Nhỏ nhưng đẹp và có võ, đó có lẽ là điều ai cũng sẽ dùng để miêu tả máy quay cá nhân Canon VIXIA mini X. Nâng cấp từ người anh em VIXIA mini giới thiệu vào tháng 9/2013, mini X có vô vàn ưu điểm đáng chú ý: thiết kế với chất liệu dành cho máy quay chuyên dụng và thu tiếng chuyên nghiệp theo chuẩn Linear PCM 16-bit 48Hz với micro kép. Ngoài ra, mini X còn hỗ trợ xuất tín hiệu trực tiếp không nén qua HDMI.
Thông số cơ bản của máy:
- Quay phim độ phân giải tối đa full-HD 1080p, MP4 hoặc AVCHD 24Mb/giây với color sampling 4:2:2
- Ống kính mắt cá (fish-eye) 15mm f/2.8
- Góc quay phim: 17,5mm (góc rộng), 35mm (MP4), 35mm (AVCHD, tắt chống rung), 43,7mm (AVCHD, bật chống rung)
- Cảm biến 1/2,3"
- Hỗ trợ thẻ nhớ SDXC
- Micro kép cao cấp thu tiếng PCM Linear 16-bit 48Hz
- Kết nối Wi-Fi
Mới cầm vào VIXIA mini X chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điểm đặc biệt nhất của máy: thiết kế cực kì cao cấp. Chất liệu sản xuất máy có thể so sánh thậm chí với các dòng máy chuyên dụng đắt tiền, với thân bằng nhựa rất cứng cáp và bộ micro kim loại cao cấp. Độ hoàn thiện thiết kế không thể chê trách ở điểm nào.
Xét về âm thanh, chất lượng chuyên nghiệp theo chuẩn Linear PCM 16 bit, 48Hz biến mini X thành đối thủ trực tiếp của Sony Handycam HDR-MV1. Khi sử dụng, Canon cho phép ta chọn tới 8 chế độ âm thanh tuỳ điều kiện quay, đặc biệt có thể chỉnh tay với một nút âm lượng đặc dụng trên thân máy. Ngoài ra, máy cũng trang bị thêm cả cổng 3,5mm cho cả mic và tai nghe.
Về thiết kế, VIXIA mini X nằm gọn trong lòng bàn tay, và mỏng hơn cả một bao thuốc lá. Màn hình cảm ứng 2,7” của miniX có khớp dạng chữ N, có thể xoay được dựng đứng lên theo cả hai chiều trước sau. Kết hợp với đó là một chân đế ở mặt dưới, thay đổi được lên tới 300 độ, vì vậy ta có thể cố định máy nằm ngang hay gần như dựng đứng.
Với kích thước nhỏ gọn, mini X có thể được gắn kèm với một camera khác để quay hai máy cùng lúc. Góc rộng với ống fish-eye của mini X khi kết hợp với máy khác sẽ cho hiệu ứng cực kì đẹp như Canon trình diễn tại quầy của họ.
Canon VIXIA mini X được trang bị cảm biến CMOS 12.8 MP với bộ xử lý hình ảnh DIGIC DV 4, cho ra hình ảnh chuẩn MP4 hay AVCHD tới 24 Mb/giây, hỗ trợ quay slow-motion độ phân giải 720p hoặc VGA. mini X sở hữu ống kính fish-eye 15mm (17,5mm khi quay phim) với khẩu độ f/2.8. Ngoài chế độ góc rộng, máy cũng có thể quay được video ở tiêu cự 35 mm hoặc 43,7mm ở chế độ close-up. Ngoài khả năng quay phim chất lượng cực kì cao, Canon VIXIA X hỗ trợ kết nối Wi-Fi để điều khiển từ xa với các thiết bị iOS và Android.
Như vậy với thiết kế màn hình xoay lật có thể “tự sướng”, hệ thống thu tiếng chất lượng cao, chất lượng quay phim với color sampling chuẩn 4:2:2 (đa số máy quay khác đều sử dụng 4:2:0), có thể nói VIXIA mini X chính xác nhắm đến người dùng cá nhân thường hay quay phim âm nhạc cá nhân, vlogger có đầu tư về xử lý hậu kì. Cộng thêm chất lượng sản xuất cực kì cao, mình không tìm ra bất kì điểm nào có thể chê trách sản phẩm này. Ngầu hơn nữa là ta có thể mua sản phẩm đế xoay điều khiển từ xa Pan Table của hãng.
Canon VIXIA mini X sẽ được bán ra với giá 399$, cao hơn 100$ so với bản cũ mini. Bạn có thể mua VIXIA bắt đầu từ tháng 3.
Màn hình cảm ứng, thiết kế nhỏ gọn nằm trọng trong lòng bàn tay. Ta để ý phần micro kép nhô ra của máy được làm bằng kim loại cao cấp.
Dày cũng chỉ bằng một bao thuốc lá. Phía sau của máy chỉ có nắp đậy pin và một đèn báo.
Cạnh trái thì có cổng xuất HDMI và nút Play, nút quay. Thiết kế nắp đậy của mini X cực kì cao cấp.
Cạnh phải có bánh xe không cấp điều khiển tay cường độ tiếng thu, cổng sạc, khe cắm tai nghe và micro ngoài. Cuối cùng là cần gạt tắt/mở máy.
Khe pin và thẻ nhớ SD.
Ống kính fish-eye![]()
![]()
Đế Pan Table của Canon cho phép ta điều khiển từ xa.![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
Canon VIXIA mini X đang được gắn kèm vào một camera khác
Hai máy sẽ ghi hình cùng lúc, góc rộng của mini X sẽ cho những thước phim góc phụ rất độc đáo![]()
![]()
Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014
[CES 2014] Trên tay Canon VIXIA mini X, máy quay mini chất lượng cao cấp
[CES 2014] Trên tay Metawatch Meta, chiếc đồng hồ thông minh đẹp nhất
Cho đến khi Pebble Watch giới thiệu Pebble Steel, rất ít đồng hồ thông minh được cho là đẹp dù chúng xuất hiện hàng loạt trên thị trường. Để khắc phục những thiếu sót đó, Metawatch đã hợp tác với Frank Nouvo, người sáng lập công ty điện thoại hạng sang Vertu cũng như thiết kế trưởng của Nokia trong thời gian dài để tạo ra Meta, chiếc đồng hồ cao cấp với thiết kế thật sự đẹp và khác biệt. Meta vẫn chưa có giá bán chính thức nhưng Nouvo cho biết ông sẽ định giá nó ở phân khúc cao cấp premium, không mắc tiền như dòng sản phẩm Luxury nhưng cũng sẽ cao hơn so với smartwatch hiện tại.
Là người sáng lập cũng như thiết kế chính ở Vertu, không có gì ngạc nhiên khi Frank Nouvo muốn chế tạo Meta thành một sản phẩm chất lượng cao. Ông chăm chút từng chi tiết một mà bạn có thể cảm nhận ngay khi đeo chiếc đồng hồ vào tay, đặc biệt là ở phần mặt. Hầu hết các đồng hồ thông minh đều rất lớn, một số hãng cố gắng khắc phục bằng cách làm nó hơi cong nhẹ về 2 đầu còn Nouvo giải quyết theo cách thông minh hơn: ông tạo 2 khớp ở 2 đầu đồng hồ cong và bám vào tay người dùng. Trong hình bạn có thể thấy cổ tay mình không khá nhỏ nhưng Meta vẫn giữ được sự duyên dáng cần thiết. Mình chưa biết Pebble Steel sẽ như thế nào khi đeo nhưng rõ ràng Meta ở một đẳng cấp khác so với tất cả đồng hồ thông minh hiện tại, nó quá đẹp và dễ chịu khi đeo.
Do là thế mạnh của Nouvo, chất lượng chế tác của Meta cũng thuộc loại cao nhất so với các smartwatch khác, từng đường nét được khắc rất sắc sảo và tinh tế. Hy vọng ông định giá Meta không quá cao.
Về tính năng, Meta sẽ hoạt động giống các đồng hồ thông minh khác của hãng, tức sẽ cho người dùng đọc thông báo, điều khiển nhạc... So với 2 bản đồng hồ cũ của Metawatch là Strata và Frame thì Meta sẽ có cải tiến về mặt hiển thị, chuyển sang dùng Memory LCD như Pebble Watch và có cách tân lớn về giao diện. Bản thử nghiệm hiện tại vẫn đang dùng giao diện đồng hồ cũ.
Frank Nouvo khá kỹ tính, chính vì vậy ông không cho chụp hình nhiều khi sản phẩm chưa hoàn thiện, đặc biệt là ở mặt đấy đồng hồ. Chúng ta cũng không thể quay video hay thử kết nối với điện thoai. Nhiều khả năng Meta sẽ bán vào cuối tháng 3 này.
Lưu ý: Màu trắng là một trong những bản thử nghiệm đầu tiên, chất lượng sẽ khác nhiều so với các bản khác.
Airtame, thiết bị nhỏ gọn gắn vào cổng HDMI để truyền nội dung không dây từ máy tính ra TV
Đây là một dự án hiện đang được vận động gây quỹ trên trang IndieGogo. Thiết bị Airtame hoạt động rất đơn giản: nó là một cái đầu thu nhỏ gọn sẽ cắm vào cổng HDMI trên TV của bạn, còn nguồn điện sẽ được cấp thông qua cổng USB. Bạn chỉ việc mở máy tính lên, chạy phần mềm Airtame rồi ra lệnh xuất hình ảnh là được, không một sợi cáp hay thiết bị ngoại vi nào cần phải gắn vào PC của chúng ta. Âm thanh cũng sẽ được chuyển không dây sang TV, giống như lúc chúng ta xài cáp HDMI.
Về nguyên lý hoạt động thì Airtame cũng giống với Chromecast, Apple TV (giao thức AirPlay) hoặc chuẩn Miracast, tuy nhiên Airtame nổi bật ở chỗ nó tương thích với Windows, OS X và cả Linux. Tất cả đều có thể xuất hình với độ phân giải tối đa là 1920 x 1080. Đối với người dùng Windows thì máy tính của bạn cần hỗ trợ công nghệ Wireless Display của Intel (WiDi), còn người dùng Mac thì yêu cầu có CPU đời Sandy Bridge trở lên (máy đời 2011 về sau).
Các chế độ xuất hình ảnh mà thiết bị này hỗ trợ giống y hệt như khi chúng ta dùng cáp, đó là mirror (màn hình máy tính và màn hình TV hiển thị cùng nội dung), extended (màn hình TV sẽ mở rộng không gian cho màn hình máy tính). Ngoài ra bạn cũng có thể xuất hình ảnh từ một máy tính ra nhiều TV khác nhau, chỉ cần bạn gắn cho mỗi cái TV một chiếc Airtame là đủ.
Phần mềm Airtame còn cho phép bạn chia sẻ màn hình máy tính của mình với một chiếc PC khác nằm trong cùng một mạng nữa. Ví dụ, bạn có thể chia sẻ màn hình của mình đến máy của đồng nghiệp khi các bạn cùng thảo luận về một vấn đề gì đó, hoặc thầy cô giáo sẽ chia sẻ slide thuyết trình đến máy tính của sinh viên. Trên Airtame có thêm cổng USB kích thước đầy đủ để gắn phụ kiện như bàn phím, chuột.
Airtame hiện đang trong giai đoạn phát triển và dự kiến sẽ giao hàng trong khoảng tháng 5, tháng 6 năm nay. Nếu muốn bạn có thể ủng hộ với mức thấp nhất là 69$ cho nhóm lập trình viên và nhận được 1 chiếc Airtame, ngoài ra còn có một số tùy chọn khác ở link nguồn. Nếu tổng số tiền ủng hộ vượt mức 500.000$, nhóm sẽ nâng cấp vi xử lí trong Airtame từ 1 nhân thành 2 nhân, còn nếu vượt 750.000$ thì có thêm Wi-Fi hai băng tần (2,4GHz và 5GHz, hiện tại chỉ có 2,4GHz là được hỗ trợ). Đặc biệt, nếu đạt mốc 1.000.000$ thì nhóm sẽ phát triển thêm app cho Android và iOS để cho phép xuất hình từ thiết bị di động.
Nguồn: IndieGogo
[CES 2014] MakerBot giới thiệu 3 máy in 3D Replicator Z18, Replicator Mini & bản nâng cấp Replicator
Tại triển lãm công nghệ CES 2014, MakerBot đã công bố 3 chiếc máy in 3D mới trong đó chiếc lớn nhất là Replicator Z18 với khả năng in các vật thể có chiều cao tối đa 18 inch. 2 mẫu máy còn lại bao gồm phiên bản nâng cấp của của Replicator và phiên bản thu nhỏ Replicator Mini dành cho đối tượng học sinh/sinh viên, giáo viên và cá nhân.
Z18 được thiết kế dành cho các bản mẫu và nguyên mẫu công nghiệp có kích thước lớn. Với kích thước 30,5 x 30,5 x 45,7 cm, buồng in của Z18 có thể tích đến 0,042 m khối. Để hỗ trợ in các bản mẫu lớn tốt hơn, đĩa in bên trong được chế tạo siêu phẳng và buồng in bao quanh được gia tăng nhiệt khi in. Ngoài ra, Z18 có thể in cùng lúc nhiều bản mẫu.
Replicator Z18 với buồng in lớn có thể in được cả một chiếc mũ bảo hiểm.
Z18 vẫn chưa được bán ra chính thức, MakerBot sẽ bắt đầu nhận đơn đặt hàng từ mùa xuân năm nay (tại khu vực Bắc Bán Cầu) với mức giá dự kiến là $6499.
Replicator Mini nhỏ gọn dành với khả năng in nhanh.
Tương tự Z18, phiên bản nhỏ hơn là Replicator Mini cũng chưa được phân phối. Chiếc máy in 3D nhỏ gọn này được thiết kể để in dễ và nhanh với tính năng in chỉ bằng 1 cú chạm (One Touch printing) và đĩa in cố định không cần cân chỉnh độ cao. Replicator Mini có kích thước 10 x 10 x 12,5 cm và sẽ được bán ra với mức giá $1375.
Phiên bản Replicator tiêu chuẩn dành cho người dùng chuyên nghiệp.
Phiên bản Replicator còn lại có kích thước nằm giữa Z18 và Mini. Đây cũng là thế hệ máy in 3D thứ 5 được MakerBot cung cấp và đươc thiết kế cho người dùng chuyên nghiệp. So với thế hệ thứ 4, phiên bản Replicator lần này được nâng cấp với dung tích buồng in tăng thêm 11%. Ngoài ra, phiên bản còn được bổ sung hệ thống đầu in thông minh Smart Extruder giúp phát hiện khi nào hết sợi vật liệu và tự động tạm ngưng quá trình in, camera tích hợp để theo dõi quá tình in và các ứng dụng cũng như tính năng kết nối đám mây.
Replicator hiện đã được bán ra thông qua trang web của MakerBot với mức giá $2899. MakerBot cũng tặng kèm một cuộn sợi PLA để in thử.
Phiên bản Replicator và Replicator Z18 có độ phân giải 100 micron trong khi phiên bản Mini có độ phân giải 200 micro để có thể in nhanh hơn. Bên cạnh 3 chiếc máy in, MakerBot cũng công bố sẽ phát hành ứng dụng di động vào mùa xuân năm nay để theo dõi từ xa với hình ảnh từ camera và nhận thông báo/cảnh báo trong quá trình in.
Video công bố 3 mẫu máy in 3D mới của MakerBot tại CES 2014:
[CES 2014] Giới thiệu các tính năng nổi bật trên dòng TV 4K Panasonic Life+ Screen
Dòng TV 4K mới của Panasonic là Life+ Screen có khá nhiều cải tiến về tính năng thông minh để tối ưu hoá trải nghiệm của người dùng. Ba tính năng nổi bật nhất là Info Bar, my Stream với khả năng nhận diện giọng nói, và my Home Cloud. Đây cũng là 3 tính năng mà Panasonic có khu vực trình diễn cho những người tham gia CES 2014.
Tính năng Info Bar hoạt động dựa trên một cảm biến thân nhiệt và chuyển động nằm ở giữa cạnh dưới của TV. Nó có thể nhận biết chuyển động hay thân nhiệt của người dùng để khi có ai đi qua TV nó sẽ tự động bật Info Bar, thanh hiển thị thông tin cần thiết đối với từng cá nhân. Camera của TV cũng có khả năng nhận diện khuôn mặt người dùng để tự tải lên profile của riêng người đó, với các tin nhắn video hay danh sách kênh hoặc chương trình TV ưa thích. Khi có người đi ngang qua, TV tự động bật lên và bật Info Bar chạy ở cạnh dưới chứ không bật toàn bộ TV.
Tính năng thứ hai mà Panasonic trình diễn là my Stream với khả năng hỗ trợ ra lệnh bằng giọng nói. Khi TV đã nhận diện được gương mặt của người dùng, nó sẽ tự động tải danh sách các kênh ưa thích, hay chương trình TV mà chúng ta hay xem lên. Nếu muốn tìm kiếm một nội dung nào đó, bạn cũng chỉ cần dùng khả năng ra lệnh bằng giọng nói thông qua điều khiển.
Trong khi đó, my Home Cloud là nơi người dùng có thể xem tin tức ngay trên TV, xem video trực tuyến hay up ảnh lên mạng. Bạn cũng có thể tuỳ chọn hình ảnh cho trang my Home Cloud của mình để cá nhân hoá nó.
IBM đầu tư 1 tỉ USD để thương mại hóa siêu máy tính Watson thành một dịch vụ đám mây
IBM mới đây đã thành lập Watson Business Group, một bộ phận kinh doanh mới chuyên tập trung vào việc phát triển và thương mại hóa siêu máy tính Watson của hãng. Kể từ khi ra đời từ 4 năm trước, Watson được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau ở các lĩnh vực y tế, bảo hiểm, nghiên cứu tài chính nhờ trí thông minh nhân tạo của mình. Cỗ máy này thậm chí còn xuất hiện trong một số show truyền hình và nó có khả năng thi với người thật, thế nhưng trong ba năm qua máy chỉ mang về cho IBM 100 triệu USD doanh thu mà thôi. Giờ đây IBM muốn biến nó thành một dịch vụ đám mây và cũng dùng trong các lĩnh vực tương tự như trên, ngoài ra còn mở rộng thêm ở mảng truyền thông, giá dục, du lịch, bán lẻ, ngân hàng, phân tích số liệu kinh doanh, từ đó đem lại nguồn thu lớn hơn cho IBM.
IBM nói họ sẽ đầu tư 1 tỉ USD cho bộ phận kinh doanh này, trong đó bao gồm 100 triệu USD dành cho các công ty khởi nghiệp muốn phát triển app dựa trên sức mạnh của Watson. Được biết Watson Business Group có 2000 nhân viên làm việc ở một trụ sở tại Manhattan, New York và họ sẽ chuyên về phần mềm, dịch vụ, nghiên cứu và bán hàng.Đọc thêm: Tìm hiểu về siêu máy tínhNguồn: ZDNet
SteamOS đã hỗ trợ dùng card đồ họa của AMD và Intel
Tin vui cho những ai đang có ý định sử dụng hệ điều hành SteamOS đó là nó đã hỗ trợ những máy sử dụng card đồ họa rời của AMD (từ dòng HD 5000 trở lên) và card tích hợp của Intel, thay vì chỉ giới hạn trên những máy dùng card của NVIDIA như trước. Hiện SteamOS vẫn còn đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm (beta), và driver của AMD cũng chưa phải là bản chính thức cho nên vẫn còn xảy ra một số lỗi về hình ảnh trong quá trình sử dụng. Valve cho biết họ đang làm việc với các bên Intel và AMD để khắc phục các sự cố này.
Ngay bây giờ bạn có thể tải về driver Catalyst mới nhất của AMD (bản 13.11 dành cho Linux) trên website của hãng hoặc ở link nguồn cuối bài viết này. Ngoài ra nếu bạn không thích tự ráp máy SteamOS thì cũng có thể thử qua một số máy mới được giới thiệu tại triển lãm CES 2014, ví dụ như mẫu Steam Machine A của CyberPowerPC giá 499 USD, Steam Machine của iBuyPower giá 499 USD và sắp tới sẽ còn có nhiều nhà sản xuất máy tính khác như Alienware, Gigabyte, Zotac... tham gia vào thị trường này.
[Video] 7 năm trước Steve Jobs giới thiệu iPhone...
Mọi việc đã thay đổi quá nhanh trong thế giới điện thoại thông minh. Mới đây thôi mà đã 7 năm rồi. Ngày đó, Steve Jobs lên sân khấu để nói về iPhone. Có lẽ đó là buổi nói chuyện quan trọng nhất trong đời ông, mang Apple trở thành công ty có gí trị thị trường lớn nhất thế giới cũng như thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp di động. Mặc dù đã 7 năm qua, thị trường đã thay đổi, chúng ta có thêm rất nhiều sản phẩm tuyệt vời khác cạnh tranh với iPhone, thoả mãn nhu cầu của người dùng... nhưng iPhone vẫn giúp Apple phát triển và ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường. Mời anh em xem lại video buổi giới thiệu tuyệt vời này.
7 năm tìm kiếm mà chưa thấy cái nào tổng thể hơn iPhone cả...
Đã 7 năm rồi... mình vẫn đi tìm một chiếc điện thoại để thay thế iPhone. Tiếc là thời đại của điện thoại với mình không còn nữa. Điện thoại giờ chỉ là một tính năng thôi. Mình muốn một thiết bị di động đa năng thực sự: chụp hình, xem hình, internet, kết nối, làm việc... tất cả những cái đó không thể tốt được trên chiếc màn hình 4". Đã đến lúc Apple cần phải thay đổi.
[CES 2014] TV 8K 85" 3D không kính của Sharp
Mình đã từng rất ấn tượng với TV 55” 4K 3D không cần kính của Samsung cho đến khi nhìn thấy chiếc TV 85” 3D không kính của Sharp, nó đơn giản là thổi bay mọi thứ. Nếu như chiếc TV của Samsung chỉ có độ phân giải 4K thì Sharp đã làm ra một chiếc TV 8K lớn hơn nhiều để trưng bày với tất cả mọi người. Thành thực mà nói thì Sharp đang là công ty có nhiều đột phá ấn tượng nhất tại CES 2014 ở mảng TV, bên cạnh sản phẩm này thì họ còn có Quattron+ nhưng nó sẽ được nhắc đến trong một bài viết khác.
Chiếc TV 85” này là thành quả của sự hợp tác giữa Dolby 3D, Sharp và Philips, nó vẫn đang là máy mẫu và chưa xác định ngày được thương mại hóa. Thực chất thì cách đây 3 năm, Sharp đã trình diễn các TV 8K không 3D tại CEATEC và lúc đó nó còn có tên gọi Super Hi-Vision.
Cảm giác thực tế khi sử dụng chiếc TV này thế nào? Để bạn dễ hình dung thì chúng ta sẽ chỉ nói về nội dung 3D không kính vì khả năng hiển thị 2D của TV này không cần phải bàn cãi. Do là TV không kính nên không phải ở bất cứ vị trí nào bạn cũng có góc nhìn tối ưu nhất. Ở phía dưới TV ta sẽ có 2 chấm nhỏ, khi 2 chấm này nằm trên cùng một hàng dọc thì người xem sẽ nhận được những hiệu ứng hình ảnh mà Sharp mong muốn thể hiện. Được biết chiếc TV Sharp trình diễn có 28 điểm tối ưu như vậy.
Nói về chất lượng hiển thị 3D, mình không ấn tượng lắm với độ nổi của nó, hình ảnh sắc nét hơn hẳn so với TV FullHD 3D nhưng vẫn không xuất sắc như mong đợi. Một phần nguyên nhân đến từ việc đây là sản phẩm thử nghiệm về cả 8K lẫn 3D không kính, nguyên nhân khác là nội dung 8K 3D gần như rất hiếm nên Sharp đã trình diễn bằng trailer 4K 3D của phim hoạt hình Frozen vốn có độ phân giải thật chỉ bằng 1/4 8K. Chính vì vậy mà TV không thể thể hiện được tốt nhất phẩm chất của nó. Nếu bạn hỏi tại sao nội dung 8K lại ít thì hãy hình dung thế này: mỗi một khung hình của phim 8K tương đương với một bức ảnh 33 Megapixel, mỗi giây sẽ có khoảng 30 khung hình như vậy được trình chiếu. Chúng ta sẽ nhân đôi con số đó lên để có phim 3D, rất khủng khiếp. Lưu ý là những con số trên chỉ đúng với 8K tiêu chuẩn, nếu là 8K FullDome thì độ phân giải cho mỗi khung hình sẽ là hơn 67 Megapixel! Tất nhiên, ở đây chúng ta chưa đề cập đề các thuật toán nén hình ảnh nhưng bạn có thể thấy nó đang sợ tới từng nào.
[CES 2014] Trên tay màn hình LG UltraWide siêu rộng tỉ lệ 21:9
Trong năm 2013 LG bắt đầu sản xuất dạng màn hình siêu rộng mà hãng gọi là dòng UltraWide. Tại CES 2014, LG tiếp tục giới thiệu hai phiên bản sử dụng tấm nền IPS với hai kích thước 34” và 29”.
Dòng UltraWide UM95 LG giới thiệu lần này có độ phân giải 3440 x 1440 pixel, hãng gọi là độ phân giải QHD (chú ý là không phải qHD, tức 960x540 ở các thiết bị di động). QHD nhiều điểm ảnh hơn Full-HD 1080 tới 2,5 lần.
Màn hình UM95 hỗ trợ rất nhiều cổng kết nối, và đặc biệt nhất là 2 cổng Thunderbolt 2 cho phép truyền tải nội dung 4K. UM95 có 2 cổng HDMI, 2 cổng USB 3.0, 2 cổng USB 2.0, một cổng cáp quang, và một cổng DisplayPort. Với hai cổng Thunderbolt 2, UM95 sẽ là lựa chọn sáng giá cho những ai cần làm việc với video 4K trực tiếp và liên tục.
Sau CES 2014, LG cũng dự tính ra mắt thêm mẫu UM95 với kích thước là 25”.
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)