Hôm qua khi Intel giới thiệu Haswell, thế hệ Core i thứ 4, nhiều người đã có cùng câu hỏi là làm cách nào nhanh nhất để phân biệt một máy tính sử dụng chip Haswell so với những máy tính dùng chip thế hệ cũ, ví dụ Ivy Bridge hoặc Sandy Bridge. Câu trả lời của phía Intel đó là để ý vào cái logo thương hiệu Core i dán trên máy thì chúng ta có thể nhanh chóng nhận ra được chiếc máy đó đang dùng CPU thế hệ nào. Một điểm thú vị là Intel cũng đã áp dụng ngôn ngữ "thiết kế phẳng" trong việc tạo ra logo Core i thế hệ 4 này, chúng ta không còn thấy đồ họa 3D nữa mà thay vào đó là kiểu thiết kế 2D. Đây là một cách nhận diện thương hiệu nhanh khá thú vị nên mình cũng xin chia sẻ với các bạn cách phân biệt như sau.
Logo của Intel Core i đời đầu tiên, Clarkdale:
Logo của Core i thế hệ 2, Sandy Bridge:
Logo của Ivy Bridge, thế hệ Core i thứ 3 giống hệt với thế hệ 2:
Logo của Haswell. Một điểm thú vị là Intel cũng đã áp dụng ngôn ngữ "thiết kế phẳng" trong việc tạo ra logo Core i thế hệ 4 này, chúng ta không còn thấy đồ họa 3D nữa mà thay vào đó là kiểu thiết kế 2D.Haswell có thiết kế phẳng chứ không còn 3 chiều như các logo cũ
Tương tự, phía AMD cũng thay đổi logo theo từng đời APU để tạo sự nhận diện thương hiệu cho khách hàng phân biệt:
Logo của APU đời đầu tiên, Llano ra mắt năm 2011:
Logo của APU thế hệ 2, Trinity ra mắt năm 2012:
Logo của APU năm nay, Richland ra mắt 6/2013:
Hiển thị các bài đăng có nhãn Core i. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Core i. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013
Phân biệt các đời CPU Intel và APU AMD qua logo thương hiệu
Nhãn:
Clarkdale
,
Core i
,
CPU
,
Haswell
,
Intel
,
Ivy Bridge
,
Máy tính
,
Máy tính Windows
,
Sandy Bridge
,
TIN TỨC - GIỚI THIỆU
Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013
Intel giới thiệu dòng chip xử lý Core i thế hệ 4 - Haswell cho thị trường Việt Nam
Hôm nay 18/6, Intel đã tổ chức buổi giới thiệu chính thức dòng vi xử lý Core i thế hệ thứ 4 tên mã Haswell của mình cho thị trường Việt Nam, buổi ra mắt diễn ra ở tòa nhà Bitexco Financial Tower ở TP. Hồ Chí Minh với chủ đề "Nhân tố 4 - Thay đổi thế giới số". Chip Core i thế hệ 4 được sản xuất theo tiến trình 22nm và ứng dụng vi kiến trúc mới của Intel theo qui trình Tick-Tock*. Chip Haswell được Intel thiết kế cho nhiều dạng thiết bị (form factor) trong đó có PC, Ultrabook, máy tính tất cả trong một và thiết kế tất cả trong một. Intel cho biết những ultrabook sử dụng chip Haswell sẽ có thời gian dùng pin lên tới 9 tiếng và giảm 50% tiêu thụ pin khi xử lý các công việc nặng so với Core i thế hệ trước.
Trước buổi Intel giới thiệu Haswell, các hãng công nghệ đối tác của họ như Asus, MSI, Gigabyte, HP, Dell, Toshiba... cũng đã giới thiệu những sản phẩm PC sử dụng bộ vi xử lý mới nhất này trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhiều đối tác khác cũng sẽ lần lượt ra mắt những sản phẩm chạy Haswell trong thời gian tới. Ngoài việc nâng cao năng lực xử lý của CPU, chip Haswell cũng được Intel nâng cấp khả năng xử lý đồ họa cho GPU tích hợp. Những iGPU Intel GT2 (HD 4600) và Intel GT3 (HD 5000) có hiệu năng xử lý gấp 2 và gấp 3 lần so với thế hệ HD Graphics 3000 tích hợp trong CPU Sandy Bridge.
Intel cũng cho biết một số model Haswell sẽ được tích hợp iGPU Iris Graphics 5100 và Iris Pro Graphics 5200 mạnh mẽ nhằm giúp cho người dùng có những trải nghiệm tuyệt vời hơn khi chơi game cũng như giải trí. Khả năng xử lý của đồ họa của Iris theo Intel là mạnh hơn 75 lần so với chip đồ họa tích hợp đầu tiên mà họ từng giới thiệu hồi năm 2006 và mạnh gấp 2 lần iGPU của Ivy Bridge.
Nhãn:
Core i
,
Core i thế hệ 4
,
Haswell
,
Intel giới thiệu Haswell
,
Iris Graphics 5100
,
Máy tính
,
Máy tính Windows
,
tiến trình 22nm
,
TIN TỨC - GIỚI THIỆU
,
ultrabook
Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013
[Computex 2013] Tầm nhìn của Intel về Ultrabook sử dụng chip Haswell: 2 trong 1, cảm ứng, WiDi, pin
Cùng với việc ra mắt vi xử lí Haswell, Intel mới đây cũng đã chia sẻ tầm nhìn của mình về các máy Ultrabook sử dụng CPU Core i thế hệ thứ 4. Theo đó, làn sóng Ultrabook sắp tới sẽ theo xu hướng "2-trong-1", tức là chúng ta vừa có thể sử dụng máy như laptop, vừa có thể tách ra và dùng như tablet. Xu hướng này đã bắt đầu từ năm ngoái và nó được gọi với cái tên quen thuộc là "laptop lai", và bây giờ Intel hi vọng thúc đẩy nó phát triển hơn nữa nhờ những con chip Haswell. Bên cạnh đó, Intel cũng nói rằng trong năm nay, Ultrabook với màn hình nhỏ hơn 14" sẽ mỏng dưới 20mm, còn những máy lớn hơn 14" thì mỏng dưới 23mm. Ngoài ra, "nhiều hệ thống thậm chí còn mỏng hơn nữa".
Được biết hai dòng SoC Haswell U và Y được thiết kế dành riêng cho Ultrabook, trong đó U-Series có GPU Intel Iris, còn Y-Series sẽ được dùng trong những máy detachable, tức có thể gắn vào đế để dùng như laptop hoặc gỡ ra và xài như tablet. Nói thêm một chút về chữ SoC bạn thấy ở trên. Intel cho biết một số chip Haswell có CPU và PCH (Platform Controller Hub, con chip dùng thay thế cho chip cầu bắc và cầu nam trước đây) được tích hợp chung trên một đế chip, chính vì thế mà hãng gọi các vi xử lí mới này là SoC. Trong các thế hệ Core i trước đây, CPU và PCH nằm ở hai con chip riêng biệt, do đó chúng tiêu thụ điện nhiều hơn với TDP doa động trong khoảng 57-37W. Còn với Haswell, nhờ tích hợp chung vào một đế nên TDP giảm xuống chỉ còn 28-6W. Nó cũng giúp tăng hiệu năng của hệ thống.
Intel cũng nhấn mạnh vào tốc độ phản hồi (Responsiveness) của Ultrabook trong năm 2013. Với vi xử lí Haswell, Intel muốn làm cho các Ultrabook phục hồi từ trạng thái ngủ sang trạng thái hoạt động trong chỉ 3 giây, nhanh hơn nhiều so với con số 7 giây của Ultrabook dùng CPU Ivy Bridge. Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của ổ SSD hoặc SSD cache để giúp tăng tốc độ khởi động ứng dụng. Những mẫu Ultrabook mới nhất còn có thể "luôn luôn làm mới dữ liệu; chúng thỉnh thoảng sẽ 'thức dậy' để cập nhật dữ liệu với mức tiêu thụ điện cực thấp". Mặc dù vậy, các hệ thống này vẫn có thời gian chờ lên đến 7 ngày chỉ trong một lần sạc pin.
Như đã nói trước đây, tất cả Ultrabook chạy Haswell đều bắt buộc phải có màn hình cảm ứng và công nghệ Intel Wireless Display (WiDi). Điều này giúp cho các máy tận dụng tốt những tính năng chạm của Windows 8 (và chúng ta một lần nữa lại thấy sự trỗi dậy của đến chế WinTel). Theo bà Karen Regis, giám đốc marketing mảng Ultrabook của Intel, màn hình cảm ứng sẽ góp phần làm thay đổi hệ sinh thái PC cũng như cách mà con người tương tác với máy tính.
Trong khi đó, công nghệ Intel WiDi 4.1 mới nhất sẽ giúp giảm độ trễ của việc xuất hình ảnh ra màn hình ngoài, đồng thời giảm luôn cả lượng điện tiêu thụ của Ultrabook. Chưa rõ việc thực thi của các OEM có giống với mong muốn của Intel hay không, tuy nhiên nếu chuyện này được áp dụng thì người tiêu dùng sẽ rất có lợi, nhất là các bạn dùng Windows 8.
Intel cũng muốn tất cả Ultrabook sắp tới đây được trang bị mảng microphone kép, và "khi dùng kèm với một phần mềm thích hợp", nó sẽ tận dụng được sức mạnh xử lí của Haswell để chuyển giọng nói thành mệnh lệnh. Tại cuộc họp báo, đại diện của Intel đã ra lệnh cho hai chiếc Ultrabook làm nhiều tác vụ như dừng/tiếp tục chơi nhạc, cập nhật thông tin mạng xã hội và thực hiện tìm kiếm bằng phần mềm Nuance Dragon. Họ có thể ra lệnh theo kiểu tự nhiên, ví dụ như "Hello Dragon, please pause the video for me" chứ không phải thuộc lòng những câu lệnh cứng nhắc. Vào khoảng cuối năm nay sẽ có 12 thiết bị đến từ Lenovo, Toshiba, Acer, Dell hỗ trợ công nghệ nhận dạng giọng nói như trên.Một số dòng Haswell được thiết kế riêng dành cho Ultrabook, góp phần thúc đẩy thiết bị 2 trong 1 và cung cấp hiệu năng đồ họa cao
Thời gian dùng pin cũng là vấn đề mà Intel rất lưu tâm. Hãng nói tất cả Ultrabook sắp tới sẽ chạy được hơn 6 giờ khi phát phim Full-HD và trên 9 giờ ở chế độ sử dụng thông thường. Công nghệ chống trộm Intel Anti-Theft (Intel AT) cũng sẽ có mặt để khóa Ultrabook trong trường hợp bị mất, còn khi tìm lại rồi thì người dùng hoàn toàn có thể phục hồi đầy đủ dữ liệu của mình. Bên cạnh đó, Intel cũng đòi hỏi Ultrabook phải có ít nhất 1 cổng USB và 1 cổng Thunderbolt nếu muốn được dán nhãn Ultrabook.
Nhãn:
Chip Haswell
,
Core i
,
Haswell
,
Intel
,
Intel WiDi
,
Intel Wireless Display
,
ultrabook
,
WiDi
,
Windows 8
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)