Hiển thị các bài đăng có nhãn Server. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Server. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

AMD tiết lộ về SoC đầu tiên của hãng dùng kiến trúc ARM: 8 hoặc 16 nhân Cortex-A57, dùng cho máy chủ

ARM_AMD_SoC_Seattle_may_chu_server

AMD mới đây đã tiết lộ một số bộ xử lí mới dành cho máy chủ dự kiến ra mắt vào năm sau, trong đó đáng chú ý có SoC với tên mã "Seattle". Đây là con chip đầu tiên của AMD được xây dựng dựa trên kiến trúc ARM 64-bit chứ không dùng x86 như từ trước đến nay. Seattle có hai cấu hình: 8 hoặc 16 nhân Cortex-A57 và có thể hoạt động ở xung nhịp từ 2GHz trở lên. SoC này được kì vọng là sẽ có hiệu năng cao hơn 2 đến 4 lần so với dòng chip AMD Opteron X-Series mới ra mắt gần đây với mức độ tiêu thụ điện tốt hơn đáng kể. Seattle sẽ hỗ trợ đến 128GB RAM, tương thích các chuẩn mã hóa dành cho server và tích hợp nhiều kết nối mạng.

Thực chất AMD đã từng có những chip lai giữa x86 và ARM dành cho thiết bị nhúng, còn Seattle là sản phẩm đầu tiên dùng hoàn toàn nhân ARM. Trong khi đó, đối thủ lớn của AMD là Intel thì vẫn quyết tâm theo đuổi nền tảng x86 cho bổ xử lí dùng trong server lẫn trong máy tính cá nhân. AMD nói thêm rằng Seattle sẽ là bộ xử lí đầu tiên của hãng sử dụng công nghệ Freedom Fabric để đặt cả hệ thống điện toán dày đặt lên một con chip có kích thước nhỏ với dây chuyền 28nm. Theo kế hoạch, công ty sẽ bắt đầu giao mẫu Seattle vào quý đầu của năm 2014 và bán ra trong nửa sau của năm.

Tuy nhiên, Seattle không phải là chip duy nhất của AMD dành cho máy chủ trong năm sau, hãng vẫn còn hai sản phẩm x86 khác là Berlin và Warsaw. Berlin sẽ có xuất hiện dưới dạng CPU (không có bộ xử lí đồ họa tích hợp) và APU (có GPU tích hợp). Nó bao gồm bốn nhân được thiết kế bằng vi kiến trúc "Steamroller" và sẽ đem lại hiệu năng gigaflops trên mỗi watt điện cao hơn chip Opteron 6386SE hiện nay. Đây là APU dành cho máy chủ đầu tiên sử dụng Heterogeneous System Architecture (HSA - kiến trúc hệ thống hỗn tạp) cho phép thống nhất việc truy cập CPU và GPU. Berling hứa hẹn mang lại hiệu suất sử dụng năng lượng ấn tượng và sẽ ra mắt trong nửa đầu năm 2014.

Trong khi đó, Warsaw thì nhắm đến việc giảm thiểu chi phí sở hữu máy chủ trong doanh nghiệp. CPU này sở hữu 12 hoặc 16 nhân "Piledrive", có hiệu năng trên mỗi watt điện được cải tiến so với dòng AMD Opteron 6300 Series, đồng thời tương thích các socket cũng như phần mềm hiện tại nên đảm bảo chi phí sẽ ở mức thấp. Warsaw được kì vọng sẽ xuất hiện trong quý 1 năm sau.

Lo_tring_AMD_server_2014


Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

AMD giới thiệu hai APU/CPU bốn nhân mới thuộc dòng chip Opteron X-Series dành cho máy chủ

amd-opteron-server-chips

AMD mới đây đã ra mắt dòng chip điện áp thấp mới dành cho máy chủ: Opteron X-Series (trước đây có tên mã là Kyoto), bao gồm và APU X2150 và CPU X1150. Chúng sẽ được AMD dùng để cạnh tranh với CPU Atom S12xx của Intel trên cùng phân khúc server. Hai con chip nói trên có bốn nhân x86 dựa trên kiến trúc Jaguar (cùng kiến trúc với chip của Xbox One và PlayStation 4), nhiều hơn gấp đôi so với Intel Atom S1260 lõi kép. Dung lượng RAM hỗ trợ của hai sản phẩm mới này là 32GB, gấp bốn lần so với mức 8GB của Intel. Bộ nhớ đệm L2 cache của X1150 và X2150 cũng cao hơn gấp hai lần chip Atom S1260.

AMD cho biết APU Opteron X2150 có thể tiêu thụ điện ở mức thấp nhất là 11W. Đây là SoC APU đầu tiên dành cho máy chủ kết hợp cả bộ xử lí đồ họa (AMD Radeon HD 8000 với 128 nhân) và vi xử lí vào chung một đế, do đó nó thích hợp với những máy chủ cần phải xử lí các tác vụ đa phương tiện. Trong khi đó, CPU Opteron X1150 có công suất thấp nhất chỉ là 9W nhưng không có GPU tích hợp nên phù hợp hơn với các công việc chủ yếu đòi hỏi tính toán. Cả hai con số 11W và 9W mà AMD đưa ra đều cao hơn mức cực tiểu 6W của các chip Intel Atom S12xx, tuy nhiên AMD hứa hẹn sản phẩm của họ mạnh mẽ hơn và có hiệu năng cao hơn.

Cũng trong dịp này, HP nói rằng hãng sẽ tích hợp AMD Opteron X-Series vào trong các máy chủ HP Moonshot trong tương lai. Chúng sẽ được dùng trong các trung tâm dữ liệu để phục vụ việc hoạt động của mạng xã hội, điện tóa di động, điện toán đám mây cũng như xử lí một lượng lớn dữ liệu.

Hiện APU Opteron X2150 và CPU X1150 đã bán ra với giá lần lượt là 99$/chip và 64$/chip cho đơn hàng 1000 đơn vị.

Cấu hình cơ bản của chip AMD Opteron X-Series:
  • CPU: 4 nhân "Jaguar" 64-bit x86
  • Xung nhịp
    • X1150 CPU - tối đa 2 GHz
    • X2150 APU - tối đa 1.9 GHz
  • Mức độ tiêu thụ năng lượng:
    • X1150 - thấp nhất là 9 Watts
    • X2150 - thấp nhất là 11 Watts
  • Đồ họa (chỉ có trên APU X2150)
  • Giao diện bộ nhớ:
    • Hỗ trợ RAM DDR3 64-bit với tính năng ECC (tự sửa lỗi), tốc độ tối đa 1600 MHz
    • Dung lượng tối đa 32GB (SODIMM và UDIMM)
  • Các giao tiếp I/O khác:
    • PCI-e® Gen 2 - 8 lane
    • USB 2.0 - 8 cổng
    • USB 3.0 - 2 cổng
    • Xuất hình ảnh - DisplayPort, VGA, HDMI
    • SATA II/III - 2 cổng
AMD_Opteron_X_Series_so_sanh_intel_Atom_S1260
Ghi chú: hiệu năng ở trên là điểm được đo bằng phần mềm SPECint®_rate_base2006

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Trên tay ổ Thunderbolt Lacie 5Big, chép 26GB chưa tới 1 phút





Lacie 5Big

Tưởng chừng như sau khi về với Seagate, Lacie sẽ không còn sản xuất nhiều nữa nhưng họ vẫn giới thiệu Big5, một sản phẩm sử dụng Thunderbolt cho người dùng chuyên nghiệp với hệ thống 5 ổ cứng 3.5" ghép lại. Như hầu hết các ổ Thunderbolt khác, 5Big cho tốc độ rất cao, hơn 700MB/s. Thử nghiệm thực tế cho thấy chép 26GB dữ liệu vào ổ cứng này thông qua cổng Thunderbolt mất chưa tới một phút.


Thiết kế của 5Big khá nhỏ gọn so với các giải pháp chuyên nghiệp nhiều ổ cứng ghép lại khác trên thị trường. Lý do của việc này là Lacie đã chuyển hoàn toàn phần nguồn nuôi Big5 ra adapter bên ngoài. Mình không thích cách làm này lắm vì chúng ta sẽ phải mang theo cục nguồn khá phiền phức và xấu. So với ổ Promise Pegasus R6 thì 5Big gọn hơn, thiết kế cũng vuông vắn hơn. Lacie cho biết họ làm thiết kế vuông để chúng ta có thể chồng nhiều ổ lên nhau, thu gọn diện tích bàn làm việc.


Screen Shot 2013-04-23 at 85931 AM


Tốc độ của 5Big khá cao, mình đo được khoảng 740MB/s khi đọc và 736MB/s khi ghi, một con số rất ấn tượng. Điều này là do Lacie cho phép bạn tùy chỉnh RAID 0, RAID 1 hay 5... tùy theo nhu cầu. Ổ cứng của 5Big có thể thay nóng một cách dễ dàng, nhà sản xuất cũng đã dùng mã bằng số để bạn không đúc sai khay đĩa với ổ. Điểm mình không thích trên 5Big chính là việc Lacie không dùng ngàm khóa ổ đĩa như Promise R6 mà bạn sẽ phải dùng một đồng xu xoay nắp khóa ra mới có thể thay ổ.



Screen Shot 2013-04-23 at 90249 AM

Chép 2 file film HD khoảng 26GB từ máy tính dùng SSD vào Big5 tốn chưa tới 1 phút. Điều này là do máy tính của mình dùng SSD chỉ 500MBps, nếu bạn dùng RAID nhiều ổ SSD hoặc SSD dùng PCIExpress nhanh hơn thì có thể thời gian sẽ còn rút ngắn nữa. Trên Big5, Lacie có trang bị sẵn 2 cổng Thunderbolt trên 5Big nên bạn hoàn toàn có thể kết nối nhiều thiết bị Thunderbolt khác vào nó thông qua Daisy Chain mà không cần cắm trực tiếp vào máy tính.


Trong suốt quá trình sử dụng, 5Big khá yên tĩnh nhờ hệ thống quạt lớn. Nó chỉ hơi ồn khi ổ hoạt động liên tục với cường độ cao, nếu bạn muốn khắc phục thì có thể thay các ổ SSD vào, vừa tăng tốc độ vừa yên tĩnh.