Hiển thị các bài đăng có nhãn 3g. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 3g. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

Google tiết lộ "Project Loon" - Dự án mang Internet đến với toàn cầu bằng bóng bay

Screen Shot 2013-06-15 at 10444 PM

Phòng thí nghiệm bí mật Google X của Google - là nơi nghiên cứu và phát triển các dự án bí mật - mới đây đã tiếp tục cho ra lò một dự án đầy tiềm năng khác, có tên là "Project Loon". Về cơ bản, có thể hiểu "Project Loon" là dự án dùng các quả bóng bay để đưa Internet đến với người dùng ở các vùng miền khác nhau trên toàn thế giới. Vậy tại sao lại chọn các quả bóng lớn mà không phải là một vật nào khác? Google cho rằng bóng luôn có giá thành vô cùng rẻ, không những thế nó còn có thể bay lơ lửng ở một độ cao thích hợp - yếu tố cần thiết để mang Internet đến với những vùng có vị trí địa lý khó khăn trong việc lắp đặt các trạm phát mạng.

Nói về "Project Loon", cũng tương tự như xe không người lái, dự án này cũng chỉ mới ở giai đoạn "sơ khai" và cần một thời gian dài để hoàn thiện nó. Tuy nhiên, Google cho biết họ đã xây dựng thành công hệ thống điều khiển, và nói rằng các quả bóng này sẽ có thể bay lên cao khoảng 18.288m (tức cao hơn gấp đôi so với độ cao lý tưởng khi máy bay bay trên trời). Bên cạnh đó, Google tiết lộ họ đã phải sử dụng rất nhiều thuật toán và các phép tính cực kỳ phức tạp để đảm bảo rằng các quả bóng bay này có thể bay ổn định ở những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi gió và ánh nắng mặt trời.

Đề cập đến tốc độ, Google hứa hẹn các quả bóng này có thể mang Internet đến với toàn bộ người dùng ở dưới mặt đất với tốc độ nhanh gấp đôi so với mạng 3G hiện nay, và thậm chí nó còn nhanh hơn 3G khi được phát triển hơn nữa.

Cuối cùng, tập đoàn công nghệ Mỹ nhấn mạnh rằng các quả bóng trong "Project Loon" sẽ chỉ tương tác với dụng những ăng ten chuyên biệt, và tất nhiên người dùng không thể dùng smartphone/tablet để kết nối như WiFi thông thường. Bởi vậy, khi "Project Loon" hoàn tất, Google hy vọng sẽ có thể hợp tác tốt đẹp với những nhà cung cấp Internet nhằm thiết lập riêng một trạm thu sóng hay các ăng-ten chỉ dành riêng cho "Project Loon", nhằm chuyển tín hiệu sóng đặc biệt từ "bóng bay" đến với người dùng cuối.

Được biết, "Project Loon" đã được Google tiến hành thử nghiệm từ hai năm trước, tuy nhiên đến bây giờ hãng mới bắt đầu đưa vào thí nghiệm thực tế với quy mô lớn tại New Zealand. Trong tương lai, hãng hy vọng sẽ tiếp tục thử nghiệm "Project Loon" nhiều hơn nữa tại nhiều quốc gia và vùng miền khác nhau.




Google tiết lộ "Project Loon" - Dự án mang Internet đến với toàn cầu bằng bong bóng

Screen Shot 2013-06-15 at 10444 PM

Phòng thí nghiệm bí mật Google X của Google - là nơi nghiên cứu và phát triển các dự án bí mật - mới đây đã tiếp tục cho ra lò một dự án đầy tiềm năng khác, có tên là "Project Loon". Về cơ bản, có thể hiểu "Project Loon" là dự án dùng các quả bóng bay để đưa Internet đến với người dùng ở các vùng miền khác nhau trên toàn thế giới. Vậy tại sao lại chọn các quả bóng lớn mà không phải là một vật nào khác? Google cho rằng bóng luôn có giá thành vô cùng rẻ, không những thế nó còn có thể bay lơ lửng ở một độ cao thích hợp - yếu tố cần thiết để mang Internet đến với những vùng có vị trí địa lý khó khăn trong việc lắp đặt các trạm phát mạng.

Nói về "Project Loon", cũng tương tự như xe không người lái, dự án này cũng chỉ mới ở giai đoạn "sơ khai" và cần một thời gian dài để hoàn thiện nó. Tuy nhiên, Google cho biết họ đã xây dựng thành công hệ thống điều khiển, và nói rằng các quả bóng này sẽ có thể bay lên cao khoảng 18.288m (tức cao hơn gấp đôi so với độ cao lý tưởng khi máy bay bay trên trời). Bên cạnh đó, Google tiết lộ họ đã phải sử dụng rất nhiều thuật toán và các phép tính cực kỳ phức tạp để đảm bảo rằng các quả bóng bay này có thể bay ổn định ở những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi gió và ánh nắng mặt trời.

Đề cập đến tốc độ, Google hứa hẹn các quả bóng này có thể mang Internet đến với toàn bộ người dùng ở dưới mặt đất với tốc độ nhanh gấp đôi so với mạng 3G hiện nay, và thậm chí nó còn nhanh hơn 3G khi được phát triển hơn nữa.

Cuối cùng, tập đoàn công nghệ Mỹ nhấn mạnh rằng các quả bóng trong "Project Loon" sẽ chỉ tương tác với dụng những ăng ten chuyên biệt, và tất nhiên người dùng không thể dùng smartphone/tablet để kết nối như WiFi thông thường. Bởi vậy, khi "Project Loon" hoàn tất, Google hy vọng sẽ có thể hợp tác tốt đẹp với những nhà cung cấp Internet nhằm thiết lập riêng một trạm thu sóng hay các ăng-ten chỉ dành riêng cho "Project Loon", nhằm chuyển tín hiệu sóng đặc biệt từ "bóng bay" đến với người dùng cuối.

Được biết, "Project Loon" đã được Google tiến hành thử nghiệm từ hai năm trước, tuy nhiên đến bây giờ hãng mới bắt đầu đưa vào thí nghiệm thực tế với quy mô lớn tại New Zealand. Trong tương lai, hãng hy vọng sẽ tiếp tục thử nghiệm "Project Loon" nhiều hơn nữa tại nhiều quốc gia và vùng miền khác nhau.




Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

[Computex 2013] ASUS giới thiệu Fonepad Note: màn hình 6", độ phân giải 1080p, CPU lõi kép 1,6GHz

DSC_0376_575px

Tại triễn lãm Computex 2013 diễn ra vào hôm nay, ASUS đã chính thức cho ra mắt chiếc tablet Android hoàn toàn mới của hãng, mang tên Fonepad Note. Do đây là sản phẩm thuộc dòng Fonepad, nên nó cũng có chức năng nghe gọi và truyền tải dữ liệu qua mạng 3G, cho tốc độ DC-HSPA+ (không có LTE). Một số thông tin khác về cấu hình phần cứng của máy như: màn hình 6", độ phân giải 1080p, sử dụng công nghệ hiển thị Super IPS+, máy dùng CPU của Intel, Atom Z2560, lõi kép, xung nhịp 1,6GHz, RAM 2GB, camera chính 8MP, camera phụ 1,2MP, chạy Android 4.0. Ngoài ra, máy cũng được trang bị bút stylus, và theo lời của CEO ASUS, công ty sẽ phát triển nhiều phần mềm nhằm tận dụng tối đa lợi thế của chiếc bút cảm ứng được tích hợp sẵn này. Vẫn chưa có giá và ngày bán cụ thể của Fonepad Note.

DSC_0383_678x452

Còn cập nhật hình ảnh...


Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

[Hướng dẫn] Kết nối 3G trên máy tính Windows 8 có WWAN chỉ trong 7 nốt nhạc

WWAN (2)

Việc sử dụng 3G đã rất phổ biến ở nước ta, do đó không chỉ riêng điện thoại di động thì máy tính bảng và máy tính xách tay cũng có rất nhiều sản phẩm được trang bị kết nối này. Tuy nhiên, việc thiết lập kết nối 3G trên máy tính, đặc biệt là máy tính Windows không hề đơn giản như trên điện thoại hoặc máy tính bảng chạy iOS hoặc Android. Trước đây, với các phiên bản Windows 7 hoặc cũ hơn, nếu có kết nối WWAN (có khe cắm SIM) thì khi kết nối mạng 3G chúng ta phải sử dụng phần mềm quản lý đi kèm của nhà sản xuất, nhưng rất may là kể từ Win8 trở đi, Microsoft đã tích hợp sẵn chức năng tạo kết nối 3G nếu máy bạn có WWAN, rất đơn giản chỉ trong vòng 7 nốt nhạc.

Đầu tiên, mở mục kết nối mạng (kết nối WiFi, LAN) trên máy của bạn, ở trên sẽ có mục Mobile Broadband, cho biết máy tính của bạn có khe cắm SIM và xài được 3G. Kiểm tra xem đã gắn SIM chưa.

WWAN

Bước 2: Sau khi gắn SIM xong, chờ một chút thì máy sẽ tự bắt sóng di động, ở đây mình dùng thử SIM Mobifone.

WWAN (1)

Bước 3: Chọn kết nối của Mobifone, lúc này sẽ hiện ra bảng thông báo để chúng ta kết nối 3G. Thông thường thì APN sẽ được lưu sẵn trong SIM, bạn chỉ cần Connect là xong, còn nếu không thì mục APN ở dưới sẽ bị trống, chỉ cần tự điền vào là xong.

WWAN (6)

Bước 4: Bấm Next, chờ vài giây để mạng được kết nối.

connecting

Bước 5 & 6: Khi đã kết nối thì sẽ có chữ Connected để báo cho chúng ta biết. Bạn cũng có thể chỉ chuột vào biểu tượng kết nối mạng ở góc dưới màn hình để xem mình có kết nối internet hay không (Internet Acces).

WWAN (4)

WWAN (8)
Đã có kết nối mạng

Bước 7: Nếu muốn, bạn có thể nhấn chọn kết nối Mobifone ở trên để kiểm tra xem ước lượng dung lượng data đã sử dụng.

WWAN (5)

Chúc các bạn thành công.

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Nielsen công bố mức hài lòng của người dùng Việt Nam về công nghệ 3G

3

Sáng nay mình có đi tham gia buổi tọa đàm công bố kết quả cuộc khảo sát mức độ hài lòng của người dùng về dịch vụ 3G tại ba thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Lần lượt đại diện của Nielsen, Qualcomm, Huawei đã có bài trình bày về 3G cũng như chiến lược phát triển, đáng chú ý có phần công bố những con số thu được sau cuộc khảo sát với 800 người tại ba TP lớn do Nielsen thực hiện. Mình xin tóm tắt và chia sẻ những ý chính, được cho là quan trọng với người dùng 3G hiện nay.
  • Tỉ lệ dùng 3G tiếp tục tăng cao
  • Người dùng lạc quan về tương lai 3G
  • 48% người được hỏi tự tin cho rằng 3G có thể thay thế ADSL
  • Điện thoại di động là thiết bị được dùng để truy cập 3G nhiều nhất
  • Truyền miệng là nguồn thông tin tác động lớn nhất tới việc chọn mua điện thoại
  • Người dùng chủ yếu chọn gói cước dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu cho 3G
  • Năm 2013, chỉ số hài lòng giảm xuống 64 trên thang điểm 100 (2011 là 71/100)
  • Người dùng hài lòng về độ rộng phủ sóng nhưng chưa hài lòng về tốc độ 3G
  • Về phía nhà mạng, người dùng muốn thêm những chương trình khuyến mãi
  • Khoảng thời gian 2011-2012, tỉ lệ dùng 3G tăng tới 5 lần
  • 3G đang có vai trò ngày một quan trọng hơn
  • 3G được dùng nhiều ở nhà, quán cà phê và ngoài trời
  • Đọc tin, tìm thông tin là hoạt động dùng tới 3G nhiều nhất, thứ hai là dùng mạng xã hội
  • Đại diện Viettel, Vinaphone thừa nhận sóng 3G trong toà nhà kém và là ưu tiên khắc phục
Cuối buổi tọa đàm, ông thứ trưởng bộ thông tin và truyền thông có chia sẻ một số thông tin rất quan trọng về chiến lược viễn thông trong tương lai gần. Theo đó, bộ này đang xem xét sẽ bắt đầu cấp phép hoạt động với mạng 4G LTE tốc độ cao vào năm 2015 bởi ở thời điểm hiện tại, các nhà mạng chưa khai thác hết hiệu quả của 3G. Bên cạnh đó, Việt Nam sẽ bắt đầu áp dụng việc thay đổi nhà mạng mà không đổi số điện thoại bắt đầu vào năm 2017. Như vậy, dù thị trường có nhiều điện thoại với 4G LTE tích hợp sẵn nhưng ít nhất tới năm 2015 mới có thể bắt đầu sử dụng được.