Hiển thị các bài đăng có nhãn Châu Âu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Châu Âu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

Microsoft thua kiện một công ty truyền hình ở Anh trong vụ án bản quyền thương hiệu SkyDrive

SkyDrive_vs_BSky_B_Sky
Một toà án ở Anh mới đây đã đưa ra phán quyết rằng cái tên SkyDrive của Microsoft vi phạm bản quyền thương hiệu do British Sky Broadcasting Group (gọi tắt là BSkyB, hoặc Sky), một công ty truyền hình vệ tinh tại Anh. Chữ "Sky" mà BSkyB sở hữu được áp dụng cho các phần mềm và phương thức truyền thông kĩ thuật số, chính vì thế Toà Dân Sự Tối cao Anh Quốc đã tuyên phần thắng thuộc về Sky. Quyết định của tòa có hiệu lực trên toàn Liên minh Châu Âu và nó có thể buộc Microsoft phải trả tiền cho công ty truyền thông này nếu muốn tiếp tục sử dụng cái tên SkyDrive. Trong tình huống xấu nhất, Microsoft sẽ phải đổi tên dịch vụ lưu trữ trực tuyến của mình nếu hãng muốn nó được tiếp tục hoạt động ở Châu Âu.

Theo thông lệ của các vụ án dân sự, nhiều khả năng Microsoft sẽ tiến hành thương lượng với BSkyB để có thể sử dụng thương hiệu SkyDrive ở Châu Âu. Tuy nhiên, Microsoft không phải lúc nào cũng muốn chi tiền. Hồi năm ngoái, sau vụ án với tập đoàn Metro AG xoay quanh chữ "Metro" dùng để chỉ giao diện trong Windows 8, Microsoft đã quyết định bỏ luôn cái tên này và chỉ gọi phong cách thiết kế mới là "Moden" (hiện đại) hoặc "Windows 8 app" (app dành cho Windows 8).

Ở vụ án lần này, cũng có khả năng Sky sẽ không đồng ý thỏa thuận với Microsoft bởi họ cũng sở hữu một số dịch vụ nền đám mây của riêng mình, trong số đó có một dịch vụ mang tên Sky Store & Share để người dùng lưu trữ tập tin, hình ảnh và sự kiện lịch. Có thể dễ dàng thấy rằng nó không khác mấy so với các tính năng mà SkyDrive cung cấp.


Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Châu Âu bắt đầu điều tra Google với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền, có liên quan đến Android

Google_doc_quyen_Chau_Au

Theo một số tài liệu mà trang Financial Times có được, Ủy ban Châu Âu (EC) đã bắt đầu quá trình điều tra Google vì nghi ngờ hãng này vi phạm luật chống độc quyền. Đơn kiện Google được liên minh FairSearch bao gồm Microsoft, Nokia, Oracle và 12 công ty khác nộp lên tòa hồi tháng Tư vừa qua. Họ cáo buộc hãng tìm kiếm lớn nhất thế giới đã cung cấp bản quyền Android cho các nhà sản xuất smartphone với giá "thấp hơn chi phí". Google cũng bị nghi ngờ là đã yêu cầu các hãng làm smartphone hoãn việc ra mắt những thiết bị dựa trên hệ điều hành đối thủ hoặc có cài sẵn những dịch vụ di động cạnh tranh với Google. Chưa hết, EC cũng sẽ điều tra xem liệu Google có thỏa thuận gì với các OEM về việc cài sẵn và bố trí những phần mềm của hãng (ví dụ như YouTube, Google Maps, Gmail) trên các điện thoại Android hay không.

Phản hồi lại vấn đề này, Google nói rằng "Android là một nền tảng mở giúp thúc đẩy tính cạnh tranh. Các hãng làm điện thoại, nhà mạng và người tiêu dùng có thể tự quyết định cách sử dụng Android, bao gồm cả việc chọn những ứng dụng mà họ muốn dùng". Trong thời gian tới, EC sẽ gửi bảng câu hỏi đến các bên có liên quan để điều tra xem Google có thật sự vi phạm như cáo buộc của FairSearch hay không. Nếu Google bị tuyên là có tội, hãng có thể bị phạt đến 10% doanh thu trên toàn cầu.

Ngoài vụ việc với Android, trước đây Google cũng từng bị EC điều tra về việc vi phạm luật chống độc quyền đối với công cụ tìm kiếm của mình. Vụ này đã gần đi đến kết thúc khi Google chấp nhận đưa vào trang web của mình các đường link từ những đối thủ và sẽ trình bày chỉ mục tìm kiếm rõ ràng hơn.

Xem thêm: FairSearch là ai và vì sao họ rất ghét Google


Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Financial Times: Ủy ban Châu Âu điều tra Apple vì chiến lược cạnh tranh không lành mạnh với iPhone

[IMG]

Ủy ban Châu Âu (EC) hiện đang tiến hành điều tra việc kinh doanh iPhone của Apple vì nghi ngờ hãng này đã cạnh tranh không lành mạnh. Tờ Financial Times nói rằng tính đến thời điểm hiện tại, EC vẫn chưa chính thức mở vụ án, họ chỉ mới gửi một bản câu hỏi dài 9 trang đến nhiều nhà mạng ở Châu Âu mà thôi. Bảng câu hỏi này dùng để xem liệu Apple có áp đặt giới hạn nào đối với các hãng viễn thông hay không, chẳng hạn như yêu cầu về số lượng máy ít nhất trong một đơn đặt hàng, điều khoản đảm bảo iPhone sẽ không bao giờ chịu mức trợ giá thấp hơn các smartphone khác, ràng buộc về chi phí tiếp thị... EC muốn biết tất cả những thông tin kể trên, dù cho nó có trong hợp đồng hay là thỏa thuận miệng.

EC còn muốn biết thêm rằng liệu Apple có sử dụng biện pháp kĩ thuật nào để hạn chế sự tương thích của iPhone 5 với các mạng 4G hay không bởi trong bảng câu hỏi có ghi như sau: "Có một số dấu hiệu cho thấy một vài tính năng kĩ thuật nhất định trên một số sản phẩm Apple đã bị vô hiệu hóa ở các nước thuộc liên minh Châu Âu. Nếu sự tồn tại của các hạn chế này là có thật, nó sẽ cấu thành tội vi phạm luật chống độc quyền".

Hồi đầu năm nay, tờ New York Times cũng từng cho biết rằng một nhà mạng Châu Âu đang nộp hợp đồng chi tiết giữa họ với Apple lên Ủy ban sau khi họ phàn nàn về "chiến lược không công bằng của Apple". Vào thời điểm đó, người phát ngôn của EC nói họ đang "giám sát" Apple và sẽ can thiệp nếu có các bằng chứng cho thấy Apple đã làm tổn hại đến lợi ích của người tiêu dùng. Tuy nhiên, người này nhận xét rằng sự canh tranh ở Châu Âu vẫn diễn ra bình thường và bằng chứng là sự lớn mạnh của Samsung cũng như Android. Apple thì nói họ hoàn toàn tuân theo luật của EU.

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

Ủy ban Châu Âu cảnh cáo Motorola vì lạm dụng bản quyền cơ bản để kiện Apple

[IMG]

Ủy ban Châu Âu (EC) mới đây đã cáo buộc Motorola Mobility lạm dụng các bằng sáng chế cơ bản liên quan đến kết nối GPRS để kiện Apple ở Đức. Trước đây Motorola cam kết sẽ cấp phép sử dụng những bản quyền này theo công ước FRAND (công bằng, hợp lý và không phân biệt đối xử), Apple cũng đã tự nguyện kí vào bản thỏa thuận với chi phí do tòa án Đức quyết định. Tuy nhiên, Motorola vẫn muốn tìm kiếm lệnh cấm bán đối với các sản phẩm Apple tại đây và Ủy ban Châu Âu tin rằng động thái này đã làm tổn hại đến quyền lợi của người tiêu dùng. Cũng cần phải nói thêm rằng cáo buộc trên chỉ mới là kết quả điều tra sơ bộ nên Motorola vẫn có quyền nộp đơn kháng cáo.

Trong thông cáo báo chí liên quan đến vụ án, Phó chủ tịch Joaquín Almunia của EC phát biểu như sau: "Tôi nghĩ rằng các công ty nên dành cho thời gian cho việc cách tân và cạnh tranh bằng những điểm tốt mà sản phẩm của họ mang lại - không phải bằng cách sử dụng trái phép quyền sở hữu trí tuệ để trì hoãn đối thủ đến mức ảnh hưởng đến sự cách tân và lựa chọn của người dùng".

Đây là lần thứ hai Apple được Ủy ban Châu Âu ủng hộ trong những vụ án pháp lý liên quan đến bằng sáng chế cơ bản và công ước FRAND. Trước đó, vào tháng 1/2012, Ủy ban đã điều tra Samsung vì nghi ngờ hãng này từ chối cấp quyền sử dụng các bản quyền 3G cơ bản cho Apple. Samsung sau đó rút lại yêu cầu cấm bán thiết bị Apple ở Đức, Anh, Pháp, Ý và Hà Lan để không bị EC điều tra sâu hơn.