Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

[The Big Picture] Cuộc thi ảnh năm 2013 của tạp chí National Geographic Traveler (P3)

National_Geographic_Traveler

Cuộc thi ảnh năm 2013 của tạp chí National Geographic Traverler đang sắp tới hạn chót để nộp ảnh, ngày cuối cùng nhận ảnh là 30/06/2013. Phần thưởng cho giải nhất là chuyến đi đến quần đảo Galapagos trong vòng 10 ngày dành cho 2 người. Tạp chí National Geographic vừa chia sẻ thêm những hình ảnh đẹp đã gửi dự thi. Những ai muốn tham gia cuộc thi này có thể gửi ảnh theo 4 chủ đề: Travel Portraits (Chân dung du lịch), Outdoor Scenes (Ngoại cảnh), Sense of Place (Cảm xúc về nơi chốn), và Spontaneous Moments (Khoảnh khắc tức thời).

[IMG]
Một cặp đôi bơi ra biển để chơi lướt sóng vào lúc hoàng hôn ở bờ biển thuộc Vịnh Byron, Australia. Tác giả: Ming Nomchong.

[IMG]
Một chú tiểu bắt đầu đời sống tu hành khi còn rất nhỏ trong tu viện. Tác giả: Bonnie Stewart.

[IMG]
Một chiếc thuỷ phi cơ đậu trên mặt nước khi trời lặng gió và mặt biển như là một tấm gương. Tác giả: Christian Roth.

[IMG]
Dưới chân ngọn núi lửa đang còn hoạt động Bromo, trên đảo Java, ngôi đền Hindu Pura Luhur Poten thường chìm trong một lớp sương mỏng vào lúc chạng vạng. Tác giả: Tim Jenka.

[IMG]
Một con nhện Giant Wood cái (Nephila pilipes) đuổi theo con đực. Hầu hết con cái sẽ ăn thị con đực sau khi giao phối xong. Tác giả: Chandana Gunasekara.

[IMG]
Con sư tử trưởng thành cố gắng lắng nghe âm thanh của những mối nguy tiềm ẩn từ xa. Tác giả: Micky Robinson.

[IMG]
Cầu Cổng Vàng, chụp ở chế độ phơi sáng trong 5 phút. Tác giả: Alex Lacey.

[IMG]
Ảnh chụp ở Portree, đảo Skye, Scotland.

[IMG]
Dãy núi Great Smoky là một trong những địa điểm tụ tập nhiều đom đóm nhất trên thế giới. Vào mùa sinh sản, chúng lại đua nhau tỏa sáng để tìm kiếm bạn tình. Bức ảnh được chụp ở chế độ phơi sáng trong 1,5 giờ đồng hồ. Tác giả: Cheng Niu.

[IMG]
Con ruồi đậu trên đầu của một con rắn ở Colombia. Tác giả: Robin Moore.

[IMG]
Một phụ nữ người Mursi cổ đứng kế các túp lều trong làng của bà ở Marenke, thung lũng Omo, Ethiopia. Tác giả: Jorge Fernandez.

[IMG]
Trong một hồ nước nhỏ có loại tảo nước ngọt sinh sống, khi mặt nước bị đóng băng, những hình dáng hết sức thú vị được tạo ra. Ở đây chúng ta thấy những bong bóng bị đông lại và các đường màu trắng ngoằn nghèo trên bề mặt. Tác giả: Andres Miguel Dominguez.

[IMG]
Các mỏm đá có tên Reynisdrangar, nằm dưới ngọn núi Reynisfjall, gần Vik i Myrdal ở miền Nam Iceland. Theo truyền thuyết kể lại, có 3 con quỷ kéo 3 chiếc thuyền buồm ra biển bất thành, chúng đã bị bắt lại bởi các tia nắng mặt trời lúc bình minh và bị biến thành đá. Tác giả: Florin Szoke.

[IMG]
Ảnh chụp từ đỉnh toà nhà Jon Hancock, cao 97 tầng ở Chicago, Illinois khi sương từ hồ Michigan tràn tới. Tác giả: Bob Gaudet.

[IMG]
Thung lũng Mulini ở bờ biển Amalfi, Italy. Tác giả: Keiren MacDonald.

[IMG]
Hai người bạn cùng nhảy khoả thân trên một tảng đá ở Joshua Tree. Tác giả: Tom James.

[IMG]
Một cậu bé đu trên 2 vòng treo ở Taipei. Tác giả: Maarten Deurvorst.

[IMG]
Một cái cây cô đơn giữa vùng Palouse, Washington, khi những đám mây đi ngang Mặt trời, tạo nên hiệu ứng ánh sáng tuyệt đẹp. Tác giả: Jesse Summers.

[IMG]
Những người làm nghề câu cá trên bãi biển, đứng ngâm mình dưới nước trong hàng giờ liền và câu một loại cá rất nhỏ. Tác giả: Willem Sorm.

[IMG]
Ảnh chụp trong một lớp học ở Nairobi. Tác giả - Joe Saade gắn camera vào monopod, chỉnh sang chế độ hẹn giờ và giơ lên cao để chụp tấm này.

[IMG]
Một trong những nơi đẹp nhất trên Trái đất, bờ biển Na Pali, Kauai. Tác giả: Karen Lejeal.

[IMG]
Một con ngựa hoang dã còn nhỏ tuổi ở trên núi Roger, Virginia. Tác giả: John Brasher.

[IMG]
Một xoáy nước tự nhiên chụp được từ trên máy bay ở gần Whitehaven, Australia. Tác giả: Vincent Archer.

[IMG]
Một đêm đầy sương ở Point Cabrillo, gần Mendocino, California. Lò rèn bên tay phải chỉ có thể nhìn thấy được khi ánh sáng của ngọn hải đăng chiếu vào nó. Tác giả: Melissa Loeffler.

[IMG]
Ngôi đền Sheikh Zayed Grand phản chiếu xuống hồ nước của đài phu nước ở đối diện, Abu Dhabi, UAE. Tác giả: Dhafer Al Shehri.

[IMG]
Một con cá voi lưng gù ở Tonga. Tác giả: Conni Weise.

[IMG]
Renny Bijoux, một người trẻ tuổi tham dự chuyến hành trình khám phá Bắc Cực Greenpeace. Tác giả: Christian Aslund.

[IMG]
Cầu vòng sau mưa ở Grand Canyon. Tác giả: Cathy Smart.

[IMG]
Ở Chukotka, miền cực Đông của LB Nga, nghề săn bắt động vật biển có vú như là một phương tiện để kiếm sống của người dân địa phương. Tác giả: Uno Johansson.

[IMG]
Ảnh chụp ở Maui, Hawaii. Hàng ngày lúc hoàng hôn, có một sự kiện nhảy xuống nước từ vách đa diễn ra ở Black Rock. Tác giả: Josh Baker.

[IMG]
Những người đàn ông Iran theo đạo Hồi dòng Shi’a, trông như người vô thức, đứng trét bùn đất lên người vào ngày Ashura, kỷ niệm ngày mất của Husayn, con trai lớn của Mohamad và là lãnh tụ dòng Shi’a thứ ba. Ảnh chụp ở Bijar, Iran. Tác giả: Guido Dingemans.

[IMG]
Một khung cảnh ở Iceland. Tác giả: Adrian Florino.

[IMG]
Một góc Tokyo vào ban đêm. Tác giả: Yoshiki Nakamura.

[IMG]
Một hòn đảo nhỏ của hạnh phúc, ngoài khơi bờ biển Miami, Florida. Tác giả: Joao Santos.

[IMG]
Một biển hiệu quảng cáo cho casino được dựng kế bên một nhà thờ ở Crow Agency, Montana. Tác giả: Christine Tharp.

[IMG]
Vào mùa mưa, côn trùng ở sa mạc Kalahari rất nhiều. Ánh đèn từ túp lều thu hút côn trùng và con thằn lằng Bibron không bỏ lỡ cơ hội để có một bữa no nê. Tác giả: Hannes Lochner.

[IMG]
Một con tê giác đen và hai con ngựa vằn bước đi trên đồng bằng Laikipia, Kenya. Tác giả: Robin Moore.

[IMG]
Cứ như một giấc mơ khi bạn bơi giữa bầy sứa không độc ở Palau. Tác giả: CheanChong Lim.

[IMG]
Những ngọn đồi ở công viên quốc gia Badlands. Tác giả: Jane Speleers.

[IMG]
Khoảnh khắc chiến thắng của một kẻ săn mồi. Tác giả: Leopoldo Islas Flores.

[IMG]
Một con hươu cao cổ ở phía xa xa, cuối đường chân trời, trên một vùng đất ở châu Phi. Tác giả: Dave Young.

[IMG]
Bên dưới một tầng hầm bị bỏ hoang của hệ thống tàu điện ngầm ở Stockholm, Thuỵ Điển. Tác giả: Valentijn Tempels.

[IMG]
Giếng phun Old Faithful phun nước lên trời vào ban đêm. Tác giả: Yang Li.

[IMG]
Ở vùng sa mạc Kalahari, những con linh dương Eland có thể trở nên rất yếu ớt do không có đủ thức ăn. Đây là tín hiệu tốt lành cho bầy sư tử, khi các con linh dương quanh quẩn bên các hố nước và rất dễ dàng bị tấn công. Tác giả: Hannes Lochner.

[IMG]
Biển trời. Ảnh chụp từ trên một ngọn núi ở đảo Capri, nhìn xuống biển ở bên dưới. Biển xanh như bầu trời xanh. Tác giả: Diako Mardanbeigi.

Xem thêm:

[The Big Picture] Cuộc thi ảnh năm 2013 của tạp chí National Geographic Traveler

[The Big Picture] Cuộc thi ảnh năm 2013 của tạp chí National Geographic Traveler (P2)


Khám phá bên trong con tàu chạy bằng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới

turanor-planetsolar-photo-top

Con tàu chạy bằng năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới - MS Tûranor PlanetSolar – mới đây đã cập cảng North Cove Marina ở Hạ Manhattan, trong chuyến hành trình dài 8.000km theo dòng chảy của hải lưu Gulf Stream trên biển Đại Tây Dương. Được trang bị các thiết bị nghiên cứu đặc biệt, tàu Tûranor sẽ chở theo một đội các nhà khoa học để thực hiện công việc giám sát không khí và nước của dòng hải lưu Gulf Stream (dòng nước ấm từ vịnh Mexico qua Đại Tây Dương đến châu Âu) trên Đại Tây Dương, một dòng hải lưu có ảnh hưởng đến khí hậu của vùng bờ biển phía Đông Bắc Mỹ và Tây châu Âu.

Các nhà vật lý học, sinh vật học và khí hậu học đến từ trường đại học Geneva, dẫn đầu bởi giáo sư Martin Beniston, giám đốc viện nghiên cứu môi trường (Institute of Environmental Sciences) của trường đại học, sẽ liên tục thực hiện việc kiểm tra không khí và nước của vùng biển, trong dự án có tên đầy đủ là PlanetSolar DeepWater. Chỉ hoạt động bằng năng lượng mặt trời nên Tûranor không hề tạo ra khí thải gây ô nhiễm, điều đó giúp cho các thiết bị cảm biến cực nhạy và số liệu thu được không bị ảnh hưởng.

Trong lúc dừng chân ở New York, các phóng viên báo chí đã được mời lên tàu để tham quan. Con tàu này có thể không phải là cái tốt nhất – nó to, chạy chậm và cần phải né các đám mây – nhưng nó là thứ để chứng minh khả năng của nhiên liệu thay thế được dùng để vận hành tàu thuyền trong tương lai. Trang The Verge có chia sẻ lại một số hình ảnh chụp tàu MS Tûranor PlanetSolar ở New York, mời các bạn xem qua để biết thêm về con tàu đặc biệt này.

turanor-planetsolar-photo-essay9_2040_verge_super_wide
Tàu PlanetSolar đậu ở cảng North Cove Marina, Hạ Manhattan hồi đầu tuần rồi.

turanor-planetsolar-photo-essay10_2040_verge_super_wide
Con tàu này dài 35m, rộng 23m, vận hành hoàn toàn bằng năng lượng mặt trời với các tấm tế bào quang điện phủ kín trên boong.

turanor-planetsolar-photo-essay7_2040_verge_super_wide
Tûranor trong ngôn ngữ Elvish có nghĩa là “được tiếp sức mạnh bởi Mặt trời”.

turanor-planetsolar-photo-essay8_2040_verge_super_wide
Tất cả phần ăc-quy lithium-ion và hai động cơ điện công suất 60kW được đặt ở trong hai thân bị chìm một phần dưới nước.

turanor-planetsolar-photo-essay12_2040_verge_super_wide
Thuỷ thủ đoàn sẽ phải đi vào trong phần đáy của tàu và qua những “cánh tay” này để có thể đến vị trí của ăc-quy và động cơ, đặt trong một khoang chứa không thấm nước.

turanor-planetsolar-photo-essay23_2040_verge_super_wide
Con tàu được thiết kế để có bề mặt rộng nhất có thể nhằm tối ưu cho việc gắn các tấm pin quang điện ở trên. Không gian sinh hoạt trên tàu khá hạn chế và chỉ có một vài cửa sổ.

turanor-planetsolar-photo-essay11_2040_verge_super_wide
Phần khoang gồm nhiều tấm lớn có thể điều chỉnh góc nghiên bằng thuỷ lực nhằm tối ưu hoá khả năng thu nhận ánh nắng Mặt trời.

turanor-planetsolar-photo-essay4_2040_verge_super_wide
Lúc đậu ở cảng thì các tấm pin quang được được xếp lại để chừa lối đi. Còn khi đi trên biển thì các thuỷ thủ sẽ mở rộng lớp trên của nó bằng phương pháp thủ công về hai bên, tạo nên diện tích là 516 mét vuông.

turanor-planetsolar-photo-essay15_2040_verge_super_wide
Các tấm pin quang điện có hiệu suất sản sinh điện năng là 22,6% và phủ gần như toàn bộ boong tàu. Không giống với các tấm pin khác, những tấm pin trên Tûranor có thể chịu được trọng lượng của một người: khoảng 80kg/mét vuông.

turanor-planetsolar-photo-essay14_2040_verge_super_wide
Thuyền trưởng Gérard d'Aboville, người sẽ đưa con tàu đi từ Miami đến Na Uy. Hồi còn trẻ, ông đã từng một mình chèo thuyền qua Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, hai hành trình của ông kéo dài 71 ngày và 134 ngày.

turanor-planetsolar-photo-essay17_2040_verge_super_wide
Khoang lái khá chật hẹp, chỉ đủ không gian cho thêm vài người bên cạnh thuyền trưởng. Những gì bạn thấy trong ảnh là rất căn bản đối với một chiếc tàu lớn cỡ này, mặc dù nó vẫn có một vài tính năng đặc biệt.

turanor-planetsolar-photo-essay18_2040_verge_super_wide
Hai động cơ điện 60kW được điều khiển từ đây, cung cấp sức mạnh cho PlanetSolar. Thuyền trưởng Gérard d'Aboville cho biết, “tương tự như một chiếc xe điện, con tàu di chuyển nhẹ nhàng, không có tiếng động và sự rung lắc nào.”

turanor-planetsolar-photo-essay19_2040_verge_super_wide
Bản đồ thể hiện dự báo về độ phủ của mây trong 3 ngày tới. Thuyền trưởng Gérard d'Aboville nói: “thông thường thì chúng tôi phải quan tâm đến biển cả, gió và dòng chảy. Tuy nhiên ở đây chúng tôi còn phải theo dõi Mặt trời. Thường thì chúng tôi không đi thẳng từ điểm A đến điểm B… mà phải cố gắng tránh những đám mây.

turanor-planetsolar-photo-essay20_2040_verge_super_wide
Thuyền trưởng cũng dùng các bản đồ truyền thống khác để lên kế hoạch cho chuyến đi đến Boston sắp tới của PlanetSolar. Tốc độ tối đa của tàu này là 14 knot (25km/h), nhưng vận tốc trung bình là 5 knot (10km/h) – bằng với tốc độ của một con thuyền buồm. Để đi từ New York đến Boston nó phải mất khoảng 2 ngày rưỡi.

turanor-planetsolar-photo-essay21_2040_verge_super_wide
Với khối lượng 8,5 tấn của bộ ăc-quy lithium-ion trên tàu, PlanetSolar được xem là “bộ ăc-quy di động dân dụng lớn nhất” trên thế giới. Để sạc đầy ăc-quy của tàu từ lúc cạn phải mất đến 2 ngày, và nó sẽ giúp con tàu vận hành trong vòng 72 giờ nếu không có ánh nắng.

turanor-planetsolar-photo-essay16_2040_verge_super_wide
Đây là bảng điều khiển hệ thống đèn chiếu sáng bên trong tàu. Thuyền trưởng Gérard d'Aboville cho biết “con tàu có thể được xây dựng với trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với bản mẫu… nhưng chủ đầu tư muốn sau khi nó hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới thì nó sẽ bắt đầu “kiếp thứ hai” và sẽ được sửa lại để có thể chở được 60 hành khách.

turanor-planetsolar-photo-essay2_2040_verge_super_wide
Bên trong tàu có đủ chỗ cho 9 thành viên thuỷ thủ đoàn với 6 phòng.

turanor-planetsolar-photo-essay22_2040_verge_super_wide
Gian bếp trên tàu. Nó sẽ mất tổng cộng khoảng 584 ngày để đi vòng quanh thế giới.

turanor-planetsolar-photo-essay1_2040_verge_super_wide
PlanetSolar rời Monaco vào ngày 27/09/2010 và trở lại vào ngày 04/05/2012 sau một chuyến đi vòng quanh thế giới. Nó đã dừng lại ở 28 quốc gia và 52 thành phố trong hành trình.


Withings Pulse: thiết bị nhỏ gọn theo dõi hoạt động và các chỉ số sức khỏe giá 99,95 USD

gallery_hd_500

Ngày nay mình thấy khá nhiều bạn thích sử dụng những thiết bị đo các hoạt động của mình như đếm số bước đi, quãng đường chạy bộ, đo nhịp tim... với những thiết bị như là Fitbit hay Jawbone Up. Hồi năm nay tại CES 2013, hãng Withings có giới thiệu một thiết bị tương tự với cái tên Activity Tracker nhưng hôm nay họ đã đặt cho nó một cái tên khác là Pulse, đồng thời cho phép đặt hàng trước với giá của một thiết bị đo hoạt động đa năng là 99,95 USD.

Withings Pulse có kích thước khá nhỏ gọn, tiện để trong túi áo hay đẹp vào đâu đó trên người. Trong suốt 24 giờ của ngày, Pulse có thể làm các công việc sau: liên tục đếm số bước chân mà bạn đã đi trong ngày, quãng đường đi được bao xa, số bước thang, số chu kỳ ngủ, bạn đã ngủ bao lâu, mất bao lâu để đi vào giấc ngủ, thức dậy bao nhiêu lần... và kể cả đo nhịp tim. Khi muốn đo, bạn chỉ việc đặt ngón tay lên mặt sau của Pulse thì máy sẽ tự động đo và đưa ra kết quả cho bạn. Tất cả các số liệu đó sẽ được đưa vào điện thoại Android hoặc iPhone thông qua kết nối không dây Bluetooth 4.0.



[iOS] Heard: Phần mềm ghi âm quá khứ, tối đa 5 phút

Tinhtevn-Heart-ios-500

Với phần mềm Heard (dành cho các máy iOS), bạn có thể ghi âm lại những gì vừa xảy ra cách đó tối đa 5 phút, bạn sẽ không bao giờ bỏ lỡ những khoảng khắc có một không hai ví dụ như tiếng "ba ba" đầu tiên của đứa con mình hoặc lời nhắn nhủ của ai đó. Heard sẽ chạy liên tục trên máy và ghi âm suốt thời gian đó, đồng thời xóa bớt những đoạn âm thanh cách đó quá lâu để không làm tốn dung lượng của máy, khi cần lưu lại nhũng gì Heard vừa ghi âm thì bạn chỉ cần nhấn một phát là đoạn âm thanh 5 phút gần nhất sẽ được cắt ra và lưu vào máy.

Phiên bản miễn phí của Heard chỉ có thể lưu được 12 giây, nếu bạn mua thêm gói nâng cấp In-app Purchase giá 1,99 USD thì có thể lưu tối đa đến 5 phút gần nhất trong quá khứ. Cách hoạt động của Heard cũng đơn giản, nó sẽ ghi âm liên tục nhưng chỉ lưu lại 5 phút gần nhất trong bộ nhớ đệm mà thôi, những đoạn âm thanh nào ghi cách đây quá 5 phút thì sẽ bị cắt bỏ. Để khi bạn bấm nút lưu thì 5 phút ghi âm đó sẽ được lưu lại ngay. Trong khi hoạt động thì phía trên màn hình điện thoại sẽ hiển thị một cái thanh màu đỏ với chữ "HEARD" cho bạn biết. Bạn tải Heard tại đây.


Facebook đang làm công cụ đọc tin tức giống Flipboard cho iOS?

Tinhtevn-Flipboard-iPhone
Giao diện Flipboard trên iOS

Nguồn tin từ WST cho biết đội ngũ Facebook đang phát triển một phần mềm đọc tin tức có giao diện giống với phần mềm đọc tin Flipboard dành cho các máy chạy trên iOS. Giao diện của Flipboard rất đơn giản và dễ dùng với các thao tác vuốt tay để chuyển qua lại giữa các mẫu tin, đặc biệt rất thích hợp để dùng trên các máy smartphone có kích thước màn hình hạn chế. Dự án này được gọi với cái tên đơn giản là "Reader" nhưng không biết liệu có phải là tên chính thức hay không. Cũng chưa biết "Reader" có phải là một phần mềm riêng biệt hay được tích hợp thẳng vào ứng dụng Facebook luôn, nhưng nhiều khả năng sẽ được tách riêng ra vì Facebook rất hay làm điều đó, điển hình là các ứng dụng Facebook Messenger, Facebook Pages và Facebook Camera.

Tờ WST mô tả dự án "Reader" như sau:
  • Có giao diện thiết kế giống với phần mềm Flipboard.
  • Đích thân CEO Mark Zuckerberg sẽ làm việc trực tiếp với dự án này.
  • "Reader" có thể quyết định mẫu tin nào là dành cho tất cả mọi người còn tin nào chỉ hiển thị cho một số đối tượng người xem nhất định mà thôi.
  • Phiên bản cho Android không được nhắc đến. Có lẽ Facebook muốn tận dụng các thế mạnh về phần mềm của iOS.
  • Mike Matas, một trong những nhà thiết kế giao diện đầu tiên của iPhoneiPad, sẽ là người phụ trách chính mảng thiết kế cho dự án này.
Đó là những gì chúng ta biết được cho đến ngày hôm nay, thời gian ra mắt tính năng Facebook "Reader" vẫn còn là một ẩn số.