Nếu cập nhật tin tức thường xuyên thì hẳn các bạn đã biết đến công nghệ cảm biến cử chỉ Leap Motion. Nếu chưa thì nói nôm na Leap Motion là một chiếc hộp có kích thước bằng nửa con chuột máy tính, được đặt trước màn hình và theo dõi các chuyển động 3D của bàn tay. Leap Motion khá giống Xbox Kinect nhưng thay vì "bắt" chuyển động của chân tay thì Leap Motion chỉ tập trung vào các ngón tay. Leap Motion sắp sửa được phát hành vào trung tuần tháng 7 tới nhưng bộ phận phát triển dịch vụ bản đồ trực tuyến HERE (here.com) của Nokia đã may mắn có được phiên bản thử nghiệm của Leap và họ đã tích hợp nó vào bản đồ 3D. Từ đây, người dùng có thể dùng bàn tay điều khiển một chiếc máy bay giấy "bay lượn" tự do trên bản đồ.
Khả năng theo dõi chuyển động 10 ngón tay của Leap Motion đã rất tuyệt vời nhưng nhóm phát triển Leap không dừng lại ở đó khi họ đã cung cấp thêm một thư viện JavaScript cho phép bạn khai thác thiết bị với các ứng dụng nền web. Đây cũng chính là điều mà nhóm phát triển HERE đã làm. Dữ liệu chuyển động của các ngón tay được chuyển tiếp bởi trình điều khiển của Leap đến một WebSocket (một cổng giao tiếp 2 chiều giữa máy chủ và máy khách bằng TCP socket). Trang web và ứng dụng có thể kiểm tra sự tồn tại của WebSocket này và nếu chúng nhận ra socket đang mở trong trạng thái hoạt động, chúng sẽ tiếp nhận các dòng ký hiệu đối tượng JavaScript (JSON - JavaScript Object Notation). Về cơ bản, nếu bạn di chuyển bàn tay phía trên Leap thì ứng dụng sẽ được thông báo rằng đang có một bàn tay di chuyển phía trên, có bao nhiêu ngón tay cử động, vị trí của các ngón tay và hướng chỉ của ngón tay, v.v…
Bạn có thể hiểu rõ hơn trải nghiệm Leap Motion với bản đồ HERE 3D như thế nào qua video dưới đây.
Nếu bạn cũng "may mắn" như họ, sở hữu một chiếc Leap Motion thì bạn có thể trải nghiệm ngay tại địa chỉ here.com/leap.
Theo nhóm phát triển HERE, bản đồ 3D nói trên hoạt động dựa trên chuẩn WebGL và các ứng dụng WebGL chiếm dụng rất nhiều tài nguyên CPU. Đây là một thử thách lớn bởi khi hình ảnh 3D phải chuyển đổi nhanh nhằm đáp ứng với dữ liệu theo dõi cử động tay do Leap cung cấp, CPU phải hoạt động tối đa công suất. Mặc dù vậy, trải nghiệm bản đồ 3 chiều vẫn tốt và mượt mà ở tốc độ khung hình 60 FPS. Thêm nữa, mặc dù có sẵn rất nhiều thư viện nội trú (native library) giúp xử lý các cử chỉ của tay (gesture) nhưng việc dịch cử chỉ sang một ứng dụng nền web không hề đơn giản. Quy trình nhận dạng cử chỉ đòi hỏi máy tính phải tính toán rất nhiều. Cũng theo nhóm phát triển HERE, Leap Motion là một mô hình giao diện tương tác máy tính mới và phải làm sao để trải nghiệm trở nên quen thuộc, dễ dùng nhưng đủ độ chính xác. Ban đầu, họ thiết lập hệ thống cử chỉ để điều khiển máy bay nhưng không hiệu quả. Cuối cùng, họ đã chọn phương pháp điều khiển trực tiếp. Để khai thác những ưu điểm của hệ thống theo dõi bàn tay, nhóm phát triển đã quyết định đơn giản hóa các chuyển động của tay tương ứng với vị trí và góc của chiếc máy bay giấy. Từ đây, chuyển động nghiêng, chúc lên/chuối xuống của bàn tay sẽ điều hướng cho máy bay.Theo: Nokia
Hiển thị các bài đăng có nhãn LEAP. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn LEAP. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013
Trải nghiệm bản đồ HERE Maps 3D với cảm biến cử chỉ Leap Motion
Nhãn:
bản đồ 3D
,
bản đồ trực tuyến
,
cảm biến cử chỉ
,
JavaScript
,
LEAP
,
Leap Motion
,
Máy tính
,
Máy tính Windows
,
nokia
,
TIN TỨC - GIỚI THIỆU
Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013
LEAP: động cơ máy bay ứng dụng công nghệ in 3D và gốm, tiết kiệm 15% nhiên liệu
CFM International, công ty sản xuất linh kiện dành cho máy bay lớn nhất thế giới cho biết họ đang phát triển một thế hệ động cơ máy bay mới với hiệu suất tiết kiệm nhiên liệu tới 15%, trong đó có nhiều vật liệu được sản xuất theo công nghệ in 3D. Với ý nghĩa đó, dự tính người ta sẽ tiết kiệm được 1 triệu USD/năm tiền nhiên liệu cho mỗi chiếc máy bay, một con số rất đáng kể. Ngoài ra, khi máy bay sử dụng ít nhiên liệu hơn cũng cùng nghĩa với việc nó thải ra ít khí CO2 hơn.
CFM cho biết, thế hệ động cơ mà họ đang nghiên cứu có tên là LEAP, trong đó có nhiều chi tiết được làm bằng gốm, vốn nhẹ và chịu được nhiệt độ thấp (khi máy bay bay trên không trung) tốt hơn các loại hợp kim từng được dùng trước đây. Thêm nữa, công nghệ in 3D cũng được ứng dụng để chế tạo những chi tiết máy cực kì phức tạp, vốn rất khó hoặc không thể thực hiện được từ trước tới nay nếu sử dụng phương pháp chế tạo truyền thống, ví dụ đúc hoặc dập khuôn. Được biết, CFM Int đã nhận được đơn hàng sản xuất hơn 4500 động cơ LEAP từ các khách hàng, những mẫu động cơ này khi hoàn thiện sẽ được sử dụng trên các máy bay như Airbus A320neo, Boeing 737 Max và Comac C919.
Nhà sản xuất nói rằng việc ứng dụng công nghệ in 3D và sử dụng vật liệu gốm trong sản xuất động cơ LEAP là bước đột phá mới trong công nghệ này. Gốm sẽ được dùng để thay thế cho những linh kiện trước đây được làm bằng nikel, và trong tương lai cũng sẽ được dùng để chế tạo những chi tiết máy, bởi gốm có đặc tính bền và chịu nhiệt độ âm và áp suất thấp tốt hơn kim loại.
Nhãn:
CFM Int
,
CFM International
,
công nghệ in 3D
,
động cơ LEAP
,
động cơ máy bay
,
in 3d
,
Khoa học
,
LEAP
,
máy bay
,
tiết kiệm nhiên liệu
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)