Hiển thị các bài đăng có nhãn tiết kiệm nhiên liệu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tiết kiệm nhiên liệu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Autocar công bố kết quả thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu xe Suzuki Viva 115 FI

IMG_0045

Sau hành trình xuyên Việt gần 20 ngày từ Cà Mau tới Hà Giang (dài 3360km) trên chiếc xe gắn máy Suzuki Viva 115 FI, tạp chí Autocar Việt Nam mới đây đã công bố kết quả thử nghiệm khả năng tiêu thụ nhiên liệu của chiếc xe này. Xen kẽ giữa hành trình từ cực nam tới cực bắc của đất nước, Autocar cũng đã tổ chức 4 chặng chạy thử nghiệm xe tại TP HCM, Đà Nẵng, Tuyên Quang và Hà Nội với các dạng địa hình khác nhau gồm đô thị, đồng bằng, đồi núi dành cho những người tham gia để đưa ra kết quả chính xác về mức tiêu thụ nhiên liệu của Viva 115 FI. Người thắng cuộc là một bạn nữ tới từ Hà Nội với thành tích rất bất ngờ: 118km/1L (1 lít xăng đi được 118km).

Thành tích mà người thắng cuộc đạt được là trong điều kiện giao thông bình thường với các cung đường xung quanh Hà Nội, tổng chiều dài của hành trình là gần 100km. Theo chia sẻ của người thắng cuộc, tốc độ trung bình được duy trì khá tốt ở 30-40km/h, ít sử dụng phanh và không tăng tốc đột ngột, đó đều là những thao tác gây hao xăng hơn. Tất cả các biên tập viên của Autocar đều rất bất ngờ về kết quả này và họ không nghĩ rằng nó lại ấn tượng đến vậy. Dù có phun xăng điện tử (FI) nhưng con số 118km/L là một thành tích với mẫu xe số dung tích 115cc như Suzuki Viva.
DHS81776DHS81837DHS82063DHS82485DHS82494DHS82501DHS82542DHS82569DHS82641IMG_4827IMG_5042IMG_5211IMG_5232IMG_5237IMG_5410IMG_5427IMG_5466IMG_6689IMG_6792IMG_6816

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

LEAP: động cơ máy bay ứng dụng công nghệ in 3D và gốm, tiết kiệm 15% nhiên liệu

leap-engine

CFM International, công ty sản xuất linh kiện dành cho máy bay lớn nhất thế giới cho biết họ đang phát triển một thế hệ động cơ máy bay mới với hiệu suất tiết kiệm nhiên liệu tới 15%, trong đó có nhiều vật liệu được sản xuất theo công nghệ in 3D. Với ý nghĩa đó, dự tính người ta sẽ tiết kiệm được 1 triệu USD/năm tiền nhiên liệu cho mỗi chiếc máy bay, một con số rất đáng kể. Ngoài ra, khi máy bay sử dụng ít nhiên liệu hơn cũng cùng nghĩa với việc nó thải ra ít khí CO2 hơn.

CFM cho biết, thế hệ động cơ mà họ đang nghiên cứu có tên là LEAP, trong đó có nhiều chi tiết được làm bằng gốm, vốn nhẹ và chịu được nhiệt độ thấp (khi máy bay bay trên không trung) tốt hơn các loại hợp kim từng được dùng trước đây. Thêm nữa, công nghệ in 3D cũng được ứng dụng để chế tạo những chi tiết máy cực kì phức tạp, vốn rất khó hoặc không thể thực hiện được từ trước tới nay nếu sử dụng phương pháp chế tạo truyền thống, ví dụ đúc hoặc dập khuôn. Được biết, CFM Int đã nhận được đơn hàng sản xuất hơn 4500 động cơ LEAP từ các khách hàng, những mẫu động cơ này khi hoàn thiện sẽ được sử dụng trên các máy bay như Airbus A320neo, Boeing 737 Max và Comac C919.

Nhà sản xuất nói rằng việc ứng dụng công nghệ in 3D và sử dụng vật liệu gốm trong sản xuất động cơ LEAP là bước đột phá mới trong công nghệ này. Gốm sẽ được dùng để thay thế cho những linh kiện trước đây được làm bằng nikel, và trong tương lai cũng sẽ được dùng để chế tạo những chi tiết máy, bởi gốm có đặc tính bền và chịu nhiệt độ âm và áp suất thấp tốt hơn kim loại.