Có lẽ Ford là hãng xe hơi duy nhất xuất hiện ở Computex 2014, và để không làm mọi người thất vọng thì họ đã đem tới chiếc Ford Mustang 2015 hoàn toàn mới, đây là lần đầu tiên Mustang 2015 xuất hiện chính thức trong một sự kiện ở khu vực châu Á - TBD. Theo Ford thì chiếc xe này sẽ được chính thức bán ra ở APAC vào năm 2015, hi vọng là sẽ có Việt Nam. Kèm theo đó, hãng này cũng nói về V2V, công nghệ giúp các xe kết nối với nhau thông minh hơn.
V2V - Vehicle to Vehicle là công nghệ giao tiếp giữa các xe hơi được trang bị chức năng này với nhau, nói cho dễ hiểu thì các xe có V2V sẽ có khả năng "thần giao cách cảm", từ đó chúng có thể tự động chia sẻ cho nhau các thông tin về quãng đường, địa điểm, thời gian, giám sát hành trình và cảnh báo trước tai nạn, từ đó có thể đưa ra những thông tin hữu ích cho người lái nhằm điểu khiển xe tốt và an toàn hơn.
Hiện tại công nghệ V2V sử dụng sóng WiFi, cho phép kết nối giữa 2 xe hơi có cùng công nghệ này với nhau. Từ những công nghệ hỗ trợ khác trên xe như cảnh báo điểm mù, cảnh báo tốc độ, cân bằng điện tử... thì V2V sẽ giúp 2 xe tương tác với nhau và hoàn thiện hơn về mức độ an toàn, cảnh báo cho người lái những nguy hiểm mà họ không lường trước được. Trong tương lai thì V2V sẽ kết nối được với nhiều xe hơn.
Computex 2014 không phải là một triển lãm chuyên về xe hơi, do đó Ford chỉ trưng bày Mustang 2015 mà không nói gì về chiếc xe này ngoài các tính năng phụ trợ (SYNC, AppLink, V2V). Xe cũng không được mở cửa để chụp ảnh nội thất bên trong. Hi vọng chiếc xe này sẽ sớm được đưa về Việt Nam.
Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014
[Computex 2014] Ford giới thiệu tính năng kết nối 2 xe hơi V2V để chia sẻ thông tin cảnh báo
[Computex 2014] Intel nói về tương lai của thiết bị đeo được (Wearable)
Intel không tham gia trực tiếp vào việc sản xuất các thiết bị đeo được (Wearable), thay vào đó, hãng này sáng tạo ra những ý tưởng, những thiết kế và những công nghệ để các hãng thứ 3 có thể tận dụng và tạo ra những sản phẩm dành cho người dùng. Theo Intel, 2014 và những năm sau đó sẽ là cột mốc quan trọng cho sự bùng nổ của Wearable, lấy một ví dụ, vào năm 1971 thì người ta chỉ có thể đóng gói một con chip có 2300 transistor, trong khi hiện nay, 2014 thì một IC nhỏ bằng móng tay có thể chứa tới 1 tỉ transistor bên trong.
Tại Computex 2014, Intel đã chia sẻ về những ý tưởng sẽ được ứng dụng cho các thiết bị đeo được trong tương lai:Không trực tiếp sản xuất ra thiết bị, do đó Intel hoạt động trong lĩnh vực này bằng cách thiết kế ra những ý tưởng, những công nghệ sẽ ứng dụng trong các thiết bị đeo được.
- Provide the unique technology - Cung cấp những công nghệ độc nhất
Thiết bị đeo được không chỉ giới hạn ở những chiếc đồng hồ, smartwatch, hoặc là một chiếc thẻ tên. Nó còn mở rộng ra là những thứ mang được trên người. Ví dụ một bộ đồ cho trẻ sơ sinh. Ý tưởng này sẽ tạo ra những bộ đồ thông minh cho trẻ em, có khả năng theo dõi tình trạng sức khỏe của bé, nhịp tim, chế độ dinh dưỡng, nhiệt độ, giờ giấc ngủ... để kịp thời báo cho cha mẹ biết về đứa con của mình.
- Improve Lives - Cải thiện cuộc sống
Tương tự, các hãng sản xuất thiết bị đeo được có thể cung cấp những sản phẩm có thể tùy biến, cá nhân hóa tùy theo nhu cầu và sở thích của người dùng. Ví dụ chúng ta có thể đặt hàng một bộ đồ biết theo dõi thân nhiệt, nhịp tim, biết làm mát cơ thể trong mùa nóng hoặc giữ ấm khi trời lạnh. Tuy đây chỉ là ý tưởng nhưng thực hiện được nó chỉ còn là một tương lai không xa.
- Offer fashion & personal style - Thời trang và phong cách riêng
Hiện nay những chiếc smartwatch thông thường sẽ cần kết nối tới smartphone để thu thập và phân tích dữ liệu. Trong tương lai, Intel hi vọng những thiết bị đó có thể tự động kết nối với đám mây, nhằm tận dụng sức mạnh vô hạn của nền tảng này. Mọi người có thể dễ dàng chia sẻ hơn, tận hưởng cuộc sống hơn nữa.
- Leverage the Cloud - Tận dụng đám mây
Trải nghiệm người dùng luôn là khái niệm mà các hãng nhấn mạnh khi quảng bá cho sản phẩm của mình. Với Intel, những thiết bị đeo được trong tương lai sẽ là thứ sẽ làm cho trải nghiệm của người dùng trọn vẹn hơn, hoàn hảo hơn, nôm na là cảm giác "sướng" hơn khi sử dụng các thiết bị, đặc biệt là di động. Bạn không cần phải có một chiếc điện thoại mạnh, hoặc một nền tảng tương thích rộng rãi như iOS, Android, Windows Phone... Wearable sẽ là vật trung gian kết nối mọi thứ, mọi nền tảng với nhau.
- Transform experiences - Hoàn thiện trải nghiệm
[Computex 2014] Ý tưởng căn hộ và văn phòng làm việc trong tương lai của Intel
Gian hàng Intel ở Computex 2014 năm nay có trưng bày một ý tưởng về những căn hộ, văn phòng làm việc của chúng ta trong tương lai. Theo đó thì công nghệ sẽ giữ vai trò chủ đạo, là cầu nối để con người sống và làm việc dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng hơn, bằng những trợ giúp nhỏ như công nghệ sạc điện thoại không dây, máy tính điều khiển bằng cử chỉ.
Theo ý tưởng này, một ngày mới của cuộc sống hiện đại bắt đầu từ phòng ngủ. Ngay sau khi thức dậy, với chiếc laptop thì chúng ta đã có thể bắt đầu làm việc, giao tiếp với các đồng nghiệp, bạn hàng ở nửa bên kia Trái đất, thông qua công nghệ chat nhóm mà màn hình chat không che hết các cửa sổ làm việc còn lại.
Sạc điện thoại sẽ đơn giản và dễ dàng hơn với công nghệ sạc không dây, chúng ta không còn phải bận tâm về chuẩn cáp sạc, dây nhợ...
Với những người nội trợ. Công nghệ sẽ giúp họ nhanh chóng tìm một thực đơn hấp dẫn cho ngày mới, đồng thời nếu thích thì có thể chia sẻ với bạn bè cũng như là hướng dẫn cho mọi người. Các máy tính đặt trong bếp sẽ được trang bị màn hình cảm ứng, công nghệ điều khiển bằng cửa chỉ, giúp việc sử dụng máy dễ dàng hơn, không phải chạy tay lên màn hình khi đang làm bếp.
Trong phòng khách, các thiết bị di động sẽ dễ dàng giao tiếp với nhau, đồng thời kết nối không dây WiDi cũng cho phép nhanh chóng stream những nội dung giải trí mà chúng ta đang xem lên tivi để mọi người cùng theo dõi.
Cuối cùng, ở văn phòng làm việc thì mọi người có thể dễ dàng trao đổi với nhau, chia sẻ và thảo luận với nhau những dự án đang thực hiện. WiDi cho phép chúng ta đưa nội dung lên màn chiếu nhanh chóng, từ đó có thể dễ dàng thảo luận với nhau và hoàn thành công việc tốt hơn.
Nokia Lumia 1020 được sử dụng làm công cụ trong nghiên cứu y học
Tháng trước, trong một bài báo khoa học được công bố trên tạp chí Mô bệnh học (histopathology), các tác giả: Tiến sĩ Mark Li-cheng Wu và Tiến sĩ John Paul Graff đã mô tả việc họ đã sử dụng điện thoại thông minh Nokia Lumia 1020 trong việc xác định một chủng vi khuẩn.
Trong cuộc phỏng vấn với Nokia blog, các nhà khoa học giải thích cách họ kết nối Lumia 1020 với những kính hiển vi hiện đại nhất và lợi dụng khả năng phóng đại số của điện thoại này để quan sát một cách chi tiết hơn. Trong nghiên cứu này, họ sử dụng file Jpeg nhưng họ tin rằng nếu dùng RAW thì kết quả còn khả quan hơn nữa.
Ngoài độ phân giải cao, thì khả năng chống rung quang của Nokia khiến nó trở thành ứng cử viên lý tưởng bởi nó cho phép chụp cầm tay qua thị kính của kính hiển vi. Điều này cũng có nghĩa là bạn có thể dịch chuyển nhanh điện thoại từ kính này tới kính hiển vi khác trong khi từ trước tới giờ người ta vẫn phải cố định cứng máy ảnh vào kính hiển vi.
Cũng theo các nhà khoa học, trong môi trường bệnh viện, hệ điều hành Windows của điện thoại là một lợi thế bởi hầu hết các mạng bệnh viện ở Mỹ là dựa trên nền Windows và hình ảnh có thể dễ dàng chuyển qua các dịch vụ đám mây OneDrive. Hệ điều hành di động cũng cho phép bác sĩ Graff - người có kiến thức về máy tính - có thể viết ứng dụng chuyên biệt cho công việc của mình chẳng hạn như dùng điện thoại điều khiển kính hiển vi không dây.
Mặc dù hai nhà khoa học rất hứng khởi về tiềm năng của điện thoại Lumia cho môi trường nghiên cứu khoa học, họ vẫn còn một số mong muốn như pin hoạt động lâu hơn và máy có khe cắm thẻ microSD để lưu trữ những file ảnh rất lớn từ máy ảnh 41MP của Nokia. Dù sao thì đây cũng là một tin vui vì một thiết bị điện tử phổ thông có thể làm thay được những thiết bị chuyên môn rất đắt tiền để trở thành công cụ chẩn đoán có giá trị. Thông tin thêm có thể tra cứu ở Nokia Blog.Theo connect.dpreview
Nokia Lumia 1020 được sử dụng làm công cụ trong nghiên cứu y học
Tháng trước, trong một bài báo khoa học được công bố trên tạp chí Mô bệnh học (histopathology), các tác giả: Tiến sĩ Mark Li-cheng Wu và Tiến sĩ John Paul Graff đã mô tả việc họ đã sử dụng điện thoại thông minh Nokia Lumia 1020 trong việc xác định một chủng vi khuẩn.
Trong cuộc phỏng vấn với Nokia blog, các nhà khoa học giải thích cách họ kết nối Lumia 1020 với những kính hiển vi hiện đại nhất và lợi dụng khả năng phóng đại số của điện thoại này để quan sát một cách chi tiết hơn. Trong nghiên cứu này, họ sử dụng file Jpeg nhưng họ tin rằng nếu dùng RAW thì kết quả còn khả quan hơn nữa.
Ngoài độ phân giải cao, thì khả năng chống rung quang của Nokia khiến nó trở thành ứng cử viên lý tưởng bởi nó cho phép chụp cầm tay qua thị kính của kính hiển vi. Điều này cũng có nghĩa là bạn có thể dịch chuyển nhanh điện thoại từ kính này tới kính hiển vi khác trong khi từ trước tới giờ người ta vẫn phải cố định cứng máy ảnh vào kính hiển vi.
Cũng theo các nhà khoa học, trong môi trường bệnh viện, hệ điều hành Windows của điện thoại là một lợi thế bởi hầu hết các mạng bệnh viện ở Mỹ là dựa trên nền Windows và hình ảnh có thể dễ dàng chuyển qua các dịch vụ đám mây OneDrive. Hệ điều hành di động cũng cho phép bác sĩ Graff - người có kiến thức về máy tính - có thể viết ứng dụng chuyên biệt cho công việc của mình chẳng hạn như dùng điện thoại điều khiển kính hiển vi không dây.
Mặc dù hai nhà khoa học rất hứng khởi về tiềm năng của điện thoại Lumia cho môi trường nghiên cứu khoa học, họ vẫn còn một số mong muốn như pin hoạt động lâu hơn và máy có khe cắm thẻ microSD để lưu trữ những file ảnh rất lớn từ máy ảnh 41MP của Nokia. Dù sao thì đây cũng là một tin vui vì một thiết bị điện tử phổ thông có thể làm thay được những thiết bị chuyên môn rất đắt tiền để trở thành công cụ chẩn đoán có giá trị. Thông tin thêm có thể tra cứu ở Nokia Blog.Theo connect.dpreview
Google đang nghiên cứu chế độ điều khiển rảnh tay dành cho mọi thiết bị Android
Theo trang Android Police, Google hiện đang phát triển tính năng điều khiển không cần chạm dành cho tất cả mọi thiết bị Android. Thay vào đó, người dùng chỉ cần sử dụng giọng nói hoặc cử chỉ, tương tự như những gì Moto X có thể làm được. Tính năng này có tên mã là KITT. Nó sẽ cho phép chúng ta gọi Google Now lên bằng cách ra lệnh hoặc vẫy tay ngay cả khi điện thoại đang ở chế độ khóa màn hình. Tuy nhiên, KITT chỉ hoạt động khi smartphone đang được sạc vì Google không muốn tính năng liên tục theo dõi này làm cạn pin của thiết bị chỉ trong vài giờ. Một điểm thú vị khác: KITT là tên của chiếc xe tự động trong một show truyền hình hồi những năm 1980, gợi ý rằng Google muốn người dùng sử dụng nó để tương tác với điện thoại trong lúc đang lái xe.
Vậy khi tìm kiếm hoặc truy cứu một thông tin gì đó và kết quả trả về là các trang web thì sao? Trong tình huống này, KITT sẽ đọc các thông tin đó ra cho người dùng để họ không phải liếc mắt nhìn vào điện thoại, vốn có thể gây mất tập trung khi lái xe. Trước đây Google Voice Search chỉ hỗ trợ đọc lên những kết quả tìm kiếm đặc biệt, ví dụ như thời tiết, thông tin về một nhân vật nào đó, chuyển đổi đơn vị... chứ không đọc những kết quả web. Google cũng được cho là đang nghiên cứu tùy chọn "giữ lại" kết quả để xem sau đó. Ngoài ra, Google Now cũng sẽ có mục thiết lập để dùng với tai nghe Bluetooth hoặc headset có dây nhằm giúp việc thu nhận lệnh giọng nói được dễ dàng hơn.
Hiện chưa rõ bao giờ thì Google chính thức triển khai tính năng này.Nguồn: Android Police
Vệ tinh thăm dò ISEE-3 được tái kích hoạt sau giấc ngủ 16 năm
Vệ tinh thăm dò 35 năm tuổi của NASA - ISEE-3 mới đây đã được "đánh thức" sau giấc ngủ dài 16 năm. Đây là thành quả của dự án ISEE-3 Reboot Project của một tổ chức tư nhân và để tái kích hoạt con tàu, họ đã sử dụng kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới tại đài quan sát Arecibo Radio ở Puerto Rico. Sau khi tái kích hoạt, tổ chức tư nhân này hiện đang nắm quyền kiểm soát và thực thi các chức năng nhằm giám định tình trạng của vệ tinh trước khi đưa nó trở lại sứ mạng khám phá vũ trụ.
Mặc dù được NASA phóng lên quỹ đạo vào ngày 12 tháng 8 năm 1978 bằng tên lửa đẩy Delta từ sân bay vũ trụ Cape Canaveral, Florida nhưng nổ lực tái kích hoạt ISEE-3 không phải là một dự án của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ. Thay vào đó, quyền kiểm soát vệ tinh trước đây thuộc về viện Smithsonian đã được trao cho dự án tư nhân ISEE-3 Reboot Project. Dự án được thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu đứng sau các dự án nổi tiếng như Lunar Orbiter Image Recovery Project (LOIRP), Space College, Skycorp và SpaceRef và được gây quỹ bằng một chiến dịch quyên góp cộng đồng vừa kết thúc hồi ngày 18 tháng 5. Mục tiêu trước mắt của dự án là lấy lại khả năng kiểm soát của vệ tinh ISEE-3, kích hoạt động cơ và đưa tàu vào một quỹ đạo mới gần Trái Đất.
Sứ mạng chính của ISEE-3 là nghiên cứu các biên giới ngoài cùng của quyển từ Trái Đất, khảo sát chi tiết cấu trúc của gió mặt trời gần Trái Đất và đo đạt các tia vũ trụ. Sau khi hoàn thành sứ mạng chính vào năm 1992, con tàu được đặt tên mới là International Cometary Explorer (ICE) và được đưa đến một quỹ đạo cắt mặt với sao chổi Giacobini-Zinner và sao chổi Halley trước khi bị ngưng hoạt động vào tháng 5 năm 1997.
Dự án ISEE-3 Reboot Project hiện tại đang tiến hành xác định tình trạng của tàu và tìm cách tái kích hoạt các động cơ nhằm thực hiện một loạt các vận động quỹ đạo bao gồm bay ngang Mặt Trăng ở độ cao dưới 50 km. Mục tiêu cuối cùng của dự án là đưa con tàu vào một sứ mạng thăm dò sao chổi. Theo nhóm nghiên cứu, dữ liệu nhận được từ ISEE-3 sẽ được cung cấp mở cho cộng đồng.Nguồn: ISEE-3 Reboot Project
[Computex 2014] Trên tay Asus ZenFone 4 với màn hình 4.5" và ZenFone 5 dùng SnapDragon 400
Rất âm thầm, Asus đã cập nhật cấu hình cho 2 chiếc điện thoại bán chạy nhất của họ là ZenFone 4 và ZenFone 5. Nếu như ZenFone 5 chỉ đơn thuần là thay đổi CPU thành SnapDragon 400 để dễ hợp chuẩn với các nhà mạng và tăng tính tương thích phần mềm thì ZenFone 4 lại có sự lột xác lớn hơn về thiết kế. Chiếc điện thoại giá rẻ của Asus đã nâng từ màn hình 4” lên 4.5”, tăng gấp rưỡi dung lượng pin & độ phân giải camera nhưng vẫn giữ nguyên CPU cũ. Sản phẩm này sẽ có tới 5 màu sắc khác nhau, chưa có thông tin về giá và thời điểm bán.
Thay vì màn hình 4” 480x800 như đời trước, ZenFone 4 mới (tên mã máy 4” là 40x, tên mã 4.5 là 45x) có màn hình độ phân giải 480x854, kéo dài ra một chút về tỷ lệ. Với việc tăng kích cỡ lên đồng thời với duy trì 3 nút cảm ứng vật lý ở dưới, kích cỡ ZenFone 4.5 đã lớn hơn, tiệm cận với ZenFone 5. Không biết có phải do đây là bản thử nghiệm hay không mà phần đuôi máy không còn những hoa văn cắt chéo như máy cũ.
Về cấu hình, ZenFone 4 vẫn dùng con chip Atom Z2520 CloverTrail+ thay cho chip dòng Z3 như các máy PadFone hay MemoPad mới giới thiệu. Các thông số khác vẫn giữ nguyên như bộ nhớ RAM 1GB hay 8GB ROM. Có một điểm chắc chắn bạn sẽ thích: pin đã được thay bằng viên 1750mAh thay cho viên pin 1200mAh quá tệ cũ. Có lẽ với viên pin này thì Asus không cần tặng thêm khi mua máy nữa. Ngoài ra, camera trên máy mới cũng được nâng lên 8MP thay vì 5MP.
Về phần ZenFone 5, ở phiên bản mới nó không còn dùng chip Intel mà chuyển sang Qualcomm SnapDragon 400. Vẫn chưa rõ đây là tốt hay xấu nhưng bạn có thể dễ dàng phân biệt 2 phiên bản bằng cách nhìn vào mặt lưng: ZenFone 5 cũ có logo Intel còn máy mới không có.
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)