Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ thuật Mac OS X. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ thuật Mac OS X. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

[OS X] Chat Facebook ngay trên Messages của MacOS

tinhte_imess_00

Messages là phần mềm chat của sẵn của Mac OS X, thường thì người dùng hay sử dụng nó để chat iMessages, nhắn tin từ máy tính đến máy tính, điện thoại iPhone, máy tính bảng iPad. Tuy nhiên ngoài mục đích chính đó thì Messages còn có thể sử dụng cùng với nhiều dịch vụ khác nữa như: nhắn tin trực tiếp giữa các máy tính Apple trong cùng 1 mạng Lan, liên kết với Gmail, Yahoo, AIM và Jabber. Tuy Facebook không nằm trong danh sách được hỗ trợ, nhưng bạn vẫn có thể dễ dàng thêm nó vào bằng cách thông qua Jabber, chi tiết vui lòng xem ở dưới đây.

B1 - Chạy phần mềm Messages và truy cập vào Preferences... của nó (bằng cách vào trên top menu -> Messages -> Preferences ... hoặc nhấn tổ hợp phím tắt: command + ,)
tinhte_imess_01

B2 - Trong tab Accounts nhấn vào dấu + ở góc dưới trái và chọn Other Messages account ...
tinhte_imess_02

B3 - Chọn tiếp Jabber ở trong khung Account Type và điền các thông số giống hình dưới đây. Account Name là tên Facebook của bạn (vd: facebook.com/xxx) - Pass là mật khẩu fb. Các thông số khác như trong hình dưới.
tinhte_imess_03

Vậy là xong, bạn đã có thể duyệt danh sách online Facebook bằng Messages và chat trực tiếp ngay trên phần mềm này.

tinhte_imess_04

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

5 mẹo nâng cao để giải phóng dung lượng lưu trữ trên máy Mac

Giai_phong_dung_luong_HDD_SSD_Mac_OS_X
Sau một thời gian sử dụng, chắc chắn rằng dung lượng ổ lưu trữ trong chiếc máy tính Mac của bạn sẽ đầy dần dần. Đối với những người sử dụng ổ cứng dung lượng lớn cỡ 500GB, 750GB hay 1TB thì đây không phải là vấn đề quá lo lắng (mặc dù nó cũng sẽ đầy, không sớm thì muộn), nhưng với những ai đang gắn SSD cho máy Mac của mình thì câu chuyện dung lượng là cực kì quan trọng. Khi ổ lưu trữ bị đầy, bạn đã thử xóa hết những tập tin cá nhân, những ứng dụng không dùng đến nhưng nó vẫn không giải phóng được bao nhiêu dung lượng trống. Nếu bạn đang trong tình huống đó, hãy tham khảo 5 mẹo vặt trong bài viết này.

Xóa tập tin cache

Cache là có thể tạm dịch là "bộ nhớ đệm". Ở trong OS X, Apple bố trí một thư mục tên là Caches để cho phép lập trình viên lưu tạm dữ liệu của ứng dụng vào đây để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn như lưu lại các cấu hình của app, đẩy nhanh tốc độ tải nội dung... Sau một thời gian sử dụng, thư mục này sẽ đầy lên và dung lượng HDD/SSD mà nó chiếm dụng càng nhiều hơn.

Để xóa bớt những thứ không còn dùng, bạn ra ngoài Desktop, nhấn Command + Shift + G. Trong hộp thoại mới xuất hiện, nhập vào dòng ~/Library/Caches/ rồi nhấn Enter. Một cửa sổ Finder sẽ mở ra đúng ngay thư mục Caches. Thế nhưng mặc định OS X không cho chúng ta thấy dung lượng của thư mục, thế nên bạn phải vào menu View > Show View Options (hoặc nhấn Command + J). Đánh dấu chọn vào ô "Calculate all the sizes". Chờ một lát để Finder tính toán xong hết dung lượng folder.

Giai_phong_dung_luong_mac

Tiếp tục chuyển cửa sổ Finder sang dạng xem theo danh sách cho dễ theo dõi bằng cách nhấn vào biểu tượng bốn sọc ngang như đánh dấu ở hình trên (hoặc nhấn Command + 2). Giờ đây bạn sẽ thấy được thư mục cache có dung lượng lớn nhất nằm ở trên cùng và cứ thể giảm dần. Bạn hãy xem những thứ nào bạn không cần dùng đến để xóa bớt đi, có thể là các folder cache của những ứng dụng cũ chẳng hạn. Lưu ý rằng bạn phải cẩn thận nhé, nếu xóa nhầm những thứ hay dùng thì phiền lắm đó. Bạn cũng có thể xóa một số file nhất định trong folder mà thôi (ví dụ, mình chỉ xóa những file cache của Adobe Raw từ tháng 3 trở về trước).

Xóa dữ liệu giọng nói ra khỏi máy Mac

Đối với những người sử dụng ổ SSD như mình, dung lượng trống là rất quan trọng (bởi mình không có tiền để chọn mua ổ dung lượng lớn), do đó mình luôn tìm cách xóa hết những tập tin nào không cần sử dụng. Trong số đó có những tập tin mà OS X dùng để chuyển đổi văn bản thành giọng nói (text-to-speech) và chúng cũng chiếm dung lượng kha khá lớn.

Để xóa các file text-to-speech, các bạn thực hiện như sau: chạy ứng dụng Terminal lên (có thể tìm thấy trong thư mục Applications > Utilities > Terminal hoặc nhấm Command + Space, gõ Terminal). Khi cửa sổ Terminal đã xuất hiện, nhập (hoặc copy-paste) lần lượt hai dòng lệnh sau:

Code:
cd /System/Library/Speech/ sudo rm -rf Voices/*
Sau khi chạy hai dòng lệnh này, hai máy mình trống thêm được khoảng 300MB và 500MB. Một con số cũng khá lớn đấy chứ. Đủ để chứa hàng thêm hàng tá tập tin văn bản và vài app nữa.

Trong trường hợp bạn CÓ SỬ DỤNG text-to-speech, hãy chắc chắn rằng bạn chỉ xóa đi những file thuộc các app không dùng đến trong thư mục /System/Library/Speech/Voices/. Nhưng mình nghĩ số lượng các bạn sử dụng text-to-speech không nhiều.

Xóa thư mục hỗ trợ của Steam

Steam là một nền tảng chơi game được sử dụng rộng rãi ngày nay. Mình có dùng Steam, và mình biết nhiều bạn khác cũng đang dùng Steam để chơi game trên Mac. Nếu bạn cũng thế, hãy tham khảo thủ thuật sau để giải phóng bộ nhớ.

Trước hết, các bạn vào Finder, nhấn Command + Shift + G, sau đó nhập dòng ~/Library/Application Support/ rồi nhấn Enter. Trong thư mục này bạn sẽ tìm thấy thư mục nhỏ hơn có tên gọi Steam và ở đó có chứa nhiều file của các game mà bạn không còn chơi nữa. Để xem dung lượng của folder, bạn cũng làm giống hướng dẫn ở thủ thuật số 1, đó là nhấn Commad + J, chọn ô Calculate All Sizes. Bạn sẽ thấy những game nào đang làm giảm dung lượng ổ lưu trữ. Nhưng nhớ là chỉ xóa data của những game nào không còn chơi thôi nhé, và nếu bạn chỉ cài 1-2 game trong máy thì thôi không cần xóa cũng được.

Xóa các log hệ thống và tập tin cache của QuickLook

Log là những tập tin dùng để ghi lại các hoạt động của một thứ gì đó và nó thường dùng để ghi nhận lỗi, theo dõi hiệu năng app. Số lượng log cũng như dung lượng log sẽ ngày càng nhiều lên mặc dù log chủ yếu chỉ là các file văn bản thuần túy. Tuy nhiên, với hầu hết người dùng thông thường thì chúng ta chẳng cần phải đọc những dòng log này để làm gì cả. Do đó chúng ta hoàn toàn có thể xóa chúng đi một cách an toàn mà không phải lo lắng.

Để xóa log, bạn chạy Terminal lên, sau đó nhập vào dòng lệnh sau:

Code:
sudo rm -rf /private/var/log/*
Lưu ý rằng máy sẽ yêu cầu bạn nhập password. Nếu cần, bạn có thể thực hiện việc xóa log khoảng 1 tháng 1 lần bởi khi xóa đi thì các ứng dụng và dịch vụ sẽ tạo lại log, và cũng theo thời gian chúng lại lớn lên. Mình đã xóa log sau 3 tháng sử dụng máy và được thêm tới 2GB trống lận.

Ngoài ra, bạn còn có thể xóa bộ nhớ đệm của tính năng QuickLook. Nó là tính năng xem trước nội dung của một tập tin nào đó khi bạn nhấn phím Spacebar. Ví dụ, chọn một tập tin ảnh ở desktop, nhấn Spacebar thì bạn sẽ thấy ảnh xem trước của nó, còn nếu chọn một file MP3 thì sẽ được nghe nhạc. Và để hoạt động được, QuickLook cần dùng đến bộ nhớ đệm và chúng ta hoàn toàn có thể xóa nó đi bằng cách chạy Terminal, nhập dòng lệnh sau (Terminal cũng sẽ đòi bạn nhập password):

Code:
sudo rm -rf /private/var/folders/
Vô hiệu hóa chế độ SafeSleep trên máy Mac

Vào năm 2005, Apple có ra mắt một tính năng tên là SafeSleep. Về cơ bản, đây là một chế độ "nghỉ đông" (trên Windows gọi là Hibernate) và nó có khả năng lưu lại trạng thái hoạt động của máy Mac. Nhờ đó mà khi bạn khởi động lên, máy Mac sẽ phục hồi lại đúng như thời điểm mà bạn tắt máy, ngay cả khi pin đã cạn hoặc bạn shutdown hoàn toàn.

Ở OS X Lion, Apple tiếp tục giới thiệu thêm hai tính năng mới là Autosave và Resume với cách hoạt động giống SafeSleep. Do đó, việc vô hiệu hóa SafeSleep không gây ảnh hưởng đến Autosave và Resume mà lại có thể giúp bạn giải phóng được vài GB dung lượng. Nếu bạn thường cắm sạc khi máy gần hết pin chứ không để pin bị cạn sạch thì hãy sử dụng thủ thuật này.

Để thực hiện việc này, chạy Terminal lên, sau đó nhập vào dòng lệnh sau để vô hiệu hóa SafeSleep.

Code:
sudo pmset hibernatemode 0
Tiếp tục nhập thêm dòng lệnh sau để xóa những tập tin ảnh ổ đĩa mà SafeSleep đã tạo ra

Code:
sudo rm /var/vm/sleepimage
Nếu bạn gặp vấn đề gì đó và muốn kích hoạt loại SafeSleep "cho nó lành" thì nhập vào Terminal dòng sau:

Code:
sudo pmset -a hibernatemode 3
Một số thứ khác bạn nên làm khi cần giải phóng dung lượng trống cho Mac
  • Xóa thùng rác. Mình thấy có nhiều bạn, nhất là nhiều bạn mới tiếp cận với Mac, không chịu xóa trash, và khi xóa được rồi thì thấy trống được tối 2-3GB, có người còn hơn như thế tùy vào kích thước file đã delete.
  • Xóa các ứng dụng bạn không dùng đến. Bạn có thể dùng thêm app http://www.appzapper.com để hỗ trợ việc gỡ ứng dụng được sạch sẽ hơn
  • Xóa các file *.dmg không còn xài đến vì chúng đã được cài vào máy của bạn rồi mà.
  • Nên tính đến chuyện chép những thứ ít dùng hoặc không dùng ra ổ cứng ngoài. Bạn có nhiều lợi ích khi làm việc này: khi mấy máy thì dữ liệu không bị mất theo, lỡ máy hư còn có cái để chép vào lại.
  • Có thể dùng các dịch vụ như Dropbox, Box, SkyDrive để lưu tập tin không còn dùng đến, lợi ích là bạn có thể truy cập chúng mọi lúc mọi nơi (mọi dữ liệu quan trọng của mình, mình lưu hết lên mây, lưu thêm một bản ở ổ cứng ngoài). Sau khi di chuyển lên mây rồi thì xóa bớt dữ liệu trong máy đi.
  • Xóa cache của trình duyệt. Cái này thì tùy từng browser mà sẽ có cách thực hiện khác nhau, nhưng nhìn chung thì bạn sẽ cần phải vào Preferences của trình duyệt > Privacy > Cache/Cookie/History data (hoặc các chữ tương đương).

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Một số thủ thuật với Notification Center trên OS X 10.8

Notification_Center_OS_X_tinhte_1

Khi OS X 10.8 Mountain Lion được ra mắt, một trong những tính năng rất được cộng đồng quan tâm đó là Notification Center. Đây là một "trung tâm" dùng để hiển thị thông báo từ hầu hết các ứng dụng trên máy, bất kể đó là app do Apple làm ra hay do bên thứ ba phát triển. Notification đã thay thế một cách hiệu quả cho các hệ thống thông báo cũ như Growl, đồng thời mang lại một trải nghiệm rất tốt và mới mẻ trên máy tính Mac. Tuy nhiên, Notification Center còn có thể được tùy biến và tinh chỉnh lại để nó hoạt động tốt hơn và phù hợp hơn với sở thích của bạn, và trong bài viết sau sẽ là một số thủ thuật nhỏ để bạn làm được điều đó.

Thay đổi biểu tượng Notification Center

Mặc định, Notification Center có thể kích hoạt bằng cách nhấn vào biểu tượng có ba dấu chấm và ba gạch ngang nằm ở góc trên bên phải thanh menu (hoặc trượt hai ngón tay từ ngoài vào trong touchpad). Nếu không thích biểu tượng này hoặc nhìn đã chán, bạn hoàn toàn có thể thay đổi nó bằng một icon khác vui mắt hơn, đẹp hơn.

Để bắt đầu, bạn chuyển ra Desktop, nhấn Command + Shift + G rồi nhập vào đường dẫn sau: /System/Library/CoreServices/. Nhấn Enter.

Notification_Center_OS_X_tinhte_5

Trong cửa sổ mới xuất hiện, cuộn xuống tìm tập tin "NotificationCenter.app". Nhấn phím phải chuột vào đây, chọn "Show Package Contents". Tiếp tục vào thư mục Contents > Resources > tìm và copy tập tin menuitemNormal.tiff ra ngoài để phục vụ cho mục đích sao lưu. Đây chính là biểu tượng mà chúng ta cần thay thế.

Notification_Center_OS_X_tinhte_6

Bây giờ thì bạn tiếp tục lên Google (hoặc tự tạo) một tập ảnh TIFF với kích thước 54 x 44 pixel theo ý thích của mình. Nếu khó tìm ảnh TIFF thì bạn có thể dùng một tấm JPEG, PNG hay GIF sẵn có, mở bằng app Preview của Mac, nhấn vào menu File > Duplicate, sau đó File > Save rồi chọn định dạng TIFF. Lưu ý rằng kích thước phải là 54 x 44 pixel nhé.

Sau khi đã có được file hình như ý muốn, bạn quay trở lại thư mục Resources khi nãy, xóa tập tin menuitemNormal.tiff đi. Nhớ rằng bạn đã phải copy nó ra ngoài trước nhé để lỡ sau này có cái mà quay về. Chép tập tin TIFF mới của bạn vào, đổi tên lại thành menuitemNormal.tiff. Lưu ý rằng bạn sẽ được hỏi password rất nhiều lần để có thể hoàn thành thao tác của mình.

Giờ thì chúng ta sẽ khởi động lại Notification Center để thay được thay đổi. Bạn vào thự mục Applications của máy > Utilities > Activity Monitor. Tìm tiến trình có tên là Notification Center, nhấn vào đó, sau đó nhấn tiếp nút "Quit Process" màu đỏ ở góc trên bên trái của sổ. Ngay sau đó bạn sẽ thấy được icon mới của mình.

Trong trường hợp bạn muốn quay trở lại icon cũ, cũng thực hiện đúng như thao tác khi nãy, xóa tập tin menuitemNormal.tiff đi, sau đó chép vào lại tập tin mà khi nãy bạn sao lưu.

Notification_Center_OS_X_tinhte_7


Thay đổi hình nền của Notification Center

Có một anh sinh viên người Na Uy đã tạo ra một ứng dụng nhỏ nhỏ tên Mountain Tweaks giúp chúng ta tinh chỉnh và thực hiện vài thay đổi hệ thống một cách đơn giản. App này có khả năng thay đổi ảnh nền cho Notification để chúng ta không phải nhìn hoài vào cái nền xám ngắt ấy. Sau khi chạy ứng dụng này lên, bạn chuyển sang thẻ Mountain Lion Tweaks, sau đó chọn Yes ở mục "Change the Notification Background". Trong hộp thoại mở ra, bạn sẽ được duyệt đến hình ảnh muốn dùng làm ảnh nền, xong rồi nhấn OK. Còn muốn quay lại hình nền mặc định, bạn nhấn No. Trong trường hợp app không tự quay lại ảnh nền gốc, bạn có thể dùng đến tập tin này.

Notification_Center_OS_X_tinhte_8

Ngoài ra, một số thao tác khác Mountai Tweaks mà bạn có thể thực hiện được đó là: (nhấn Yes để áp dụng, No để quay lại mặc định của hệ thống)
  • Luôn hiện thư mục Library
  • Kích hoạt dock 2D
  • Hiện file bị ẩn
  • Cho phép chọn chữ trong Quick Look
  • Kích hoạt hiệu ứng của biểu tượng iTunes trên dock
  • Vô hiệu hóa Gatekeeper
  • Đánh dấu các bức ảnh không phải Retina
Lưu ý: trong trường hợp chúng ta đã quậy tưng với Mountain Tweaks và chả nhớ đã thực hiện những gì để mà thay đổi, bạn nhấn chọn thẻ Restore rồi nhấn Restore to System Default là xong.

Tùy biến thông báo cho các sự kiện lịch

Bạn có thể tùy biến cách mà ứng dụng Calendar gửi thông báo ra Notification bằng cách chạy app Calendar lên, vào menu Preferences (hoặc nhấn phím Command + dấu ,). Chuyển sang thẻ Alerts, bạn có thể chọn tài khoản lịch mà bạn muốn tùy biến. Ví dụ, mình có tài khoản iCloud và Google, vậy thì mỗi tài khoản sẽ có tùy biến riêng của nó. Còn nếu bạn chỉ có một tài khoản để sync thì không cần quan tâm đến việc này.

Notification_Center_OS_X_tinhte_9


Tiếp theo, ở bên dưới là các mục để chúng ta tùy biến thông báo. Ở phần Events, nó là thời điểm mà app sẽ thông báo các sự kiện cho chúng ta nếu như bạn chưa đặt thời gian thông báo lúc tạo sự kiện. Bạn có thể chọn thông báo đúng ngay thời điểm của sự kiện, trước đó 5 phút, 10 phút, 15 phút, 30 phút, 1 ngày, 2 ngày hoặc không hiển thị gì cả. Tương tự như thế, bạn thiết lập tiếp thời điểm thông báo cho các sự kiện All Day (tức là diễn ra cả ngày, ví dụ như ngày kỉ niệm nào đó chẳng hạn) và Birthdays (ngày sinh nhật, nếu bạn có chọn đồng bộ ngày tháng năm sinh).

Ở cạnh dưới cửa sổ, bạn sẽ có một ô chọn "Turn off shared calendar messages in Notification Center". Nếu chọn vào đây, các sự kiện trong những bộ lịch được chia sẻ giữa nhiều người với nhau sẽ không hiển thị thông báo. Tính năng này rất tiện vì nếu bạn chia sẻ lịch Google với đồng nghiệp hay công ty thì bạn sẽ không bị làm phiền liên tục. Ô chọn "Turn off invitation messages in Notification Center" thì sẽ ra lệnh cho Calendar không hiển thị thông báo của các thư mời tham dự.

Đăng status Facebook hoặc Twitter ngay từ Notification Center

Trong OS X 10.8 có một tính năng rất hay, đó là tăng cường khả năng chia sẻ với hai mạng xã hội phổ biến là Twitter và Facebook. Khu vực Notification Center cũng là một phần trong tính năng chia sẻ mới này bởi nó cho phép chúng ta đăng status lên Facebook hoặc Twitter mà không cần phải vào web. Mặc dù tính năng này đã khá phổ biến và đã từng được nói đến trước đây, tuy nhiên nhiều bạn cũng có pm mình để hỏi làm thế nào để thiết lập tài khoản. Sẵn đây mình cũng xin nói lại cho các bạn luôn.

Notification_Center_OS_X_tinhte_10

Để nhúng Facebook và Twitter vào máy, các bạn vào  > System Preferences > Mail, Contacts and Calendar. Nhìn qua bảng bên trái, bạn sẽ dễ dàng thấy sự xuất hiện của dòng chữ Facebook. Nhấn vào đấy, OS X 10.8 sẽ yêu cầu chúng ta nhập email và password để đăng nhập. Khi đã log in thành công, máy sẽ cho bạn tùy chọn đồng bộ danh bạ hoặc lịch, hãy lựa chọn tùy theo ý thích.

Notification_Center_OS_X_tinhte_3

Kế tiếp, để nút Facebook hiện ra trên Notification Center, bạn quay trở lại System Preferences, chọn Notifications. Nếu biểu tượng Facebook/Twitter đang nằm ở mục "Not in Notification Center", bạn hãy kéo thả nó lên phía trên. Lúc này, hai nút "Click to post" và "Click to tweet" sẽ hiện diện trong Notification Center để bạn có thể đăng status lên mạng xã hội này một cách nhanh chóng. Nếu vẫn chưa có, bạn tìm phần Share Buttons (cũng nằm cùng chỗ với hai cái biểu tượng Facebook/Twitter bạn mới di chuyển), nhấn vào đây, chọn vào ô "Show share buttons in Notification Center".

Cách chia sẻ những nội dung khác lên Facebook/Twitter/Vimeo ngay từ OS X 10.8, bạn có thể xem ở bài viết Thủ thuật OS X 10.8 Mountain Lion.
Notification_Center_OS_X_tinhte_4

Chỉnh âm thông báo mặc định của Notification Center


Mặc định, mỗi khi có một thông báo mới thì Notification Center sẽ phát một âm thanh mang tên Basso. Âm thanh này có thể có bạn thích, nhưng cũng có bạn ghét. Rất may mắn là chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi âm này thành một thứ gì đó hay hơn.

Để thực hiện, trước hết bạn cần chuẩn bị một file âm thông báo mà mình thích và định dạng là *.AIFF. Bạn có thể tìm kiếm những tập tin này trên mạng, mình gợi ý là bạn nên tìm các âm thông báo của máy Android hoặc iOS, chúng rất hay và cũng hết sức phù hợp, không quá dài, không quá ngắn lại không gây khó chịu. Chỉ cần gõ vào Google một cái là ra ngay, hoặc bạn tìm trên Tinh tế cũng có vài topic chia sẻ.

Trong trường hợp tập tin mà bạn tìm được không nằm ở định dạng AIFF, bạn có thể dùng trang web http://audio.online-convert.com/convert-to-aiff để chuyển định dạng, nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.

Khi đã có trong tay file cần thiết, bạn ra Desktop, nhấn Command + Shift + G, nhập vào đường dẫn sau: ~/Library/Sounds. Trong cửa sổ mới mở ra, nếu đã có sẵn tập tin Basso.aiff, bạn đổi tên nó thành Basso.aiff.bak để sao lưu. Sau đó chép tập tin bạn mong muốn vào đây, đổi tên nó lại thành Basso.aiff. Nếu không có sẵn file nào trong đó thì quá tốt, chúng ta chỉ việc đổi tên thành Basso.aiff rồi chép vào là xong.

Sau đó chạy Terminal lên (nhấn Command + Space > gõ vào Terminal), cắt dán dòng lệnh sau vào cửa sổ Terminal:

Code:
ps -ax | grep -i notification
nhấn Enter. Sau đó nhập tiếp dòng lệnh sau

Code:
killall NotificationCenter
Để thử âm thông báo mới, bạn có thể tạo một Remider mới với thời gian nhắc nhở chỉ vài phút, hoặc tự gửi email cho mình cũng được. Nếu muốn dùng lại file Basso, bạn xóa tập tin mới đi, sau đó đổi tên Basso.aiff.bak thành Basso.aiff, chạy lại hai dòng lệnh trên là xong.

Loại bỏ hoàn toàn Notification Center ra khỏi máy Mac


Notification_Center_OS_X_tinhte_2

Mặc dù với mình thì Notification Center đã trở thành một phần quan trọng trong việc sử dụng và trải nghiệm máy tính Mac, cũng có người không thích nó vì một lý do nào đó. Nếu bạn là những người như thế, đây là cách giúp bạn tạm biệt hoàn toàn Notification Center, kể cả biểu tượng trên thanh menu cũng như cử chỉ vuốt.

Đầu tiên, các bạn cũng chạy Terminal lên. Khi nó đã mở ra, copy dòng lệnh sau và dán vào cửa sổ Terminal rồi nhấn Enter:

Code:
launchctl unload -w /System/Library/LaunchAgents/com.apple.notificationcenterui.plist
Tiếp tục cắt dán dòng này rồi nhấn Enter một lần nữa là xong.

Code:
killall NotificationCenter
Để phục hồi lại Notification Center, bạn cũng chạy lại Terminal, sau đó nhập dòng này

Code:
launchctl load -w /System/Library/LaunchAgents/com.apple.notificationcenterui.plist
Trong trường hợp Notification Center vẫn chưa chạy lên, bạn có thể vào lại thư mục /System/Library/CoreServices/, tìm file Notification Center.app và nhấp đôi vào nó để chạy lên. Nếu không thì có thể restart máy lại cũng được. Trên máy MacBook Pro Retina của mình chạy OS X 10.8.3, và một máy MacBook Air khác thì mình không cần phải chạy thủ công lại file Notification Center.app.

Tinh chỉnh Notification cho từng ứng dụng

Giống trên iOS, Apple cho phép chúng ta tùy chỉnh cách mà Notification Center sẽ hiển thị thông báo cho từng ứng dụng một. Để làm việc này, bạn vào  > System Preferences > Notifications. Tại đây bạn sẽ thấy được một danh sách các ứng dụng có khả năng gửi thông báo ra hệ thống. Mỗi app khi bạn tùy biến thì chỉ trói buộc với duy nhất app đó, không bị ảnh hưởng đến các thức hiển thị thông báo của ứng dụng khác.

Nhấp vào một biểu tượng bất kì, bạn sẽ được phép chọn hình thức hiển thị thông báo (alert style). Trong đó, None là không hiện gì cả, banner là thông báo sẽ biến mất tự động sau khoảng vài giây, còn nếu chọn Alert thì thông báo sẽ còn nằm hoài ở đó đến khi bạn nhấn nút Close mới thôi. Xuống bên dưới một chút, bạn có thể tùy chọn số lượng thông báo hiển thị trong Notification Center, có hiển thị số đếm trên icon của app hay không, và cuối cùng là có phát âm khi thông báo hay không.

Notification_Center_OS_X_tinhte_11

Trong một số ứng dụng cá biệt, ví dụ như Twitter, bạn sẽ có thêm một nút gọi là Notifications. Nếu nhấp vào đây bạn có được vài tùy chọn nâng cao như chỉ hiện những tin nhắn từ những người chúng ta follow, hiển thị thông báo từ mọi người....

Notification_Center_OS_X_tinhte_12