự nhiên.

Cực quang không giới hạn riêng cho Trái Đất, thực vậy, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh cũng có cực quang, các cực quang được sinh ra do tương tác của các hạt trong gió mặt trời với từ trường của hành tinh, và vì thế chúng là rõ nét nhất ở các vĩ độ cao gần các cực từ. Vì lý do này, cực quang diễn ra ở Bắc bán cầu Trái Đất được gọi là bắc cực quang; và ở Nam bán cầu thì là nam cực quang.

Ở trên Mặt trời của chúng ta có các Vệt đen mặt trời (Sunspot)

Vết đen Mặt Trời là các khu vực tối trên bề mặt Mặt Trời. Độ sáng bề mặt của vết đen vào khoảng 1/4 độ sáng của những vùng xung quanh (độ sáng này là rất nguy hiểm đối với mắt người). Nguyên nhân xuất hiện vết đen là do nhiệt độ của chúng thấp hơn các vùng xung quanh (nhiệt độ vết đen vào khoảng 4000 đến 5000 K, theo định luật Stefan-Boltzmann, trong khi vùng xung quanh vào khoảng 6000 K), một hiện tượng gây ra bởi các biến đổi từ trường rất mạnh trên Mặt Trời. Trong quá trình phát triển, từ trường của vết đen cũng tăng dần. Chu kỳ xuất hiện vết đen vào khoảng xấp xỉ 11 năm.

auro-1

Vết đen thường xuất hiện thành từng nhóm đặc biệt là các nhóm đôi, từ trường của các nhóm đôi thường khác cực. Những vết đen rộng nhất, đường kính vào cỡ 104 km, tồn tại khoảng 2 tháng, còn hầu hết các vết đen chỉ tồn tại vài ngày sau đó được thay thế bởi các vết đen khác.
Sự phân bố vết đen chủ yếu tập trung trong phạm vi từ 8 độ đến 35 độ hai bên đường xích đạo của Mặt trời.

Vào ngày 15/3/2013, một vụ phun trào diễn ra gần đốm mặt trời 1692 (tên vết đen)

auro-2

aura-3

aura-4

Mời bạn xem video quay hiện tượng cực quang này dùng ống kính mắt cá


Mình rất thích video này nên mạn phép tải về và up lên đây, các bạn nếu thích có thể tải về xem.

Bạn có thể xem thêm video hiện tượng cực quang trái đất nhìn từ ISS.



Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Tàu Opportunity được tìm thấy ở chế độ dự phòng sau khi giai đoạn ngừng liên lạc kết thúc

NASA-Opportunity-Rover-580x317


Đầu tháng 05 này, NASA đã chính thức kết thúc giai đoạn ngừng liên lạc với các tàu vũ trụ khám phá sao Hoả do hiện tượng giao hội giữa hành tinh đỏ và Mặt Trời. Và các nhà khoa học của NASA đã tìm thấy Opportunity đang ở chế độ standby (dự phòng) trong lúc đang thực hiện chuyến đi khám phá bằng camera thường ngày trên hành tinh đỏ. Trong giai đoạn tạm ngừng liên lạc, Opportunity đã tự đưa về chế độ dự phòng (hay còn gọi là chế độ tự động) để có thể cân bằng được năng lượng và lịch trình truyền thông tin, đồng thời chờ lệnh mới từ Trái đất.


NASA đã tìm thấy Opportunity từ ngày 27/04 và hiện đã chuẩn bị các câu lệnh mới để đưa chiếc tàu tự hành này trở về chế độ làm việc bình thường. Thật ra khoảng thời gian mà tàu Opportunity hoạt động ở chế độ dự phòng không lâu như NASA dự kiến. Nó chỉ phải chuyển sang chế độ này từ ngày 22/04, dù trước đó NASA cho rằng họ sẽ có kỳ nghỉ bắt buộc kéo dài từ 17-21 ngày.


Opportunity đã chính thức nối lại liên lạc với Trái đất từ hôm 30/04, còn tàu Curiosity thì chậm hơn một ngày, vào 01/05. Việc nối lại liên lạc sẽ giúp các nhà khoa học nhận được những thông tin mà 2 chiếc tàu này ghi nhận được trong khoảng thời gian không thể “giao tiếp” với nhau.